Srf: ngọc sáng ẩn trong đá!

Với bối cảnh vĩ mô 5 tháng qua và kỳ vọng bức tranh 6 tháng cuối năm sáng cửa hơn cho chuỗi ngành sản xuất xuất khẩu bao gồm: bất động sản công nghiệp, xây dựng công nghiệp, kho bãi logistics sẽ quay trở lại! Nhiều anh em sẽ suy nghĩ ngay đến các cổ phiếu quốc dân như BCM HPG GMD … Tuy nhiên, những viên ngọc ấy đều đã phát sáng rực rỡ và ai cũng nhìn thấy rõ ràng!

Để thấy được kho báu thì phải truy tìm từ những nơi thô sơ nhất. Một “viên ngọc trong đá” có lẽ sẽ là châu báu hiện tại và SRF là viên ngọc đấy anh em ạ!

Vì sao lại nói vậy? Nay mình sẽ đưa ra 4 câu chuyện về SRF có khả năng làm hiện tượng “Thạch phá Thiên” toả sáng sau khi phá bỏ lớp đá bên ngoài mình!

  • Nửa cuối năm giảm lãi suất, kinh tế phục hồi => FDI quay trở lại nhóm bất động sản công nghiệp, xây dựng công nghiệp sẽ hưởng lợi
  • Hiện tại trên thị trường chứng khoán chỉ có REE và SRF. Trong đó, nhấn mạnh câu chuyện REE đang chuyển mình theo hướng năng lượng, cho thuê văn phòng, còn SRF xoay trục theo hướng công nghiệp và công nghệ, bất động sản công nghiệp, logistics
  • SRF làm bất động sản công nghiệp theo mô hình lạ, đang hút khách

Anh em nghĩ sao, nếu thấy hay về SRF, mình sẽ đi sâu vào doanh nghiệp để xem viên ngọc này phát sáng cỡ nào nhé!

Đặc biệt, 14/6 này đại hội cổ đông. Anh em quan tâm lên hẹn đi nhé

Hiện tại top 5 nhà thầu cơ điện hàng đầu Việt Nam chỉ có 2 doanh nghiệp với 2 mã chứng khoán niêm yết là REE và SRF. Trong đó, REE thuộc nhóm vốn hóa lớn, định hướng phát triển văn phòng cho thuê, bất động sản cùng năng lượng. SRF ở nhóm vốn hóa nhỏ, chọn xoay trục sang lĩnh vực công nghiệp - công nghệ, bất động sản công nghiệp và hậu cần logistics. Rất có thể SRF sẽ là một lịch sử lặp lại của REE

1 Likes

Cái của thơm, thì người ta ôm hết vào. Mình ờ ngoài nhìn thèm thuồng

Dòng vốn FDI ùn ùn trở lại Việt Nam, nhóm ngành nào sẽ có cơ hội?
SRF tầm này vừa công nghiệp vừa chế biến chế tạo
Các số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, lượng vốn FDI đăng ký đã quay lại tăng trưởng dương (+13%). Vốn FDI thực hiện cũng chuyển từ
tăng trưởng âm sang tăng trưởng hơn 8%.

Trong đó, đáng chú ý là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo. Trong 6 tháng đầu năm 2024, lượng vốn FDI đăng ký vào ngành này tại Việt Nam đã đạt hơn 6.8 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ khoảng 5.5 tỷ (tăng hơn 24%). Ngoài ra, tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, chế biến chế tạo đã liên tục tăng lên trong 5 năm trở lại đây, từ 23% hồi năm 2020 đã lên đến 45% trong 6 tháng đầu năm 2024. Điều này cho thấy dòng vốn trực tiếp nước ngoài đang tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực chế biến chế tạo.

Việc dòng vốn ngoại tập trung nguồn lực vào lĩnh vực công nghiệp và chế biến chế tạo sẽ kéo theo nhu cầu bất động sản công nghiệp như nhà xưởng, kho bãi. Qua đó, thúc đẩy nhu cầu xây lắp kỹ thuật công nghiệp tăng lên.