Em vốn ít, đu trần 2 phiên liên tiếp mà trước đó nó đã chạy trần 3 phiên rồi. Theo Cô Cô chỉ có sướng chứ làm gì có chít. Giờ thì ngồi đếm CE thôi mà. Cô Cô đúng là quá đỉnh
thử hỏi Huynh đài, dịch bệnh thế này chỉ có 2 ngành tăng trưởng là Hàng hóa thiết yếu và Thuốc
vậy thì ngành dược không phải là hưởng lợi nhất ư
Vâng đúng rồi Cô Cô, em hiện nay cũng chỉ tập trung logictis và y tế thôi. Y tế đã từng có DDN mới bán, JVC cũng đã ra và nay đang còn giữ SRA đó Cô Cô. Còn hàng Cô Cô phím thì giữ ngồi đếm Ce chờ về giá trị sổ sách thôi.
ngành logistic ngon chứ, HAH tăng 3 lần còn gì
Hôm nay hàng của Huynh về rồi chứ
Hàng của em đầy đủ trong kho hết rồi Cô Cô.
vậy chúng ta ngồi đếm quân lương thôi . Nhiều ánh mắt rình mò chưa dám vào đâu
họ đợi SPM lên bằng giá trị sổ sách họ mới tiến quân
Chạy theo VMD là được rồi Cô Cô nhỉ. Đa tạ Cô Cô nhé, may là vô tình đọc được khuyến nghị của Cô Cô
Mời Cô Cô ly trà buổi sáng ngắm màu tím của em nó nhé
mời bác, trong F247 này chắc chỉ có Cô Long và Bác là cổ đông trung thành của SPM nhỉ
Ngành Dược giá này tin được không !!
7% mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày
‘Tháo chạy’ khỏi cổ phiếu hàng không, săn mua cổ phiếu dược phẩm khi hay tin COVID-19 phức tạp
08/02/2021 13:27 GMT+7
[11](javascript:;)[0](javascript:void(0);)[Lưu](javascript:
TTO - Trong khi hàng loạt công ty chứng khoán dự đoán phiên hôm nay 8-2 sẽ diễn biến tích cực, tuy nhiên thực tế lại trái ngược, cổ phiếu lũ lượt rớt giá. Dưới tác động của tin tức về COVID-19, nhiều người đang ‘tháo chạy’ khỏi cổ phiếu hàng không.
- ‘Thị trường chứng khoán sẽ sớm phục hồi’
- Bán tháo cổ phiếu sau tin COVID-19, chứng khoán Việt giảm mạnh nhất thế giới
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán khi mở phiên giao dịch 8-2 - Ảnh: B.MAI
Qua lăng kính kỹ thuật, trước phiên giao dịch hôm nay (27 tháng chạp), hàng loạt công ty như Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), Chứng khoán Phú Hưng (PHS), Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS), Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), Chứng khoán Asean (AseanSC)… đều dự đoán thị trường sẽ diễn biến tích cực.
Tuy nhiên bước vào phiên giao dịch thực tế, chỉ số VN-Index liên tục lao dốc, áp lực bán gia tăng, tốc độ giảm điểm ngày càng mạnh.
Nhiều cổ phiếu trụ cột, có vốn hóa lớn (bluechip) thuộc nhóm ngân hàng bị bán bán ra mạnh như Vietcombank (VCB), Vietinbank (CTG), BIDV (BID), VPBank (VPB), Techcombank (TCB)…
Áp lực bán cũng đè nặng vào nhiều nhóm khác như bất động sản, tiêu dùng, tôn thép… trong đó điển hình là cổ phiếu của Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM), Vinamilk (VNM), Tập đoàn Hòa Phát đều bị rớt giá.
Ngược dòng, một số mã chứng khoán của nhiều doanh nghiệp vẫn được săn đón như Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB), Tập đoàn KIDO (KDC), Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD)…
Đáng chú, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều nhà đầu tư ‘tháo chạy’ khỏi cổ phiếu ngành hàng không, tìm cách mua vào cổ phiếu của doanh nghiệp ngành dược phẩm, y tế.
Chỉ trong vài giờ của sáng thứ hai cuối cùng năm Canh Tý, cổ phiếu của Vietnam Airlines đã bị giảm tới 3,58%, xuống còn 25.550 đồng. Hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air (VJC) bị gánh mức giảm trầm trọng hơn khi giá cổ phiếu bị rớt tới 5,57% xuống còn 123.800 đồng. Theo đó, Vietnam Airlines đã bị “bốc hơi” hơn 1.347 tỉ đồng vốn hóa, Vietjet Air cũng “bay” hơn 3.824 tỉ đồng vốn hóa thị trường so với phiên kế trước.
Tuy nhiên, nhóm ngành y tế, dược phẩm lại có phần hưởng lợi. Đối lập “cơn bão” rớt giá, trong sáng nay cổ phiếu của Tổng công ty cổ phần Y tế Danameco (DNM, sản xuất khẩu trang y tế) tăng trần lên giá 45.600 đồng (+9,88%), thu về hơn 19 tỉ đồng vốn hóa. Giá cổ phiếu của Công ty sản xuất dược phẩm, kinh doanh thuốc & vật tư thiết bị y tế Pymepharco (PME) cũng tăng lên 76.000 đồng (2,6%), nhận về hơn 150 tỉ đồng vốn hóa.
Tạm chốt phiên sáng, VN-Index giảm 35,64 điểm (-3,16%) xuống 1.091,27 điểm với hơn 11.645 tỉ đồng giao dịch, số lượng mã rớt giá chiếm gần 6 lần mã tăng giá. Rổ VN30 giảm 39,23 điểm (-3,45%) xuống 1.096,27 điểm. Cả sàn HNX và rổ HNX30 cũng lần lượt rớt 1,25 điểm (-0.56%) xuống 222,59 điểm và 7,24 điểm (2,14%) lùi về 331,75 điểm.
Sau 6 phiên mua ròng liên tiếp, sáng nay khối ngoại quay đầu bán ròng hơn 571 tỉ đồng.
tại sao nGành Dược phẩm y tế đang HOT mà anh em cứ đi tìm ở đâu
Cổ phiếu “tí hon” ngành dược đồng loạt tăng “bốc đầu” vì được phép nhập vaccine
An Nhiên -
Nhờ thông tin tích cực từ Bộ Y tế cấp phép đủ điều kiện nhập khẩu vaccine Covid 19 hàng loạt cổ phiếu vốn hoá nhỏ UpCOM tăng kịch trần phiên sáng 4/6…
Ảnh minh hoạ.
Như VnEconomy đưa tin, Bộ Y tế vừa công bố danh sách 36 đơn vị được cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phạm vi nhập khẩu vaccine, kinh doanh dịch vụ bảo quản vaccine.
CỔ PHIẾU LÊN ĐỒNG NHỜ ĐƯỢC NHẬP VACCINE
Trong danh sách này có một số doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn như Công ty CP Dược phẩm Bến Tre (DBT-HOSE); Công ty CP Dược phẩm Trung ương CPC1 (DP1 - UPCoM); Công ty CP Dược- Thiết bị Y tế Đà Nẵng (DDN - UPCoM); Dược phẩm Vimedimex Bình Dương (VMD - HOSE); Dược phẩm Trung ương Codupha (CDP - UPCoM); Xuất nhập khẩu Y tế TP HCM ( YTC -UPCoM). Một số công ty thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam (DVN - UPCoM) như Dược liệu Trung ương 2, Xuất nhập khẩu y tế Việt Nam…
Ngay lập tức trên sàn, cổ phiếu những công ty trên đồng loạt tím lịm phiên sáng nay 4/6 với nhiều mã kịch trần, trong đó có 4 mã ở UPCoM và 2 mã trên HOSE.
DBT của Dược phẩm Bến Tre tăng kịch trần 6,76% so với phiên giao dịch hôm qua, tính trong vòng một tuần qua DBT đã tăng 17%, hiện đang giao dịch ở mức giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản 10 phiên gần đây tốt hơn với 94.000 cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên so với trước đó đì đẹt ở 1.000 - 2.000 cổ phiếu.
Kết thúc quý 1/2021, DBT ghi nhận doanh thu bán hàng 155,7 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm trước; lỗ sau thuế 328 triệu đồng trong khi năm ngoái ghi nhận lãi 6 tỷ đồng. Mới đây, DBT đã chính thức thoái vốn khỏi CTCP Vắc-xin và Sinh phẩm Nha Trang (BIO) sau khi bán thành công toàn bộ 4,4 triệu cổ phiếu tương đương với 51% đang nắm giữ. Năm 2021, DBT đặt kế hoạch doanh thu 918 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 19,4 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2020.
Nhiều cổ phiếu nhóm dược phẩm tăng kịch trần.
Tương tự, DP1 Dược phẩm Trung ương CPC1 cũng kịch trần với mức tăng 14,92% phiên sáng nay, hiện đang giao dịch xung quanh vùng giá 36.200 đồng/cổ phiếu, thanh khoản cũng đột biến so với phiên giao dịch trước đó.
Kết thúc quý 1, DP1 ghi nhận doanh thu bán hàng 418,5 tỷ đồng, giảm so với con số 531 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước tuy nhiên nhờ giá vốn hàng bán giảm mạnh, doanh thu hoạt động tài chính tăng ca đã giúp cho cả quý DP1 lãi sau thuế 10,4 tỷ đồng, tăng nhẹ so với quý 1/2020. Năm 2021, DP1 đặt mục tiêu doanh thu 2.100 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2020, lợi nhuận sau thuế 41,6 tỷ đồng, tăng 2,56%.
DDN của Công ty CP Dược- Thiết bị Y tế Đà Nẵng cũng tím lịm sáng nay với mức tăng 14,38%. Thị giá của DDN hiện là 16.700 đồng/cổ phiếu, thanh khoản từ 1.000 - 2.000 cổ phiếu mỗi phiên hiện lên đến 128.000 cổ phiếu được khớp lệnh. Kết thúc quý 1/2021, DDN ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 4,9 tỷ đồng tăng 24% so với quý 1/2020 chủ yếu là nhờ hoạt động tài chính tăng 156% so với quý 1/2020. Công ty đồng thời tái cấu trúc bộ máy, cơ chế kinh doanh, từ đó tiết giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2020.
Ngoài ra, hàng loạt mã nằm trong danh sách nhập khẩu vaccin cũng đồng loạt tăng trần như VMD tăng 6,83%; CDP tăng 15,63% hay DVN tăng mạnh 3,85%; YTC tăng 14%% Thanh khoản ở nhóm này những phiên gần đây cải thiện đáng kể so với trước đó có những mã gần như không có giao dịch gì.
Ở chiều ngược lại với những mã như TRA của Traphaco, DHG của Dược Hậu Giang; OPC của Dược phẩm OPC, DHP của Dược Phẩm Hà Tây; DCL của Dược phẩm Cửu Long…đều là những nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn trên sàn HOSE lại lao đầu giảm mạnh.
TRIỂN VỌNG NGÀNH DƯỢC 2021: PHỤ THUỘC VÀO COVID-19
Đánh giá về triển vọng ngành dược năm 2021, Chứng khoán Phú Hưng cho rằng phụ thuộc vào diễn biến của dịch Covid 19. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh, làm suy giảm nhu cầu khám bệnh của người dân, tác động đến doanh thu kênh ETC. Do đó, sự phục hồi của kênh ETC trong năm 2021 phụ thuộc lớn vào tình hình kiểm soát dịch của Việt Nam trong năm nay
Năm 2021, kênh ETC có thể sẽ không tăng trưởng đột biến như dự báo trước đây do tâm lý sợ lây nhiễm từ bệnh viện. Điều đó sẽ góp phần làm cho kênh OTC phát triển. Mặt khác giá thuốc OTC không bị ràng buộc về luật đấu thầu nên sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Dược cạnh tranh, cải tiến R&D và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm.
Theo khảo sát của Vietnam Report, có khoảng 71.4% doanh nghiệp Dược trong khảo sát lựa chọn phát triển, mở rộng kênh OTC là một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu. Trong năm 2021, nguồn cung thuốc thành phẩm nhập khẩu vẫn có thể bị hạn chế và khả năng sẽ gây áp lực đến giá thuốc trên thị trường.
Tuy vậy, trong dài hạn, kênh ETC sẽ dẫn dắt đà tăng trưởng của ngành dược nhờ: Xu hướng thay thế thuốc ngoại bằng thuốc sản xuất trong nước đang tiến triển càng lúc càng nhanh nhờ các quy định của Nhà nước. Độ bao phủ bảo hiểm xã hội toàn dân lớn.
Năm 2020, chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) ghi nhận khoảng 88 triệu người tham gia, chiếm 90.85% dân số, tăng 25.6% so với năm 2015. Sự phát triển mạnh mẽ của khối bệnh viện tư nhân cũng góp phần gia tăng chi tiêu thuốc trong kênh bệnh viện. Hiện nay, số bệnh viên tư nhân khoảng hơn 200 đơn vị với tốc độ tăng trưởng 6.8%/năm.
Hơn nữa, nhà nước có chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các bệnh viện tư (0% trong 4 năm đầu, 10% cho những năm sau), sẽ khuyến khích sự phát triển của nhóm này.
xác nhận ngành y tế và Phân bón sẽ tốt hết năm 2021
Quá khủng, mấy con liên quan y tế đều bốc đầu. Còn 1 con cung cấp phòng áp lực âm Cô Cô đánh giá nó thế nào, dịch này phòng đó xài rất nhiều
Hi Chào Tiêu Long Nữ. Cho mình hỏi chút qua tuần thứ 2 mua mới mã SPM này được chứ ak. Mình mới tham gia nên không biết nhiều. Hiện tại mình rất thích đầu tư vào các ngành tbyt nhưng không biết chọn mã nào mua cả. Cảm ơn nhiều.!
mã cp là gì huynh
được bác
sợ chưa có hàng rung nếu index chưa xấu huynh ah
Vì sao nói Singapore là hub tài chính, Thái Lan là hub sản xuất ô tô, còn Việt Nam có thể là hub sản xuất vaccine khu vực?
29-08-2021 - 15:19 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư
[Chia sẻ67](javascript:
BÁO NÓI - 4:59
Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng Việt Nam có tiềm năng trở thành hub (trung tâm) sản xuất vaccine của khu vực, tương tự như Singapore là hub tài chính, hay Thái Lan từng là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng ô tô Nhật Bản và Mỹ. Vậy cơ sở nào giúp Việt Nam có tiềm năng như vậy?
- 29-08-2021 Hàng trăm doanh nghiệp rời khỏi thị trường mỗi ngày, với TP. HCM chiếm gần 30%
- 29-08-2021 Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 2,82% so với cùng kỳ do thuốc, dịch vụ y tế…
- 29-08-2021 Giải mã điểm tương đồng giữa cuộc khủng hoảng container năm 2021 với khủng…
[TIN MỚI](javascript:void(0))
Ông chủ Donacoop: Tôi có thể nhập về Việt Nam 70 triệu liều vắc xin Pfizer
Ngành ôtô cần “chiếc phao” cấp cứu
Các nhà máy sản xuất vaccine của Việt Nam đều đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu
Đầu tháng 4 năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức thông báo hệ thống quản lý quốc gia về vaccine của Việt Nam (National Regulatory Authority – NRA) đạt Cấp độ hoàn thiện 3. Đáng chú ý, đây là cấp độ cao thứ hai trong thang đánh giá phân loại của WHO về hệ thống quản lý quốc gia.
Quá trình đánh giá NRA được WHO thực hiện theo Bộ công cụ đánh giá toàn cầu (Global Benchmarking Tool – GBT) với một loạt các chức năng và tiêu chí cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả của vaccine lưu hành trên thị trường.
Vào tháng 4/2015, Hệ thống quản lý quốc gia về vaccine của Việt Nam đã đạt được chứng nhận “Hoạt động tốt” theo Bộ công cụ đánh giá vaccine của WHO. 3 năm sau, vào năm 2018, WHO đã cử nhóm chuyên gia quốc tế đến Việt Nam thực hiện việc đánh giá lại hệ thống NRA dựa trên bộ công cụ GBT cập nhật và hoàn thiện hơn (phiên bản V).
Thang đánh giá GBT được chia thành bốn cấp độ hoàn thiện từ 1 đến 4.
-
Cấp độ 1 có nghĩa là hệ thống quản lý quốc gia bước đầu đãcó một số yếu tố cấu thành hệ thống quản lý.
-
Cấp độ 2 thể hiện hệ thống quản lý quốc gia đang phát triển và thực hiện một phần các chức năng quản lý thiết yếu.
-
Cấp độ 3 chứng nhận quốc gia đã có hệ thống quản lý ổn định, hiệu quả và đồng nhất. Cấp độ cao nhất.
-
Cấp độ 4, thể hiện hệ thống quản lý của một quốc gia hoạt động với hiệu suất cao và liên tục được cải thiện.
Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất được 11 loại vaccine phòng 11 bệnh cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, sởi, rubella, bại liệt). Ngoài ra còn có thể sản xuất nhiều loại vaccine khác như: cúm mùa, cúm đại dịch H5N1, rotavirus.
Việt Nam có 4 nhà sản xuất đang nghiên cứu vaccine phòng Covid-19, với 2 trong số đó đang thực hiện thử nghiệm lâm sàng và hướng tới đăng ký lưu hành vaccine phòng Covid-19 “Made in Vietnam” trong năm 2021. Các nhà máy sản xuất vaccine của Việt Nam hiện nay được xây dựng đủ cung ứng cho nhu cầu trong nước và đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.
Tiềm năng trở thành hub vaccine của khu vực
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam đã có vaccine Covid-19 “made in Vietnam” đầu tiên là Nanocovax hiện đang được thử nghiệm lâm sàng (TNLS) và được thẩm định xem xét cấp phép lưu hành khẩn cấp, trong trường hợp đủ điều kiện.
Đáng chú ý, mới đây nhất, Bộ Y tế ban hành tại Thông tư 11/2021 về “Hướng dẫn đăng ký lưu hành vaccine trong trường hợp cấp bách”.
Điểm quan trọng của Thông tư 11/2021 mang tính quyết định, tạo cơ hội cho vaccine trong nước, được nêu tại “Quy định về dữ liệu lâm sàng trong hồ sơ đăng ký lưu hành vaccine”: Vaccine phòng Covid-19 sản xuất trong nước đang thực hiện TNLS, nhưng đã có kết quả đánh giá giữa kỳ giai đoạn 3 về tính an toàn và hiệu quả bảo vệ của vaccine dựa trên dữ liệu về tính sinh miễn dịch của vaccine, thì được sử dụng để xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện.
Ngoài ra, theo ông Hồ Nhân, Tổng giám đốc Nanogen, Việt Nam là nhà sản xuất vaccine thứ tư ở châu Á, với lịch sử 126 năm phát triển vaccine. Còn Đại sứ Phạm Quang Vinh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ cũng từng khẳng định, Việt Nam cần tập trung trong việc sản xuất vaccine công nghệ mới ở Việt Nam, phục vụ cho thị trường Việt Nam. “Từ đó, chúng ta có thể trở thành hub (trung tâm) sản xuất vaccine trong khu vực”.
“Trước đây, Singapore cũng là hub của nhiều thứ, Thái Lan cũng là mắt xích rất quan trọng trong chuỗi cung ứng ô tô Nhật Bản và Mỹ. Thế thì lúc này, vaccine, y tế Việt Nam đang có thế mạnh. Chúng ta có đội ngũ bác sỹ, trình độ quản lý kỹ thuật, phương tiện được chuyển giao công nghệ, cộng với sự hỗ trợ về mặt tài chính và chính trị, từ đó có thể làm hub khu vực, tạo thành chuỗi cung ứng ở đây”, Đại sứ Phạm Quang Vinh nói thêm.
Tầm quan trọng của vaccine “made in Vietnam” cũng đã được nhấn mạnh nhiều lần. Trước đó, ĐBQH Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP. HCM đã nhấn mạnh: “Khi nguồn cung vaccine khan hiếm vì nhu cầu quá lớn, vaccine nội sẽ đóng vai trò quan trọng nhất. Tự chủ về vaccine nghĩa là đảm bảo sự tự chủ về nhiều mặt. Chính vì tầm quan trọng của vaccine ‘made in Vietnam’, cần cơ chế để người dân sớm tiếp cận được vaccine do chính các doanh nghiệp Việt phát triển”.
Anh Vũ
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
[Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị Copy link](javascript:void(0)
[Chia sẻ67](javascript:
Từ Khóa:
sản xuất ô tô, Phạm Quang vinh, chuỗi cung ứng, đáng chú ý, made in Vietnam, diễn biến phức tạp, thử nghiệm lâm sàng, tạo cơ hội, tính an toàn, tổng giám đốc
Công ty Tin tức Lãnh đạo
SPM siêu cổ ngành dược