Sóng Nhớn Đầu Tư Công quá ngon - vào gấp

ăn nói cẩn thận ko nó cho vào tàu jo

mầy tâm thần hả?chữ nào cần anh ẩn dòi.đần lại lưu í. :laughing:

Đầu tư công thì hưởng lợi lớn nhất là mấy ông mỏ đá KSB, DHA biên lợi nhuận cao. Chứ mấy ông xây lắp bị chiếm dụng vốn, biên mỏng dính đợi book về cho cổ đông hơi khoai, sóng ngành lướt lát tí rồi ra thôi.

1 Likes

Đầu tư công chỉ là miếng bánh vẽ để định hướng thị trường thôi, em chưa thấy sóng đầu tư công nào thực sự ngon

Đầu tư công thằng có mỏ đá là lợi nhất. Giá vốn vẫn thế giá sản phẩm lên nó ăn đủ. KSB. Đặc biệt là DRH đang sở hữu KSB 30%

Mời các bác đọc bài của em DRH siêu cổ ẩn mình

1 Likes

Ổn bro ơi.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

KSB hàng khủng.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Siêu phẩm đầu cơ.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Thị trường chỉnh múc mạnh LCG, KSB, VCG

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Thủ tướng kiểm điểm tiến độ 10 tuyến cao tốc: Không ‘ăn xổi ở thì’, chia nhỏ các dự án

Tối 28/1, tại Nghệ An, ngay sau khi kiểm tra thực địa dự án cao tốc Bãi Vọt-Hàm Nghi ở Hà Tĩnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện 10 dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 1 (2017-2020) và giai đoạn 2 (2021-2025) từ Ninh Bình đến Quảng Trị, trong đó 1 dự án đã hoàn thành, 9 dự án đang triển khai.

Thủ tướng kiểm điểm tiến độ 10 tuyến cao tốc: Không 'ăn xổi ở thì', chia nhỏ các dự án
Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện 10 dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 1 (2017-2020) và giai đoạn 2 (2021-2025) từ Ninh Bình đến Quảng Trị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trước đó, trong ngày, Thủ tướng và đoàn công tác đã di chuyển trên quãng đường gần 500 km qua các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, kiểm tra thực địa các dự án cao tốc Mai Sơn–Quốc lộ 45, Diễn Châu–Bãi Vọt thuộc giai đoạn 1 và dự án Bãi Vọt–Hàm Nghi thuộc giai đoạn 2.

Thủ tướng kiểm điểm tiến độ 10 tuyến cao tốc: Không 'ăn xổi ở thì', chia nhỏ các dự án
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Quyết liệt lấy lại và thúc đẩy tiến độ các dự án

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông đoạn từ Ninh Bình đến Quảng Trị có tổng chiều dài là 480,5 km qua địa bàn các tỉnh Nam Định (5,2 km), Ninh Bình (24,5 km), Thanh Hóa (98,8 km), Nghệ An (87,9 km), Hà Tĩnh (107,14 km), Quảng Bình (124,41 km), Quảng Trị (32,53 km); được chia thành 10 dự án thành phần thuộc 02 giai đoạn. Quy mô đầu tư giai đoạn hoàn chỉnh 06 làn xe cao tốc, phân kỳ đầu tư 04 làn xe với bề rộng nền đường 17 m.

Trong đó, giai đoạn 1 (2017–2020) có tổng chiều dài là 221,2 km gồm 05 dự án thành phần (01 dự án đầu tư PPP và 04 dự án đầu tư công): Dự án Cao Bồ-Mai Sơn, Mai Sơn-Quốc lộ 45, Quốc lộ 45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu, Diễn Châu-Bãi Vọt.

Giai đoạn 2 (2021-2025) có tổng chiều dài là 259,3 km gồm 05 dự án thành phần đầu tư công qua địa bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị: Dự án Bãi Vọt-Hàm Nghi, Hàm Nghi-Vũng Áng, Vũng Áng-Bùng, Bùng-Vạn Ninh, Vạn Ninh-Cam Lộ.

Trong 05 dự án thành phần của giai đoạn 1, đoạn Cao Bồ-Mai Sơn (dài 15,2 km) đã hoàn thành vào đầu năm 2022; 04 dự án còn lại đang triển khai thi công, trong đó đoạn Mai Sơn- Quốc lộ 45 (dài 63,37 km) dự kiến hoàn thành ngày 30/4/2023; đoạn Quốc lộ 45-Nghi Sơn (dài 43,28 km) và đoạn Nghi Sơn-Diễn Châu (dài 50 km) hoàn thành vào quý III/2023; đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt (dài 49,3 km) hoàn thành vào Quý II/2024.

Cụ thể, đoạn Mai Sơn–Quốc lộ 45 gồm 05 gói thầu xây lắp; lũy kế sản lượng đến nay là 6.275,18/7.237,13 tỷ đồng (86,7% giá trị hợp đồng). Giải ngân xây lắp lũy kế đạt 6.159,01/7.237,14 tỷ đồng (85,1% giá trị hợp đồng).

Đoạn Quốc lộ 45-Nghi Sơn gồm 03 gói thầu xây lắp; lũy kế sản lượng đến nay là 1.828,225/3.117,31 tỷ đồng (58,65% giá trị hợp đồng). Giải ngân xây lắp lũy kế đạt 1.911,27/3.117,31 tỷ đồng (61,31% giá trị hợp đồng).

Đoạn Nghi Sơn-Diễn Châu gồm 04 gói thầu xây lắp; lũy kế sản lượng đến nay là 2.786,50/4.395,95 tỷ đồng (63,4% giá trị hợp đồng). Giải ngân xây lắp lũy kế đạt 2.848,10/4.395,95 tỷ đồng (64,8% giá trị hợp đồng).

Đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt (dự án PPP) gồm 04 gói thầu xây lắp; lũy kế sản lượng đến nay là 2.136,0/8.595,05 tỷ đồng (25,0% giá trị hợp đồng). Lũy kế giải ngân xây lắp đạt 1.751,87/8.595,05 tỷ đồng (20,38% giá trị hợp đồng).

Thủ tướng kiểm điểm tiến độ 10 tuyến cao tốc: Không 'ăn xổi ở thì', chia nhỏ các dự án
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, các dự án trước đây chậm tiến độ đến nay đã lấy lại được tiến độ, với chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và các giải pháp đồng bộ được các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp liên quan triển khai - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về các dự án thuộc giai đoạn 2, các địa phương đã bàn giao mặt bằng được 189,43/259,12 km đạt 73%, đủ điều kiện để các nhà thầu tổ chức thi công và đang tiếp tục thực hiện để bảo đảm bàn giao 100% diện tích mặt bằng vào quý II năm 2023. Các địa phương đang lập phê duyệt phương án di dời hạ tầng kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu thi công để di dời trong quý II năm 2023.

5 dự án giai đoạn 2 (từ Hà Tĩnh tới Quảng Trị) được chia thành 9 gói thầu xây lắp, trong đó 8/9 gói thầu đã ký kết hợp đồng xây lắp, còn lại 1 gói thầu thuộc dự án Vũng Áng-Bùng dự kiến sẽ ký hợp đồng ngày 06/02/2023.

Với các gói thầu đã ký kết hợp đồng, các nhà thầu đang lập kế hoạch triển khai, tổ chức khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công, huy động nhân sự, máy móc, thiết bị, xây dựng lán trại, hoàn thiện các thủ tục khai thác mỏ…. một số gói thầu đã tổ chức triển khai thi công (đường công vụ, đào bóc hữu cơ, chuẩn bị mặt bằng để lắp đặt trạm trộn).

Trong dịp Tết Quý Mão, các nhà thầu đã làm việc liên tục, thực hiện các công việc xây dựng văn phòng hiện trường, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, thi công triển khai các hạng mục đường công vụ, đào bóc hữu cơ, san nền,… tại các đoạn tuyến thuận lợi về địa hình.

Một vấn đề đặt ra tại các dự án giai đoạn 2 là vật liệu xây dựng. Các mỏ đều đáp ứng về trữ lượng, chất lượng để phục vụ 5 dự án nhưng về khả năng khai thác, cung ứng đối với vật liệu cát theo giấy phép khai thác như hiện nay chưa đáp ứng theo tiến độ thi công của các dự án. Do đó, cần được áp dụng cơ chế đặc thù để nâng công suất khai thác lớn hơn mới đáp ứng tiến độ dự án.

Để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì làm việc với Bộ Giao thông vận tải và có Thông báo số 167/TB-BTNMT ngày 25/11/2022, theo đó “Đối với các khu mỏ đất khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ Dự án thuộc các hạng mục của Dự án được phê duyệt theo quy định thì thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Đất đai, các địa phương sẽ tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định, kinh phí được sử dụng từ nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng của Dự án”. Tuy nhiên, các địa phương vẫn còn chưa rõ một số nội dung.

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, các dự án trước đây chậm tiến độ đến nay đã lấy lại được tiến độ, với chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và các giải pháp đồng bộ được các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp liên quan triển khai.

Với các dự án giai đoạn 1, Bộ trưởng nhấn mạnh vẫn phải hết sức quyết liệt thì mới giữ được tiến độ của tất cả các dự án. Theo đó, phải yêu cầu các nhà thầu duy trì tiến độ, 03 ca, 04 kíp thi công như thời gian vừa qua, không được rút bớt máy móc, thiết bị để triển khai các dự án mới; với các công trình chậm tiến độ, phải tăng ca, tăng kíp bù khối lượng đã bị chậm tiến độ.

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, đôn đốc và theo dõi nếu nhà thầu chuyển biến chậm, nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ chung dự án, kiên quyết điều chuyển khối lượng hoặc thay thế nhà thầu chậm tiến độ.

Thủ tướng kiểm điểm tiến độ 10 tuyến cao tốc: Không 'ăn xổi ở thì', chia nhỏ các dự án
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị báo cáo các vấn đề liên quan - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng với đó, khẩn trương xây dựng kế hoạch cung cấp và duy trì nguồn tài chính phục vụ thi công dự án đáp ứng tiến độ yêu cầu; nêu cao tinh thần phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành dự án…

Với các dự án giai đoạn 2, Bộ trưởng lưu ý việc giải quyết nguồn cung nguyên vật liệu cho các dự án, với vai trò rất quan trọng của các địa phương. Các nhà thầu phải tập trung tối đa nhân lực, thiết bị… để khẩn trương thi công ngay từ đầu; rút kinh nghiệm từ giai đoạn 1 về các vấn đề nguyên vật liệu, thời tiết; có vấn đề phát sinh phải kịp thời trao đổi với ban quản lý dự án để tháo gỡ…

Thủ tướng kiểm điểm tiến độ 10 tuyến cao tốc: Không 'ăn xổi ở thì', chia nhỏ các dự án
Thủ tướng cho biết, người dân khẳng định “rất sẵn sàng nhường đất, nhưng giải phóng mặt bằng phải nhanh để ổn định cuộc sống”

Sửa đổi tiêu chí, tiêu chuẩn lựa chọn nhà thầu bảo đảm công khai, minh bạch

Kết luận cuộc họp kết thúc lúc 21h tối, Thủ tướng nhắc lại những ấn tượng về khí thế trên toàn quốc, với quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của toàn quân, toàn dân để hưởng ứng, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với mục tiêu phấn đấu tới 2025 có 3.000 km cao tốc và tới 2030 có ít nhất 5.000 km cao tốc.

Thủ tướng cho rằng, hai vấn đề quan trọng nhất với các dự án cao tốc là vốn và ý thức của toàn dân, chúng ta đã có, vấn đề là việc tổ chức thực hiện nhanh nhất, hiệu quả nhất, chuyển hóa quyết tâm chính trị rất cao thành hành động. “Trong gần 20 năm, chúng ta mới làm được khoảng 1.000 km cao tốc, nhưng chúng ta có cơ sở, điều kiện để thực hiện mục tiêu đã đề ra trong những năm tới”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, sự đồng thuận, hưởng ứng, vào cuộc tích cực của người dân.

Về một số vấn đề nổi lên qua khảo sát thực tế, Thủ tướng cho biết, người dân khẳng định “rất sẵn sàng nhường đất, nhưng giải phóng mặt bằng phải nhanh để ổn định cuộc sống”. Thủ tướng nhấn mạnh vai trò quan trọng của cấp ủy, chính quyền địa phương với công tác giải phóng mặt bằng-khâu có ý nghĩa quyết định tới tiến độ các dự án. Hiện giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 đã nhanh hơn so với giai đoạn 1, nhưng vẫn còn vướng mắc. Thủ tướng giao các cơ quan phối hợp chặt chẽ dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, khẩn trương giải quyết các vướng mắc, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Vấn đề thứ hai là nguyên vật liệu cho các dự án. Thủ tướng cho biết, một số dự án ở miền núi phía Bắc như tuyến Tuyên Quang-Phú Thọ về cơ bản có thể tự cân đối được nguyên vật liệu. Song với các dự án ở miền Trung, nguyên vật liệu là vấn đề cần giải quyết. Trong chuyến công tác cách đây 1 năm, Thủ tướng đã có chỉ đạo và sau đó Chính phủ đã có các nghị quyết về vấn đề này. Các cơ quan, địa phương cần rà soát lại, làm tốt hơn công việc này, nếu địa phương này không đủ nguyên vật liệu thì liên hệ với các địa phương khác để xử lý các vướng mắc, tạo thuận lợi cho nhà thầu.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm theo nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nguyên vật liệu cho các dự án, tinh thần là cắt giảm tối đa khâu trung gian, tránh đội giá, giảm thời gian, thủ tục, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp. Kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh việc cấp các mỏ nguyên vật liệu, xử lý nghiêm các sai phạm, không để tình trạng tài nguyên là của đất nước nhưng nhiều mỏ đất, đá… lại giao tư nhân quản lý và họ lợi dụng để “bắt chẹt”, nâng giá, gây khan hiếm nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới tiến độ dự án. “Đất nước này không thể chấp nhận việc đó, không để kiểu kinh doanh như vậy, trong lúc người dân tích cực hưởng ứng và rất trông đợi”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu với các dự án cao tốc nói chung cần tránh tình trạng chia quá nhỏ các gói thầu, có quá nhiều đơn vị thi công trên một tuyến đường, mất nhiều thời gian làm các thủ tục, khó kiểm soát tiến độ và chất lượng, dễ nảy sinh tiêu cực. Rút kinh nghiệm từ giai đoạn 1, Thủ tướng đã yêu cầu mỗi gói thầu trong giai đoạn 2 ít nhất phải khoảng 50 km. Từng cảnh báo vấn đề này cách đây 1 năm, ông đề nghị Bộ Công an vào cuộc để làm rõ, xử lý nghiêm các sai phạm nếu có.


Thủ tướng một lần nữa lưu ý việc triển khai các dự án cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể, không bám theo đường cũ hay khu dân cư, “qua sông bắc cầu, qua đồng đổ đất, qua núi khoét núi” - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với các đơn vị tư vấn, Thủ tướng yêu cầu tránh tình trạng “ăn xổi ở thì”, như cao tốc chỉ làm 2 làn đường, vừa làm xong đã phải làm lại, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; cao tốc ít nhất phải có 4 làn xe hoàn chỉnh với các nút giao, điểm dừng, làn dừng… nhân đây, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải xử lý ngay tình trạng mất vệ sinh môi trường ở các điểm dừng trên cao tốc Pháp Vân-Ninh Bình.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc thi công các dự án bảo đảm an toàn; tiến độ; chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh môi trường; không đội giá; không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực; quan tâm đời sống công nhân.

Thủ tướng một lần nữa lưu ý việc triển khai các dự án cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể, không bám theo đường cũ hay khu dân cư, “qua sông bắc cầu, qua đồng đổ đất, qua núi khoét núi”. Thủ tướng cho rằng, các dự án giai đoạn 2 đã cơ bản đáp ứng yêu cầu này, giảm được khâu giải phóng mặt bằng, hạn chế ảnh hưởng tới đời sống người dân, giảm chi phí, thời gian và tạo ra không gian phát triển mới.

Thủ tướng đề nghị công tác tái định cư phải nhanh, kịp thời, đúng chế độ, chính sách, quan tâm tới việc làm cho người dân, bảo đảm đời sống ở nơi ở mới phải bằng và phấn đấu cao hơn nơi ở cũ. Các địa phương, cơ quan tính toán các nút giao phù hợp, khai thác quỹ đất hiệu quả. Bộ Quốc phòng sớm đề xuất các giải pháp liên quan tới các công trình quốc phòng.

Các bộ, địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu… phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả; nhà thầu, nhà quản lý phải tạo thuận lợi cho nhau; làm việc nào dứt điểm việc đó.

Thủ tướng nhấn mạnh bài học kinh nghiệm về bám sát thực tiễn, giải quyết ngay các vướng mắc, khó khăn; những vấn đề đã có kinh nghiệm trong giai đoạn 1 thì phải sửa đổi, chấn chỉnh cho phù hợp.

Các cơ quan nghiên cứu sửa đổi quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết để lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu tốt, đủ năng lực, tâm huyết, nói là làm, tránh tình trạng nhà đầu tư, nhà thầu đã có công trình tốt trong thực tế nhưng lại không được tham gia các dự án với lý do không đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí, như vậy là tiêu chuẩn, tiêu chí có vấn đề. “Không cài cắm, lợi ích nhóm, làm sao để người làm được ngẩng cao đầu mà làm, công khai, minh bạch, không phải chạy vạy gì cả”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhắc lại thực tế là dự án Diễn Châu-Bãi Vọt rất khó khăn nhưng vẫn có thể huy động hợp tác công tư, nhiều dự án PPP triển khai nhanh hơn các dự án đầu tư công, Thủ tướng đề nghị tăng cường hợp tác công tư trên tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

“Điểm cân bằng, hài hòa lợi ích cụ thể như thế nào thì các bộ phải ngồi lại tính toán với các nhà đầu tư. Các địa phương cũng phải chủ động hơn, tránh tình trạng một nút giao chỉ khoảng 400-500 tỷ đồng nhưng tạo động lực phát triển mới cho địa phương, cũng trông chờ Trung ương”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Khắp nơi năm qua bao nhiêu công ty kinh doanh cùng chết sặc. Loay hoay đi vay nhưng không ai cho anh em xin vay thì cũng mặc. Hàng tồn hàng thừa không ai mua không có tiền để mà rồi đáo hạn. Bất động sản thì ngày càng chết nặng. Ngân hàng không cho vay. Doanh nhân lo âu kêu than kinh doanh sao đây mà không cho vay. Thu chi thì lỗ vậy mà giờ này lại bảo là không cho vay. Nợ ngày càng nhiều bán tháo cổ phiếu mà giờ lại không cho vay, giờ lại không cho vay. Ừ thì hi vọng, dẫu biết có khó khăn, vẫn cố vay, tìm tiền trả nợ. Tiền thì không còn, đã thế đất đóng băng, vay thì chết, không vay cũng chết. Doanh nhân ơi kinh doanh sao đây sao đây sao đây… Một năm kinh tế buồn, doanh nhân buồn, kinh doanh buồn mà tôi cũng buồn…

chào anh em năm mới! quyết liệt kiểu này sóng đtcong cầm cờ :tulip: FCN vừa trúng thêm 2 gói thầu bự, giá còn quá rẻ mạt… thêm vào danh mục theo dõi trong tuần đến; tiếp đến cổ đá KSB :tulip:

2 Likes

Sao ko múc bố KSB ông nội VLB là DRH

1 Likes

DRH giá dưới 10 do đợt giảm mạnh nên ái ngại… cho vào list theo dõi :joy::tulip:

1 Likes

mấy chị nầy ít phi.dấm dớ ngồi toàn hũ vàng đó. :laughing:

1 Likes

OK bro

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

1 Likes

(1) Tiến độ giải ngân đã có sự tăng tốc đáng kể từ Q3.2022:

  • Thủ tướng chính phủ và nhiều lãnh đạo cấp cao trực tiếp thúc đẩy tiến độ giải ngân và mạnh tay xử lý các nhà thầu/ cơ quan quản lý gây chậm tiến độ.
  • Giá nhiều loại vật liệu đã có sự hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2022.
  • Các tháng cuối năm thường là cao điểm triển khai xây dựng và giải ngân đầu tư công.

(2) Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 là 2,9 triệu tỷ đồng – cao hơn 44% so với chu kì đầu tư trước đó, giai đoạn 2016 - 2020. Giai đoạn 2023-2024 dự kiến sẽ là các năm trọng điểm giải ngân trong chu kì đầu tư với nhiều dự án quy mô lớn được triển khai nhờ:

  • Từ cuối năm 2022, nhiều dự án lớn tồn đọng từ chu kì đầu tư 2016 – 2020 đã dần hoàn thiện, tạo điều kiện cho việc bắt đầu triển khai các dự án thuộc chu kì đầu tư 2021-2025.
  • Sau kinh nghiệm từ các dự án trước đó, hoạt động giải phóng mặt bằng tại các dự án quan trọng (Sân bay Long Thành, cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2,…) được tách ra thành dự án độc lập, vì vậy có thể được triển khai trước khi các dự án chính được chấp thuận đầu tư và giúp đẩy nhanh tiến độ khởi công dự án.

(3) Các dự án Đầu tư công trọng điểm trong năm 2023

  • Dự án chuyển tiếp cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 (khởi công giai đoạn 2016 – 2020, đang tiếp tục hoàn thành)
  • Dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (12 dự án thành phần chia thành 25 gói thầu, bắt đầu khởi công tháng 1/2023)
  • Cảng hàng không sân bay quốc tế Long Thành (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư và trong năm 2023 sẽ tiến hành xây dựng đường băng và nhà ga)
  • Vành đai 3 (đã giải phóng mặt bằng được 95% và kỳ vọng đến giữa năm 2023 sẽ khởi công dự án này)

***** Thông tin về Dự án Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2:**

  • Dài 721 km, với tổng mức đầu tư 148 nghìn tỷ đồng gồm 12 dự án thành phần được chia làm 25 gói thầu đang thực hiện giải phóng mặt bằng,
  • Dự kiến khởi công đầu năm 2023 và thời gian dự kiến hoàn thành cơ bản là 2025 và đi vào khai thác là giai đoạn năm 2026 - 2027.
  • Dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 chính thức được khởi công trước 12/25 gói thầu vào ngày 1/1/2023 và sẽ triển khai thi công đồng loạt trước ngày 31/03/2023.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Tăng tốc thi công cao tốc Bắc Nam ngay sau Tết

Tăng tốc thi công cao tốc Bắc Nam ngay sau Tết.

Tiếp nối không khí thi công không nghỉ xuyên Tết Nguyên đán Quý Mão, ngay sau kỳ nghỉ Tết, trên công trường các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam, các Ban Quản lý dự án (BQLDA) giao thông, nhà thầu đã huy động tối đa nhân lực, máy móc thiết bị để khẩn trương tăng tốc thi công, đảm bảo tiến độ.

Tăng tốc ngay

Ghi nhận trên công trường dự án cao tốc thành phần Quốc lộ (QL) 45 - Nghi Sơn (1 trong 3 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn I 2017 - 2020 qua tỉnh Thanh Hóa), những ngày đầu năm mới Quý Mão, không khí thi công tại hiện trường khẩn trương. Các nhà thầu tập trung tối đa nguồn lực để đảm bảo tiến độ về đích vào tháng 8 năm nay. Tuyến cao tốc này dài 43,28 km do BQLDA 2 làm chủ đầu tư, khởi công từ tháng 7/2021.

Theo ông Cao Văn Hóa - Chỉ huy trưởng công trường gói thầu XL2 của dự án, những ngày đầu năm, các nhà thầu đã huy động 18 xe vận chuyển vật liệu, duy trì làm việc 3 ca 4 kíp, kịp thời đưa vào công trường các loại vật liệu và 16 máy ủi, máy san lấp, với gần 100 cán bộ, kỹ sư, tư vấn giám sát, công nhân, người lao động trài dài trên tuyến thi công…

Công trường thi công dự án cao tốc thành phần Diễn Châu - Bãi Vọt cũng rầm rập tiếng động cơ thiết bị san ủi, đào đường, khoan hầm… Tại công trường thi công hầm Thần Vũ, các nhà thầu đã ra quân đầu năm mới, với các mũi thi công ồ ạt để đảm bảo bù tiến độ đã chậm. Hiện nay, nhà thầu đã đào được 164/567 m ống hầm và đang bố trí hệ thống máy khoan, máy phun vẩy bê tông, cùng khoảng 20 đầu xe máy khác, hơn 50 công nhân thi công 24/24 giờ, cam kết thông hầm vào cuối năm 2023.

Tại dự án cao tốc thành phần khác như: Nghi Sơn - Diễn Châu, ngay sau Tết, Vân Phong - Nha Trang, Phan Thiết - Dầu Giây, Cần Thơ - Cà Mau… ngay từ ngày 27/1 (mồng 6 Tết), các nhà thầu đã bắt tay vào việc, đảm bảo trên công trường gần 100% quân số, máy móc, tổ chức khai xuân 3 ca, 4 kíp hàng ngày, với hàng trăm mũi thi công…

Bên cạnh đó, tại dự án cao tốc thành phần Chí Thạnh - Vân Phong qua tỉnh Phú Yên, Vạn Ninh - Cam Lộ qua tỉnh Quảng Trị… thuộc giai đoạn II 2021 - 2025, ngoài tập trung nhân lực, máy móc để thi công những hạng mục đầu tiên sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động lễ khởi công vào ngày đầu tiên của năm 2023, đại diện các nhà thầu đã tranh thủ có mặt bằng sạch đến đâu, thi công cuốn chiếu đến đó để đảm bảo tiến độ các dự án. Các địa phương có dự án đi qua cũng đã cam kết bổ sung đủ các mỏ vật liệu phục vụ thi công…

Tuy nhiên, theo đại diện các BQLDA và các nhà thầu, nỗi lo lớn nhất hiện nay của các dự án là tình trạng thiếu vật liệu trong giai đoạn tăng tốc. Đơn cử như tại dự án cao tốc thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết, theo ông Phạm Quốc Huy, Giám đốc Ban điều hành dự án, do thời gian thi công dự án kéo dài, các mỏ đất được cấp theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 60 và Nghị quyết 133 của Chính phủ đã hết hạn. Tính toán cho thấy, hạng mục đường gom, đường ngang tại dự án đang cần thêm khoảng 1 triệu m3 đất đắp để hoàn thành. Tỉnh Bình Thuận và Bộ GTVT đang báo cáo Chính phủ về việc tiếp tục gia hạn các mỏ vật liệu, dự án kỳ vọng chậm nhất đến giữa tháng 2/2023, đề xuất gia hạn khai thác mỏ vật liệu được chấp thuận để đảo bảo thi công…

Theo lãnh đạo Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT), khó khăn lớn nhất đối với các dự án cao tốc Bắc Nam hiện nay là hầu hết các mỏ cát sử dụng đều đã được các địa phương cấp phép và đang khai thác với công suất hạn chế, chưa đáp ứng tiến độ. Đối với khu vực dự án từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa, nếu được áp dụng cơ chế đặc thù theo các Nghị quyết của Chính phủ cũng khó đáp ứng nhu cầu. Bộ GTVT đã có văn bản kiến nghị Chính phủ có ý kiến với UBND các địa phương có dự án đi qua rà soát để nâng công suất các mỏ cát đang khai thác, sử dụng cho dự án.

Đảm bảo tiến độ giải ngân

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi kiểm tra các dự án cao tốc tại đồng bằng sông Cửu Long những ngày đầu năm mới 2023.

Đối với dự án Cần Thơ - Cà Mau dài gần 111 km, tổng mức đầu tư hơn 27.500 tỷ đồng, đi qua 5 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, do BQLDA Mỹ Thuận làm chủ đầu tư, tại hiện trường, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các nhà thầu bám sát công trường, vừa giải phóng mặt bằng, vừa thi công, kiểm soát, kiểm tra chặt tiến độ, chất lượng công trình, các vấn đề về môi trường và quan trọng nhất là tập trung, nỗ lực từ nay đến cuối năm triển khai giải ngân hết 6.000 tỷ vốn đầu tư công.

Tại dự án Cần Thơ - Hậu Giang, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ GTVT tiếp tục đôn đốc kiểm tra cùng với các địa phương, đơn vị tư vấn hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, thi công cuốn chiếu để đảm bảo giải ngân đúng tiến độ; đồng thời, nêu rõ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có hai nút thắt về hạ tầng và nhân lực, vì vậy, nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hạ tầng giao thông vận tải phải khẩn trương và chủ đầu tư, các nhà thầu phải cam kết về kết quả thi công về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, không đội vốn, xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Về vấn đề này, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, khởi công, thi công các dự án cao tốc chỉ là bước khởi đầu. Điều quan trọng là các dự án sau đó cần nhanh chóng hoàn tất các thủ tục giải ngân. Mỗi nhà thầu, doanh nghiệp, người lao động cần chung tay thực hiện nhanh nhất, tốt nhất, chất lượng nhất công việc trên công trường, không kể ngày đêm để hoàn thành khối lượng công việc đã ký kết. Với tinh thần “quyết chiến quyết thắng” cùng với phong trào thi đua của ngành GTVT, các BQLDA, chủ đầu tư sớm đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhằm đạt được mục tiêu Chính phủ đã đề ra, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2023 và từng bước hiện thực hóa đột phá chiến lược về phát triển cơ sở hạ tầng.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487