Series Update KQKD Q4/23

, , , , , , ,

DPM – Lợi nhuận năm 2023 thấp

  • Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) công bố KQKD quý 4/2023 yếu với doanh thu đạt 3,4 nghìn tỷ đồng (-13% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 108 tỷ đồng (-91% YoY). LNST sau lợi ích CĐTS quý 4/2023 tăng 1,7 lần so với mức thấp vào quý 3/2023 là 64 tỷ đồng, chủ yếu do 1) giá bán trung bình (ASP) của urê ước tính cao hơn 7% so với quý trước (QoQ) và 2) chi phí khí đầu vào ước tính thấp hơn 4% QoQ.

  • Biên lợi nhuận gộp quý 4/2023 thấp, đạt 9,8% so với mức 12,7% trong quý 3/2023. Nguyên nhân chủ yếu là 1) khoản lỗ của mảng kinh doanh phân bón nhập khẩu (chủ yếu do giá bán thấp do cạnh tranh gay gắt) và 2) khoản lỗ của mảng NPK (chủ yếu do chi phí nguyên vật liệu cao, chi phí khấu hao cao và cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập khẩu).

  • Trong năm 2023, DPM ghi nhận doanh thu đạt 13,6 nghìn tỷ đồng (-27% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 533 tỷ đồng (-90% YoY). LNST sau lợi ích CĐTS giảm mạnh do ASP urê ước tính giảm 40% YoY và chi phí khí đầu vào ước tính tăng 19% YoY, ảnh hưởng mức tăng 8% YoY của sản lượng bán urê ước tính.

KQKD quý 4/2023 & năm 2023 của DPM

  • Giá urê Trung Đông trung bình đạt 358 USD/tấn (-49% YoY) vào năm 2023 . Ngoài ra, ASP urê ước tính của DPM vào năm 2023 là 390 USD/tấn.

FRT – Khoản lỗ lớn do chi phí một lần

  • KQKD năm 2023: Doanh thu thuần đạt 31,8 nghìn tỷ đồng (+6% YoY) và lỗ ròng 346 tỷ đồng (-189% YoY). Ước tính, khoản lỗ ròng 475 tỷ đồng của FPT Shop đã được bù đắp một phần bởi LNST sau lợi ích CĐTS của Long Châu (LC) đạt 130 tỷ đồng.

  • KQKD quý 4/2023: Lỗ ròng 101 tỷ đồng. Ước tính, điều này chủ yếu do (1) chi phí một lần của FPT Shop từ việc đóng cửa các cửa hàng và (2) LC lỗ ròng 12 tỷ đồng do chuỗi phát sinh chi phí một lần, bao gồm (i) thưởng cho nhân viên vì đã vượt kế hoạch kinh doanh và (ii) giải quyết hàng hóa gần hết hạn sử dụng sau khi nâng cấp hệ thống đếm hàng tồn kho. Các khoản chi phí một lần khác bao gồm đầu tư vào các trung tâm tiêm chủng và chuyển đổi số.

KQKD quý 4 và năm 2023 của FRT

  • KQKD của FPT Shop: Trong quý 4/2023, doanh số của FPT Shop giảm 3% so với quý trước (QoQ) và 27% so với cùng kỳ (YoY). Theo FRT, nhu cầu iPhone 15 hạ nhiệt nhanh chóng sau khi ra mắt vào cuối quý 3/2023. Ngược lại, doanh số online tăng 9% QoQ trong quý 4, chiếm 41% doanh thu của FPT Shop trong quý 4. Ngoài ra, chuỗi đã duy trì biên lợi nhuận gộp trong quý 4 (11,4%) tương tự như quý 3/2023 (vốn là mùa cao điểm doanh số laptop có biên lợi nhuận gộp cao hơn sản phẩm chính là iPhone) nhờ điều chỉnh cơ cấu sản phẩm bằng cách thêm các sản phẩm thiết bị gia dụng, các thương hiệu điện thoại khác, v.v. Cuối cùng, FPT Shop đã đóng cửa 15 cửa hàng trong quý 4 và 31 cửa hàng trong năm 2023, giảm số lượng cửa hàng còn 755 vào cuối năm 2023 (so với kỳ vọng của chúng tôi là 786 cửa hàng).

  • Doanh thu/cửa hàng trung bình hàng tháng của nhà thuốc LC duy trì ổn định ở mức ~1,1 tỷ đồng trong quý 4/2023, cùng với 113 nhà thuốc mới mở trong quý 4 đã giúp doanh số của chuỗi nhà thuốc tăng 14% QoQ. Vào năm 2023, LC đã mở 560 nhà thuốc, nâng số lượng nhà thuốc lên 1.497 vào năm 2023.

[​IMG]

  • Khả năng sinh lời: Ước tính từ báo cáo tài chính của công ty mẹ FRT, trong quý 4/2023, biên lợi nhuận ròng của FPT Shop đã giảm 60 điểm cơ bản QoQ còn -2,2% do chi phí một lần. Đối với LC, biên lợi nhuận gộp vẫn ổn định ở mức 0,8% vào năm 2023 sau khi ghi nhận biên lợi nhuận ròng âm nhẹ, đạt -0,3% trong quý 4.

  • Vào cuối năm 2023, tỷ lệ sở hữu của FRT tại LC đã giảm xuống 80,47% từ mức 84,6% vào cuối tháng 9/2023 và 89,83% vào cuối năm 2022.

HPG - LNST sau lợi ích CĐTS quý 4/2023 cải thiện QoQ

  • CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) công bố KQKD chính thức quý 4/2023 phù hợp với kết quả sơ bộ được công bố vào ngày 22/01, với doanh thu đạt 34,4 nghìn tỷ đồng (+21% QoQ & +33% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 3,0 nghìn tỷ đồng (+48% QoQ, so với khoản lỗ ròng 2,0 nghìn tỷ đồng trong quý 4/2022).

  • KQKD của HPG cải thiện so với quý trước là do 1) sản lượng bán hàng tăng đối với tất cả các dòng sản phẩm khi hoạt động xây dựng trong nước bước vào mùa cao điểm cuối năm, cũng như nhu cầu xuất khẩu phục hồi và 2) biên lợi nhuận tăng từ mức cơ sở thấp, được thúc đẩy bởi sự cải thiện cả về sản lượng bán và giá bán.

[​IMG]

  • Khi hoạt động xây dựng trong nước bước vào mùa cao điểm cuối năm cùng với giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, giá thép xây dựng của HPG ghi nhận 3 đợt tăng giá trong quý 4/2023 với tổng mức tăng 6% so với cuối tháng 9/2023. Tính đến cuối năm 2023, giá thép xây dựng trong nước trung bình của HPG giảm 5% so với cuối năm 2022.

  • Giá bán chuẩn của thép cuộn cán nóng (HRC) – một trong những sản phẩm chủ lực của HPG – tăng 8% vào cuối tháng 12/2023 so với cuối tháng 9/2023 do kỳ vọng nhu cầu phục hồi từ Trung Quốc và các thị trường phát triển khác.

Sản lượng bán thép năm 2023 của HPG

  • Giá nguyên liệu đầu vào chính của HPG cũng phục hồi trong quý 4/2023, với giá quặng sắt và than cốc lần lượt tăng hơn 10% và 15% vào cuối tháng 12/2023 so với cuối tháng 9/2023. Mặc dù giá đầu vào tăng nhanh hơn giá bán, HPG có thể tăng biên lợi nhuận gộp trong quý 4/2023 nhờ sản lượng bán hàng tăng và công ty có thể dự trữ nguyên liệu đầu vào ở mức giá thấp hơn. Lưu ý rằng HPG và các công ty thép khác đã duy trì lượng hàng tồn kho ở mức thấp trong hầu hết năm 2023, sau giai đoạn giảm tồn kho mạnh vào cuối năm 2022 - đầu năm 2023.

  • HPG ghi nhận doanh thu cả năm 2023 đạt 119,0 nghìn tỷ đồng (-16% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 6,8 nghìn tỷ đồng (-19% YoY).

KQKD năm 2023 của HPG

IDC - Lợi nhuận năm 2023 ấn tượng

  • Tổng CTCP IDICO (IDC) công bố KQKD quý 4/2023 với doanh thu đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (+85% YoY và +55% QoQ) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 551 tỷ đồng (+167% YoY và +242% QoQ). KQKD tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước do ghi nhận doanh số cho thuê đất KCN bất thường cao hơn trong quý.

  • Trong năm 2023, doanh thu của IDC giảm 3% YoY còn 7,2 nghìn tỷ đồng trong khi LNST sau lợi ích CĐTS giảm 21% YoY còn 1,4 nghìn tỷ đồng.

KQKD năm 2023 của IDC

[​IMG]

  • Mảng cho thuê đất KCN ghi nhận doanh thu năm 2023 đạt 3,3 nghìn tỷ đồng (-1% YoY; chiếm 46% doanh thu của IDC), chủ yếu từ việc ghi nhận doanh thu bất thường tại KCN Hựu Thạnh, KCN Quế Võ 2 và KCN Phú Mỹ 2 & KCN Phú Mỹ 2 mở rộng. Biên lợi nhuận gộp của mảng kinh doanh này đạt 52,3% vào năm 2023, so với mức 72,2% vào năm 2022. Trong khi đó, ước tính tổng dòng tiền từ cho thuê đất KCN năm 2023 đạt 3,2 nghìn tỷ đồng (+31% YoY).

[​IMG]

  • Doanh thu từ mảng năng lượng đạt 2,9 nghìn tỷ đồng (+2% YoY) vào năm 2023. Ngoài ra, biên lợi nhuận gộp của mảng này đạt 12,2% vào năm 2023, so với mức 8,2% vào năm 2022.

  • Doanh số cho thuê đất KCN của IDC trong quý 4/2023 được hỗ trợ bởi kế hoạch đầu tư 720 triệu USD của Hyosung để xây dựng nhà máy sợi sinh học tại KCN Phú Mỹ 2 (Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Ước tính IDC ghi nhận doanh số cho thuê đất KCN đạt ít nhất khoảng 150 ha vào năm 2023 (KQKD 9 tháng đầu năm 2023 là 122 ha). Công ty vẫn chưa công bố doanh số cho thuê đất KCN trong quý 4 và năm 2023.

NVL – Lãi ròng trong năm 2023 nhờ khoản lợi nhuận bất thường trong quý 4

  • CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa (NVL) báo cáo KQKD quý 4/2023 trái chiều với doanh thu giảm 37% YoY còn 2,0 nghìn tỷ đồng nhưng LNST sau lợi ích CĐTS gấp 12 lần YoY đạt 1,6 nghìn tỷ đồng, chủ yếu nhờ lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh trị giá 415 tỷ đồng và thu tiền phạt vi phạm hợp đồng trị giá 791 tỷ đồng trong quý.

  • Trong năm 2023, doanh thu của NVL đạt 4,8 nghìn tỷ đồng (-57% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 805 tỷ đồng (-63% YoY) so với khoản lỗ ròng trị giá 841 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023 nhờ ghi nhận lợi nhuận bất thường trong quý 4.

  • Giá trị trái phiếu: Vào cuối năm 2023, tổng nợ vay của NVL đạt 57,7 nghìn tỷ đồng; với số dư trái phiếu doanh nghiệp là 38,6 nghìn tỷ đồng, giảm 5,6 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2022. Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp dự kiến đáo hạn trong vòng 12 tháng là 16,2 nghìn tỷ đồng.

  • Số dự tiền mặt: Tổng tiền mặt (bao gồm tiền gửi ngắn hạn) đạt 3,46 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2023 – ổn định so với cuối quý 3/2023 nhưng giảm 5,5 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2022.

KQKD năm 2023 của NVL

VHM – Lợi nhuận năm 2023 tăng trưởng nhờ giá trị bàn giao cao; doanh số bán hàng tích cực nhờ bán buôn

  • Trong quý 4/2023, CTCP Vinhomes (VHM) ghi nhận lợi nhuận từ HĐKD cốt lõi (bao gồm giao dịch bán buôn tại Grand Park với lợi nhuận trước thuế đạt 2,8 nghìn tỷ đồng và hợp đồng hợp tác kinh doanh/BCC được ghi nhận vào thu nhập tài chính) giảm 93% YoY còn 1,0 nghìn tỷ đồng, chủ yếu do 1) chưa đến thời điểm ghi nhận bàn giao, 2) phần lớn lượng bàn giao tại Ocean Park 2 & 3 theo hình thức BCC (VHM chia sẻ lợi nhuận với đối tác BCC) có biên lợi nhuận thấp hơn so với bán lẻ/bán buôn thông thường và 3) phân bổ lại chi phí cho các căn đã bàn giao.

  • Trong năm 2023, doanh thu bán bất động sản cốt lõi của VHM (bao gồm BCC và giao dịch bán buôn được ghi nhận là thu nhập tài chính) đạt 107,7 nghìn tỷ đồng (+53% YoY), trong đó bàn giao tại Ocean Park 2 & 3 chiếm lần lượt 53% và 25%.

  • LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 đạt 33 nghìn tỷ đồng (+15% YoY), chủ yếu do việc ghi nhận bàn giao BĐS chậm hơn trong quý 4/2023. Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2024 của VHM là 27,3 nghìn tỷ đồng (-17% YoY).

  • Giá trị hợp đồng bán hàng quý 4/2023 đạt 30,3 nghìn tỷ đồng (+88% QoQ và +68% YoY), trong đó giao dịch bán buôn (tại 1 dự án ở TP.HCM và dự án Smart City tại Hà Nội) chiếm 73% và doanh số bán lẻ chiếm 27%.

  • Giá trị hợp đồng bán hàng năm 2023 đạt 87 nghìn tỷ đồng (-32% YoY; 51% đến từ bán buôn). Giá trị doanh số chưa ghi nhận của VHM vào cuối năm 2023 đạt 99,7 nghìn tỷ đồng (+30% QoQ và -7% YoY), với doanh số bán buôn chiếm 67%.

  • Trong năm 2024, VHM dự kiến sẽ mở bán 3 đại dự án mới bao gồm Vinhome Cổ Loa và Wonder Park (Hà Nội) và Vũ Yên (Hải Phòng), cùng một số dự án nhà ở xã hội khác (không thay đổi so với kế hoạch đã nêu tại cuộc họp nhà đầu tư tháng 10/2023). Kế hoạch lợi nhuận và doanh số bán hàng năm 2024 chưa được công bố.

KQKD năm 2023 của VHM

MWG – Lợi nhuận thấp nhưng biên lợi nhuận ICT khả quan

  • Trong năm 2023: Doanh thu thuần đạt 118,3 nghìn tỷ đồng (-11% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 168 tỷ đồng (-96% YoY). Trong khi doanh thu đạt kỳ vọng của chúng tôi, LNST sau lợi ích CĐTS thấp hơn là do chi phí tái cơ cấu từ việc (1) đóng các cửa hàng ICT và (2) xử lý tài sản không sử dụng được của Bách Hóa Xanh (BHX).

  • Trong quý 4/2023: CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) đóng cửa 87 cửa hàng Thế giới di động (TGDĐ) (bao gồm TopZone) và 96 cửa hàng Điện Máy Xanh (DMX) (bao gồm DMX supermini) so với quý 3. BHX cũng tiếp tục xử lý tài sản không sử dụng được như quý 3. Theo đó, tổng chi phí bất thường lên tới 244 tỷ đồng trong quý 4. Mặc dù vậy, doanh thu và LNST sau Iợi ích CĐTS đã tăng lần lượt 4% QoQ và 132% QoQ trong quý 4.

  • Trong tháng 12/2023: Doanh thu thuần của MWG đạt 10,3 nghìn tỷ đồng (+6% YoY; +4% MoM) do (1) BHX cải thiện mạnh mẽ YoY và (2) các mảng kinh doanh cải thiện MoM.

  • Tổng doanh thu của TGDĐ & DMX giảm 19% YoY trong năm 2023. Trong quý 4/2023, tổng doanh thu của TGDĐ & ĐMX tăng 2% QoQ, do mùa mua sắm vào cuối năm.

  • Doanh số/cửa hàng của BHX cải thiện 20% từ tháng 6 đến tháng 12. Việc BHX tập trung mạnh vào đa dạng các sản phẩm tươi sống là chìa khóa giúp tăng lượng khách đến cửa hàng. Doanh thu/cửa hàng của BHX đạt khoảng 1,82 tỷ đồng trong tháng 12, tăng nhẹ từ khoảng 1,75 tỷ đồng vào tháng 11/2023. Ban lãnh đạo BHX tự tin rằng chuỗi sẽ tạo ra LNST dương cho cả năm 2024.

  • Khả năng sinh lời: Trong quý 4/2023, biên LN từ HĐKD của MWG cải thiện 80 điểm cơ bản QoQ lên 0,9%, chủ yếu nhờ (1) biên LN hoạt động của TGDĐ & DMX cải thiện khoảng 70 điểm cơ bản QoQ, đạt gần 2,4% trong quý 4 và (2) Biên LNHĐ của BHX cải thiện 150 điểm phần trăm so với quý trước, đạt âm 1.4% trong quý 4/2023.

KQKD quý 4 và năm 2023 của MWG

[​IMG]

POW – Doanh thu đi ngang trong khi LNST sụt giảm

  • Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) công bố KQKD quý 4/2023 với doanh thu đạt 6,4 nghìn tỷ đồng (-16% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo đạt 332 tỷ đồng (-61% YoY). Lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân: Thứ nhất, sản lượng điện thương phẩm của POW giảm 20% YoY trong quý 4/2023, chủ yếu do sản lượng điện thương phẩm thấp hơn so với cùng kỳ năm trước từ các nhà máy điện khí của POW, bao gồm NT2, Nhơn Trạch 1 và Cà Mau 1&2, có tác động mạnh hơn sản lượng điện thương phẩm cao hơn so với cùng kỳ năm trước từ nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng 1. Thứ hai, giá trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) của ngành ở mức thấp trong quý 4/2023, giảm trung bình 44% YoY. Thứ ba, chi phí tài chính của POW tăng gần 3 lần, chủ yếu do lỗ tỷ giá và các chi phí tài chính khác cao hơn. Thứ tư, chúng tôi tin rằng POW không ghi nhận bất kỳ khoản bồi thường chênh lệch tỷ giá nào trong quý 4/2023 so với 580 tỷ đồng trong quý 4/2022.

Sản lượng điện thương phẩm quý 4 & năm 2023 của POW

  • Trong năm 2023, POW ghi nhận doanh thu đạt 27,9 nghìn tỷ đồng (-1% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (-48% YoY). LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm trước có thể do (1) lợi nhuận gộp của POW giảm 41% YoY do chi phí bảo trì và vận hành cao hơn đối với các nhà máy nhiệt điện khí (vì các nhà máy này phải chạy bằng dầu diesel trong quý 2/2023), (2) giá CGM thấp (giá CGM trung bình của ngành giảm 9% YoY vào năm 2023), (3) đợt bảo trì lớn của NT2 diễn ra trong hầu hết tháng 9 và tháng 10/2023, (4) POW không ghi nhận bất kỳ khoản bồi thường chênh lệch tỷ giá nào vào năm 2023 so với ~1,1 nghìn tỷ đồng vào năm 2022, và (5) lợi nhuận kém hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trước của các nhà máy thủy điện.

  • LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi tăng mạnh, chủ yếu do chi phí G&A thấp hơn và mức đền bù cao hơn cho sản lượng điện hợp đồng không được huy động (tổng cộng 2,1 tỷ kWh). Lưu ý rằng POW đã không ghi nhận khoản bồi thường bảo hiểm cho Vũng Áng 1 so với dự báo là 300 tỷ đồng vào năm 2023. Dự báo sản lượng điện thương phẩm năm 2024 đạt 18,4 tỷ kWh và LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo đạt 1,3 nghìn tỷ đồng.

KQKD quý 4/2023 & năm 2023 của POW

REE – Lợi nhuận năm 2023 thấp

  • CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) công bố KQKD quý 4/2023 với doanh thu đạt 2,1 nghìn tỷ đồng (-33% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo đạt 504 tỷ đồng (-30% YoY). Lợi nhuận giảm so với cùng kỳ là do khoản lỗ ròng từ mảng cơ điện (M&E) là 76 tỷ đồng trong quý 4/2023 so với lợi nhuận ròng 39 tỷ đồng trong quý 4/2022. Điều này chủ yếu do công ty trích lập chi phí dự phòng khoảng 200 tỷ đồng trong quý 4/2023. Ngoài ra, thu nhập từ mảng điện giảm 20% YoY trong quý 4/2023 do nhiều nhà máy thủy điện của REE ghi nhận LNST giảm trong quý trước, bao gồm CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh (HOSE: VSH) – REE sở hữu 52% cổ phần, Nhà máy Thủy điện Thác Bà (HOSE: TBC) – REE sở hữu 60% cổ phần, Nhà máy Thủy điện Thác Mơ (HOSE: TMP) – REE sở hữu 43% cổ phần và CTCP Thủy điện Sông Ba Hạ (HOSE: SBH) – REE sở hữu 26% cổ phần, với LNST tương ứng giảm 40% YoY, 55% YoY, 34% YoY và 26% YoY.

  • Năm 2023, REE ghi nhận doanh thu đạt 8,6 nghìn tỷ đồng (-9% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (-19% YoY). Lợi nhuận giảm so với cùng kỳ là do (1) mảng M&E ghi nhận lỗ ròng 9 tỷ đồng vào năm 2023 so với lợi nhuận ròng 131 tỷ đồng vào năm 2022 và (2) lợi nhuận từ mảng điện giảm 21% YoY do hoạt động kém hiệu quả của danh mục thủy điện của REE. Trong khi đó, LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo năm 2023 của REE thấp do thu nhập từ mảng bất động sản và M&E thấp mặc dù LNST sau lợi ích CĐTS mảng điện khả quan. Lưu ý rằng REE không ghi nhận doanh thu từ dự án bất động sản nhà ở The Light Square (tỉnh Thái Bình) so với dự báo là 400 tỷ đồng doanh thu và 100 tỷ đồng LNST cho năm 2023.

  • Theo hướng dẫn của Bộ Công Thương (theo các doanh nghiệp trong ngành) về tỷ lệ sản lượng điện hợp đồng là 98% cho thủy điện vào năm 2024 so với 90% trong các năm trước. Dự báo doanh thu năm 2024 là 10,2 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo là 2,66 nghìn tỷ đồng.

KQKD quý 4 và năm 2023 của REE

[​IMG]

SIP – LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 tích cực nhờ thu nhập khác ngoài cốt lõi

  • CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) đã công bố KQKD quý 4/2023 với doanh thu đạt 1,9 nghìn tỷ đồng (+33% YoY và +12% QoQ) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 340 tỷ đồng (+13% YoY và +75% QoQ). Doanh thu tăng so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do doanh thu từ mảng dịch vụ năng lượng và nước tăng 28% trong khi lợi nhuận được hỗ trợ bởi lợi nhuận gộp, thu nhập tài chính và thu nhập ròng từ các công ty liên kết cao hơn.

  • Doanh thu năm 2023 của SIP tăng 11% YoY đạt 6,7 nghìn tỷ đồng trong khi LNST sau lợi ích CĐTS giảm 2% YoY xuống 956 tỷ đồng.

  • Doanh số cho thuê đất KCN sơ bộ năm 2023 của SIP đạt khoảng 20 ha (theo công ty). Lợi nhuận gộp từ mảng cho thuê đất KCN năm 2023, chiếm 26% tổng lợi nhuận gộp, tăng 2% YoY đạt 238 tỷ đồng. Lưu ý rằng SIP hoàn toàn áp dụng phương pháp phân bổ để ghi nhận doanh thu từ việc cho thuê đất KCN, phương pháp này không phản ánh đầy đủ dòng tiền thực tế từ việc cho thuê đất KCN.

  • Lợi nhuận gộp từ các dịch vụ tiện ích — bao gồm nước, điện và các dịch vụ khác — (chiếm 67% tổng lợi nhuận gộp) tăng 2% YoY đạt 619 tỷ đồng vào năm 2023. Tốc độ tăng trưởng chậm của mảng dịch vụ tiện ích trong năm 2023 nhìn chung do hoạt động sản xuất yếu hơn.

  • Thu nhập tài chính tăng 10% YoY trong năm 2023 đạt 429 tỷ đồng chủ yếu do thu nhập lãi từ tiền gửi và cho vay cao hơn.

  • Thu nhập ròng từ các công ty liên kết đã tăng 49% YoY trong năm 2023 đạt 126 tỷ đồng. Mức tăng mạnh mẽ chủ yếu được thúc đẩy bởi 195 tỷ đồng LNST sau lợi ích CĐTS của công ty con mà SIP sở hữu 23,4% là CTCP Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Cao su Việt Nam (UPCoM: VRG), nhờ doanh thu mảng KCN tăng.

KQKD năm 2023 của SIP

VEA – Lợi nhuận giảm 18% YoY

  • Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) công bố KQKD năm 2023, bao gồm doanh thu 3,8 nghìn tỷ đồng (-19% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 6,2 nghìn tỷ đồng (-18% YoY).

  • Trong quý 4/2023, lợi nhuận từ công ty liên kết giảm 32% YoY khiến LNTT giảm 36% YoY. LNTT tăng 2% QoQ, nhờ lợi nhuận từ công ty liên kết tăng 25% QoQ, một phần bù đắp cho mức giảm 5% QoQ trong thu nhập tài chính, chủ yếu là thu nhập lãi. Năm 2023, số dư tiền mặt ròng của VEA chiếm 48% tổng tài sản.

  • Trong quý 4/2023, lợi nhuận của Honda Việt Nam (chiếm 78% LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 của VEA) tăng 26% QoQ, bên cạnh đó lợi nhuận của Ford Việt Nam tăng 39% QoQ. Trong khi đó, lợi nhuận của Toyota Việt Nam giảm 6% QoQ. Về doanh số bán xe ô tô cỡ nhỏ, quý 4 năm 2023 ghi nhận doanh số bán hàng tăng mạnh theo quý tại các công ty liên kết do có nhiều chương trình giảm giá và khuyến mãi vào mùa cao điểm, đồng thời chính sách cắt giảm lệ phí trước bạ của Chính phủ kết thúc vào ngày 31/12/2023. Honda đạt kết quả hoạt động mạnh nhất trong số các công ty liên kết khi doanh số bán hàng của hãng tăng 59% YoY và 56% QoQ so với mức cơ sở thấp của quý 4/2022. Mặt khác, doanh số bán ô tô của Toyota và Ford lần lượt giảm 28% QoQ và 11% QoQ, chủ yếu do giá bán các mẫu xe chủ chốt của các hãng cao hơn so với các thương hiệu khác có mẫu xe lắp ráp trong nước như Honda. Doanh số bán xe máy Honda tăng 14% QoQ trong quý 4/2023 nhờ tâm lý người tiêu dùng tích cực hơn trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới.

  • Lưu ý rằng VEA đã trích lập khoản dự phòng 645 tỷ đồng trong quý 4 năm 2023 ở cấp độ công ty mẹ cho các khoản nợ xấu khó đòi của các công ty con và công ty liên kết mà trước đây bị vướng ý kiến kiểm toán ngoại trừ.

KQKD quý 4/2023 và năm 2023 của VEA

VRE – KQKD năm 2023 khả quan; lợi nhuận vượt dự báo do thu nhập tài chính & thu nhập khác cao hơn

  • VRE công bố KQKD quý 4/2023 với doanh thu thuần đạt 2,3 nghìn tỷ đồng (-30% QoQ và +10% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,07 nghìn tỷ đồng (-19% QoQ và +28% YoY). Kết quả quý giảm QoQ chủ yếu là do doanh thu bán BĐS trong quý giảm (54 căn shophouse được bàn giao trong quý 4/2023 so với 268 căn trong quý 3/2023).

  • Trong năm 2023, doanh thu thuần của VRE (trong đó mảng cho thuê bán lẻ chiếm 80%) đạt 9,8 nghìn tỷ đồng (+33% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 4,4 nghìn tỷ đồng (+59% YoY). LNST sau lợi ích CĐTS cao chủ yếu là do thu nhập khác (chủ yếu là tiền phạt vi phạm hợp đồng và hoàn nhập dự phòng bảo hiểm) và thu nhập tài chính cao hơn trong quý 4/2023. Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2024 là 3,96 nghìn tỷ đồng (-10% YoY).

  • Mảng cho thuê bán lẻ ghi nhận tăng trưởng khả quan trong năm 2023 với mức tăng 14% YoY về doanh thu (7,8 nghìn tỷ đồng) và 23% YoY về lợi nhuận gộp (4,6 nghìn tỷ đồng). Tỷ lệ lấp đầy trung bình tại các TTTM của VRE giảm nhẹ QoQ trong quý 4/2023 do một số khách thuê gặp khó khăn tài chính sau đại dịch COVID-19 và sức mua tiêu dùng giảm, nhưng tăng 1,3 điểm % YoY lên 84,8% trong năm 2023.

  • Mảng bán BĐS ghi nhận bàn giao 346 căn shophouse trong năm 2023 với doanh thu đạt 1,8 nghìn tỷ đồng (+4,7 lần YoY) và lợi nhuận gộp đạt 805 tỷ đồng (+8,7 lần YoY). Theo ban lãnh đạo, giá trị doanh thu chưa ghi nhận tính đến cuối năm 2023 là 290 tỷ đồng, trong đó 120 tỷ đồng/170 tỷ đồng dự kiến ghi nhận trong năm 2024/2025.

  • Trong năm 2024, ban lãnh đạo lên kế hoạch mở mới 6 TTTM với tổng diện tích sàn bán lẻ mới vào khoảng 160.000 m2 (không thay đổi so với kế hoạch được công bố trong cuộc họp NĐT tháng 10/2023), bao gồm Vincom Mega Mall Grand Park (diện tích sàn khoảng 45.200 m2) vào cuối tháng 4/2024, Vincom Mega Mall Ocean Park 2 (diện tích sàn khoảng 76.700 m2) trong quý 4/2024 và 4 TTTM Vincom Plaza. Dự báo tổng diện tích sàn bán lẻ mới là 106.000 m2 sẽ được bổ sung trong năm 2024, nâng tổng diện tích sàn bán lẻ của VRE lên 1,85 triệu m2 vào cuối năm 2024 so với 1,75 triệu m2 vào cuối năm 2023
    .

  • Ban lãnh đạo cũng đặt kế hoạch tổng nhu cầu capex cho việc mở trung tâm thương mại mới trong giai đoạn 2024-2026 là khoảng 9,0 nghìn tỷ đồng.

KQKD năm 2023 của VRE