Như vậy sau GDA tiếp đến VPG giới thiệu đến cả nhà đều rực rỡ. Tiếp tục giới thiệu cặp đôi tiếp theo là HAH - HD6.
Trong topic này sẽ cập nhật lý do tại sao chọn nó nhé!
Biển đỏ tiếp tục căng thẳng thì nguy cơ thiếu cont rỗng là hiện hữu và cước tàu cont sẽ tăng phi mã. Cơ hội cho HAH khi vừa nhận tàu cont lớn nhất từ trước đến nay của họ!
https://vietstock.vn/2024/01/cang-thang-leo-thang-ong-lon-van-tai-maersk-tam-dung-tuyen-van-tai-qua-bien-do-772-1143006.htm
Sáng 24/12, Liên danh Công ty CP Tư vấn đầu tư Tài chính Toàn Cầu và Công ty CP Đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội đã tổ chức lễ bốc thăm đợt 1 vị trí căn hộ dự án nhà ở xã hội tại đồi Ngân hàng thuộc địa phận phường Hồng Hải và phường Cao Thắng, thành phố Hạ Long.
Dự án nhà ở xã hội Khu dân cư đồi Ngân hàng, gồm 3 tòa nhà chung cư: Trong đó 2 tòa có 19 tầng nổi với tổng số 790 căn hộ để bán và cho thuê dành cho người có thu nhập thấp; 1 tòa cao 17 tầng nổi với khoảng 196 căn hộ thương mại. Theo kế hoạch được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt, dự án nhà ở xã hội Khu dân cư đồi Ngân hàng sẽ được khánh thành và đưa vào sử dụng quý I/2026. Đến nay, sau hơn một năm triển khai, Dự án nhà ở xã hội Khu dân cư đồi Ngân hàng đã thực hiện được gần 70% khối lượng. Cụ thể: 2 tòa 19 tầng nổi G1, G2 đã thi công đến tầng 19; tòa G3 17 tầng nổi đã thi công xong hạng mục móng. Theo kế hoạch tiến độ, tháng 1 năm 2024 sẽ cất nóc 2 toà 19 tầng và hoàn thành cơ bản các hạng mục thô của 2 tòa này, tòa G3 bước vào giai đoạn lên tầng. Trong năm 2024 tập trung cho công tác thi công hoàn thiện. Trên cơ sở tiến độ thi công này, chủ đầu tư đang phấn đấu hoàn thành dự án sớm hơn một năm so với kế hoạch, bàn giao và đưa vào sử dụng công trình vào quý I/2025.
Maersk thông báo tạm dừng tất cả các hoạt động đi qua Biển Đỏ hay Vịnh Aden cho đến khi có thông báo kế tiếp. Động thái này được đưa ra sau khi tàu của Maersk bị nhóm Houthi tấn công ở Biển Đỏ.
Thông báo của Maersk nhấn mạnh: “Chúng tôi quyết định tạm dừng tất cả các hoạt động đi qua Biển Đỏ hay Vịnh Aden. Trong trường hợp khác, tàu sẽ được định tuyến lại và tiếp tục hành trình quanh Mũi Hảo Vọng”.
Sau thông tin trên, giá dầu thế giới biến động mạnh, lúc đầu tăng vọt hơn 2%, nhưng sau đó lại quay đầu giảm 1%.
Helima Croft, Trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets, cho biết giá dầu không phản ánh tình trạng căng thẳng leo thang vì các trader không tin là sẽ xảy ra sự gián đoạn về nguồn cung.
“Các trader đang quan sát và chờ đợi diễn biến kế tiếp”, Croft cho biết trong ngày 02/01. “Nhưng mọi thứ đang dần trở nên nghiêm trọng hơn”.
Trước đó, tàu Maersk Hangzhou, treo cờ Singapore, đang trên đường tới cảng Suez ở Ai Cập thì bị tấn công bằng tên lửa. Sau đó, tàu này bị 4 tàu do lực lượng Houthi ở Yemen tiếp cận và tấn công hòng chiếm quyền kiểm soát tàu.
Nhận được tin báo, quân đội Mỹ đã cử trực thăng của lực lượng Hải quân tới hỗ trợ và tấn công làm 3 tàu của Houthi bị chìm và 1 tàu bỏ chạy.
Vụ tấn công này buộc Maersk ra thông báo khẩn về việc tạm dừng hoạt động trên tuyến đường qua Biển Đỏ tới ngày 2/1.
Theo Phòng Vận tải Quốc tế (ICS), với 12% thương mại hàng hóa của thế giới vận chuyển qua đây, Biển Đỏ có “tuyến đường thủy quan trọng” nối Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương, hay từ châu Âu đến châu Á.
Đêm qua cước tàu dầu sau nghĩ lễ lo ngại khủng hoảng biển đỏ đã tăng gần 5% luôn. Hiện cước tàu cont sau nghĩ lễ dự cũng leo dốc ầm ĩ thôi
Giống VPG khi vượt 17.6 tít không cản nổi khi TA vào đẩy. Thì HD6 có cái cản 21.9 Và HAH là 39
Vượt cái cản này thì ace đếm xiền nhé!
Bộ Công thương vừa có văn bản gửi các hiệp hội ngành hàng, các hiệp hội trong lĩnh vực logistics về việc hạn chế tác động của tình hình phát sinh tại khu vực biển Đỏ.
Theo Bộ Công thương, thời gian qua, tại khu vực vịnh Aden và biển Đỏ xuất hiện tình trạng tàu biển chuyên chở hàng hóa bị tấn công, dẫn đến việc một số hãng vận tải biển đã ra thông báo dừng vận chuyển hàng hóa qua khu vực biển Đỏ, thay đổi lịch trình, chuyển hướng đi vòng qua mũi Hảo Vọng của châu Phi.
Tình trạng trên phát sinh tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại quốc tế, làm cho hàng hóa vận chuyển bằng đường biển giữa châu Á với châu Âu và bờ Đông Bắc Mỹ phải mất nhiều thời gian hơn. Cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm cho hàng hóa trao đổi giữa các khu vực này tăng thêm.
Thiếu container rỗng là nguyên nhân ùn ứ hàng hoá, giá vận chuyển tăng chóng mặt năm 2022.
Trước thực tế trên, Bộ Công thương khuyến cáo hiện tượng thiếu container rỗng có thể xảy ra cục bộ.
Để hạn chế tác động, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) đề nghị các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội trong lĩnh vực logistics tăng cường theo dõi, thường xuyên cập nhật tình hình đến các doanh nghiệp trong ngành nắm chắc thông tin để chủ động kế hoạch sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa, tránh phát sinh ùn tắc và các tác động bất lợi khác.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được đề nghị theo dõi sát tình hình, chủ động lên phương án thích hợp, trao đổi với đối tác để trong trường hợp cần thiết có thể kéo dài thời gian đóng hàng, nhận hàng.
Các doanh nghiệp tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn cung để hạn chế ảnh hưởng đối với chuỗi cung ứng…
Đặc biệt, Bộ này lưu ý, tìm hiểu về phương thức vận chuyển đường sắt để có lựa chọn khác nhau về phương thức giao hàng.
Các doanh nghiệp khi ký kết và đàm phán hợp đồng thương mại, hợp đồng vận chuyển nên có điều khoản về bồi thường, miễn trách nhiệm trong các tình huống khẩn cấp.
Cần mua bảo hiểm đầy đủ để phòng ngừa rủi ro và tổn thất khi hàng hóa phải kéo dài thời gian vận chuyển hoặc gặp sự cố khi đi qua tuyến đường này.
Theo Lầu Năm Góc, kể từ khi xung đột ở Gaza bùng phát, lực lượng Houthi đã tiến hành hơn 100 vụ tấn công bằng thiết bị bay không người lái và tên lửa, nhắm vào 10 tàu thương mại liên quan đến 35 quốc gia di chuyển trên biển Đỏ. Lực lượng Houthi tuyên bố tiếp tục hoạt động ngay cả khi Mỹ huy động được toàn bộ thế giới tham gia liên minh trên biển Đỏ.
Hai trong số các công ty vận tải đường biển hàng đầu thế giới là Maersk và Hapag-Lloyd ngày 15/12 thông báo tạm dừng các chuyến tàu đi qua eo biển Bab al-Mandab trên biển Đỏ, do lo ngại về an toàn sau khi xảy ra những vụ tấn công nhằm vào các tàu thương mại trong khu vực.
PVTrans và Hải An mở rộng nhanh đội tàu, hưởng lợi từ giá cước phục hồi
Đơn vị phân tích kỳ vọng các công ty vận tải biển hàng đầu Việt Nam sẽ hưởng lợi khi giá cước hồi phục và câu chuyện mở rộng nhanh đội tàu, nhưng cũng chịu áp lực lớn về chi phí khi quy mô nợ vay tăng tương ứng.
Vận tải biển hồi phục
Giá cước vận tải gần đây đã tăng lên sau các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở khu vực biển Đỏ, làm tăng thêm rủi ro đối với các chuỗi cung ứng hàng hóa qua kênh đào Suez - nơi có khoảng 15% lưu lượng vận chuyển hàng hải toàn cầu.
Chứng khoán VNDirect cho rằng căng thẳng leo thang ở Trung Đông có thể làm gián đoạn các tuyến hàng hải quan trọng, ảnh hưởng đến sự cân bằng của thị trường vận tải dầu khí, vốn rất dễ bị tổn thương kể từ sau cuộc khủng hoảng Ukraine.
Doanh nghiệp trong nước đang đẩy mạnh mở rộng đội tàu. Ảnh: HAH.
Chứng khoán Dầu khí (PSI) đánh giá sự việc tạo ảnh hưởng xấu tới chuỗi cung ứng toàn cầu cuối năm. Việc vận chuyển hàng hóa sẽ còn gặp nhiều trở ngại, do đó giá dầu và giá cước được dự báo tăng trong ngắn hạn, tạo ra tâm lý tích cực lên các cổ phiếu thuộc nhóm vận tải biển.
Doanh nghiệp lớn trong ngành vận tải biển ở Việt Nam có thể kể đến Tổng công ty Vận tải Dầu khí (PVTrans - mã: PVT), chuyên cung cấp các dịch vụ vận tải xăng dầu, đặc biệt là dầu thô và dịch vụ hàng hải (FSO/FPSO và O&M).
Tổng công ty đang giữ vững vị thế là nhà vận tải và cung cấp dịch vụ hàng hải lớn nhất Việt Nam, chiếm 100% thị phần vận chuyển dầu thô và LPG trong nước. Quy mô đội tàu gồm 51 chiếc với tổng công suất khoảng 1,4 triệu DWT, dần trở thành thương hiệu vận tải toàn cầu.
Công ty Cổ phần Vận tải & Xếp dỡ Hải An (Mã: HAH) là một trong số ít công ty logistics tại Việt Nam có cả năng lực khai thác cảng và vận chuyển, do đó có thể linh hoạt hơn trong việc phục vụ khách hàng.
Doanh nghiệp có đội tàu container 11 chiếc với sức chở gần 16.000 TEU, phục vụ chủ yếu các tuyến vận tải nội địa và một số tuyến nội Á như Hải Phòng - Khâm Châu hay Hải Phòng - Quảng Châu. Công ty còn vận hành cảng với sản lượng thông qua trung bình 360.000 TEU/năm.
Hay Công ty cổ phần Container Việt Nam (Viconship - Mã: VSC) cũng sở hữu cả năng lực khai thác cảng và vận tải logistics. Thị trường hoạt động chính tại khu vực miền Bắc với các tuyến phục vụ chủ yếu cho thị trường nội địa.
Mở rộng nhanh đội tàu
Theo báo cáo của Clarkson Research, thị trường vận tải biển sẽ tiếp tục ổn định ở cả lĩnh vực vận tải dầu thô và nhiên liệu, chủ yếu do dòng chảy thương mại năng lượng Đại Tây Dương - Châu Á và sự chuyển dịch dòng chảy năng lượng liên quan đến Nga.
Clarkson Research kỳ vọng cán cân cung/cầu hiện này nhìn chung sẽ giúp giá cước thuê tàu chở dầu, hóa chất tiếp tục neo ở mức cao, đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp có mức độ hoạt động cao trên thị trường quốc tế.
PVTrans được kỳ vọng hưởng lợi nhờ đã đẩy mạnh trẻ hóa đội tàu chở dầu kể từ năm 2021 với việc giải ngân 6.700 tỷ đồng đầu tư 18 tàu (và thêm 9 tàu khác theo hình thức thuê mua). VNDirect đánh giá việc thuê mua tàu là phương pháp thích hợp để mở rộng nhanh đội tàu và giảm gánh nặng tài chính.
Tổng công ty vận tải này đã nâng quy mô từ 31 chiếc cuối năm 2020 lên 51 tàu vào thời điểm hiện nay, tương đương tăng tổng công suất thêm 65% lên 1,4 triệu DWT (trọng tải toàn phần).
“Do giá cước thuê tàu toàn cầu vẫn đang neo ở mức cao, PVTrans sẽ tiếp tục hưởng lợi khi gia hạn hợp đồng vận tải cho đội tàu trong thời gian tới, củng cố triển vọng tích cực của công ty trong năm 2024”, VNDirect dự báo.
PVTrans đã đầu tư mua và thuê mua tổng cộng 12 tàu trong năm 2023. Ảnh: PVT.
Tuy nhiên, do mở rộng nhanh đội tàu, tổng dư nợ của doanh nghiệp đã tăng mạnh 46% so với đầu năm lên 5.380 tỷ đồng vào cuối quý III, gây áp lực lên lợi nhuận do chi phí vay USD vẫn ở mức cao.
Đơn vị phân tích kỳ vọng áp lực này sẽ được loại bỏ từ năm 2025 nhờ vào câu chuyện tích lũy số dư tiền mặt lớn hơn, tốc độ mở rộng đội tàu chậm lại trong giai đoạn 2024-2026 và lãi suất USD có thể giảm dần từ giữa năm 2024.
Vận tải Hải An đã hạ thủy tàu container HCY-265 tại nhà máy đóng tàu Huanghai vào ngày 23/7 và vẫn tạm thời neo đậu ở nước ngoài. Công ty vào đầu tháng 12 vay Vietcombank gần 334 tỷ đồng để tài trợ cho dự án đóng tàu container này và kỳ vọng đưa tàu vào hoạt động từ quý I/2024 với tên thương mại Haian Alfa.
Công ty còn sửa đổi kế hoạch năm nay nhằm phát hành trái phiếu chuyển đổi 500 tỷ đồng, huy động một phần vốn cho hai tàu mới HCY-266 và HCY-268.
Hải An dự kiến mua lại 51,5% cổ phần CTCP Dịch vụ Cảng Lưu Nguyễn Cái Mép với giá trị hơn 124 tỷ đồng, để đưa nâng hệ thống lên 7 công ty con. Đây là một phần trong chiến lược mở rộng dịch vụ logistics và cảng tại miền Nam của doanh nghiệp.
VNDirect kỳ vọng ngành vận tải biển sẽ sớm phục hồi và công ty nhóm đầu về vận tải biển Hải An sẽ được hưởng lợi sau khi vượt qua nhiều khó khăn trong nửa đầu năm. Điều này đặc biệt khả quan khi công ty không ngừng mở rộng hệ thống vận tải.
Tổng nợ của Hải An có thể tăng mạnh lên đến 2.000 tỷ đồng vào cuối năm do đẩy mạnh đầu tư, tương ứng tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu khoảng 67%. Chi phí lãi vay theo đó sẽ tăng mạnh nhưng sẽ được bù đắp bởi tiềm năng tăng trưởng doanh thu.
Tàu vận tải container lớn nhất Việt Nam lần đầu cập Cảng Đà Nẵng
DNVN - Chiều ngày 30/12, chuyến tàu mang tên HAIAN ALFA của Công ty CP Vận tải và xếp dỡ Hải An đã lần đầu tiên cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng). Đây là tàu vận tải container có tải trọng lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Đà Nẵng: Lắp đặt các mô hình check-in dịp Noel và năm mới 2024 / 15 tác phẩm đạt giải cuộc thi ảnh về môi trường và đa dạng sinh học Đà Nẵng
Tàu HAIAN ALFA số hiệu IMO 9967043, dài 171,9m, rộng 28,4m, mớn nước 9,7m, sức chở tối đa 1.781 Teus (trong đó 1.127 Teus trên boong và 654 Teus dưới hầm tàu), tốc độ tối đa 18,5 hải lý/giờ. Đây là một trong 4 tàu container hiện đại của Công ty CP Vận tải và xếp dỡ Hải An được triển khai đóng mới từ tháng 9/2022 và là tàu có tải trọng lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Chào đón tàu HAIAN ALFA lần đầu tiên cập Cảng Đà Nẵng.
Tàu HAIAN ALFA được đưa vào khai thác trên tuyến hành trình Bắc – Nam, ghé các Cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh theo lịch trình HPH- DAD-HCM-DAD-HPH. Tàu bắt đầu chuyến hành trình đầu tiên rời Cảng Hải Phòng ngày 29/12 và đã cập Cảng Đà Nẵng lúc 14h30 chiều ngày 30/12, mang theo 400 Teus hàng nhập và lấy 400 Teus hàng xuất từ Cảng Đà Nẵng đến Cảng Sài Gòn.
Theo ông Trần Lê Tuấn – Tổng Giám đốc Cảng Đà Nẵng, việc Công ty CP Vận tải và xếp dỡ Hải An lần đầu tiên đưa tàu HAIAN ALFA sử dụng dịch vụ tại Cảng Đà Nẵng đã thể hiện sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng với cảng lớn và hiện đại nhất miền Trung này. Đây cũng là dấu hiệu tích cực cho thấy rằng thị trường Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung Việt Nam đang hứa hẹn những tiềm năng to lớn.
Tàu HAIAN ALFA hiện là tàu vận tải container lớn nhất Việt Nam.
“Đáp lại sự tin tưởng của khách hàng, thời gian qua Cảng Đà Nẵng đã hết sức chú trọng công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt đi đầu trong công tác chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực khai thác và chất lượng dịch vụ Cảng. Đồng thời thực hiện các chính sách ưu đãi, hấp dẫn để tiếp tục thu hút nhiều hơn các hãng tàu và khách hàng đến với Cảng Đà Nẵng”, ông Trần Lê Tuấn nhấn mạnh.
Lãnh đạo Cảng Đà Nẵng cho biết, năm 2023, nền kinh tế Việt Nam nói chung và của vùng thị trường Cảng Đà Nẵng nói riêng còn tiếp tục khó khăn. Ngay từ đầu năm, Cảng Đà Nẵng đã phải đối mặt với áp lực và thách thức về những dự báo ít lạc quan về thị trường, đơn hàng… Trước tình hình đó, Ban điều hành Cảng Đà Nẵng đã nhanh chóng đưa ra các giải pháp phù hợp cả về mặt quản lý điều hành lẫn sản xuất, kinh doanh nên dần bước qua giai đoạn khó khăn nhất ngay trong quý I/2023.
Đó cũng chính là đòn bẩy để Cảng Đà Nẵng nhanh chóng triển khai các giải pháp mới hoàn thành mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra. Cụ thể, tổng sản lượng năm 2023 đạt 12,4 triệu tấn; trong đó mặt hàng container đạt 677.070 Teus, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng doanh thu dự kiến năm 2023 đạt 1.280 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế ước tăng 2% so với kế hoạch.
Riêng cái tòa Chung cư Green Dimond Hạ Long của HD6 cũng hơn xa vốn hóa của nó rồi nhể. Đến thời điểm hạch toán lợi nhuận rồi, giờ là thời điểm các phân khúc chưng cư căn hộ là hot nhất!
Chung cư Green Dimond Hạ Long | View mặt biển giá đầu tư bao nhiêu ?
Khủng hoảng Biển Đỏ chưa lắng dịu: Iran điều tàu chiến, hai hãng vận tải lớn tiếp tục đi vòng
Hai hãng vận tải biển hàng đầu thế giới là Maersk và Hapag-Lloyd thông báo sẽ tiếp tục đi vòng qua châu Phi, tránh khu vực Biển Đỏ. Giá cước vận tải dự kiến sẽ tiếp tục tăng.
Hai hãng vận tải biển hàng đầu thế giới là Maersk và Hapag-Lloyd thông báo sẽ tiếp tục đi vòng qua châu Phi, tránh khu vực Biển Đỏ. Giá cước vận tải dự kiến sẽ tiếp tục tăng.
Một tàu chở hàng của A. P. Moller-Maersk. (Ảnh: Bloomberg).
Chuỗi cung ứng chưa ổn định lại
Gã khổng lồ ngành vận tải biển A.P. Moller-Maersk cho biết họ sẽ một lần nữa tránh đi qua Biển Đỏ sau khi một tàu chở hàng khác của tập đoàn bị tấn công trong vòng vài tuần.
Trên website, Maersk bày tỏ: “Chúng tôi đã quyết định tạm dừng tất cả chuyến tàu qua Biển Đỏ/Vịnh Aden cho đến khi có thông báo mới”. Tập đoàn vận tải biển lớn thứ hai thế giới sẽ đi vòng về phía nam châu Phi.
Sau khi cho phép tàu quay trở lại Biển Đỏ không lâu, vào ngày cuối cùng của năm 2023, Maersk đã phải đảo chiều sau khi phiến quân Houthi cố gắng tấn công tàu Maersk Hangzhou với 4 chiếc thuyền nhỏ.
Hồi giữa tháng 12/2023, một tàu chở hàng khác của tập đoàn này là Maersk Gibraltar cũng bị tấn công như bất thành.
Hiện tại, tính cả Maersk thì hai trong số những hãng vận tải biển lớn nhất hành tinh đã kéo dài thời gian tạm ngừng đi qua Biển Đỏ, một hành lang quan trọng dẫn đến kênh đào Suez.
Trước đó, Hapag-Lloyd của Đức đã thông báo sẽ tiếp tục tránh Biển Đỏ. Cổ phiếu của Maersk và Hapag-Lloyd đều tăng vọt do khả năng giá cước vận tải sẽ tăng trong thời gian tới, Bloomberg ghi nhận.
Iran điều tàu chiến đến Biển Đỏ
Phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn cho biết họ đang nhắm mục tiêu vào các tàu buôn đi qua Biển Đỏ có mối liên hệ với Israel, mục đích là trừng phạt Tel Aviv vì cuộc xung đột ở dải Gaza.
Theo Lầu Năm Góc, trong một tháng kể từ tháng 11, Houthi đã cướp một tàu container, đồng thời tiến hành hơn 100 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo nhắm vào 10 tàu buôn liên quan hơn 35 quốc gia khác nhau.
Chiến dịch Người bảo vệ thịnh vượng, với sự tham gia của hải quân Mỹ và 9 nước khác, bắt đầu từ ngày 19/12. Nhóm vừa có cuộc chạm trán với phiến quân Houthi hồi cuối tuần trước.
Sang đầu tuần này, Iran đã điều động một tàu chiến tới Biển Đỏ sau khi hải quân Mỹ phá huỷ ba con tàu của lực lượng Houthi.
Theo Bloomberg, động thái nói trên có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và gây khó khăn hơn cho chiến dịch bảo vệ tuyến đường biển huyết mạch của Mỹ.
Truyền thông nhà nước Iran cho biết tàu khu trục Alborz đã đến eo biển Bab El-Mandeb, một điểm nghẽn hẹp giữa Biển Đỏ và Vịnh Aden. Song, họ không cung cấp thêm thông tin về nhiệm vụ của con tàu.
Kênh đào Suez là một trong những tuyến đường biển quan trọng bậc nhất đối với thương mại toàn cầu.
Diễn biến tại Biển Đỏ đang đe doạ tuyến đường biển trung chuyển khoảng 12% hàng hoá của thế giới là kênh đào Suez.
Tuyến đường biển nhân tạo này dài 193 km, cắt qua Ai Cập để nối Biển Địa Trung Hải với Biển Đỏ. Đây là điểm trung chuyển trọng yếu của các tàu chở hàng qua lại giữa châu Á, châu Âu và miền đông nước Mỹ.
Theo GlobalSecurity.org, thời gian tàu đi từ điểm đầu đến điểm cuối của Suez là khoảng 13 - 15 giờ. Nếu không có Suez, một siêu tàu chở dầu thô từ Trung Đông đến châu Âu sẽ phải đi thêm 9.650 km quanh Mũi Hảo Vọng của châu Phi cũng như chịu thêm chi phí nhiên liệu khoảng 300.000 USD.
Theo cơ quan quản lý kênh đào Suez, vào năm 2019, tuyến đường biển này trung chuyển tổng cộng 1,03 tỷ tấn hàng hoá - cao gấp 4 lần so với kênh đào Panama.
Suez trung chuyển mọi thứ từ dầu thô, cà phê hoà tan đến hàng may mặc, trong đó có 4,5% lượng dầu thô, 9% sản phẩm tinh chế, 8% LNG toàn cầu. Ngoài ra, Suez còn cho phép 54,1 triệu tấn ngũ cốc, 53,5 triệu tấn quặng và kim loại, cùng 35,4 triệu tấn than đi qua mỗi năm.
Biển đỏ tiếp tục căng thẳng Phiến quân Houthi cảnh báo Mỹ ‘sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt và trả đũa’ - Báo VOV (baomoi.com)
Phiến quân Houthi cảnh báo Mỹ ‘sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt và trả đũa’
Trợ lý của lãnh đạo phong trào Houthi ở Yemen hôm qua (2/1) cho biết Mỹ ‘sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt và trả đũa’ sau khi đánh chìm 3 tàu của Houthi và giết chết 10 thành viên của họ ở Biển Đỏ.
Ông Safar Al-Sufi, thư ký của thủ lĩnh Houthi Abdel-Malek al-Houthi, tại một cuộc họp báo ở Sanaa (Yemen), cho biết “những hành động liều lĩnh” của Mỹ thay mặt Israel đang làm ảnh hưởng đến vận tải quốc tế và sẽ bị trả thù.
Hiện trường vụ tấn công khiến thủ lĩnh cấp cao của Hamas tại Lebanon thiệt mạng - Ảnh: Aljazeera
"Tình hình đã đến mức Mỹ phải dùng đến việc quân sự hóa Biển Đỏ. Và những hành động liều lĩnh của Mỹ đã ảnh hưởng đến hàng hải quốc tế, phục vụ lợi ích của kẻ thù Israel. Mỹ là nguồn gốc gây ra vấn đề và gây rối loạn, làm xáo trộn an ninh trên đất liền và trên biển. Họ đã phạm sai lầm lớn khi nhắm vào lực lượng hải quân vũ trang của chúng tôi, những người đang thực hiện nhiệm vụ thường lệ ở Biển Đỏ vì mục đích an ninh hàng hải. Với hành động này, Mỹ đã nổ súng vào chính mình và mang nguy hiểm cho chính lợi ích của họ. Họ sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt và trả thù”, ông Safar Al-Sufi nói.
Trước đó, máy bay trực thăng của Mỹ đã đẩy lùi cuộc tấn công của phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn vào 1 tàu container của Hãng vận tải Maersk ở Biển Đỏ, đánh chìm 3 trong số 4 chiếc thuyền và khiến 10 phiến quân Houthi thiệt mạng vào ngày 31/12.
Trận hải chiến xảy ra khi những kẻ tấn công tìm cách lên 1 tàu treo cờ Singapore của hãng Maersk. Lực lượng Houthi ở Yemen đã nhắm mục tiêu vào các tàu ở Biển Đỏ kể từ tháng 11 để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với Hamas, khiến các công ty vận tải lớn phải đi tuyến đường dài hơn và tốn kém hơn thay vì qua Kênh đào Suez.
Biểu tình của người Palestine trên khắp Bờ Tây sau khi nghe tin thủ lĩnh Hamas Arouri bị thiệt mạng
Người biểu tình Palestine trên khắp Bờ Tây đã xuống đường biểu tình vào đêm qua (2/1) sau khi nghe tin thủ lĩnh cấp cao của Hamas Saleh al-Arouri bị thiệt mạng. Saleh al-Arouri đã bị ám sát vào tối qua trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Israel vào vùng ngoại ô phía nam Beirut, thành trì của nhóm phiến quân Hezbollah đồng minh của Hamas ở Lebanon.
Hàng trăm người Palestine đã xuống đường và tuần hành về phía Aroura, quê hương của Saleh al-Arouri. Họ mang theo cờ của người Palestine và hô khẩu hiệu. Saleh al-Arouri là quan chức cấp cao trong ban lãnh đạo của Hamas và cũng là một trong những người sáng lập cánh quân sự Lữ đoàn Qassam. Năm ngoái, Mỹ đã treo giải 5 triệu USD cho bất cứ ai cung cấp thông tin về nhân vật này.
Israel từ lâu cáo buộc thủ lĩnh Saleh al-Arouri thực hiện các cuộc tấn công gây chết người nhằm vào công dân Israel, nhưng theo Hamas, Saleh al-Arouri cũng là “trung tâm của các cuộc đàm phán” về chiến sự Gaza và trao trả con tin. Mặc dù ít có ảnh hưởng hơn so với các thủ lĩnh của Hamas ở Gaza, Saleh al-Arouri vẫn được coi là nhân vật chủ chốt của Hamas, từng chỉ đạo các chiến dịch ở Bờ Tây sau khi sống lưu vong ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và cuối cùng là Lebanon sau thời gian dài bị giam giữ trong các nhà tù Israel.
Israel chưa bình luận và thường không xác nhận hay phủ nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công như trên.
Xếp dỡ Hải An (HAH): Hưởng lợi khi thương mại Việt Nam - Trung Quốc tăng tốc
Hoạt động vận tải trên tuyến Nội Á của Xếp dỡ Hải An (mã cổ phiếu HAH) dự kiến sẽ trở nên sôi động trong thời gian tới khi thương mại Việt Nam - Trung Quốc tăng tốc. Đồng thời, doanh nghiệp này sẽ đón nhận thêm tàu mới vào quý 1/2024.
Tuyến tàu Nội Á của Xếp dỡ Hải An được kỳ vọng sẽ hưởng lợi trực tiếp từ việc thương mại Việt Nam - Trung Quốc sôi động trở lại.
Trong tháng 11/2023, chỉ số Sản xuất Công nghiệp (IIP) đã tăng 3% so với tháng 10/2023 và tăng 5,8% so với tháng 11/2022, duy trì đà tăng kéo dài 7 tháng liên tiếp. Theo Tổng cục Thống kê, các doanh nghiệp đã nỗ lực tìm kiếm đơn hàng để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm và chuẩn bị hàng hóa phục vụ tiêu dùng cuối năm, giúp hoạt động sản xuất công nghiệp duy trì xu hướng tích cực.
Dữ liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, luỹ kế 11 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt tới 156,7 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 57 tỷ USD - tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái và là kết quả tích cực trong bối cảnh các thị trường lớn khác suy giảm.
Tính riêng trong quý 3/2023, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 46,1 tỷ USD, tăng 11,1% so với quý 2/2023 và tăng 2,4% so với quý 3/2022.
Tổng giá trị thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hồi phục trở lại kể từ tháng 4/2023 (tỷ USD). (Nguồn: Tổng cục Hải quan, VNDirect Research)
Nhiều tổ chức tài chính nhận định hoạt động thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc sẽ tiếp tục cải thiện trong những tháng tới khi các thách thức kinh tế vĩ mô toàn cầu dịu bớt, giúp thúc đẩy nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng hoá Việt Nam, cùng với đó là hoạt động sản xuất tại Việt Nam tăng tốc sẽ làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc.
Đặc biệt, việc Chính phủ Trung Quốc tiếp tục công bố các biện pháp kích thích kinh tế và dự kiến triển khai trong năm 2024 có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu hàng hoá tăng lên.
Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam, đặc biệt là Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã cổ phiếu HAH - sàn HoSE).
Tính tới cuối năm 2022, tổng cộng đội tàu container của Xếp dỡ Hải An đạt 11 tàu với tổng sức chở đạt gần 16.000 TEU - chiếm gần 40% sức chở trong ngành vận tải container Việt Nam. Trong đó, có 02 tàu (chiếm 20% tổng công suất đội tàu của Xếp dỡ Hải An) đang hoạt động trên tuyến Nội Á hàng tuần.
Theo đánh giá mới đây của VNDirect Research, hoạt động khai thác tuyến Nội Á của Xếp dỡ Hải An sẽ tăng tốc kể từ quý 2/2024 trở đi, do giao dịch thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc thường có xu hướng giảm trong tháng 1 - tháng 2 (dịp Tết Nguyên đán).
Tàu mới sẽ đóng góp vào kết quả kinh doanh từ quý 1/2024
Đội tàu của Xếp dỡ Hải An hiện chỉ có độ tuổi trung bình 16,3 năm - thấp nhất toàn ngành vận tải container Việt Nam. Việc sở hữu quy mô đội tàu hàng đầu và có độ tuổi trẻ sẽ giúp Xếp dỡ Hải An đạt được nhiều lợi thế trên thị trường. Trong đó, có thể đảm bảo duy trì cung cấp lịch tàu ổn định hàng tuần, đa dạng các điểm đón và trả hàng với các khách hàng lớn.
Tiến độ mở rộng đội tàu của Xếp dỡ Hải An. (Nguồn: Xếp dỡ Hải An, VNDirect Research)
Hiện Xếp dỡ Hải An đang đẩy mạnh việc mở rộng đội tàu và chuẩn bị đón tàu mới đầu tiên. Đầu tháng 12/2023, Hội đồng Quản trị Xếp dỡ Hải An đã phê duyệt khoản vay lên tới gần 334 tỷ đồng từ Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Hải Phòng để tài trợ cho dự án đóng tàu container HCY-265 có tải trọng 1.800 TEU.
Tàu HCY-265 đã được hạ thuỷ thành công tại Nhà máy đóng tàu Huanghai (Trung Quốc) vào cuối tháng 7/2023 và tạm thời neo đậu tại đây. Với việc thu xếp xong nguồn vốn tài trợ, dự kiến tàu này sẽ gia nhập đội tàu của Xếp dỡ Hải An và bắt đầu đi vào hoạt động từ quý 1/2024 với tên là Haian Alfa.
Bên cạnh đó, Xếp dỡ Hải An có kế hoạch nhận thêm 02 tàu mới trong thời gian tới. Cụ thể, vào tháng 11/2023, Xếp dỡ Hải An đã sửa đổi kế hoạch năm 2023 của mình để phát hành lô trái phiếu chuyển đổi có tổng mệnh giá 500 tỷ đồng để huy động một phần vốn cho hai tàu mới: HCY-266 và HCY-268. Dự kiến việc giai ngân cho hai tàu này sẽ diễn ra từ quý 4/2023 - quý 3/2024.
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu HAH của Xếp dỡ Hải An từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)
Ngoài ra, trong tháng 12/2023, Xếp dỡ Hải An công bố kế hoạch dự kiến mua hơn 4,6 triệu cổ phiếu, tương đương 51,5% cổ phần của Công ty Cổ phần Dịch vụ Cảng Lưu Nguyễn - Cái Mép, với trị giá 124,4 tỷ đồng.
Thương vụ này sẽ biến Cảng Lưu Nguyễn - Cái Mép trở thành công ty con của HAH, nâng tổng số công ty con của HAH lên bảy và công ty liên doanh liên kết lên hai. Đây là một phần trong chiến lược của Xếp dỡ Hải An nhằm mở rộng dịch vụ logistics và cảng tại khu vực Cái Mép - Thị Vải.
Xuất khẩu sang Trung Quốc “đảo chiều”, là thị trường duy nhất tăng trưởng dương
Trung Quốc là thị trường duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương
Lĩnh vực xuất nhập khẩu năm 2023 tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực, duy trì xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư ước đạt gần 30 tỉ USD, gấp hơn 2 lần mức xuất siêu của năm 2022, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng dự trữ ngoại hối.
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác ngành công thương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, ngày 20-12.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu tại hội nghị tổng kết ngày 20-12
Về kết quả xuất nhập khẩu nói chung, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỉ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 354,5 tỉ USD, nhập khẩu ước đạt 328,5 tỉ USD.
Theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu thế giới sụt giảm nhưng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục vượt qua khó khăn mặc dù chưa đạt được mức tăng trở lại so với năm trước nhưng mức suy giảm tiếp tục được thu hẹp.
“Mức độ suy giảm trong xuất khẩu ngày càng được thu hẹp, từ mức giảm 12% trong nửa đầu năm 2023 xuống mức giảm khoảng 4,6% trong cả năm 2023” - bà Thắng cho hay.
Hàng hóa xuất sang Trung Quốc cơ bản không bị ách tắc
Bộ Công Thương cũng cho biết năm qua đã điều hành, khai thông hiệu quả hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc, hàng hóa cơ bản không bị ách tắc, kể cả lúc cao điểm thời vụ, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Trung Quốc là thị trường duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương. Xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc đảo chiều từ mức giảm 2,2% trong 6 tháng đầu năm sang mức tăng khoảng 8,1% trong cả năm 2023 trong khi các thị trường lớn khác đều giảm.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã chỉ rõ quy mô xuất khẩu chưa phục hồi so với năm trước, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 ước giảm khoảng 4,6% so với năm 2022. Như vậy, không đạt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra (tăng 6%) về xuất khẩu.
Mức độ phụ thuộc vào khu vực FDI trong xuất khẩu vẫn còn lớn. Cán cân thương mại xuất siêu chủ yếu do nhập khẩu giảm mạnh hơn so với xuất khẩu, cho thấy những khó khăn trong sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu.
Trong đó, hầu hết các nhóm hàng chủ lực và là đầu vào quan trọng phục vụ sản xuất các ngành hàng xuất khẩu đều giảm mạnh, như: Điện thoại các loại và linh kiện ước giảm 57,4% so với năm 2022; thép các loại giảm 17,8%; vải các loại giảm 12,9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 8,1%; chất dẻo nguyên liệu giảm 20,1%; hóa chất ước giảm 17,4%…
Cũng theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, tăng trưởng thương mại nội địa tuy đạt cao nhưng chưa bằng mức tăng trưởng các năm trước khi xảy ra dịch COVID-19; tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm dần vào cuối năm (6 tháng đầu năm tăng 16,3%, cả năm 2023 ước tăng 9,6%).
Hoạt động thương mại điện tử tiếp tục phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng, góp phần phát triển chuỗi cung ứng và lưu thông trong và ngoài nước, hỗ trợ tiêu thụ hiệu quả lượng lớn nông sản, thực phẩm cho người nông dân và doanh nghiệp, đặc biệt khi vào vụ thu hoạch. Nhiều doanh nghiệp tăng trưởng đột phá nhờ ứng dụng thương mại điện tử, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới tăng cao, trong đó có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 20,5 tỉ USD, chiếm 8% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 25%/năm, được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
để xem nay các a lái xử lý 2 mốc cản thế nào. Có điên được như VPG không nhể
Cước tàu cont 2024 mở màn ghê quá
Containerized Freight Index traded at 1,759.57 since the beginning of 2024, according to trading on a contract for difference (CFD) that tracks the benchmark market for this commodity. Historically, Containerized Freight Index reached an all time high of 5109.60 in January of 2022.
Vụ hạ sát phó thủ lĩnh Hamas có thể khiến Israel ‘lưỡng đầu thọ địch’
Việc Al-Arouri, phó thủ lĩnh Hamas có quan hệ tốt với Hezbollah và Iran, bị hạ sát có thể khiến Israel phải đối phó hai mặt trận, gia tăng xung đột Trung Đông.
Truyền thông nhà nước Lebanon NNA ngày 2/1 cho biết Saleh al-Arouri, phó thủ lĩnh Hamas, đã thiệt mạng khi văn phòng của nhóm ở Dahiyeh, ngoại ô phía nam thủ đô Beirut, bị tập kích bằng máy bay không người lái (UAV). Trong số 7 người chết trong vụ tập kích còn có hai quan chức cánh vũ trang Lữ đoàn Qassam là Samir Findi Abu Amer và Azzam al-Aqraa Abu Ammar.
Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho hay Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã tiến hành cuộc tấn công nhắm vào al-Arouri. Tuy nhiên, phát ngôn viên IDF Daniel Hagari từ chối bình luận, đồng thời tuyên bố quân đội Israel “đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống” phát sinh từ sự việc này.
Phó thủ lĩnh Hamas Saleh al-Arouri. Ảnh: Watan
Danny Danon, thành viên thuộc đảng Likud của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, lại chúc mừng IDF và các cơ quan tình báo Israel “vì đã giết chết quan chức cấp cao Hamas Saleh al-Arouri ở Beirut”.
Nếu Tel Aviv thực sự đứng sau hành động này, đòn tập kích đoạt mạng al-Arouri sẽ là cuộc tấn công đầu tiên trong chiến dịch nhắm vào các thủ lĩnh Hamas ở nước ngoài mà giới chức Israel đã tuyên bố suốt vài tháng qua.
Nó làm dấy lên nguy cơ xung đột ở Gaza sẽ mở rộng thành một cuộc chiến rộng lớn hơn ở Trung Đông mà Israel, Iran và các nhóm đồng minh của họ đến nay vẫn tránh né.
Theo giới quan sát, mục tiêu của vụ tập kích đã được lựa chọn kỹ lưỡng. Al-Arouri là một trong những thủ lĩnh cấp cao nhất của Hamas, đóng vai trò là đầu mối liên hệ chính giữa tổ chức này với Iran và lực lượng Hezbollah tại Lebanon. Al-Arouri cũng có ảnh hưởng ở khu Bờ Tây, nơi ông sinh ra và đang hứng chịu bạo lực gia tăng những tháng gần đây.
Một số quan chức Israel tin rằng người đàn ông 57 tuổi này có thể đã biết trước về kế hoạch đột kích của Hamas hôm 7/10 khiến gần 1.200 người Israel, chủ yếu là dân thường, thiệt mạng.
Al-Arouri tham gia các phong trào Hồi giáo khi còn là sinh viên tại Đại học Hebron ở Bờ Tây vào giữa những năm 1980. Ông gia nhập Hamas ngay sau khi tổ chức này được thành lập và giúp xây dựng Lữ đoàn Qassam.
Bị lực lượng Israel bắt năm 1992, ông ngồi tù 18 năm tiếp theo. Năm 2010, al-Arouri được tự do sau khi Tel Aviv thả hơn 1.000 tù nhân Palestine đổi lấy một binh sĩ Israel bị bắt cóc.
Được triển khai hoạt động tại Syria, sau đó ở Qatar và cuối cùng là Lebanon, al-Arouri đã tạo dựng được danh tiếng là một nhà điều hành sắc sảo với các mối quan hệ trên khắp Trung Đông, đặc biệt với Iran. Ông cũng góp công mở rộng ảnh hưởng của Hamas ở Bờ Tây và đàm phán với Fatah, đảng của người Palestine đang nắm quyền ở Bờ Tây.
Vốn là ủy viên cơ quan chính trị quyền lực nhất của Hamas, al-Arouri được bầu làm cấp phó cho lãnh đạo tổ chức Ismail Haniyeh vào năm 2017. Từ đó, ông đóng vai trò như sứ giả cấp cao của nhóm, tham gia vào hầu hết các quyết định chính trị quan trọng và là người phát ngôn chính.
Dù tham gia nhánh chính trị, al-Arouri vẫn duy trì quan điểm cứng rắn của mình. Năm 2015, Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc ông tài trợ và chỉ đạo các hoạt động quân sự của Hamas ở Bờ Tây, tham gia vào một số vụ tấn công, bắt cóc.
Ngay sau cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas vào lãnh thổ Israel, al-Arouri đã gặp Hassan Nasrallah, thủ lĩnh Hezbollah, để thảo luận những chiến lược nhằm đạt được “chiến thắng thực sự trong cuộc chiến với Israel”. Các hình ảnh được công bố cho thấy hai người nói chuyện dưới bức chân dung lãnh đạo tối cao đầu tiên của Iran, Ayatollah Khomeini, và người đương nhiệm, Ali Khamenei.
Gần đây nhất, al-Arouri cũng tham gia các cuộc đàm phán do Qatar làm trung gian, dẫn đến việc thả hơn 100 người trong 240 con tin bị Hamas bắt giam tại Dải Gaza.
Các chuyên gia Israel cho rằng nhà đàm phán kỳ cựu này có nhiệm vụ lập danh sách những người sẽ được hai bên trả tự do. Vai trò của al-Arouri được cho là “không thể thiếu”.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu những tháng gần đây đã nhiều lần ra tín hiệu nhắm mục tiêu vào các lãnh đạo Hamas. Phát biểu trong một cuộc họp báo hồi tháng 11/2023, ông cho biết đã chỉ thị cho Mossad, cơ quan tình báo hải ngoại của Israel, “ám sát tất cả thủ lĩnh Hamas dù họ ở đâu”.
Hồi đầu tháng 12, một đoạn ghi âm bị rò rỉ tiết lộ Ronen Bar, người đứng đầu Shin Bet, cơ quan an ninh nội bộ của Israel, đã nói với các nghị sĩ rằng những thủ lĩnh Hamas “sẽ bị hạ dù họ ở Gaza, Bờ Tây, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ hay Qatar”.
Chiến dịch này được so sánh với chiến dịch ám sát mà Tel Aviv phát động sau cuộc tấn công của một nhóm vũ trang Palestine nhằm vào các vận động viên Israel tại Thế vận hội Munich, Đức, năm 1972, khiến hai người thiệt mạng và 9 người bị bắt làm con tin.
Những tuyên bố cứng rắn kể trên được cho là nỗ lực của Thủ tướng Netanyahu nhằm trấn an người dân và duy trì ủng hộ, trong bối cảnh ông đang chịu áp lực lớn sau thất bại tình báo nghiêm trọng hồi tháng 10 khiến Israel không thể chặn đứng cuộc đột kích của Hamas.
Nhưng cũng có những lo ngại rằng chiến lược này sẽ phản tác dụng. Một số mục tiêu bị tình báo Israel nhắm tới đã nói với Guardian rằng họ không nản chí trước áp lực và mối đe dọa từ Tel Aviv, mà còn quyết tâm hơn.
Nhiều chuyên gia nhận định bất kỳ tổn hại nào mà chiến dịch ám sát gây ra cho Hamas cũng chỉ là tạm thời, trong khi hệ quả mà chúng gây ra thường rất khó lường. Cái chết của một thủ lĩnh có khả năng buộc nhóm phải thay đổi chiến lược, hoặc thậm chí từ bỏ bạo lực, nhưng cũng có thể tạo cơ hội cho một người khác cứng rắn hơn lên nắm quyền.
Theo Avi Melamed, cựu quan chức tình báo Israel, cuộc không kích giết chết al-Arouri có lẽ sẽ khiến Hezbollah cảm thấy bị xúc phạm vì nó xảy ra ngay trên lãnh thổ Lebanon, trong khi al-Arouri là “khách đặc biệt” của thủ lĩnh Nasrallah.
Thủ lĩnh Hezbollah Nasrallah đã tuyên bố “bất kỳ vụ ám sát nào trên đất Lebanon nhằm vào người Syria, Iran hoặc người Palestine ở Lebanon sẽ gặp phải phản ứng quyết liệt”.
Việc loại bỏ một người tầm cỡ như al-Arouri sẽ “ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động đang diễn ra của Hamas trong thời gian ngắn. Nhưng cuối cùng, chúng ta đều biết rằng không ai là không thể thay thế”, Melamed nhấn mạnh.
Jason Burke, bình luận viên kỳ cựu về an ninh quốc tế của Guardian, đánh giá việc hạ sát al-Arouri có thể “đẩy Israel vào một tình thế khó khăn, khi họ phải chiến đấu trên hai mặt trận, đối đầu trực diện cả Hamas lẫn Hezbollah”.