Sóng Nhớn Đầu Tư Công quá ngon - vào gấp

Thủ tướng: Năm nay phải giải ngân ít nhất 95% vốn đầu tư công

Đầu tư công là động lực phát triển nên Thủ tướng yêu cầu giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn, tức hơn 676.000 tỷ đồng trong năm 2023.

Sáng 21/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng nhìn nhận, thúc đẩy đầu tư công là “nguồn lực, động lực phát triển” trong bối cảnh thế giới khó đoán định, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế chuyển đổi, nội tại nhiều khó khăn.

Năm nay, kế hoạch vốn ngân sách được Quốc hội giao gần 711.700 tỷ đồng, tăng hơn 130.000 tỷ so với 2022 và 250.000 tỷ đồng so với 2021. Thủ tướng nêu mục tiêu giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn, tức hơn 676.000 tỷ đồng.

Hiện hơn 707.044 tỷ đồng kế hoạch vốn đã được phân giao, bằng toàn bộ số vốn được Quốc hội phân bổ chi tiết cho từng bộ, cơ quan trung ương, địa phương.

Đến 17/2, số vốn các bộ, ngành và địa phương được phân bổ, giao kế hoạch chi tiết danh mục dự án trên 595.616 tỷ đồng. Còn lại hơn 117.313 tỷ đồng vốn ngân sách chưa được phân bổ chi tiết.

Năm nay cũng là năm phải giải ngân toàn bộ số vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

“Khối lượng vốn lớn, yêu cầu cao hơn, nếu không có giải pháp phù hợp từ ngày đầu, tháng đầu thì giải ngân sẽ chậm. Dự án đầu tư kéo dài gây lãng phí, đội vốn, ảnh hưởng tới nguồn lực và động lực phát triển”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến thúc đẩy phân bổ, giai ngân vốn đầu tư công và chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, ngày 21/2. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến thúc đẩy phân bổ, giai ngân vốn đầu tư công và chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, ngày 21/2. Ảnh: VGP

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, năm nay thuận lợi hơn so với hai năm trước do hầu hết dự án lớn đầu tư công đã hoàn thiện thủ tục, giao đủ vốn trong kế hoạch trung hạn 2021 - 2025.

Nhưng tình hình cũng khó khăn hơn khi khối lượng công việc nhiều, quy mô vốn công tăng khoảng 23% (tương đương 130.000 tỷ đồng) so với kế hoạch 2022 và 250.000 tỷ đồng so với 2021. Các yếu tố như giá nguyên, nhiên vật liệu biến động khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư xây dựng, thi công của các nhà thầu.

Ngoài gỡ vướng giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư dự án, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề nghị đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương để thúc giải ngân vốn công.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đồng tình và nêu thực tế, hiện một dự án “thông đầu này thì bị chặn ở các đầu khác” như nghẽn về đất đai, môi trường, trong khi chậm 1-2 tháng thì không thể thực hiện đồng thời được.

“Mong Thủ tướng cho rà soát lại, phân cấp, ủy quyền mạnh về việc này để giảm tình trạng phải ngồi đôn đốc nhau như thế này”, lãnh đạo Hà Nội đề nghị.

Đến hết tháng 1, Hà Nội giải ngân được hơn 45.000 tỷ đồng, đạt gần 88% kế hoạch vốn công năm 2022 và theo ông Thanh đánh giá là “nỗ lực rất lớn”. Với số vốn được giao năm nay, đến cuối tháng 2, thành phố giải ngân hơn 3.600 tỷ đồng, khoảng 5,5%.

Ông Thanh cũng chỉ ra, hiện nhiều địa phương đang vướng quy định tại Luật Đầu tư công, là phải có đủ vốn mới được xây dựng kế hoạch đầu tư. Vì vậy, ông kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo, gỡ vướng nội dung này.

TP HCM - đầu tàu kinh tế phía Nam - năm nay được giao hơn 70.000 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm ngoái. Trong đó 16.500 tỷ đồng vốn của Trung ương, còn lại phần lớn là vốn của địa phương.

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi thông tin, thành phố đã phân bổ hết số vốn cho các các dự án dùng ngân sách trung ương, còn một số hồ sơ dự án dùng vốn địa phương chưa hoàn thiện, khoảng 26.000 tỷ đồng, nên đến cuối tháng 3 mới phân bổ xong.

Ông Mãi cho biết thành phố sẽ khắc phục những hạn chế trong năm 2022 để đảm bảo tiến độ giải ngân năm nay. Cụ thể, TP HCM sẽ đẩy nhanh hoàn thiện hồ sơ thủ tục dự án, phân bổ vốn; giải phóng mặt bằng, nâng chất lượng phối hợp giữa các cơ quan, giám sát tiến độ chủ đầu tư.

“Thành phố sẽ đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, đảm bảo cho các dự án có mặt bằg sạch trong nửa đầu năm nay”, ông Mãi nói.

Chẳng hạn, với dự án đường Vành đai 3, Chủ tịch TP HCM cho hay, đến 15/6 sẽ bàn giao 80% mặt bằng dự án cho nhà đầu tư để kịp khởi công trong tháng 6. Mặt bằng sạch toàn bộ dự án này sẽ được thành phố bàn giao cho nhà đầu tư vào tháng 11 tới.

Chủ tịch TP HCM kỳ vọng, dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017 về một số cơ chế đặc thù cho TP HCM được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp tháng 5 tới, sẽ tác động lớn đến thúc đẩy vốn công, thu hút vốn đầu tư xã hội khác.

Tin ra là chỉnh

Đến hết ngày 17/2/2023, vẫn còn hơn 117.000 tỷ đồng vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 chưa được các bộ, cơ quan trung ương, địa phương phân bổ chi tiết.

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết ngày 17/2/2023, vẫn còn 117.313 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước còn lại các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chưa phân bổ chi tiết cho danh mục nhiệm vụ, dự án, bằng 15,8% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, vốn ngân sách trung ương là 63.697 tỷ đồng, vốn cân đối ngân sách địa phương là 53.615 tỷ đồng.

Lý giải nguyên nhân, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết do công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị giao kế hoạch hàng năm của nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương còn thiếu chủ động và chậm trễ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, có 33 bộ, cơ quan trung ương và 55 địa phương chưa phân bổ chi tiết 100% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương; trong đó có Bộ Y tế, Kiểm toán Nhà nước, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam chưa thực hiện phân bổ (0%) kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023.

19 địa phương chưa phân bổ chi tiết 100% kế hoạch vốn ngân sách địa phương; trong đó có 4 địa phương là Lạng Sơn, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk chưa thực hiện phân bổ (0%) chi tiết kế hoạch vốn ngân sách địa phương năm 2023 trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công theo đúng quy định.

Đối với ngân sách trung ương, một số dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư (trong đó chủ yếu là các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội); dự án quá thời gian bố trí vốn, dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài chưa hoàn thành thủ tục ký hiệp định vay, chưa được ký thỏa thuận vay với nhà tài trợ hoặc đang lấy ý kiến nhà tài trợ để hoàn thiện thủ tục sử dụng vốn dự…

Với vốn ngân sách địa phương, các dự án dự kiến khởi công mới năm 2023 chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, nguồn chi đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất chưa giao hết do vướng mắc liên quan đến đất đai, địa chính…

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về cơ bản các bộ, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực triển khai giao kế hoạch đáp ứng yêu cầu dự án có thể giải ngân từ đầu năm…; cơ bản bố trí vốn theo các nguyên tắc, tiêu chí quy định.

Dù vậy 56 bộ, cơ quan trung ương, địa phương vẫn còn tình trạng phân bổ vốn cho dự án bố trí vốn quá thời gian quy định, phân bổ cho một số dự án chưa đủ điều kiện giải ngân như dự án khởi công mới chưa có quyết định đầu tư; dự án chuẩn bị đầu tư chưa có quyết định phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư. Với những trường hợp này, Bộ đã có văn bản đề nghị điều chỉnh lại phương án phân bổ.

Để đẩy nhanh tiến độ phân bổ nguồn vốn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2023 được giao; bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm…

Công vẫn khỏe kinh.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Tuyên bố lãi ngân hàng 6,5%/năm thì Hoa Sen không vay, xuống 6,2% mới vay, ông Lê Phước Vũ: "Xưa các anh ăn tôi thì nay tôi ăn lại"

![Tuyên bố lãi ngân hàng 6,5%/năm thì Hoa Sen không vay, xuống 6,2% mới vay, ông Lê Phước Vũ: “Xưa các anh ăn tôi thì nay tôi ăn lại”](https://cafefcdn.com/thumb_w/650/203337114487263232/2023/3/10/photo1678419879336-16784198794532090820151.jpg “Tuyên bố lãi ngân hàng 6,5%/năm thì Hoa Sen không vay, xuống 6,2% mới vay, ông Lê Phước Vũ: “Xưa các anh ăn tôi thì nay tôi ăn lại””)

Tại ĐHCĐ thường niên, ông Lê Phước Vũ cho biết Hoa Sen dự kiến IPO mảng nhựa vào năm 2024-2026.

Sáng ngày 10/3/2023, Hoa Sen Group (HSG) đã tổ chức ĐHĐCĐ niên độ 2022-2023, thông qua KQKD niên độ 2021-2022 và đề chỉ tiêu cho niên độ mới.

Phát biểu khai mạc, ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT cho biết: “Hôm nay là ngày 10/3 cũng là ngày 19/2 âm lịch, tức ngày vía quan âm. Đại hội HSG như buổi biểu diễn âm nhạc, ít Đại hội nào có ca hát và cũng nhờ điều này mà các Nghị quyết sẽ đều được thông qua”.

Trong bối cảnh xuất khẩu thép vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, cùng thử thách từ chính sách thắt chặt tiền tệ, tỷ giá tăng… HSG lên 2 kịch bản kinh doanh như sau:

Thứ nhất, kế hoạch doanh thu 34.000 tỷ và lợi nhuận sau thuế 100 tỷ, dựa trên kế hoạch sản lượng thành phẩm đạt 1,4 triệu tấn.

Thứ hai, doanh thu 36.000 tỷ và lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, dựa trên kế hoạch sản lượng thành phẩm 1,5 triệu tấn.

Định hướng năm nay HSG sẽ tập trung vào thị trường nội địa, song song tiếp tục phát triển Hoa Sen Home - hệ thống siêu thị chuyên phân phối vật liệu xây dựng và nội thất. Hệ thống này được Chủ tịch Lê Phước Vũ tuyên bố là nỗ lực cuối cùng của ông Vũ dành cho cổ đông trước khi rời khỏi Hoa Sen.

Niên độ 2021-2022, HSG ghi nhận doanh thu thuần đạt 49.710 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 251 tỷ đồng, giảm đến 94% so với thực hiện trong niên độ trước.

Như vậy, 2022-2023 chỉ số HSG tiếp tục sụt giảm đáng kể. Theo kịch bản đầu tiên, lợi nhuận giảm đến 60% so với niên độ trước.

Một thông tin đáng chú ý khác, Hoa Sen cũng dự kiến IPO mảng nhựa vào năm 2024-2026.

Ông Vũ khẳng định, đội ngũ HSG đã chín muồi, nên trong 4 năm ông Vũ lên núi thì HSG vẫn có lợi nhuận hàng ngàn tỷ.

“Cây đã tốt rồi, giống tốt rồi thì giờ chỉ cho quả, quả sẽ tốt, các vị đã hiểu chưa? HSG sẽ còn làm ăn tốt, sẽ có lãi 2-3 năm nữa, quý vị yên tâm”, ông Vũ nói.

Trở lại với chiến lược tái cơ cấu, ông Vũ khoe Tập đoàn Hoa Sen bây giờ đang tiềm ẩn 3 mã, không lâu nữa sẽ có thêm Hoa Sen Home và mảng nhựa. Theo ông này, thị trường chưa phản ánh đúng giá trị của HSG.

THẢO LUẬN TẠI ĐẠI HỘI

1. Kế hoạch IPO và niêm yết CTCP Nhựa Hoa Sen ra sao?

Thành lập công ty vào tháng 4/2022 và tháng 7 đã chuyển đổi mảng kinh doanh qua CTCP Nhựa Hoa Sen. Lộ trình 2023-2024 sẽ hoàn tất mọi thủ tục cho niêm yết. Còn thực tế sẽ phụ thuộc vào điều kiện thị trường, HSG sẽ xin ý kiến cổ đông sau.

2. Tại sao kế hoạch 2022-2023 thận trọng?

5 tháng đầu năm ngoái lợi nhuận ròng hơn 1.000 tỷ, nhưng cả năm thì chỉ còn 250 tỷ, tức những tháng sau đó lỗ lớn.

4 tháng đầu niên độ 2022-2023 (từ 1/10/2022-30/9/2023) thì HSG đã lỗ 800 tỷ.

Tháng 2/2023, Hoa Sen có lại lợi nhuận ròng 50 tỷ, dự kiến tháng 3 lãi 100 tỷ. Chắc chắn đã có lời lại nên cổ đông yên tâm HSG sẽ không bị cắt margin.

Cái này tôi nói thật.

3. Nhận định về xuất khẩu thời gian tới?

Lãi suất tăng mạnh, ở các nước phát triển người ta vay tiêu dùng rất mạnh. Vậy lãi tăng, mọi người giảm tiêu thì sẽ ảnh hưởng. Chưa kể Trung Quốc cũng chỉ đặt tăng trưởng 5% thôi.

Lợi nhuận tháng 3-5 vẫn còn tốt, có thể bù cho lỗ 4 tháng đầu niên độ. Vậy HSG cố gắng có lãi là ngon rồi, nếu được 100 tỷ lợi nhuận phải thưởng cho ban lãnh đạo.

Hiện HSG có tình hình chính lành mạnh, nợ trung dài hạn bằng 0, tức không trả gốc lãi. Nợ 3.000 tỷ ngắn hạn và hàng tồn thì 8.000 tỷ, tức tiền mặt 5.000 tỷ, cổ đông yên tâm có gì HSG có thể bán, sẽ không phá sản.

Lãi ngân hàng 6,5% HSG sẽ không vay đâu, xuống 6,2% mới vay. Nói cho các anh ngân hàng ở đây biết, xưa các anh ăn tôi thì nay tôi ăn lại, lãi suất sẽ phải giảm tiếp.

4. HSG có biện pháp ra sao với biến động HRC trên thị trường?

Thép là ngành đặc thù với chu kỳ ngắn, rất bất thường và biên độ lớn, tương đồng với TTCK.

Do đó, doanh thu lớn song lợi nhuận biên rất thấp, giá HRC mà đi ngang là sẽ không có lợi nhuận.

5. Rủi ro nợ quá hạn của DN?

HSG có một điều rất hay, Tết là nợ phải bằng 0. Cửa hàng nào không thu được nợ thì nghỉ ăn Tết. Bao lâu nay luôn vậy, HSG quá hiểu tình trạng DN bất động sản lớn rồi, nên không bao giờ có chuyện nợ xấu đâu.

6. Dự báo thời điểm xấu nhất qua chưa?

Tôi nghĩ là qua rồi, cuối năm ngoái khi giá thép cán nóng HRC chạm đáy. 3 tháng tới HSG lời khoẻ, còn các tháng sau tôi không nói được.

Thị trường không nói trước được đâu. Cũng như TTCK, tôi biết được giá cổ phiếu HSG thế nào thì tôi đã giàu to rồi.

Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với KSB với mức giá mục tiêu 35,400 VND/cp với những luận điểm chính như sau:

  • Hưởng lợi từ chính sách thúc đẩy đầu tư công.
  • Vị thế hàng đầu ngành trong sản xuất và kinh doanh VLXD.
  • KCN Đất Cuốc đóng góp đáng kể vào doanh thu sau năm 2022.

VCG done