ĐẠI SÓNG XUẤT KHẨU - GDT & HII - “Cú Tăng 100%”

, ,

Doanh nghiệp ngành gỗ bứt phá ngoạn mục trong quý 2 bất chấp dịch Covid-19

Thống kê cho thấy, các doanh nghiệp ngành gỗ ghi nhận mức lợi nhuận thu về trong quý 2 vừa qua đồng loạt tăng trưởng vượt trội 2 chữ số, cá biệt có những doanh nghiệp báo lãi gấp hàng chục lần cùng kỳ.

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt gần 9,6 tỷ USD, tương ứng tăng 55% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 7,4 tỷ USD, tăng 64% so với 7 tháng đầu năm 2020.

Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là mức tăng trưởng vượt trội trong bối cảnh Việt Nam và các quốc gia trên thế giới vẫn đang phải ứng phó với những diễn biến phức tạp của COVID-19. Nếu duy trì được đà tăng trưởng như hiện tại, mục tiêu 14 đến 14,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà Chính phủ đặt ra cho ngành gỗ trong năm 2021 là điều hoàn toàn khả quan.

Làn sóng dịch bệnh lần 4 bùng phát đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề. Tuy vậy, các doanh nghiệp ngành gỗ trong quý 2 và nửa đầu năm 2021 lại đón nhận thời cơ thuận lợi khi cầu nhập khẩu tại các quốc gia phát triển bắt đầu phục hồi trở lại, đặc biệt là các sản xuất nội thất, trang trí nhà cửa.

Thống kê cho thấy, các doanh nghiệp ngành gỗ ghi nhận mức lợi nhuận thu về trong quý 2 vừa qua đồng loạt tăng trưởng vượt trội 2 chữ số, cá biệt có những doanh nghiệp báo lãi gấp hàng chục lần cùng kỳ.

Điểm qua các doanh nghiệp có mức lãi cao nhất trong ngành có thể kể đến Gỗ An Cường (ACG, 137 tỷ đồng), Gỗ Phú Tài (PTB, 121 tỷ đồng), Vinafor (VIF, 75 tỷ đồng)…

Gỗ An Cường (ACG) là doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực chế biến gỗ, hiện nắm hơn 55% thị phần nguyên vật liệu trang trí nội thất và vật liệu trang trí phân khúc trung – cao cấp tại Việt Nam. Khấu trừ đi các khoản chi phí và thuế, Gỗ An Cường báo lãi ròng quý 2 gần 137 tỷ đồng, tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế nửa đầu năm, LNST vọt tăng hơn 43% lên mức 238 tỷ, hoàn thành 43% kế hoạch cả năm.

Cổ phiếu ACG cũng vừa chào sàn UPCoM trong ngày 4/8 với mức giá tham chiếu phiên đầu tiên lên tới 90.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức định giá doanh nghiệp lên tới 7.884 tỷ đồng. Sau phiên giao dịch đầu tiên tăng 39,9% lên mức 125.900 đồng/cp, thị giá ACG 4 phiên trở lại đây đang trong chuỗi giảm điểm, hiện xuống mức 110.300 đồng/cp chốt phiên 10/8.

Doanh nghiệp ngành gỗ bứt phá ngoạn mục trong quý 2 bất chấp dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Tương tự, Gỗ Phú Tài trong nửa đầu 2021 cũng ghi nhận doanh thu tăng 19%, trong đó ngành gỗ mang lại 1.817 tỷ đồng, đóng góp 59% tổng doanh thu và tăng 40% so với cùng kỳ. Kết quả, LNTT đạt gần 287 tỷ đồng, tăng 55% ; trong đó ngành gỗ mang về hơn 162 tỷ đồng tiền lãi, tăng 95% so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp ngành gỗ bứt phá ngoạn mục trong quý 2 bất chấp dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Tại Gỗ Thuận An (GTA), doanh thu thuần quý 2 vọt tăng tới 78% so với cùng kỳ lên mức 166 tỷ đồng, đưa tổng lợi nhuận ròng thu về tăng lên gần 6 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ năm 2020. Lũy kế nửa đầu năm 2021, GTA thu về gần 10,3 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 61% so với 6 tháng đầu năm 2020.

Đáng chú ý, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt nam – CTCP (Vinafor, VIF) trong quý 2 vừa qua ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng với doanh thu tăng 31% lên 570 tỷ đồng. Trong cơ cấu, mảng bán gỗ nguyên liệu tăng hơn 36% lên trên 239 tỷ đồng – chiếm tỷ trọng nhiều nhất, ngoài ra doanh thu bán gỗ thành phẩm đạt hơn 153 tỷ đồng, tăng nhẹ 6%. Cộng thêm khoản lãi lớn từ các công ty liên kết (trong đó có liên doanh với Yamaha Việt Nam), Vinafor báo lãi ròng gần 75 tỷ đồng, gấp đến 10 lần cùng kỳ năm 2020.

Doanh nghiệp ngành gỗ bứt phá ngoạn mục trong quý 2 bất chấp dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Báo cáo của CTCK Agribank (Agriseco) mới đây đã đánh giá, ngành xuất khẩu gỗ nửa đầu năm 2021 đã tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ nhu cầu quốc tế hồi phục. Nhóm gỗ cũng được đánh giá là ngành lấy lại được mức tăng trưởng ổn định.

Agriseco Research dự báo, sức tăng này sẽ tiếp tục tích cực trong phần còn lại của năm khi nhu cầu vẫn ở mức cao. Cụ thể, nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ – nước nhập khẩu lớn nhất tại Việt Nam – dự kiến sẽ tăng mạnh nhờ gói vay lãi suất thấp tại Mỹ giúp thúc đẩy nhu cầu mua sắm, trang trí nhà cửa. Và Việt Nam hiện sẽ là lựa chọn hàng đầu cho sự thay thế đồ nội thất Trung Quốc với vị trí đứng thứ 2 trên thế giới về thị phần xuất khẩu gỗ nội thất. Do đó, tiềm năng từ các mặt hàng gỗ nội thất có thể xuất phát từ nhu cầu sửa nhà, xây nhà tại Mỹ tăng mạnh sẽ dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Ngoài ra, hiệp định EVFTA sẽ giúp ngành gỗ gia tăng cạnh tranh về giá so với các sản phẩm cùng loại với các đối thủ cạnh tranh tại EU. Một số doanh nghiệp có mảng kinh doanh gỗ được Agriseco Research đánh giá sẽ tăng trưởng mạnh và có cơ hội trong nửa cuối năm 2021 như GDT, PTB.

7 NĂM LIÊN TIẾP GDT CHIA CỔ TỨC TỪ 50% TRỞ LÊN

Với kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2020, tại cuộc họp ngày 17/04/2021, các thành viên HĐQT của công ty Gỗ Đức Thành (Hose: GDT) đã thống nhất sẽ trình ĐHĐCĐ tăng tỷ lệ chia cổ tức năm 2020 từ 40% (theo nghị quyết cũ) lên 50%.

Đề xuất này đồng nghĩa tăng 25% so với mức 40% mà nghị quyết ĐHĐCĐ đã thông qua, một điều tưởng như “trong mơ”, khi năm 2020 là năm khủng hoảng đối với nền kinh tế toàn cầu, đại dịch COVID -19 hoành hành, khi GDT phải tạm ngưng sản xuất 2 tuần hồi tháng 4/20 theo chỉ đạo chung của chính phủ… Ấy thế mà bất chấp dịch bệnh, khống chế mọi khó khăn, GDT vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2020, để có thể mạnh dạn đề xuất mức chia cổ tức đạt “khủng” như trên.

Càng hấp dẫn hơn nữa, khi HĐQT tiếp tục trình ĐHĐCĐ, trong số 50% cổ tức của năm 2020, sẽ có 10% cổ tức bằng cổ phiếu. Trong bối cảnh cổ phiếu GDT đang có mức tăng kịch trần nhiều phiên liên tiếp - hiện đang được giao dịch trên sàn HOSE với giá xấp xỉ 52.000 đồng/CP – có nghĩa là số cổ phiếu được chia sẽ có giá trị gấp hơn 5 lần khi bán ra, đem đến rất nhiều lợi ích cho cổ đông.

Trong thời gian gần đây, tính thanh khoản của CP GDT cũng được tăng lên đáng kể. Số lượng CP giao dịch bình quân hàng ngày tăng từ 7.600 CP/ngày năm 2019 lên 17.000 CP/ngày năm 2020 và 76.000 CP/ngày trong 4 tháng đầu năm 2021.

Tiếp tục đà tăng trưởng khá ngoạn mục, căn cứ vào tình hình kinh doanh khả quan của quý 1/2021, HĐQT cũng sẽ trình ĐHĐCĐ tỷ lệ chia cổ tức năm 2021 là 50% bằng tiền mặt.

Như vậy, trong 7 năm liên tiếp - từ năm 2015 đến năm 2021 - GDT đã và sẽ chia cổ tức từ 50% trở lên, một điều khó tin với rất nhiều công ty nhưng lại có thật với GDT.

Lịch sử chia cổ tức của GDT qua các năm!
image

Kết thúc quý 1/21, doanh thu toàn công ty đạt hơn 100 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận trước thuế đạt xấp xỉ 23 tỷ, tăng đến 24%.

Bên cạnh đó, chỉ mới đến giữa tháng 4/21, GDT đã hoàn thành gần 65% kế hoạch nhận đơn đặt hàng của cả năm 2021.

Những con số biết nói trên hy vọng sẽ là nền tảng vững chắc để GDT tiếp tục hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2021 và đạt được mức chia cổ tức 50% như dự định.

Tiềm năng 10x

1 Likes

Gdt cái cốc vẽ dở. Hay phết

2 Likes

GDT siêu ngon, dịch khống chế ổn tháng 8 thì phi ác lắm :slight_smile:

3 Likes

Đúng thế bác, GDT giữ dài hạn sẽ giống với VNM ngày xưa cổ tức lúc nào cũng trên 50%, tiềm năng xuất khẩu thị trường Mỹ, EU, Châu Á với nhu cầu đồ gỗ tăng cao.

GDT:
(1) Vị thế cạnh tranh tốt hơn tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt (nhờ tập khách hàng trung thành và tuân thủ ESG)
(2) Hoạt động trong thị trường ngách giúp Công ty chịu ít áp lực cạnh tranh và duy trì biên lợi nhuận cao
(3) Chính sách cổ tức tiền mặt tốt và nhất quán
(4) Ban lãnh đạo tâm huyết.

2 Likes

Xem ban lãnh đạo GDT thì sẽ hiểu hơn đúng là Ban lãnh đạo tâm huyết, có tâm và tầm.

1 Likes

Ngành gỗ trong sàn Upcom có một con cóc ghẻ, giá rẻ như cho, mua không phải lo, lãi to sẽ đến.
Mại dô mại dô…Đại Châu DCS đê…

2 Likes

Thuyền trưởng sang tàu mới ah!? tôi đang ôm ít GDT bác ah

2 Likes

Ấn tượng với màn chia cổ tức và ban lãnh đạo

Lịch sử chia cổ tức của GDT qua các năm!
image

1 Likes

À không, tại mấy người anh em khai thác đúng ngành gỗ mà mình rất tâm đắc nên chia sẻ thêm một chút xíu để những người hữu duyên biết thêm. DCS em mua và nắm giữ cách đây lâu lâu và rất lâu rồi. Từ trước cái ngày mà em lập pic DCS - Hành trình từ địa ngục. Đến giờ em vẫn thấy người ta chưa đánh giá đúng về nó nên tiếp tục nắm giữ và PR.

2 Likes

GỖ ĐỨC THÀNH ÂM THẦM VƯỢT SÓNG COVID

1 Likes

Huynh cũng lên tàu dcs rồi à

1 Likes

https://vietstock.vn/2021/06/gia-go-tai-my-lao-doc-hon-40-tu-dinh-cac-cong-ty-tu-tich-tru-chuyen-sang-ban-manh-772-866798.htm

Gỗ Đức Thành - Hiệu quả từ việc chuyển đổi số

Biên lợi nhuận gỗ GDT rất cao vì nguyên liệu gỗ cao su ở VN rất rẻ và nhiều

Gỗ Đức Thành - Có thể bạn chưa biết Sản phẩm từ gỗ cao su Phần 1 - 2011

Nguyên liệu đầu vào càng rẻ, càng gia tăng lợi nhuận.

1 Likes

GDT
Gỗ Đức Thành cho biết đến đầu tháng 7/2021 đã nhận được đơn hàng xuất khẩu với tổng giá trị hơn 14,5 triệu USD và thực hiện được 86% kế hoạch nhận đơn hàng cho cả năm.

Gỗ Đức Thành (GDT) đạt 86% kế hoạch đơn hàng cả năm

CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (Mã: GDT) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với tổng doanh thu 210 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 50% kế hoạch năm 2021. Riêng tháng 6/2021, Gỗ Đức Thành ghi nhận 41 tỷ đồng doanh thu.

Doanh nghiệp cho biết, tính đến đầu tháng 7/2021, Gỗ Đức Thành đã nhận được đơn hàng xuất khẩu với tổng giá trị hơn 14,5 triệu USD và thực hiện được 86% kế hoạch nhận đơn hàng cho cả năm.

Bắt đầu từ quý II/2021, Gỗ Đức Thành cho biết đã bắt đầu tăng giá bán nhằm chuyển bớt một phần tác động từ việc tăng giá nguyên liệu đến khách hàng.

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng điều này khả năng sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận gộp trong những quý tới. Các chuyên gia cũng nhận định tăng trưởng lợi nhuận ròng trong quý II của Gỗ Đức Thành sẽ cao hơn tăng trưởng doanh thu.

BVSC cũng dự báo doanh thu thuần năm 2021 của Gỗ Đức Thành đạt gần 524 tỷ đồng, tăng 31% so với năm trước. Đồng thời lợi nhuận sau thuế đạt trên 112 tỷ đồng, tăng khoảng 40% so với năm trước.

Năm 2022, BVSC dự báo doanh thu của công ty có thể đạt 604 tỷ, lãi sau thuế 126 tỷ đồng; tăng lần lượt 15% và 12% so với dự báo năm 2021.

Sắp tới, Gỗ Đức Thành sẽ chia cổ tức còn lại bằng tiền mặt cho năm 2020 với tỷ lệ 20% (2.000 đồng/cổ phiếu) và phát hành cổ phiếu tỷ lệ 10% từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu. Trong năm 2020, công ty đã tạm ứng cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%.

3 Likes

Người anh em, tại hạ ở trên con tàu ma này từ thời dưới địa ngục và hứa theo nó tới thiên đàng lận, không phải mới lên đâu. Hãy đọc lại Topic mà tại hạ mở cách đây…cả năm về DCS.

1 Likes

Bắt đầu từ quý II/2021, Gỗ Đức Thành cho biết đã bắt đầu tăng giá bán nhằm chuyển bớt một phần tác động từ việc tăng giá nguyên liệu đến khách hàng.

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng điều này khả năng sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận gộp trong những quý tới. Các chuyên gia cũng nhận định tăng trưởng lợi nhuận ròng trong quý II của Gỗ Đức Thành sẽ cao hơn tăng trưởng doanh thu.

BVSC cũng dự báo doanh thu thuần năm 2021 của Gỗ Đức Thành đạt gần 524 tỷ đồng, tăng 31% so với năm trước. Đồng thời lợi nhuận sau thuế đạt trên 112 tỷ đồng, tăng khoảng 40% so với năm trước.

Lợi nhuận 112 tỷ, EPS là 6.5, P/E là 15 thì giá GDT là 6.5 x 15 = 97.500
Tiềm năng 100 là có thể.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ tăng 77% nhờ nhu cầu mua sắm tăng mạnh

Cục Xuất nhập khẩu cho rằng đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ, khi mức độ chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ cho sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ vẫn tăng ngay trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát mạnh.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các thị trường chính tăng trưởng tốt trong ba tháng đầu năm 2021 như: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, Pháp và Hà Lan…

Trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ trong ba tháng đầu năm 2021 chiếm 60,7%, tăng 11,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ trong ba tháng đầu năm 2021 đạt 2,3 tỷ USD, tăng 77% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, thị trường nhà ở Mỹ đang có xu hướng phát triển mạnh khi chính phủ Mỹ cho vay lãi suất thấp, nhiều gia đình xây mới hoặc sửa chữa nhà cửa cũng thúc đẩy hoạt động mua sắm đồ nội thất tăng nhanh.

Cục Xuất nhập khẩu cho rằng đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ, khi mức độ chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ cho sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ vẫn tăng ngay trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát mạnh.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ tăng 77% nhờ nhu cầu mua sắm tăng mạnh - Ảnh 1.

Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2021. Nguồn: Tổng cục hải quan/Bộ Công Thương.

Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng cao trong xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Canada trong ba tháng đầu năm 2021, cho thấy việc tận dụng ưu đãi thuế quan trong Hiệp định CPTPP đã có tiến triển tích cực.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là đồ nội thất bằng gỗ còn nhiều kỳ vọng đẩy mạnh sang thị trường Canada, bởi nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Hiện tại hơn 55% sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ tiêu thụ tại Canada là được nhập khẩu. Ngoài ra, Canada còn là một cửa ngõ quan trọng để đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Bắc Mỹ.

Trong ba tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,79 tỷ USD, tăng gần 45% so với cùng kỳ năm 2020. (Ảnh: Như Huỳnh)

Số liệu của Tổng cục hải quan cũng cho biết giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 3/2021 đạt 1,51 tỷ USD, tăng 51,5% so với tháng 3/2020. Trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,17 tỷ USD, tăng gần 70% so với tháng 3/2020.

Trong ba tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,79 tỷ USD, tăng gần 45% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,94 tỷ USD, tăng 58,7% so với cùng kỳ năm 2020.