SUPER TREND - LIVE vào lệnh thực chiến hàng ngày

,

Hi cả nhà, hôm nay em xin chia sẻ ngắn gọn một vài kinh nghiệm thực chiến bắn tỉa của em. Hi vọng giúp ích các Bác kiếm được lợi nhuận từ thị trường đầy rủi ro giai đoạn này. Lúc nào rảnh rỗi em sẽ viết tiếp dần vào đây, xem như góp một phần nhỏ xây dựng cộng đồng nhà đầu tư. Chia sẻ của em đều rất thực tế, một số kinh nghiệm cũng đã phải trả học phí mới có được. Mong các Bác tham khảo chắt lọc, cái nào chưa đúng thì góp ý giúp em nhé:

Phần 1: NGUYÊN TẮC GIAO DỊCH

  1. Em CHỈ đầu tư theo trường phái TĂNG TRƯỞNG, xu hướng là bạn, chỉ mua theo xu hướng tăng.

  2. Kế hoạch giao dịch của em đơn giản: 1) Ngắm kỹ mục tiêu, lựa điểm vào lệnh đẹp. 2) Điểm đẹp là điểm có tỷ lệ chấp nhận lỗ / lãi ít nhất = 1:3, nghĩa là hoặc lỗ 5%, hoặc lãi 15%. Tỷ lệ 1:10 là tuyệt vời. Khả năng lỗ càng ít thì càng dễ vào tiền TO.

  3. Phương pháp + công cụ: 1) Em lựa chọn cổ phiếu tốt theo trường phái giá trị, nghĩa là phân tích tất tần tật về doanh nghiệp, chỉ mua doanh nghiệp tốt, tiềm năng tăng trưởng, ko mua doanh nghiệp lởm. Chỉ cần là doanh nghiệp tốt, lãnh đạo biết cách kiếm tiền thì trước sau gì cổ phiếu đó cũng sẽ TĂNG. Sau khi chọn được doanh nghiệp rồi thì em bắt đầu đặt NGẮM, ngắm điểm mua đẹp và thời cơ, phần này chủ yếu dựa vào tất tật các công cụ phân tích kỹ thuật: giá, khối lượng, elliott, fibonacci, chỉ báo…

  4. Quản trị danh mục: Em không đánh chụm, không all-in 1 lượt. Chia tài khoản làm 3-5 phần, đánh 3-5 mã.

  5. Triết lý đầu tư: Học tập tính kiên nhẫn của loài SÓI, kiên nhẫn và kiên nhẫn. Ngắm kỹ, thật kỹ, chờ đợi và bắn.

CHÉM GIÓ xong rồi, em sẽ cập nhật list các mã, điểm mua ĐẸP, kèm theo target và điểm cut loss cho các bác dần dần nhé.

Danh mục hiện tại của em, các bác có thể theo dõi. Các mã này đều đã có điểm mua rồi, tuy nhiên cũng có thể canh để vào thêm.

IDJ: Em mua 26, cut loss 23, dự kiến chốt lãi 54.

Lúc nào vào lệnh mới thực chiến, em sẽ post lên đây luôn.

===========================
Phần 2: TẠI SAO PHẢI GIAO DỊCH NHIỀU MÃ THẾ? TẠI SAO ĐẶT TARGET 20% / GIAO DỊCH

Nhiều người hỏi tại sao không ôm một vài mã “NGON”, đánh chụm rồi nhàn nhã chờ đợi nó x3, x10, x1000 lần thế có phải “nhàn nhã” và “đầu tư thông minh” không, mà phải vất vả đi tìm mã tốt, ngồi ngắm điểm mua đẹp và chỉ ăn có 20% như em :smiley: ? Cái này là có lý do của nó:

Sự thật 1: Em đã xác định giao dịch là nghề kiếm sống, thị trường Việt Nam là thị trường cận biên, tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ cao, nên giá sẽ biến động rất lớn và tính đầu cơ trong ngắn hạn cao. Do đó, BẢO VỆ VỐN là ưu tiên số 1.

Sự thật 2: Nếu các bác muốn tài khoản tăng một cách bền vững, hãy học cách bán khi cổ phiếu còn tăng mạnh. Chờ đợi quá lâu để bán cũng sẽ gặp rủi ro thua lỗ giá trị theo thời gian. Ví dụ nhiều bác ôm DIG ở vùng giá 80, lên 120 tức lãi 50% không bán. Giá sau đó điều chỉnh mạnh, có thể sẽ đi ngang tích lũy vài tháng mới tiếp tục tăng (hoặc giảm). Trong thời gian này, tiền của các bác thay vì 150% sinh lãi chỗ khác thì lại bị chôn chân một chỗ. Right?

Sự thật 3: Ôm một mã, đánh chụm có “lãi kép” vậy giao dịch nhiều không có “lãi kép” ạ? CÓ, nếu các bác kiên trì kiếm được các khoản lãi nhỏ, liên tục, bền vững, lặp đi lặp lại theo thời gian.

2 lần đạt tỷ suất 40% (khi lãi kép) = 1 lần đạt tỷ suất 96%
4 lần đạt tỷ suất 20% = 1 lần đạt tỷ suất 107%
12 lần đạt tỷ suất 10% = 1 lần đạt tỷ suất 214%

Sự thật 4: Việc tìm ra cổ phiếu lãi 10% có dễ hơn kiếm cổ phiếu lãi 40% hay 1 cổ phiếu x3, x5 không các bác? Đây là chi phí cơ hội. Chọn việc dễ hay việc khó tùy vào sức mỗi người.

Sự thật 5: 20% là con số em lựa chọn lợi nhuận tối thiểu cho 1 giao dịch. Trong thị trường khó khăn, đôi khi chỉ ăn có 15%. Thực chiến có những giao dịch em ăn hơn 100% và giữ cổ phiếu trong 4-6 tháng. Lướt sóng, ăn sóng dài khác với đánh T+3 các Bác nhé.

=============================
Phần 3: THẾ NÀO LÀ MỘT DOANH NGHIỆP TỐT

  1. Doanh nghiệp tốt là doanh nghiệp biết kiếm tiền cho cổ đông. LỢI NHUẬN và TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN là ưu tiên số 1 khi xét đến doanh nghiệp tốt. Cá nhân em ưa thích các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao hàng năm, trên 100% / năm là tuyệt vời. trên 30% / năm là một con số hứa hẹn.

  2. Lãnh đạo tốt thể hiện qua đâu? Lãnh đạo tốt thì phải biết quản lý chi phí tốt, tiêu ít tiền của cổ đông, biết cách kiếm tiền ngày càng nhiều hơn cho cổ đông thể hiện qua: 1) biên lợi nhuận gộp cao và tăng theo hàng năm, 2) chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức chấp nhận được, 3) Lãnh đạo biết kiếm nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, mang lại nguồn doanh thu mới cho cổ đông.

  3. Khi đã xác định được 1 doanh nghiệp tốt rồi, thì việc còn lại là NGẮM điểm mua đẹp. Cho dù ngắm có sai, có trượt thì các bác vẫn có thể tự tin múc thêm. Vì đã tốt thì kiểu gì cổ phiếu cũng sẽ tăng lại. Nên cổ phiếu càng giảm, chúng ta càng vui sướng ><

=============================
Phần 4: TẠI SAO KHÔNG BAO GIỜ BẮT DAO RƠI?

Khi bắt dao rơi tài khoản sẽ rất dễ âm 20-30% cả nửa năm trời và bị giam vốn. Em sẽ phân tích một số sai lầm của cách đánh “cưa chân bàn” này:

  1. Khi xu hướng đảo chiều, sang trend giảm thì có thể đó là trend giảm trong trung hạn (3-6 tháng) hoặc dài hạn (1-3 năm). Giả sử bắt sai đáy, tài khoản sẽ ngay lập tức “đỏ choét” trước khi hàng về. Cái này chắc là cổ đông HPG, VNM, CTG, hay sắp tới đây có thể là DIG, CEO đọc là hiểu liền. Chắc chắn không có nhà đầu tư thông minh nào chấp nhận chịu lỗ trong một thời gian dài nếu biết trước điều đó cả.

  2. Chỉ cần giá giảm một nhịp sâu, rút chân, lệnh stop loss sẽ kích hoạt, lúc đó rất dễ thua lỗ.

  3. Cho dù một cổ phiếu TỐT, một siêu cổ phiếu, khi vào trend giảm sẽ vẫn cứ giảm. Không có gì chắc chắn để nhận biết cổ phiếu đang ở đáy.

  4. Bắt dao rơi sẽ có hiệu quả trong một số trường hợp áp dụng đúng phân tích kỹ thuật, chọn đúng ngưỡng hỗ trợ kháng cự. Tuy nhiên chỉ dành cho những nhà đầu tư năng động và chấp nhận rủi ro cao.

  5. May mắn là vẫn còn 1 cách đánh, đó là mua khi xác định được trend tăng. Xu hướng tăng càng mạnh, giá bật nhảy, tích lũy rồi bật nhảy cao hơn, khối lượng tăng đột biến càng an toàn. Hơn nữa, tài khoản luôn có một màu xanh mướt bất kể thị trường chung, vn30 hay vnindex có đỏ điểm. Vậy nên, xu hướng TĂNG là BẠN.

==========================
Phần 5: QUẢN TRỊ RỦI RO - CUỘC CHƠI MIỄN PHÍ

Sự thực 1: Thứ không thể che dấu được trên thị trường chứng khoán là giá và khối lượng giao dịch, đó là dấu chân của hành vi nhà đầu tư. Vậy nên, muốn không rủi ro thì các bác phải học cách quan sát mấy cái đó.

Sự thật 2: Tương lai không ai biết chính xác, chỉ có quá khứ, lịch sử hành vi của doanh nghiệp là điều mà chúng ta có thể tìm hiểu. Vậy thứ đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư là hiểu rõ về “con hàng” mà mình định mua. Cơ hội rất nhiều, doanh nghiệp tốt rất nhiều, nên không có gì phải vội để đưa ra quyết định cả. Một tháng chỉ cần 1 giao dịch có lãi đậm là chúng ta an nhàn rồi.

Sự thật 3: Kinh doanh, quan trọng nhất là lợi nhuận và tăng trưởng lợi nhuận hàng năm. Hai con số đó quy về một chỉ số, đó là thời gian hoàn vốn. Em đầu tư 1 tỷ, 1 năm sau mà lãi thêm được 1 tỷ thì bán nhà, bán xe em cũng đầu tư. Nhưng 20 năm sau mới lãi thêm được 1 tỷ thì thôi, tránh xa.

Tóm lại, muốn ít rủi ro thì phải toàn tâm toàn ý nghiên cứu cho kỹ rồi mới đầu tư. Nghiêm túc với công việc mình đang làm. Xây dựng cho mình một chiến lược giao dịch tốt, thì chúng ta sẽ có một cuộc chơi miễn phí, không sợ mất tiền mà ngày càng xanh hơn các bác nhé.

==========================
Phần 6: CÔNG VIỆC CỦA MỘT NGƯỜI LÀM PHÂN TÍCH CƠ BẢN MỖI KỲ BÁO CÁO - DÀNH CHO NHỮNG AI THÍCH HỎI 3 CHỮ SỐ :slight_smile: KHÔNG CÓ GÌ LÀ FREE CẢ CÁC BÁC NHÉ, CỐ GẮNG + CHĂM CHỈ THÌ MỚI THÀNH CÔNG ĐƯỢC

Công việc cần làm của nhà đầu tư sau mỗi kỳ báo cáo tài chính là gì ?

Khá nhiều bạn hỏi công việc nghiên cứu cổ phiếu theo FA cần làm những gì, có mất thời gian không. Từ kinh nghiệm của Trung thì khá là mất time và cần sự chăm chỉ mới làm được. Trung sẽ chia sẻ 1 nhóm việc quan trọng trong số những công việc cần làm của nhà đầu tư nhé, đó là công việc update thông tin ngay sau kỳ báo cáo tài chính, đây cũng là việc Trung đang làm trong giai đoạn hiện nay khi mà các công ty đang dần ra báo cáo tài chính năm.

  • Với mỗi một công ty đang theo dõi sơ sơ thì cần làm như sau:

  • Nhập báo cáo tài chính quý (hoặc năm) vào excel, mất khoảng 20 phút do ngày nay đã có Fiin Pro hỗ trợ (ngày xưa nhập tay phải mất ít nhất 2h - 3h làm việc và rất nản chả ai muốn làm); bao gồm 4 cái báo cáo: báo cáo lợi nhuận, cân đối kế toán, báo cáo dòng tiền, và thuyết minh tài chính.

  • Tính toán các chỉ số tài chính theo format dựng sẵn và kiểm tra lại toàn bộ số liệu: mất khoảng 40 phút

  • Đọc các thông tin về cổ phiếu đó, và rà lại các giả định sơ bộ xem làm đúng hay sai: mất khoảng 1h

  • Dựng các giả định tương lai, cho số liệu các quý, năm tới vào: mất khoảng 1h

→ với mỗi công ty theo dõi chơi chơi là mất khoảng 3h đồng hồ, 1 ngày làm việc ai làm tốt thì có thể làm được 3 công ty, làm kém thì được 2 công ty

  • Với mỗi công ty đặc biệt quan tâm (đang đầu tư hoặc sắp bỏ tiền), thì phải dành thêm khoảng 5h để rà soát kỹ lưỡng từng số liệu nhỏ, nghiên cứu kỹ thông tin ngành, thông tin công ty, cho projection chi tiết về các quý, năm tới, tính các case từ base case, worst case, best case; tính toán xem các yếu tố input của ngành, macro sẽ ảnh hưởng ra sao, tính toán xem market thay đổi tác động sao giá cổ phiếu …

→ mỗi công ty đặc biệt quan tâm phải mất 8h làm việc tập trung liên tục ngay sau kỳ báo cáo tài chính, nếu làm việc không tập trung thì có khi lại còn mất đến 2 ngày làm việc mới xong.

Vậy nếu 1 nhà đầu tư có 10 công ty đặc biệt quan tâm (5 công ty đã bỏ tiền vào đầu tư, và 5 công ty đợi chờ để bỏ tiền) thì sẽ mất 80h làm việc cho nhóm này.

Nếu có khoảng 50 công ty làm sơ sơ để hiểu, để nắm bắt cho tương lai thì mất khoảng 150h làm việc cho nhóm này.

Vậy ngay sau kỳ báo cáo tài chính là sẽ mất 230h làm việc cho 10 công ty đặc biệt và 50 công ty theo dõi sơ sơ, vậy là mất 29 ngày làm việc liên tục tập trung chỉ để update báo cáo tài chính và các thông tin thôi. Ai mà theo dõi nhiều công ty nữa thì sẽ mất nhiều thời gian nữa, ai mà làm hiệu quả hơn thì sẽ tốn ít thời gian hơn.

Và lưu ý đây là nhóm việc mỗi quý làm 1 lần nhé, 1 năm làm 4 lần và đã mất khoảng 5 - 6 tháng thời gian mỗi năm cho nhóm công việc update báo cáo tài chính này rồi. Ngoài ra, còn nhiều nhóm việc nữa và cũng mất time lắm, sẽ chia sẻ dần.

========================
PHẦN 7: Năm 2022 ĐẦU TƯ GÌ?

Điểm qua thị trường chung: Em thấy thị trường chung vẫn tiếp tục đi ngang từ tháng 6/2021 và phân hóa mạnh theo cậu chuyện của từng mã cổ phiếu. Giai đoạn này khá nhạy cảm, có thể bên BÁN sẽ thắng thế và giá sẽ giảm mạnh trong sự hoảng loạn bán tháo của phe mua. Giai đoạn này ưu tiên giữ tiền mặt, short phái sinh và cơ cấu lại danh mục, lập kịch bản bán bớt cổ phiếu nếu thị trường chung có dấu hiệu down trend rõ ràng.

KỊCH BẢN 1: Thị trường down trend rõ ràng. Nếu kịch bản này xảy ra, năm 2022 sẽ khó khăn hơn cho nhà đầu tư. Thời gian down-trend có thể kéo dài cả năm 2022. Không ai biết rõ đáy ở đâu. May mắn là còn một cách: đó là đầu tư giá trị. Nhà đầu tư phải tỉnh táo để đánh giá đúng doanh nghiệp thì mới có nhiều cơ hội kiếm lợi nhuận.

KỊCH BẢN 2: Thị trường phục hồi và chuyển sang trend tăng mạnh mẽ từ quý 2/2022. Vì thị trường đã đi ngang 8 tháng nên em tạm bỏ qua kịch bản thị trường tiếp tục side-way đi ngang. Nếu là trend tăng thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn.

HƯỚNG ĐẦU TƯ CỦA EM LÀ:

  1. Tìm doanh nghiệp còn dư địa tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Bất luận đó là nghành nào.
  2. Tìm doanh nghiệp có lãnh đạo tốt - biết kiếm tiền và giữ tiền - biết kiếm nhiều tiền thì tuyệt vời
  3. Tìm doanh nghiệp hưởng lợi từ chính sách vĩ mô của nhà nước.
  4. Tìm các doanh nghiệp hưởng lợi thiên thời: giá bán tăng, biên lợi nhuận gộp tăng…
  5. Tìm các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững, tăng trưởng đều, ít ra đầu tư cũng ko sợ bị âm 50% :smiley:

Em sẽ tiếp tục LIVE vào lệnh thực chiến của em tại post này, không mong ăn cả mâm, chỉ mong cùng các bác kiếm được lợi nhuận và giữ được vốn cho mình.

13 Likes

IDJ là cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao trong danh mục của em. Chart Tuần xu hướng tăng đã dần hình thành. Điểm mua gia tăng khi giá break 33.9, cut loss 33, target 46. Lỗ 1 điểm, lãi 13 điểm ><

3 Likes

TID: cổ này đang tích lũy và test cung rất đẹp. Cut loss 45, target 75.

3 Likes

Đây em danh sách chất lượng NBB CII MSN KDH NVL MBB nhé.

1 Likes

Danh mục của bạn ổn đó ạ. NVL mình cũng có lướt mấy lần. Giai đoạn này cũng đang test cung. NVL có thể mua 78, cut loss 77, target 87.

4 Likes

MBB vùng giá hiện tại mình không khuyên nghị. Quan sát chọn điểm mua đẹp hơn.

2 Likes

Một mã dành cho mộti vài bạn đầu tư nhỏ, vốn hạt dẻ. Thủy sản Bạc Liêu, đang ăn theo sóng nghành thủy sản. Vốn hóa 60 tỷ, tổng tài sản hơn 500 tỷ. Các bác có thể mua tích trữ vùng giá 4.6, cut loss 4.0, target 7. Ăn khoảng 45%.

2 Likes

Long Châu trở thành chuỗi nhà thuốc đầu tiên phân phối thuốc trị Covid, cổ phiếu FPT Retail bật tăng trần. Em mua giá 102, target 140, cut loss 91.

2 Likes

NKG mua 39, nâng mức cut loss lên 38. Giá đã phá vỡ đỉnh sóng giảm số 4. Chính thức chuyển sang trend tăng. Hỗ trợ mạnh từ xuất khẩu, giá thép tăng và đầu tư công. Mục tiêu chốt lãi tầm 46 hoặc hơn.

2 Likes

Tuần tới em tiếp tục NGẮM KỸ con TCM

3 Likes

Tuần tới canh MUA

TCM đã hoàn thành sóng giảm, giá đã break đỉnh số 4 của sóng giảm số 5 (sóng elliott). Điểm mua đẹp 67, cut loss 65, chốt lãi dự kiến 82. Vậy là chúng ta sẽ chấp nhận lỗ 2 điểm để lãi 15 điểm.

2 Likes

Bác soi giúp em chart con PSH với ạ

Con này vượt 26 thì bác mua, cut loss 25, lãi mục tiêu 32 hoặc hơn. Kỳ vọng lợi nhuận không cao lắm, bác cân nhắc mấy mã em up ở trên so sánh xem ntn ạ.

3 Likes

Bài viết rất bổ ích, bác có gr nào không e tham gia học hỏi và ạ

1 Likes

Vì em cũng khá bận nên chỉ chia sẻ tại đây luôn Bác ạ. Lúc nào vào lệnh thực chiến hoặc rảnh em lại post tiếp vào đây cho mọi người tham khảo. Bác có câu hỏi gì thì cứ viết vào đây.

2 Likes

KỊCH BẢN NÀO cho DIG trong tuần tới?

DIG có lẽ là cổ phiếu yêu thích nhất cho các “nhà đầu cơ” lướt sóng. Bản thân em cũng lướt DIG rất nhiều lần. Hiện tại DIG đang ở vùng cản 91-92, khả năng tuần tới sẽ điều chỉnh giảm để tiếp tục pha tích lũy.

Kịch bản MUA DIG 01: Em kỳ vọng DIG sẽ về vùng giá 72-73, mua giá 72, cut loss 59 cho an toàn tránh bị quét stop loss, nếu giá tăng tốt thì từ từ nâng cut loss lên 70, bảo vệ vốn.
Giá bán kỳ vọng: 120.
Giao dịch này chấp nhận lỗ 13 điểm, lãi 48 điểm.

KỊCH BẢN 02: Nếu tuần tới giá đóng cửa cuối ngày trên 92-93 thì các Bác mua thử một ít nhé. Cut loss 92, target 120. Giao dịch này tỷ suất sinh lời không cao và rủi ro cao. Nếu tham gia, em chỉ tham gia 1 ít thôi. Các bác chú ý là phải đợi giá đóng cửa chắc chắn trên 92-93 nhé. Nếu trong phiên, cuối phiên có thể rút chân thì ko tính.

3 Likes

TID là một doanh nghiệp giá trị tiềm năng rất lớn. Các Bác tìm hiểu kỹ xem nhé.

3 Likes

IDJ sau khi phát hành tăng vốn xong sẽ có dư tiền để tiếp tục các dự án gối đầu 2023-2025.

Khu đô thị sinh thái Apec Eco City (85, ha, tổng mức đầu tư 15.000 tỷ) và Khu đô thị nhà ở xã hội tại Hải Dương (9 ha, 1.500 tỷ). Đây là những dự án gối đầu sau dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né trong giai đoạn 2023 - 2025.

3 Likes

TCM, NKG là lướt được, còn DIG khó lướt…Lướt có thêm SCR LDG TCH GEX VHG CII đỉnh củ

LDG cũng đang có mẫu hình tương tự DIG. Bác kiên nhẫn đợi thêm để có điểm mua đẹp hơn. Mua tầm 15-16, cut lỗ 14, giá chốt lãi kỳ vọng 25. Vùng giá hiện tại mình kiên nhẫn đợi thêm xem như thế nào ạ.

2 Likes