Sóng Nhớn Đầu Tư Công quá ngon - vào gấp

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Thủ tướng kiểm điểm tiến độ 10 tuyến cao tốc: Không ‘ăn xổi ở thì’, chia nhỏ các dự án

Tối 28/1, tại Nghệ An, ngay sau khi kiểm tra thực địa dự án cao tốc Bãi Vọt-Hàm Nghi ở Hà Tĩnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện 10 dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 1 (2017-2020) và giai đoạn 2 (2021-2025) từ Ninh Bình đến Quảng Trị, trong đó 1 dự án đã hoàn thành, 9 dự án đang triển khai.

Thủ tướng kiểm điểm tiến độ 10 tuyến cao tốc: Không 'ăn xổi ở thì', chia nhỏ các dự án
Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện 10 dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 1 (2017-2020) và giai đoạn 2 (2021-2025) từ Ninh Bình đến Quảng Trị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trước đó, trong ngày, Thủ tướng và đoàn công tác đã di chuyển trên quãng đường gần 500 km qua các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, kiểm tra thực địa các dự án cao tốc Mai Sơn–Quốc lộ 45, Diễn Châu–Bãi Vọt thuộc giai đoạn 1 và dự án Bãi Vọt–Hàm Nghi thuộc giai đoạn 2.

Thủ tướng kiểm điểm tiến độ 10 tuyến cao tốc: Không 'ăn xổi ở thì', chia nhỏ các dự án
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Quyết liệt lấy lại và thúc đẩy tiến độ các dự án

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông đoạn từ Ninh Bình đến Quảng Trị có tổng chiều dài là 480,5 km qua địa bàn các tỉnh Nam Định (5,2 km), Ninh Bình (24,5 km), Thanh Hóa (98,8 km), Nghệ An (87,9 km), Hà Tĩnh (107,14 km), Quảng Bình (124,41 km), Quảng Trị (32,53 km); được chia thành 10 dự án thành phần thuộc 02 giai đoạn. Quy mô đầu tư giai đoạn hoàn chỉnh 06 làn xe cao tốc, phân kỳ đầu tư 04 làn xe với bề rộng nền đường 17 m.

Trong đó, giai đoạn 1 (2017–2020) có tổng chiều dài là 221,2 km gồm 05 dự án thành phần (01 dự án đầu tư PPP và 04 dự án đầu tư công): Dự án Cao Bồ-Mai Sơn, Mai Sơn-Quốc lộ 45, Quốc lộ 45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu, Diễn Châu-Bãi Vọt.

Giai đoạn 2 (2021-2025) có tổng chiều dài là 259,3 km gồm 05 dự án thành phần đầu tư công qua địa bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị: Dự án Bãi Vọt-Hàm Nghi, Hàm Nghi-Vũng Áng, Vũng Áng-Bùng, Bùng-Vạn Ninh, Vạn Ninh-Cam Lộ.

Trong 05 dự án thành phần của giai đoạn 1, đoạn Cao Bồ-Mai Sơn (dài 15,2 km) đã hoàn thành vào đầu năm 2022; 04 dự án còn lại đang triển khai thi công, trong đó đoạn Mai Sơn- Quốc lộ 45 (dài 63,37 km) dự kiến hoàn thành ngày 30/4/2023; đoạn Quốc lộ 45-Nghi Sơn (dài 43,28 km) và đoạn Nghi Sơn-Diễn Châu (dài 50 km) hoàn thành vào quý III/2023; đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt (dài 49,3 km) hoàn thành vào Quý II/2024.

Cụ thể, đoạn Mai Sơn–Quốc lộ 45 gồm 05 gói thầu xây lắp; lũy kế sản lượng đến nay là 6.275,18/7.237,13 tỷ đồng (86,7% giá trị hợp đồng). Giải ngân xây lắp lũy kế đạt 6.159,01/7.237,14 tỷ đồng (85,1% giá trị hợp đồng).

Đoạn Quốc lộ 45-Nghi Sơn gồm 03 gói thầu xây lắp; lũy kế sản lượng đến nay là 1.828,225/3.117,31 tỷ đồng (58,65% giá trị hợp đồng). Giải ngân xây lắp lũy kế đạt 1.911,27/3.117,31 tỷ đồng (61,31% giá trị hợp đồng).

Đoạn Nghi Sơn-Diễn Châu gồm 04 gói thầu xây lắp; lũy kế sản lượng đến nay là 2.786,50/4.395,95 tỷ đồng (63,4% giá trị hợp đồng). Giải ngân xây lắp lũy kế đạt 2.848,10/4.395,95 tỷ đồng (64,8% giá trị hợp đồng).

Đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt (dự án PPP) gồm 04 gói thầu xây lắp; lũy kế sản lượng đến nay là 2.136,0/8.595,05 tỷ đồng (25,0% giá trị hợp đồng). Lũy kế giải ngân xây lắp đạt 1.751,87/8.595,05 tỷ đồng (20,38% giá trị hợp đồng).

Thủ tướng kiểm điểm tiến độ 10 tuyến cao tốc: Không 'ăn xổi ở thì', chia nhỏ các dự án
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, các dự án trước đây chậm tiến độ đến nay đã lấy lại được tiến độ, với chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và các giải pháp đồng bộ được các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp liên quan triển khai - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về các dự án thuộc giai đoạn 2, các địa phương đã bàn giao mặt bằng được 189,43/259,12 km đạt 73%, đủ điều kiện để các nhà thầu tổ chức thi công và đang tiếp tục thực hiện để bảo đảm bàn giao 100% diện tích mặt bằng vào quý II năm 2023. Các địa phương đang lập phê duyệt phương án di dời hạ tầng kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu thi công để di dời trong quý II năm 2023.

5 dự án giai đoạn 2 (từ Hà Tĩnh tới Quảng Trị) được chia thành 9 gói thầu xây lắp, trong đó 8/9 gói thầu đã ký kết hợp đồng xây lắp, còn lại 1 gói thầu thuộc dự án Vũng Áng-Bùng dự kiến sẽ ký hợp đồng ngày 06/02/2023.

Với các gói thầu đã ký kết hợp đồng, các nhà thầu đang lập kế hoạch triển khai, tổ chức khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công, huy động nhân sự, máy móc, thiết bị, xây dựng lán trại, hoàn thiện các thủ tục khai thác mỏ…. một số gói thầu đã tổ chức triển khai thi công (đường công vụ, đào bóc hữu cơ, chuẩn bị mặt bằng để lắp đặt trạm trộn).

Trong dịp Tết Quý Mão, các nhà thầu đã làm việc liên tục, thực hiện các công việc xây dựng văn phòng hiện trường, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, thi công triển khai các hạng mục đường công vụ, đào bóc hữu cơ, san nền,… tại các đoạn tuyến thuận lợi về địa hình.

Một vấn đề đặt ra tại các dự án giai đoạn 2 là vật liệu xây dựng. Các mỏ đều đáp ứng về trữ lượng, chất lượng để phục vụ 5 dự án nhưng về khả năng khai thác, cung ứng đối với vật liệu cát theo giấy phép khai thác như hiện nay chưa đáp ứng theo tiến độ thi công của các dự án. Do đó, cần được áp dụng cơ chế đặc thù để nâng công suất khai thác lớn hơn mới đáp ứng tiến độ dự án.

Để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì làm việc với Bộ Giao thông vận tải và có Thông báo số 167/TB-BTNMT ngày 25/11/2022, theo đó “Đối với các khu mỏ đất khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ Dự án thuộc các hạng mục của Dự án được phê duyệt theo quy định thì thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Đất đai, các địa phương sẽ tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định, kinh phí được sử dụng từ nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng của Dự án”. Tuy nhiên, các địa phương vẫn còn chưa rõ một số nội dung.

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, các dự án trước đây chậm tiến độ đến nay đã lấy lại được tiến độ, với chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và các giải pháp đồng bộ được các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp liên quan triển khai.

Với các dự án giai đoạn 1, Bộ trưởng nhấn mạnh vẫn phải hết sức quyết liệt thì mới giữ được tiến độ của tất cả các dự án. Theo đó, phải yêu cầu các nhà thầu duy trì tiến độ, 03 ca, 04 kíp thi công như thời gian vừa qua, không được rút bớt máy móc, thiết bị để triển khai các dự án mới; với các công trình chậm tiến độ, phải tăng ca, tăng kíp bù khối lượng đã bị chậm tiến độ.

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, đôn đốc và theo dõi nếu nhà thầu chuyển biến chậm, nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ chung dự án, kiên quyết điều chuyển khối lượng hoặc thay thế nhà thầu chậm tiến độ.

Thủ tướng kiểm điểm tiến độ 10 tuyến cao tốc: Không 'ăn xổi ở thì', chia nhỏ các dự án
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị báo cáo các vấn đề liên quan - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng với đó, khẩn trương xây dựng kế hoạch cung cấp và duy trì nguồn tài chính phục vụ thi công dự án đáp ứng tiến độ yêu cầu; nêu cao tinh thần phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành dự án…

Với các dự án giai đoạn 2, Bộ trưởng lưu ý việc giải quyết nguồn cung nguyên vật liệu cho các dự án, với vai trò rất quan trọng của các địa phương. Các nhà thầu phải tập trung tối đa nhân lực, thiết bị… để khẩn trương thi công ngay từ đầu; rút kinh nghiệm từ giai đoạn 1 về các vấn đề nguyên vật liệu, thời tiết; có vấn đề phát sinh phải kịp thời trao đổi với ban quản lý dự án để tháo gỡ…

Thủ tướng kiểm điểm tiến độ 10 tuyến cao tốc: Không 'ăn xổi ở thì', chia nhỏ các dự án
Thủ tướng cho biết, người dân khẳng định “rất sẵn sàng nhường đất, nhưng giải phóng mặt bằng phải nhanh để ổn định cuộc sống”

Sửa đổi tiêu chí, tiêu chuẩn lựa chọn nhà thầu bảo đảm công khai, minh bạch

Kết luận cuộc họp kết thúc lúc 21h tối, Thủ tướng nhắc lại những ấn tượng về khí thế trên toàn quốc, với quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của toàn quân, toàn dân để hưởng ứng, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với mục tiêu phấn đấu tới 2025 có 3.000 km cao tốc và tới 2030 có ít nhất 5.000 km cao tốc.

Thủ tướng cho rằng, hai vấn đề quan trọng nhất với các dự án cao tốc là vốn và ý thức của toàn dân, chúng ta đã có, vấn đề là việc tổ chức thực hiện nhanh nhất, hiệu quả nhất, chuyển hóa quyết tâm chính trị rất cao thành hành động. “Trong gần 20 năm, chúng ta mới làm được khoảng 1.000 km cao tốc, nhưng chúng ta có cơ sở, điều kiện để thực hiện mục tiêu đã đề ra trong những năm tới”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, sự đồng thuận, hưởng ứng, vào cuộc tích cực của người dân.

Về một số vấn đề nổi lên qua khảo sát thực tế, Thủ tướng cho biết, người dân khẳng định “rất sẵn sàng nhường đất, nhưng giải phóng mặt bằng phải nhanh để ổn định cuộc sống”. Thủ tướng nhấn mạnh vai trò quan trọng của cấp ủy, chính quyền địa phương với công tác giải phóng mặt bằng-khâu có ý nghĩa quyết định tới tiến độ các dự án. Hiện giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 đã nhanh hơn so với giai đoạn 1, nhưng vẫn còn vướng mắc. Thủ tướng giao các cơ quan phối hợp chặt chẽ dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, khẩn trương giải quyết các vướng mắc, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Vấn đề thứ hai là nguyên vật liệu cho các dự án. Thủ tướng cho biết, một số dự án ở miền núi phía Bắc như tuyến Tuyên Quang-Phú Thọ về cơ bản có thể tự cân đối được nguyên vật liệu. Song với các dự án ở miền Trung, nguyên vật liệu là vấn đề cần giải quyết. Trong chuyến công tác cách đây 1 năm, Thủ tướng đã có chỉ đạo và sau đó Chính phủ đã có các nghị quyết về vấn đề này. Các cơ quan, địa phương cần rà soát lại, làm tốt hơn công việc này, nếu địa phương này không đủ nguyên vật liệu thì liên hệ với các địa phương khác để xử lý các vướng mắc, tạo thuận lợi cho nhà thầu.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm theo nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nguyên vật liệu cho các dự án, tinh thần là cắt giảm tối đa khâu trung gian, tránh đội giá, giảm thời gian, thủ tục, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp. Kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh việc cấp các mỏ nguyên vật liệu, xử lý nghiêm các sai phạm, không để tình trạng tài nguyên là của đất nước nhưng nhiều mỏ đất, đá… lại giao tư nhân quản lý và họ lợi dụng để “bắt chẹt”, nâng giá, gây khan hiếm nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới tiến độ dự án. “Đất nước này không thể chấp nhận việc đó, không để kiểu kinh doanh như vậy, trong lúc người dân tích cực hưởng ứng và rất trông đợi”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu với các dự án cao tốc nói chung cần tránh tình trạng chia quá nhỏ các gói thầu, có quá nhiều đơn vị thi công trên một tuyến đường, mất nhiều thời gian làm các thủ tục, khó kiểm soát tiến độ và chất lượng, dễ nảy sinh tiêu cực. Rút kinh nghiệm từ giai đoạn 1, Thủ tướng đã yêu cầu mỗi gói thầu trong giai đoạn 2 ít nhất phải khoảng 50 km. Từng cảnh báo vấn đề này cách đây 1 năm, ông đề nghị Bộ Công an vào cuộc để làm rõ, xử lý nghiêm các sai phạm nếu có.


Thủ tướng một lần nữa lưu ý việc triển khai các dự án cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể, không bám theo đường cũ hay khu dân cư, “qua sông bắc cầu, qua đồng đổ đất, qua núi khoét núi” - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với các đơn vị tư vấn, Thủ tướng yêu cầu tránh tình trạng “ăn xổi ở thì”, như cao tốc chỉ làm 2 làn đường, vừa làm xong đã phải làm lại, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; cao tốc ít nhất phải có 4 làn xe hoàn chỉnh với các nút giao, điểm dừng, làn dừng… nhân đây, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải xử lý ngay tình trạng mất vệ sinh môi trường ở các điểm dừng trên cao tốc Pháp Vân-Ninh Bình.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc thi công các dự án bảo đảm an toàn; tiến độ; chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh môi trường; không đội giá; không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực; quan tâm đời sống công nhân.

Thủ tướng một lần nữa lưu ý việc triển khai các dự án cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể, không bám theo đường cũ hay khu dân cư, “qua sông bắc cầu, qua đồng đổ đất, qua núi khoét núi”. Thủ tướng cho rằng, các dự án giai đoạn 2 đã cơ bản đáp ứng yêu cầu này, giảm được khâu giải phóng mặt bằng, hạn chế ảnh hưởng tới đời sống người dân, giảm chi phí, thời gian và tạo ra không gian phát triển mới.

Thủ tướng đề nghị công tác tái định cư phải nhanh, kịp thời, đúng chế độ, chính sách, quan tâm tới việc làm cho người dân, bảo đảm đời sống ở nơi ở mới phải bằng và phấn đấu cao hơn nơi ở cũ. Các địa phương, cơ quan tính toán các nút giao phù hợp, khai thác quỹ đất hiệu quả. Bộ Quốc phòng sớm đề xuất các giải pháp liên quan tới các công trình quốc phòng.

Các bộ, địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu… phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả; nhà thầu, nhà quản lý phải tạo thuận lợi cho nhau; làm việc nào dứt điểm việc đó.

Thủ tướng nhấn mạnh bài học kinh nghiệm về bám sát thực tiễn, giải quyết ngay các vướng mắc, khó khăn; những vấn đề đã có kinh nghiệm trong giai đoạn 1 thì phải sửa đổi, chấn chỉnh cho phù hợp.

Các cơ quan nghiên cứu sửa đổi quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết để lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu tốt, đủ năng lực, tâm huyết, nói là làm, tránh tình trạng nhà đầu tư, nhà thầu đã có công trình tốt trong thực tế nhưng lại không được tham gia các dự án với lý do không đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí, như vậy là tiêu chuẩn, tiêu chí có vấn đề. “Không cài cắm, lợi ích nhóm, làm sao để người làm được ngẩng cao đầu mà làm, công khai, minh bạch, không phải chạy vạy gì cả”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhắc lại thực tế là dự án Diễn Châu-Bãi Vọt rất khó khăn nhưng vẫn có thể huy động hợp tác công tư, nhiều dự án PPP triển khai nhanh hơn các dự án đầu tư công, Thủ tướng đề nghị tăng cường hợp tác công tư trên tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

“Điểm cân bằng, hài hòa lợi ích cụ thể như thế nào thì các bộ phải ngồi lại tính toán với các nhà đầu tư. Các địa phương cũng phải chủ động hơn, tránh tình trạng một nút giao chỉ khoảng 400-500 tỷ đồng nhưng tạo động lực phát triển mới cho địa phương, cũng trông chờ Trung ương”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Khắp nơi năm qua bao nhiêu công ty kinh doanh cùng chết sặc. Loay hoay đi vay nhưng không ai cho anh em xin vay thì cũng mặc. Hàng tồn hàng thừa không ai mua không có tiền để mà rồi đáo hạn. Bất động sản thì ngày càng chết nặng. Ngân hàng không cho vay. Doanh nhân lo âu kêu than kinh doanh sao đây mà không cho vay. Thu chi thì lỗ vậy mà giờ này lại bảo là không cho vay. Nợ ngày càng nhiều bán tháo cổ phiếu mà giờ lại không cho vay, giờ lại không cho vay. Ừ thì hi vọng, dẫu biết có khó khăn, vẫn cố vay, tìm tiền trả nợ. Tiền thì không còn, đã thế đất đóng băng, vay thì chết, không vay cũng chết. Doanh nhân ơi kinh doanh sao đây sao đây sao đây… Một năm kinh tế buồn, doanh nhân buồn, kinh doanh buồn mà tôi cũng buồn…

chào anh em năm mới! quyết liệt kiểu này sóng đtcong cầm cờ :tulip: FCN vừa trúng thêm 2 gói thầu bự, giá còn quá rẻ mạt… thêm vào danh mục theo dõi trong tuần đến; tiếp đến cổ đá KSB :tulip:

2 Likes

Sao ko múc bố KSB ông nội VLB là DRH

1 Likes

DRH giá dưới 10 do đợt giảm mạnh nên ái ngại… cho vào list theo dõi :joy::tulip:

1 Likes

mấy chị nầy ít phi.dấm dớ ngồi toàn hũ vàng đó. :laughing:

1 Likes

OK bro

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

1 Likes

(1) Tiến độ giải ngân đã có sự tăng tốc đáng kể từ Q3.2022:

  • Thủ tướng chính phủ và nhiều lãnh đạo cấp cao trực tiếp thúc đẩy tiến độ giải ngân và mạnh tay xử lý các nhà thầu/ cơ quan quản lý gây chậm tiến độ.
  • Giá nhiều loại vật liệu đã có sự hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2022.
  • Các tháng cuối năm thường là cao điểm triển khai xây dựng và giải ngân đầu tư công.

(2) Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 là 2,9 triệu tỷ đồng – cao hơn 44% so với chu kì đầu tư trước đó, giai đoạn 2016 - 2020. Giai đoạn 2023-2024 dự kiến sẽ là các năm trọng điểm giải ngân trong chu kì đầu tư với nhiều dự án quy mô lớn được triển khai nhờ:

  • Từ cuối năm 2022, nhiều dự án lớn tồn đọng từ chu kì đầu tư 2016 – 2020 đã dần hoàn thiện, tạo điều kiện cho việc bắt đầu triển khai các dự án thuộc chu kì đầu tư 2021-2025.
  • Sau kinh nghiệm từ các dự án trước đó, hoạt động giải phóng mặt bằng tại các dự án quan trọng (Sân bay Long Thành, cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2,…) được tách ra thành dự án độc lập, vì vậy có thể được triển khai trước khi các dự án chính được chấp thuận đầu tư và giúp đẩy nhanh tiến độ khởi công dự án.

(3) Các dự án Đầu tư công trọng điểm trong năm 2023

  • Dự án chuyển tiếp cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 (khởi công giai đoạn 2016 – 2020, đang tiếp tục hoàn thành)
  • Dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (12 dự án thành phần chia thành 25 gói thầu, bắt đầu khởi công tháng 1/2023)
  • Cảng hàng không sân bay quốc tế Long Thành (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư và trong năm 2023 sẽ tiến hành xây dựng đường băng và nhà ga)
  • Vành đai 3 (đã giải phóng mặt bằng được 95% và kỳ vọng đến giữa năm 2023 sẽ khởi công dự án này)

***** Thông tin về Dự án Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2:**

  • Dài 721 km, với tổng mức đầu tư 148 nghìn tỷ đồng gồm 12 dự án thành phần được chia làm 25 gói thầu đang thực hiện giải phóng mặt bằng,
  • Dự kiến khởi công đầu năm 2023 và thời gian dự kiến hoàn thành cơ bản là 2025 và đi vào khai thác là giai đoạn năm 2026 - 2027.
  • Dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 chính thức được khởi công trước 12/25 gói thầu vào ngày 1/1/2023 và sẽ triển khai thi công đồng loạt trước ngày 31/03/2023.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Tăng tốc thi công cao tốc Bắc Nam ngay sau Tết

Tăng tốc thi công cao tốc Bắc Nam ngay sau Tết.

Tiếp nối không khí thi công không nghỉ xuyên Tết Nguyên đán Quý Mão, ngay sau kỳ nghỉ Tết, trên công trường các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam, các Ban Quản lý dự án (BQLDA) giao thông, nhà thầu đã huy động tối đa nhân lực, máy móc thiết bị để khẩn trương tăng tốc thi công, đảm bảo tiến độ.

Tăng tốc ngay

Ghi nhận trên công trường dự án cao tốc thành phần Quốc lộ (QL) 45 - Nghi Sơn (1 trong 3 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn I 2017 - 2020 qua tỉnh Thanh Hóa), những ngày đầu năm mới Quý Mão, không khí thi công tại hiện trường khẩn trương. Các nhà thầu tập trung tối đa nguồn lực để đảm bảo tiến độ về đích vào tháng 8 năm nay. Tuyến cao tốc này dài 43,28 km do BQLDA 2 làm chủ đầu tư, khởi công từ tháng 7/2021.

Theo ông Cao Văn Hóa - Chỉ huy trưởng công trường gói thầu XL2 của dự án, những ngày đầu năm, các nhà thầu đã huy động 18 xe vận chuyển vật liệu, duy trì làm việc 3 ca 4 kíp, kịp thời đưa vào công trường các loại vật liệu và 16 máy ủi, máy san lấp, với gần 100 cán bộ, kỹ sư, tư vấn giám sát, công nhân, người lao động trài dài trên tuyến thi công…

Công trường thi công dự án cao tốc thành phần Diễn Châu - Bãi Vọt cũng rầm rập tiếng động cơ thiết bị san ủi, đào đường, khoan hầm… Tại công trường thi công hầm Thần Vũ, các nhà thầu đã ra quân đầu năm mới, với các mũi thi công ồ ạt để đảm bảo bù tiến độ đã chậm. Hiện nay, nhà thầu đã đào được 164/567 m ống hầm và đang bố trí hệ thống máy khoan, máy phun vẩy bê tông, cùng khoảng 20 đầu xe máy khác, hơn 50 công nhân thi công 24/24 giờ, cam kết thông hầm vào cuối năm 2023.

Tại dự án cao tốc thành phần khác như: Nghi Sơn - Diễn Châu, ngay sau Tết, Vân Phong - Nha Trang, Phan Thiết - Dầu Giây, Cần Thơ - Cà Mau… ngay từ ngày 27/1 (mồng 6 Tết), các nhà thầu đã bắt tay vào việc, đảm bảo trên công trường gần 100% quân số, máy móc, tổ chức khai xuân 3 ca, 4 kíp hàng ngày, với hàng trăm mũi thi công…

Bên cạnh đó, tại dự án cao tốc thành phần Chí Thạnh - Vân Phong qua tỉnh Phú Yên, Vạn Ninh - Cam Lộ qua tỉnh Quảng Trị… thuộc giai đoạn II 2021 - 2025, ngoài tập trung nhân lực, máy móc để thi công những hạng mục đầu tiên sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động lễ khởi công vào ngày đầu tiên của năm 2023, đại diện các nhà thầu đã tranh thủ có mặt bằng sạch đến đâu, thi công cuốn chiếu đến đó để đảm bảo tiến độ các dự án. Các địa phương có dự án đi qua cũng đã cam kết bổ sung đủ các mỏ vật liệu phục vụ thi công…

Tuy nhiên, theo đại diện các BQLDA và các nhà thầu, nỗi lo lớn nhất hiện nay của các dự án là tình trạng thiếu vật liệu trong giai đoạn tăng tốc. Đơn cử như tại dự án cao tốc thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết, theo ông Phạm Quốc Huy, Giám đốc Ban điều hành dự án, do thời gian thi công dự án kéo dài, các mỏ đất được cấp theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 60 và Nghị quyết 133 của Chính phủ đã hết hạn. Tính toán cho thấy, hạng mục đường gom, đường ngang tại dự án đang cần thêm khoảng 1 triệu m3 đất đắp để hoàn thành. Tỉnh Bình Thuận và Bộ GTVT đang báo cáo Chính phủ về việc tiếp tục gia hạn các mỏ vật liệu, dự án kỳ vọng chậm nhất đến giữa tháng 2/2023, đề xuất gia hạn khai thác mỏ vật liệu được chấp thuận để đảo bảo thi công…

Theo lãnh đạo Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT), khó khăn lớn nhất đối với các dự án cao tốc Bắc Nam hiện nay là hầu hết các mỏ cát sử dụng đều đã được các địa phương cấp phép và đang khai thác với công suất hạn chế, chưa đáp ứng tiến độ. Đối với khu vực dự án từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa, nếu được áp dụng cơ chế đặc thù theo các Nghị quyết của Chính phủ cũng khó đáp ứng nhu cầu. Bộ GTVT đã có văn bản kiến nghị Chính phủ có ý kiến với UBND các địa phương có dự án đi qua rà soát để nâng công suất các mỏ cát đang khai thác, sử dụng cho dự án.

Đảm bảo tiến độ giải ngân

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi kiểm tra các dự án cao tốc tại đồng bằng sông Cửu Long những ngày đầu năm mới 2023.

Đối với dự án Cần Thơ - Cà Mau dài gần 111 km, tổng mức đầu tư hơn 27.500 tỷ đồng, đi qua 5 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, do BQLDA Mỹ Thuận làm chủ đầu tư, tại hiện trường, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các nhà thầu bám sát công trường, vừa giải phóng mặt bằng, vừa thi công, kiểm soát, kiểm tra chặt tiến độ, chất lượng công trình, các vấn đề về môi trường và quan trọng nhất là tập trung, nỗ lực từ nay đến cuối năm triển khai giải ngân hết 6.000 tỷ vốn đầu tư công.

Tại dự án Cần Thơ - Hậu Giang, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ GTVT tiếp tục đôn đốc kiểm tra cùng với các địa phương, đơn vị tư vấn hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, thi công cuốn chiếu để đảm bảo giải ngân đúng tiến độ; đồng thời, nêu rõ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có hai nút thắt về hạ tầng và nhân lực, vì vậy, nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hạ tầng giao thông vận tải phải khẩn trương và chủ đầu tư, các nhà thầu phải cam kết về kết quả thi công về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, không đội vốn, xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Về vấn đề này, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, khởi công, thi công các dự án cao tốc chỉ là bước khởi đầu. Điều quan trọng là các dự án sau đó cần nhanh chóng hoàn tất các thủ tục giải ngân. Mỗi nhà thầu, doanh nghiệp, người lao động cần chung tay thực hiện nhanh nhất, tốt nhất, chất lượng nhất công việc trên công trường, không kể ngày đêm để hoàn thành khối lượng công việc đã ký kết. Với tinh thần “quyết chiến quyết thắng” cùng với phong trào thi đua của ngành GTVT, các BQLDA, chủ đầu tư sớm đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhằm đạt được mục tiêu Chính phủ đã đề ra, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2023 và từng bước hiện thực hóa đột phá chiến lược về phát triển cơ sở hạ tầng.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Thủ tướng yêu cầu “làm bằng được” 544 km cao tốc tại đồng bằng Sông Cửu Long trong nhiệm kỳ này

Tiến Dũng -

Chiều 30/1, tại Cần Thơ, sau khi đi kiểm tra hiện trường, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các bộ, ngành, địa phương để kiểm điểm, đôn đốc tiến độ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án đường bộ cao tốc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, nhất là vấn đề nguồn vật liệu cát đắp cho các dự án…

Thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP

Đây là hoạt động cuối cùng trong chuyến công tác đầu Xuân mới Quý Mão của Thủ tướng nhằm kiểm tra, đôn đốc, thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông từ Nam ra Bắc với các loại hình vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không.

Trong buổi sáng, Thủ tướng đã tới kiểm tra công trường thi công cầu Mỹ Thuận 2 kết nối hai tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và Mỹ Thuận – Cần Thơ thuộc dự án tuyến cao tốc phía đông giai đoạn 2017-2020; kiểm tra dự án Cần Thơ - Hậu Giang thuộc dự án Cần Thơ – Cà Mau (tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025), thăm, tặng quà, chúc mừng năm mới cán bộ, công nhân tham gia dự án và người dân khu tái định cư.

NĂM 2026, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CÓ 554 KM ĐƯỜNG CAO TỐC

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021, khu vực đồng bằng Sông Cửu Long được quy hoạch 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.166 km với quy mô từ 4 đến 6 làn xe.

Sáu tuyến này gồm 3 tuyến trục dọc, 3 tuyến trục ngang. Trong đó, 3 tuyến cao tốc trục dọc với tổng chiều dài 575 km gồm cao tốc Bắc - Nam phía đông dài 245 km, cao tốc Bắc - Nam phía tây dài 180 km, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng dài 150 km.

Ba tuyến cao tốc trục ngang với chiều dài khoảng 591 km gồm cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 191 km, cao tốc Hà Tiên (Kiên Giang)- Rạch Giá - Bạc Liêu dài 212 km, cao tốc Hồng Ngự (Đồng Tháp) - Trà Vinh dài 188 km.

Toàn cảnh buổi làm việc - Ảnh: VGP.

Theo Bộ Giao thông vận tải, đến thời điểm hiện nay, đồng bằng Sông Cửu Long đã hoàn thành và đưa vào khai thác theo quy mô giai đoạn 1 (4 làn xe) với tổng chiều dài 171 km cao tốc, gồm đoạn Bến Lức – Trung Lương (40 km); Trung Lương – Mỹ Thuận (51 km); Cao Lãnh – Lộ Tẻ (29 km); Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (51 km), trong đó đoạn Cao Lãnh – Lộ Tẻ hiện tổ chức giao thông hỗn hợp, đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi sử dụng mặt đường láng nhựa để chờ lún, các tuyến này Bộ Giao thông vận tải đang tiếp tục đầu tư để khai thác theo quy mô cao tốc.

Còn 8 dự án đang thực hiện thi công và hoàn thiện các thủ tục đầu tư để triển khai bảo đảm cơ bản hoàn thành trong kỳ trung hạn giai đoạn 2021-2025, đưa vào khai thác toàn bộ các dự án trong năm 2026 với tổng chiều dài 463 km, tổng mức đầu tư khoảng 94.400 tỷ đồng.

Như vậy, đến năm 2026, khu vực đồng bằng Sông Cửu Long sẽ có khoảng 554 km đường cao tốc, các tuyến cao tốc còn lại sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2026-2030.

Theo các báo cáo và ý kiến tại cuộc làm việc, 2 vấn đề lớn nổi lên của các dự án cao tốc trong khu vực là nguyên vật liệu đắp nền đường và công tác giải phóng mặt bằng.Theo tính toán, vật liệu đá, đất đắp lề cơ bản đủ trữ lượng, chất lượng, công suất khai thác đáp ứng nhu cầu các dự án. Tuy nhiên, nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường của các dự án giai đoạn 2021-2025 là rất lớn, khoảng 47,81 triệu m3.

Các địa phương đã có kế hoạch bố trí đủ nguồn vật liệu đắp nền đối với các dự án do địa phương là cơ quan chủ quản. Riêng dự án thành phần đoạn từ thành phố Cần Thơ đến Cà Mau, tổng nhu cầu cát đắp nền khoảng 18,5 triệu m3 (phải thi công trong khoảng thời gian 18 tháng để chờ lún), hiện mới có tỉnh An Giang dự kiến cung cấp khoảng 1,1 triệu m3 cát từ nguồn tăng 50% công suất các mỏ đang khai thác.

Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long ưu tiên nguồn vật liệu cát cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông đoạn Cần Thơ – Cà Mau và hướng dẫn chủ đầu tư, nhà thầu thi công hoàn thiện các thủ tục mở mỏ trong tháng 2/2023 để có thể khai thác, cung cấp phục vụ thi công. Trước mắt, khi chưa hoàn tất các thủ tục khai thác các mỏ mới, chỉ đạo các sở, ngành liên quan của địa phương thực hiện thủ tục tăng 50% công suất các mỏ cát đang khai thác để cung cấp ngay cho dự án.

Công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau hiện cơ bản đáp ứng tiến độ theo yêu cầu của Chính phủ, nhưng vẫn còn những khó khăn, vướng mắc.

Ngoài ra, nền đất yếu tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long ảnh hưởng rất lớn tới các vấn đề kỹ thuật, thời gian, chi phí thi công.

GỠ NÚT THẮT HẠ TẦNG CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các Đại hội Đảng toàn quốc gần đây đã xác định phát triển hạ tầng là một trong 3 đột phá chiến lược. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt mục tiêu phấn đấu tới 2025 có 3.000 km cao tốc và tới 2030 có ít nhất 5.000 km cao tốc.

Trong nhiệm kỳ này, đến nay, Chính phủ đã bố trí được khoảng 480.000 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước cho phát triển hạ tầng giao thông, cao gấp 3 lần so với nhiệm kỳ trước, từ nhiều nguồn gồm đầu tư công, chương trình phục hồi và phát triển, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; đồng thời huy động các nguồn lực xã hội.

Thủ tướng nhấn mạnh, đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, chiến lược, giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng; là vùng đất rất trù phú, giàu tiềm năng, nhưng cũng là khu vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu trên cả nước. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 13 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chính phủ đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và phê duyệt quy hoạch vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Nêu rõ đồng bằng Sông Cửu Long có 2 “nút thắt” phát triển về hạ tầng và nhân lực, Thủ tướng cho biết chúng ta dành nguồn lực tương đối lớn cho hệ thống đường cao tốc và các loại hình giao thông khác tại đồng bằng Sông Cửu Long, quyết tâm trong nhiệm kỳ này làm thay đổi hệ thống giao thông tại miền Tây, nhất là hệ thống đường cao tốc, cảng biển, đường thủy nội địa. Thủ tướng cũng cho biết ý tưởng phát triển tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, trong đó dự kiến sẽ làm trước đoạn Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ.

Do hạn chế về hạ tầng, chi phí logistics cho hàng hóa, nông sản khu vực đồng bằng Sông Cửu Long tăng cao. Việc phát triển hạ tầng giao thông, trong đó có các tuyến cao tốc sẽ giúp vận chuyển hàng hóa, con người, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa, nông sản, giúp người nông dân thoát nghèo và làm giàu; mở ra không gian phát triển mới, các khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ; tạo công ăn việc làm để người dân được học tập, làm việc theo tinh thần “ly nông bất ly hương”.

“Từ tầm quan trọng như vậy, chúng ta không bàn lùi, không chần chừ, không do dự, phải làm bằng được, đạt kết quả cụ thể, cân đong đo đếm được. Quan điểm chỉ đạo là tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó, làm càng sớm càng có lợi”, người đứng đầu Chính phủ phát biểu.

Thủ tướng biểu dương Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan liên quan, các địa phương vùng đồng bằng Sông Cửu Long đã nỗ lực, huy động tối đa điều kiện có thể để chuẩn bị đầu tư các dự án cao tốc và đến thời điểm này chúng ta có thể hài lòng với công tác chuẩn bị, trong đó có khâu giải phóng mặt bằng.

Thủ tướng lưu ý, với việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền/chủ đầu từ các dự án cao tốc, cùng với phân bổ nguồn lực phù hợp, các địa phương phải nâng cao năng lực cán bộ thực thi. Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tổ chức hội nghị với các địa phương để trao đổi kinh nghiệm. “Bác Hồ đã nói: Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên. Không lẽ tỉnh khác làm được mà tỉnh mình không làm được?”, Thủ tướng đặt vấn đề.

Về lãnh đạo, chỉ đạo, Bộ Giao thông vận tải phân công một thứ trưởng phụ trách các dự án trong khu vực để phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư khẩn trương, chất lượng, khoa học, chặt chẽ, đúng quy định, sát thực tế, bảo đảm yêu cầu. Thủ tướng yêu cầu chậm nhất phải hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2023 để khởi công đồng loạt các dự án còn lại. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về chỉ định thầu theo tinh thần vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội; đồng thời sửa đổi tiêu chí, tiêu chuẩn lựa chọn nhà thầu bảo đảm công khai, minh bạch.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các bộ, ngành, địa phương để kiểm điểm, đôn đốc tiến độ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án đường bộ cao tốc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long - Ảnh: VGP.

Khẳng định công tác giải phóng mặt bằng có ý nghĩa quyết định tới tiến độ các dự án, nhưng cũng là vấn đề nan giải nhất với các dự án hạ tầng chiến lược, Thủ tướng đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng ban chỉ đạo về giải phóng mặt bằng, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tập trung giải phóng mặt bằng, nhanh chóng ổn định cuộc sống người dân bị ảnh hưởng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để “thông” tư tưởng người dân, nếu còn vướng mắc thì đối thoại, không để mất trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt, cần quan tâm sinh kế người dân, hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, cây xanh… tại các khu tái định, bảo đảm nơi ở mới của người dân tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ và nhân cơ hội này tiến hành tái cơ cấu các khu dân cư ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Thủ tướng yêu cầu các thủ tục lựa chọn nhà thầu phải tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, không chia nhỏ các gói thầu, chống lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Các cơ quan tư vấn phải làm đúng quy trình, quy định, với tư duy đổi mới, tầm nhìn dài hạn, tinh thần là tập trung nguồn lực để làm cao tốc ra cao tốc, làm tới đâu dứt điểm tới đó, tránh vừa làm xong đã phải làm lại dẫn tới lãng phí nguồn lực, thời gian.

Thủ tướng yêu cầu các bên liên quan giải quyết nhanh các vướng mắc liên quan để tạo thuận lợi nhất cho nhà thầu tập trung nhân lực, phương tiện, tổ chức công việc khoa học, triển khai các dự án bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, không đội vốn bất hợp lý, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đồng thời quan tâm đời sống công nhân, không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ nhân lực.

Thủ tướng cũng yêu cầu thực hiện nghiêm theo nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nguyên vật liệu cho các dự án, tinh thần là cắt giảm tối đa khâu trung gian, tránh đội giá, giảm thời gian, thủ tục, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp.

“Cần kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh việc cấp các mỏ nguyên vật liệu, xử lý nghiêm các sai phạm, không để tình trạng tài nguyên là của đất nước, của nhân dân nhưng nhiều mỏ đất, đá… lại giao tư nhân quản lý và họ lợi dụng để “bắt chẹt”, nâng giá, gây khan hiếm nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới tiến độ dự án”, Thủ tướng nêu rõ.

Các địa phương tăng cường phối hợp, nếu địa phương nào không đủ nguyên vật liệu thì liên hệ với các địa phương khác để xử lý; Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các địa phương trong thứ tự ưu tiên cho các dự án. Các bộ khẩn trương nghiên cứu, đánh giá, thí điểm việc dùng cát biển cho các dự án cao tốc trên cơ sở khoa học

Các dự án cao tốc đang được triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ; các địa phương cần khẩn trương xây dựng các dự án xây dựng các tuyến kết nối, trình cấp có thẩm quyền quyết định và nhanh chóng triển khai. Thủ tướng cũng yêu cầu xây dựng các nút giao phù hợp để khai thác tốt nhất quỹ đất và không gian phát triển mới do các tuyến cao tốc tạo ra.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn, dứt khoát không để thiếu vốn với những dự án đã được phê duyệt.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phối hợp chặt chẽ dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, khẩn trương triển khai các công việc, giải quyết các vướng mắc, tránh thủ tục, giấy tờ không cần thiết, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

ĐẦU TƯ CÔNG - CÂU CHUYỆN CHO NĂM 2023

I. CHỦ ĐỀ ĐẦU TƯ NĂM 2023:

  • Trong cơ cấu của GDP ở Việt Nam, Đầu tư công luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Nghị quyết số 29/2021/QH15 vừa được ban hành nêu rõ tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 2021 - 2025 khoảng32 - 34% GDP.
  • Năm 2023, các động lực tăng trưởng kinh tế như xuất khẩu và tiêu dùng có thể chững lại khi kinh tế các nước đối tác suy thoái và tiêu dùng trong nước khó tăng mạnh như năm trước. Giải ngân đầu tư công được kỳ vọng trở thành trụ cột mới cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới nhờ tính dẫn dắt và lan tỏa trên nhiều nhóm ngành.
  • Trong năm 2023, Chính phủ nâng tổng vốn đầu tư công lên 700 nghìn tỷ đồng (tăng 25% so với kế hoạch 2022). Số vốn này đã bao gồm vốn cho các dự án trong Chương trình phục hồi và phát tiển kinh tế xã hội.
  • Nhờ việc quy hoạch thúc đẩy đầu tư công mạnh như vậy, thì sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới trong 2023.

II. CÁC NHÓM NGÀNH HƯỞNG LỢI CHÍNH:

1. VẬT LIỆU XÂY DỰNG:

VLXD có thể chia thành các nhóm Cổ phiếu sau:

  • Ngành Thép: HPG HSG NKG SMC.
  • Xi măng: HT1 BCC.
  • Đá, cát: KSB CTI DHA C32.
  • Nhựa: BMP NTP.
  • Nhựa đường: PLC.

2. NHÓM NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN:

Hưởng lợi từ Đầu tư công còn bao gồm các Cổ phiếu nhóm ngành Bất Động sản và Bất Động sản Khu Công nghiệp. Với việc các công trình hạ tầng được xây dựng xuyên suốt Việt Nam, những Doanh nghiệp có đất đai và tài sản xung quanh các đường cao tốc sẽ được hưởng lợi lớn.

  • BĐS Dân cư: NLG, VHM,NVL, PDR.
  • BĐS KCN: KBC, GVR, VGC, IDC, PHR, BCM.

3. NHÓM THI CÔNG:

Hưởng lợi lớn và trực tiếp nhất, sẽ là các Cổ phiếu nhóm Thi công, bao gồm Xây dựng hạ tầng, xây dựng thương mại, Điện… Tuy nhiên, chưa có quá nhiều các thông tin chính thức liên quan đến các dự án. Do vậy, Nhà Đầu tư cần liên tục theo dõi và cập nhật:

  • Xây dựng hạ tầng: C4G VCG FCN CTI LCG HUT.
  • Xây dựng thương mại: CTD HBC.
  • ETC, Giao thông thông minh: ELC ITD.
  • Điện: GEG PC1 HDG.
    Mở tài khoản chứng khoán:
    Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
    Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
    Có hàng T0
    Tel: 0912107487

LCG chất trần kiểu này mất khách quá.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Vẫn là CÔNG thôi.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Nhiều dự án trọng điểm, cấp bách năm 2023 được ưu tiên giao vốn

Năm 2023, ráo riết giải ngân nguồn vốn kỷ lục, Bộ Giao thông vận tải sẽ phấn đấu hoàn thành 7 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1, cùng cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Luồng sông Hậu giai đoạn 2… Những nhà thầu kém, tập thể, cá nhân ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình sẽ bị xử nghiêm…

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu giải ngân tối đa 94.161 tỷ đồng nguồn vốn kế hoạch được giao năm 2023.

Trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, Bộ Giao thông vận tải nêu rõ mục tiêu giải ngân tối đa 94.161 tỷ đồng nguồn vốn kế hoạch được giao năm 2023, phấn đấu đạt mục tiêu theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 3/12/2022 về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023.

PHẤN ĐẤU GIẢI NGÂN TỐI ĐA VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị thuộc bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để tham mưu chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao của ngành giao thông vận tải.

Về công tác quản lý đầu tư xây dựng; khai thác kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ Giao thông vận tải giao Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Cục đường cao tốc Việt Nam trong việc tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, các dự án thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, nhất là đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

Các đơn vị cũng cần đẩy nhanh tiến độ các dự án đường cao tốc như: Chợ Mới - Bắc Kạn, Hòa Liên Túy Loan; các dự án nối thông đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn và Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận; các tuyến luồng hàng hải vào cảng Cái Mép - Thị Vải, Nam Nghi Sơn.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các địa phương để thúc đẩy nhanh tiến độ các dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội, các dự án cao tốc như tuyến Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, Dầu Giây - Liên Khương, Đắk Nông - Bình Phước, Nam Định - Ninh Bình Thái Bình - Hải Phòng, Lạng Sơn - Cao Bằng, Hòa Bình - Mộc Châu, Hà Giang Tuyên Quang và các dự án đường sắt đô thị.

“Phấn đấu hoàn thành trong năm 2023 một số dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia về giao thông như: các dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 (Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, Cầu Mỹ Thuận 2, Nha Trang - Cam Lâm), cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Luồng sông Hậu giai đoạn 2, tuyến đường thủy Kênh Chợ Gạo giai đoạn 2…”, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu.

Bộ Giao thông vận tải cũng giao Vụ Kế hoạch - Đầu tư tiếp tục hoàn thiện thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới trong kỳ trung hạn 2021-2025.

“Công tác giải ngân phải xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án ngay từ đầu năm, tập trung ưu tiên cho các dự án trọng điểm, cấp bách, các dự án hoàn thành năm 2023”, Bộ Giao thông vận tải lưu ý.

Các đơn vị cần kịp thời điều hòa, điều chỉnh từ các dự án giải ngân chậm, các dự án không có nhu cầu giải ngân sang các dự án giải ngân nhanh, có nhu cầu giải ngân.

“Người đứng đầu các đơn vị, chủ đầu tư nâng cấp trách nhiệm trong công tác giải ngân; thường xuyên tổ chức hội nghị giao ban để thúc đẩy giải ngân, xử lý các vướng mắc ảnh hưởng tới tiến độ”, Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh.

Cùng với đó, tăng cường huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư; tiếp tục huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; đẩy mạnh huy động đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Tiếp tục nghiên cứu phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm; nghiên cứu, nâng cấp mở rộng một số sân bay lưỡng dụng theo phương thức PPP…

Giao nhiệm vụ cho Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Bộ Giao thông vận tải đề nghị cục tiếp tục hoàn thiện thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế dự toán để khởi công các dự án theo kế hoạch trong kỳ trung hạn 2021-2025. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong tổ chức thực hiện, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu, biến động giá nhiên liệu, vật liệu.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình, xử lý kịp thời những tồn tại về chất lượng, sự cố công trình.

“Nghiêm khắc xử lý trách nhiệm của những tập thể, cá nhân có liên quan; chấn chỉnh, nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn thiết kế, giám sát; loại bỏ ngay các nhà thầu có năng lực yếu kém ra khỏi các dự án của ngành”, Bộ Giao thông vận tải lưu ý.

Ngoài ra, đẩy mạnh công tác rà soát, xây dựng, điều chỉnh định mức chuyên ngành và thí điểm áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong thiết kế, quản lý, giám sát thi công các dự án trọng điểm.

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO BẢO TRÌ, ĐIỀU CHỈNH PHÍ BOT THEO LỘ TRÌNH

Cũng trong năm 2023, công tác quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông được chú trọng.

Bộ Giao thông vận tải giao Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông tiếp tục rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, đề án, hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình quản lý và các quy định pháp luật về khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông làm cơ sở tổ chức thi công xây dựng, bảo dưỡng, sửa chữa, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ bảo trì.

Tiếp tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phân cấp, phân quyền trong quản lý khai thác kết cấu hạ tầng giao thông theo chỉ đạo tại Nghị quyết 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.

Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước để bảo đảm chất lượng công trình.

“Tổ chức nghiên cứu, phổ biến tài liệu về khoa học công nghệ trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới trong lĩnh vực bảo trì”, Bộ Giao thông vận tải đề nghị.

Còn Cục đường cao tốc Việt Nam chủ trì, báo cáo cấp có thẩm quyền thông qua giải pháp xử lý các khó khăn, bất cập dự án BOT giao thông trên nguyên tắc bảo đảm, hài hòa lợi ích giữa các bên Nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng; thực hiện điều chỉnh mức phí theo lộ trình của hợp đồng tại các trạm thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

1 Likes

Đầu tư công quá khỏe.

thê họp hành ko kq gì à

ĐẦU TƯ CÔNG- CÂU CHUYỆN ĐẦU TƯ NĂM 2023

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng vốn trên 700.000 tỉ đồng, tăng khoảng 25% (khoảng 140.000 tỉ đồng) so với kế hoạch năm 2022👉Cho thấy quyết tâm lớn của chính phủ thúc đẩy dự án đầu tư công trong năm nay. Tuy nhiên, không phải cổ phiếu đầu tư công nào cũng hưởng lợi. Cần theo dõi báo cáo kết quả kinh doanh quý 1.2023 để chọn lọc cổ phiếu tốt nhất.

Tham khảo báo cáo ngành đầu tư đầu tư công của BSC và VND theo dõi chuỗi giá ngành đầu tư công, từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thiện vận hành thì mất ít nhất 4 năm.

✅**Giao đoạn chuẩn bị(**3-6 tháng): Những DN trúng thầu sẽ hưởng lợi về thông tin dẫn đến thúc đẩy giá cổ phiếu tăng=> Mẫn đánh giá đây là sóng TIN ĐỒN nên giá cổ phiếu tăng mạnh và cũng giảm mạnh trong giai đoạn này. Cổ phiếu tăng giá ảo so với giá trị thực.

✅Giai đoạn Thi công: Giai đoạn mạnh tay giải ngân cổ phiếu

🔹6-9 tháng đầu tập trung nhóm cổ phiếu : Đá xây dựng(KSB), nhà thầu thi công ( VCG, LCG, C4G, DPG)

🔹12-15 tháng sau: tập trung nhóm thép(HPG, HSG), nhựa đường( PLC), xây lắp điện( PC1), xi măng( HT1)

✅Giai đoạn hoàn thành: Hưởng lợi gián tiếp: BDS Khu công công nghiệp, BDS dân cư, thu phí tự động( CII).

👉👉 Trong năm 2022-2023 dự kiến hoàn thành : dự án Cầu Mỹ Thuận 2(DPG tham gia thi công) , Nghi Sơn- Diễm Châu(VCG, HHV, C4G Tham gia thi công), Quốc lộ 45- Nghi Sơn( VCG, LCG tham gia Thi công), Cam Lâm- Vĩnh Hảo( HHV thi công), Diễm Châu- Bãi Vọt( C4G), sân bay Long Thành(KSB…)

👉👉Tóm tắt lại, nhóm cp đầu tư công hưởng lợi dự án cuối năm 2022 -2023: VCG, C4G, HHV, LCG, KSB, DPG và PLC.

Công vẫn khỏe kinh.

Toác