SZC hiện đang kinh doanh quỹ đất 2.287 ha tại huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, 1.556 ha được dùng để cho thuê đất khu công nghiệp (KCN) –mảng kinh doanh cốt lõi, khoảng 579 ha cho các khu dân cư, đô thị, còn lại 152 ha là sân golf, hoàn thiện hệ sinh thái Khu đô thị - Công nghiệp có quy mô hàng đầu khu vực.
2. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
SZC có lợi thế với hơn 400 ha đất còn lại cho thuê trong đó có 250 ha đất đã đền bù giải phóng mặt bằng sẵn sàng thuê, giá thuê dự kiến tiếp tục tăng, và cải thiện hạ tầng kết nối nhờ đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
3. Điểm qua kết quả kinh doanh
KQKD Quý 4 và năm 2024: Quý 4, doanh thu đạt 230 tỷ đồng (-11% yoy) và LNST đạt 75 tỷ đồng (+34% yoy). Doanh thu cho thuê đất KCN đóng góp chính khi đạt 197 tỷ đồng (-12% yoy). Lũy kế cả năm, lợi nhuận sau thuế đạt 302 tỷ đồng (+38% yoy),
hoàn thành vượt 20% kế hoạch năm.
Trong bối cảnh nguồn cung KCN phía Nam bị nén chặt, các khu vực có vị trí tốt bị lấp đầy đáng kể với tỷ lệ trên 80% cùng mức giá cao khoảng trên 120 USD/m2/chu kì, nhu cầu sẽ dần lan ra khu vực thiếu sức hút hơn như KCN Châu Đức. Cụ thể, trong 3 quý đầu năm 2024, diện tích MOU đã ký đạt tổng cộng 38 ha (+50% svck. Dự báo năm 2025, công ty dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng với sự gia tăng của giá thuê và các hợp đồng MOUs.
Giá trị người mua trả trước ngắn hạn của SZC đã có đà tăng mạnh nhất trong khoảng 4 năm trở lại đây, đạt mức kỷ lục trong lịch sử là 701 tỷ. Các khoản trả trước ngắn hạn từ người mua tăng 96% so với đầu năm, chủ yếu từ các khách thuê như Tripod (diện tích thuê 18 ha, giá thuê 95 USD/m2/chu kỳ thuê) và Steel Builder (diện tích thuê 7,6 ha, giá thuê 95 USD/m2/chu kỳ thuê).
Biên lợi nhuận cải thiện mặc dù doanh thu thuần tăng trưởng âm, đạt 165 tỷ (-21% YoY) do doanh thu cho thuê KCN và chuyển nhượng KDC Hữu Phước lần lượt suy yếu, đạt lần lượt 141 tỷ (-18% YoY) và 4 tỷ (-81% YoY). Bù lại, nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện 11 điểm phần trăm so với cùng kì nhờ giá cho thuê đất tăng khoảng 10% YoY, lợi nhuận sau thuế đạt 73 tỷ (+8% YoY).
Giá cho thuê tại SZC dự kiến sẽ tăng so với các khu công nghiệp (KCN) khác ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện tại, các KCN khác này có giá thuê thấp hơn 13% - 15%.
Những cải thiện về hạ tầng kết nối từ đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu mang lại càng làm tăng sức hấp dẫn của SZC.
Kế hoạch thoái vốn của Tổng CTCP Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi, MCK SNZ). Tỷ lệ sở hữu hiện nay là 46,84% thoái vốn giảm xuống còn 36%. Kế hoạch thoái vốn đề ra trong 2024-2025.
TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu: 3 ‘mãnh hổ’ dẫn đầu Việt Nam sẽ sớm thay đổi chóng mặt?
Ba địa phương này được xem là những cực tăng trưởng tiêu biểu không chỉ của vùng Đông Bộ mà còn của cả nước. Trong đó:
Bà Rịa - Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu, một trong những trung tâm công nghiệp và du lịch của Việt Nam, đang đón nhận sự đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Địa phương đang thu hút nhiều dự án lớn để trở thành trung tâm năng lượng tái tạo, chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi, hóa dầu, khí hóa lỏng, công nghiệp sinh học, cảng biển, khu công nghệ cao, du lịch…
Ví dụ như dự án mở rộng các cụm cảng container tại Cái Mép, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, nâng cấp cảng hàng không Côn Đảo, dự án tại khu Long Sơn, khu đô thị Hồ Tràm, bến cảng tổng hợp Long Sơn Mỹ Xuân…
Thủ tướng Chính phủ gần đây đã có cuộc làm việc với ba địa phương gồm TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương, nhấn mạnh yêu cầu các tỉnh, thành phố này phải tập trung vào việc đạt được mức tăng trưởng cao nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững. Người đứng đầu Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho công tác điều chỉnh địa giới hành chính, đồng thời yêu cầu các địa phương thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy để tạo ra không gian phát triển mới, đẩy mạnh chuyển đổi số, giảm thiểu thủ tục hành chính, trung gian và hạ thấp chi phí cho người dân cũng như doanh nghiệp.
Bà Rịa Vũng Tàu đứng đầu cả nước về thu hút FDI với 1.65 tỷ đôla vốn đăng ký mới trong 8th/2024. Với diện tích cho thuê là 1,109ha tại KCN Châu Đức, SZC chiếm 31.4% diện tích đất cho thuê và 50.3% quỹ đất có thể cho thuê còn lại tại BR-VT.
Ngày 20/3, trong chuyến thị sát tại công trường dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu và sân bay Long Thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có những ý kiến chỉ đạo liên quan đến việc triển khai hệ thống giao thông kết nối.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương và đơn vị liên quan phải hoàn thành toàn bộ tuyến cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu trong năm 2025, trước khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động, không để tình trạng sân bay chờ đường hay đường chưa thông suốt, tỉnh này chờ tỉnh kia. Thủ tướng đã đồng ý chủ trương bổ sung nút giao Mỹ Xuân - Ngãi Giao, giao cho UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xem xét quyết định, sớm triển khai nhằm kết nối cao tốc với cụm cảng Cái Mép-Thị Vải. Ngoài ra, Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương xây dựng tuyến cao tốc kết nối sân bay Long Thành đi Hồ Tràm mà tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề xuất và yêu cầu cố gắng khởi công vào cuối năm nay.
Như vậy, chỉ một vài năm nữa thôi, mạng lưới giao thông kết nối giữa Bà Rịa-Vũng Tàu với các tỉnh, thành trong khu vực sẽ trở nên đồng bộ, hiện đại. Cụ thể:
Tuyến cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu sẽ đưa vào hoạt động toàn bộ trong năm nay.
Đường ven biển Vũng Tàu-Bình Thuận (ĐT994) đang thi công, trong đó nhiều đoạn thành phần đã xong.
Cầu Phước An kết nối với tỉnh Đồng Nai đang triển khai đúng tiến độ.
Các dự án đường nối vào cao tốc gồm: đoạn qua TP.Bà Rịa, huyện Long Đất và TP.Vũng Tàu chuẩn bị khởi công, trong khi tuyến cao tốc kết nối khu vực Hồ Tràm với sân bay Long Thành cũng sẽ sớm được triển khai.
Khi hoàn thành, các dự án này sẽ kết nối tất cả các địa phương trong tỉnh, qua đó thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế trụ cột của tỉnh là công nghiệp, cảng biển, du lịch. Trong đó:
Cùng với cầu Phước An, dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giúp phá thế độc đạo và giảm tải cho Quốc lộ 51, mở ra cơ hội lưu thông hàng hóa, giao thương giữa các tỉnh, thành Đông Nam Bộ với Bà Rịa-Vũng Tàu. Hàng hóa từ các khu công nghiệp trong khu vực sẽ thuận lợi hơn khi vào cụm cảng Cái Mép-Thị Vải, giảm thời gian đi lại, qua đó giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp, từ đó giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh.
Đường ĐT994 kết nối cụm cảng Cái Mép-Thị Vải với sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đường vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh và các khu du lịch ven biển từ Vũng Tàu qua Long Đất, đến Xuyên Mộc và xa hơn nữa là Bình Thuận.
Cao tốc Long Thành-Hồ Tràm sẽ giúp du khách quốc tế đến khu vực Hồ Tràm và vùng lân cận nhanh chóng, thuận lợi hơn thông qua sân bay Long Thành. Đặc biệt, chừng chục năm gần đây, Hồ Tràm nổi lên như một điểm đến mới đầy hấp dẫn bởi vẻ đẹp hoang sơ, trong lành, nhiều resort tiêu chuẩn 4-5 sao. Vì vậy, 2 dự án này được kỳ vọng khi đi vào hoạt động sẽ góp phần “đánh thức” tiềm năng của dải du lịch ven biển, cũng như mở thêm không gian phát triển đô thị, dịch vụ 2 bên tuyến đường đi qua.
Sonadezi Châu Đức tăng trưởng vượt kế hoạch năm 2024
Theo báo cáo tình hình hoạt động năm 2024, Sonadezi Châu Đức đạt tổng doanh thu khoảng 893 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch; nộp ngân sách khoảng 138 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 311 tỷ đồng, vượt 9% so với kế hoạch.
Trong cơ cấu doanh thu, đóng góp tỷ trọng lớn nhất là mảng bất động sản công nghiệp với 703 tỷ đồng, vượt 12% so với kế hoạch. Năm 2024, Sonadezi Châu Đức đã ký hợp đồng, bản thỏa thuận cho thuê lại đất công nghiệp với diện tích khoảng 46ha, đạt 116% so với kế hoạch, nâng tổng diện tích đã cho thuê lên khoảng 570ha (đạt tỷ lệ lấp đầy gần 52%).
Doanh thu mảng cung cấp nước sạch cho khách hàng thuê đất và xử lý nước thải của Công ty cũng tăng lần lượt 44% và 32% so với kế hoạch.
Hoạt động khai thác và kinh doanh Sân golf Châu Đức tăng trưởng khả quan, thu hút hơn 37 ngàn lượt khách trong năm 2024, ghi nhận doanh thu 53,5 tỷ đồng, vượt 7% so với kế hoạch.
BOT đường 768, UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt dự án BOT đường 768 điều chỉnh. Hiện Công ty đang triển khai thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án để sẵn sàng vận hành thu phí.
Trích trong Báo cáo tài chính quý 4/2024. Khoản mục " Người mua trả tiền trước ngắn hạn" có để cập. Hai trong số khách hàng lớn trả trước tiền thuê đất là Tripod và Vina One ~ hơn 500 tỷ trong khi đầu năm chưa phát sinh. Đây sẽ là một trong những động lực chính cho tăng trưởng của SZC trong năm 2025.
Giải ngân vốn FDI có sự tăng trưởng ổn định, luỹ kế 12T/2024 ghi nhận vốn FDI giải ngân đạt 23,35 tỷ USD (+9% YoY), đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Vốn FDI đăng ký đạt 38,22 tỷ USD (- 3%YoY) .
Theo Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tiếp tục xu hướng tăng tích cực. Đặc biệt, đầu tư mới và điểu chỉnh vốn gia tăng cả về số lượng dự án cũng như quy mô vốn đầu tư.