Theo đánh giá của các nhà đầu tư, việc sở hữu quỹ đất công nghiệp ở những vị trí chiến lược là một ưu thế lớn của SZL. Cụ thể, KCN Long Thành (tổng diện tích hơn 488 ha) tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai là một trong số ít KCN của miền Đông Nam Bộ có vị trí chiến lược trong định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật của khu vực. KCN này nằm trên các tuyến giao lộ trọng điểm của đường thủy, đường bộ và đường biển, đặc biệt chỉ cách Sân bay Quốc tế Long Thành 11km, nằm cạnh Quốc lộ 51 và cách đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây 3 km.
Với vị trí chiến lược trên bản đồ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, huyện Long Thành - Đồng Nai là khu vực đang được đầu tư mạnh mẽ để nhanh chóng trở thành một thành phố sân bay hiện đại, phát triển mạnh các mũi nhọn chủ lực: công nghiệp, dịch vụ - thương mại và logistics. Hiện Đồng Nai cũng đang thúc đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng các cảng lân cận KCN như Cảng Phước An (huyện Nhơn Trạch) với tổng vốn trên 17.000 tỷ đồng, mở rộng Cảng Gò Dầu (huyện Long Thành) và mở rộng Cảng Long Bình Tân (Tp.Biên Hòa) nhằm phục vụ phát triển công nghiệp, vận chuyển hàng hóa cho các KCN. Tọa lạc tại vùng kinh tế sôi động này, KCN Long Thành và các nhà đầu tư trong KCN được hưởng lợi rất lớn từ tiềm năng phát triển của khu vực, hạ tầng phát triển nhanh, kết nối giao thông thuận lợi…
Xuất phát từ nhu cầu của thị trường và năng lực tài chính, kinh doanh, SZL quyết định đầu tư xây dựng cụm nhà xưởng cho các khách hàng trong và ngoài nước thuê trên khu đất có tổng diện tích 9,5 ha với số lượng 15 nhà xưởng. Hiện nay, SZL đã xây dựng xong 4 nhà xưởng và đã có khách hàng đặt cọc thuê ngay từ khi chưa hoàn tất việc xây dựng.
Dự kiến với tình hình kinh doanh như hiện nay đến hết năm 2010 SZL sẽ hoàn tất việc xây dựng và cho thuê 15 nhà xưởng tại khu vực này. Ngoài ra, trong tổng số diện tích đất còn lại SZL cũng sẽ qui hoạch tiếp khoảng 10 ha để kinh doanh nhà xưởng cho giai đoạn 2010-2015.
Một sức hút khác của KCN Long Thành đến từ vị trí đắc địa, nằm gần Tp.HCM, Tp. Biên Hòa – hai thành phố lớn, trọng điểm của phía Nam với nguồn dân số dồi dào, đáp ứng tốt về vấn đề tuyển dụng lao động, công nhân kỹ thuật tay nghề cao hay nhân sự quản lý các cấp. Ngoài ra KCN Long Thành chỉ cách Cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây khoảng 3 km, cách Cảng Cái Mép – Thị Vải khoảng 45 km, cách Sân bay Quốc tế Long Thành (dự kiến đi vào hoạt động năm 2025) khoảng 11 km…
KQKD quý 1.2023 đạt 23.6 tỷ tăng trưởng +23.3% so cùng kỳ năm 2022.
Chi phí xây dựng nha xưởng ở Long Thành tăng lên 136,4tỷ (nha xuong đang xây là: 46, 47, 62, 63, 67,70-71, 72…đã có 1 sô nhà xưởng đa bàn giao cho khách sư dung và tính tiền thuê nhưng chưa kết chuyển vào bds đầu tư và ghi nhận doanh thu cho thuê nhu nx 70-71…). Nhà liền kế Tam An 1 tăng lên 21,4tỷ (14 căn liền kế 3 đã xây xong,28căn liền kề 1 đã xây xong phần thô) Hi vọng 2023 là 2 chỗ này.
Danh thu chưa thực hiện (tiền cho thuê đất kcn công nghiệp Long Thành) tăng thêm 22tỷ, chắc đây là tiền cho thuê 7.400m đất rieng le đã nhắc tới trong BCTN 2021.
Ông Đặng Vũ Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho biết, khi tìm hiểu cơ hội đầu tư trung tâm logistics ở Khu công nghệ cao TP.HCM vẫn còn một ít đất sạch, nhưng DN vướng ngay vào yêu cầu đầu tư quá cao. Bình thường đầu tư kho logistics khoảng 5-6 triệu USD/ha, nhưng tại khu này yêu cầu phải đầu tư 15 triệu USD/ha. Còn khi tìm hiểu ở Cảng Long Bình không có quỹ đất, hoặc có đất nhưng để đền bù thành đất công nghiệp rất phức tạp.
“Quy hoạch cho DN logistics là có nhưng không có quỹ đất, trong khi quỹ đất bản thân DN phải giải quyết. Quy hoạch tại cảng Long Bình khi DN tìm hiểu chi tiết đã thấy quỹ đất để DN có thể đầu tư lại vô cùng phức tạp, trong thời gian tới khó có thể giải quyết được việc này”, ông Thành cho biết…
““May mắn hơn, quý I/2023, CTCP Sonadezi Long Thành (SZL) ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt gần 23,7 tỷ đồng, tăng 23,4%. Tuy nhiên, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của công ty âm 39,3 tỷ đồng, trong khi kỳ trước dương 299,5 tỷ đồng, chủ yếu do giảm các khoản phải thu, tăng các khoản phải trả và tăng tiền cho cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác.””
…Bên cạnh đó, nhu cầu kho bãi, nhà xưởng phục vụ hoạt động logistics vẫn đang trong xu hướng tăng và sẽ là một trong những động lực tăng trưởng chính cho ngành BĐS KCN trong tương lai. Xu hướng này được kỳ vọng phát triển đặc biệt mạnh hơn ở một số địa bàn tỉnh có vị trí chiến lược gần cảng biển, cảng hàng không, giao thông hạ tầng thuận lợi như Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Hài Phòng, Bình Dương…
““Phần lớn các công ty mà Buffett đầu tư đều trả cổ tức. Trên thực tế, năm nay, tập đoàn Berkshire dự kiến thu về khoảng 5,7 tỉ đô la tiền mặt cổ tức từ danh mục đầu tư chứng khoán của mình, theo phân tích của Dow Jones Market Data””
“”“Trong năm 2023, VRE dự kiến đưa hai trung tâm thương mại (TTTM) mới vào hoạt động, gồm VMM Grand Park và VCP Hà Giang, nâng tổng diện tích sàn lên 1,8 triệu m2 (tăng 3,2% so với cùng kỳ). Với việc người tiêu dùng đang thắt chặt hầu bao trong bối cảnh suy thoái kinh tế, VRE sẽ tập trung vào 1) giảm tiêu thụ năng lượng (giảm 2% tổng chi phí) và chi phí nhân sự (giảm 20% chi phí hoạt động/m2 so với mức 2019) và chi phí thuê ngoài để duy trì biên lợi nhuận gộp cao, 2) duy trì giá cho thuê phù hợp cho từng nhóm khách thuê, mà VNDirect kỳ vọng tỷ lệ này sẽ tăng không quá 10%/năm trong 2023/24, 3) nâng cao hiệu quả của các TTTM hiện tại bằng cách thu hút khách hàng mới. VNDirect ước tính tỷ lệ lấp đầy sẽ tăng lên 90% vào cuối năm 2023 từ mức 85,4% hiện tại trong khi biên lợi nhuận gộp sẽ cải thiện lên mức 60-62% trong năm 2023 và năm 2024 so với mức 53% trong năm 2019 đối với hoạt động kinh doanh cho thuê.”"" ,… Nhà xưởng ở Long Thành của SZL khi được định giá như san thương mại của VRE thì quá ngon luôn…