Stock Inside - Sharing For Receiving

, , , , , , , , ,

[ THE BEGINNING ] - Số 1

BÍ ẨN CỦA SỰ ÍT VỐN !


  • Nhiều nhà đầu tư thất bại thường nghĩ rằng thành công đến với họ nếu họ sở hữu một tài khoản có số dư lớn và đủ tiền để giao dịch. Họ bắt đầu tham gia thị trường mà không có kế hoạch cụ thể và thường bị cuốn vào cuộc đua không kiểm soát. Thậm chí, họ có thể bán cổ phiếu khi thị trường trở nên rất xấu hoặc bị buộc phải thanh lý tài khoản vì không đủ ký quỹ.

  • Khi thị trường thay đổi hướng và không theo đúng dự kiến ban đầu, nhà đầu tư thường trở nên tức giận. Lúc này, cảm xúc bắt đầu chi phối quyết định, và họ có thể bắt đầu nghĩ rằng nếu họ giữ cổ phiếu thêm một thời gian, họ có thể chốt lời lớn thay vì thua lỗ.

  • Những người này thường nhận thấy các tín hiệu đảo chiều của thị trường quá muộn và tin rằng những sự thay đổi này xác nhận chiến lược của họ là đúng. Họ quyết định bắt đầu lại từ đầu, có thể tiết kiệm hoặc vay tiền để mở một tài khoản nhỏ hơn, và lại lặp lại các sai lầm của họ.

  • Việc thất bại không phải vì số vốn thấp, mà chính bởi tư duy giao dịch chưa được xây dựng. Một người giao dịch không có quy tắc có thể đánh mất số vốn lớn nhanh hơn là một tài khoản nhỏ. Vấn đề chính không phải là quy mô tài khoản, mà là sự giao dịch quá mức và quản lý không cẩn thận. Những lệnh giao dịch sai lầm liên tục sẽ làm mòn, thậm chí đánh mất toàn bộ tài khoản.

  • Để tồn tại và thành công trên thị trường chứng khoán, chúng ta cần phải kiểm soát lỗ hỏng. Học cách chấp nhận cắt lỗ và quản lý rủi ro khi thị trường đang phản ứng tiêu cực. Bảo vệ vốn của bạn và chờ đợi cơ hội trở lại khi thị trường thích hợp. Không quan trọng số tiền bạn có, quan trọng nhất là bạn phải tuân thủ nguyên tắc đầu tư, quản lý rủi ro một cách tỉ mỉ, và xuất hiện đúng lúc khi thị trường thuận lợi.

HÀNH TRÌNH VĨ ĐẠI BẮT ĐẦU BẰNG NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN

investor-3780
EPS 2: [Confirmation Bias] - Vị thế ảnh hưởng đến nhận thức

  • Như mọi người có thể đã biết (!) Confirmation bias là một dạng thiên vị nhận thức, trong đó người ta tích cực tìm kiếm thông tin để xác nhận những điều họ đã tin và suy nghĩ từ trước.

  • Ví dụ, khi một người nghĩ rằng thị trường đang giảm, họ sẽ tìm kiếm mọi thông tin từ góc độ tổng quan đến chi tiết, từ phân tích kỹ thuật đến phân tích cơ bản, để tìm ra thông tin xác nhận rằng thị trường đang ở tình trạng khó khăn. Họ có thể đánh giá hàng loạt chỉ số từ tỷ giá đến Dow Jones, các mối quan hệ tương quan, thậm chí cả lãi suất trái phiếu bất kỳ đang tăng, chỉ để xác nhận rằng thị trường đang bất lợi. Điều này hiểu nôm na là “Vị thế ảnh hưởng đến ý thức”.

Làm thế nào để triệt tiêu Confirmation Bias

  • Chủ động lắng nghe những ý kiến trái chiều: Bước đầu tiên để vượt qua thành kiến xác nhận là nhận thức được rằng nó tồn tại. Một khi nhà đầu tư đã thu thập thông tin hỗ trợ quan điểm và niềm tin của họ về một khoản đầu tư cụ thể, họ cũng nên tìm kiếm những ý tưởng trái ngược, thách thức quan điểm của họ. Bạn nên lập danh sách ưu và nhược điểm của khoản đầu tư và đánh giá lại nó với tinh thần cởi mở.

  • Tránh những câu hỏi khẳng định: Nhà đầu tư không nên hỏi những câu hỏi khẳng định kết luận của họ về một khoản đầu tư. Ví dụ: một nhà đầu tư muốn mua một cổ phiếu vì nó có tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) thấp sẽ khẳng định những phát hiện của họ nếu họ chỉ tìm kiếm thông tin về định giá của công ty. Một cách tiếp cận tốt hơn là yêu cầu nhà môi giới cung cấp thêm thông tin khác về cổ phiếu như những rủi ro tiềm tàng. Những thông tin này có thể được ghép lại với nhau để đưa ra kết luận khách quan.

Mua dễ – bán khó: Nghe có vẻ lạ mà… không lạ!

Mua dễ – bán khó nghe có vẻ lạ nhưng lại là vấn đề rất thường gặp trong đầu tư chứng khoán. Ý chỉ việc chúng ta rất thoải mái khi mua vào một cổ phiếu nhưng lại không biết khi nào thì nên bán.

mua dễ - bán khó: Nghe có vẻ lạ mà không lạ!

Một số nhà đầu tư hay tin vào bức tranh “màu hồng” được vẽ vời trước mắt, không suy nghĩ quá nhiều đã quyết định ”xuống tiền” mua cổ phiếu.

Đôi khi chỉ cần nghe tin đồn, báo đài “tung hô” hay nghe mọi người xung quanh “phím hàng” là có thể nhẹ nhàng đặt lệnh mua. Mà cổ phiếu thì vốn vẫn đang “nằm sẵn” mời gọi, chỉ cần vào hệ thống giao dịch đặt lệnh là có thể mua ngay, thậm chí nhiều nhà đầu tư còn đua trần để mua bằng được cổ phiếu ngay lập tức.

Mua thì rất dễ nhưng khi nào bán mới là vấn đề nan giải với vô vàn các trường hợp như sau:

1. Trường hợp nở hoa: Có lời

“Có nên chốt chưa ta? Lỡ không chốt giá giảm lại thì sao? Lỡ còn tăng nữa thì sao?”

Nhiều nhà đầu tư khi có lời vẫn không biết khi nào nên chốt vì vốn không biết cổ phiếu mình mua sẽ tăng đến đâu? Lời ít quá thì mong muốn lời thêm và cũng không biết được bao nhiêu mới là đủ. Cũng có một số người khi có lời thì luôn trong tình trạng lo sợ cổ phiếu sẽ quay đầu nên mong muốn chốt lời sớm.

2. Trường hợp bế tắc: Bị lỗ

mua dễ - bán khó: Nghe có vẻ lạ mà không lạ!

Nếu như việc mua dễ – bán khó trong trường hợp có lời thì khá nhẹ nhàng, chỉ là đắn đo một chút về việc nên chốt lời ít hay chờ đợi để chốt lời nhiều hơn, trong khi đó trường hợp thua lỗ lại gây ra nhiều áp lực về tâm lý, chẳng hạn như:

“Có nên cắt lỗ không ta? Có nên mua thêm để trung bình giá không ta? Lỡ cắt nó tăng lại thì sao?”

Khi thua lỗ, chúng ta thường không muốn cắt lỗ, vì khoản lỗ hiện tại chỉ là tạm tính trên tài khoản, còn nếu cắt lỗ chúng ta sẽ thực sự mất tiền. Và quan trọng hơn chúng ta vẫn nuôi niềm tin rằng cổ phiếu sẽ tăng trở lại. Chính vì thế mà nhiều nhà đầu tư từ lỗ ít thành lỗ nhiều, lỗ nhiều lại không dám bán, cuối cùng quyết định trở thành “nhà đầu tư giá trị”.

Trong những giai đoạn thị trường giảm mạnh đột ngột, nhiều nhà đầu tư ngắn hạn phút chốc biến thành “cổ đông bất đắc dĩ”. Bạn nghĩ rằng giảm nhiều quá rồi thì còn bán gì nữa. Nhưng một khi bạn đã không kiểm soát được khoản lỗ thì bạn hầu như không còn cơ hội quay trở lại và chờ đợi chẳng qua chỉ là sự buông xuôi của bạn mà thôi.

Lý do tại sao nhà đầu tư lại mua dễ – bán khó?

Câu trả lời rất đơn giản, chính vì bạn không có kế hoạch ngay từ đầu mà thôi. Khi mua cổ phiếu bạn chỉ đang nghĩ rằng cổ phiếu đó sẽ mang lại cho bạn lợi nhuận chứ không xác định được: Mình phải mua bao nhiêu cổ phiếu, khi nào chốt lời, nếu lỡ thua lỗ thì cắt lỗ khi nào?

Những câu hỏi tưởng chừng như là bắt buộc phải trả lời đối với mỗi giao dịch thì lại bị nhiều nhà đầu tư xem nhẹ. Hoặc đôi khi, quyết định đầu tư của bạn bị tâm lý chi phối đến nỗi có kế hoạch cũng không thể hành động theo được.

Đừng để câu hỏi ”Khi nào nên bán?” bủa vây bạn dù là thị trường đi lên hay đi xuống

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng trên thì ngay bây giờ hãy học cách lên kế hoạch trước khi bắt đầu mỗi giao dịch và nghiêm túc tuân thủ. Bạn sẽ phát hiện ra tâm lý giao dịch sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều ở mỗi lần vào lệnh. Hơn hết là sức khỏe tài chính và cơ thể bạn sẽ trở nên vững mạnh, giúp bạn đi lâu dài trên con đường chinh phục tự do tài chính.
SSI - ĐẦU TƯ CÙNG BẠN (LH: 0947890675) - ANH TÂM SSI