Tại sao dầu khí ngon hơn bất động sản trong giai đoạn này

được mấy hôm vào gáy um tỏi

Trước giờ A7 chim dòng nào là dòng đó rớt.
Cái sai lầm của tụi ôm dầu là chim lợn BĐS, chim lợn DIG CEO. Trong khi Thầy A7 chưa hề gây sự với chúng m. Chính chúng m vào kiêu kích, Bây giờ đừng cố tỏ ra là nạn nhân

5 Likes

Chửi ae ôm bds là đầu cơ. Thế ôm cổ dầu là đầu tư đấy! Hiểu được sẽ thấy cái thòng lọng nó treo sẵn trên rồi, đua lên rồi thắt cổ hết với nhau kkk

3 Likes

Ae chính thức công chiến với bọn dầu xem bọn này sống dc bao lâu

1 Likes

Nó có biết gì đâu bác, lỡ đầu tư nhiều rồi lên đây để lùa gà thôi bác ạ, thằng này khả năng trúng ổ trùm sò dòng P tăng mấy bữa lại lăn quay ra, mua 38 triệu cổ úp bô bao giờ cho hết?

Đến thằng tonybobo ôm hô p từ năm ngoái giờ cũng hiển linh. Trước bám đít A7 ghê lắm

Giá dầu sẽ sụt giảm khi:

  1. Nguồn cung được đảm bảo (Nga U đình chiến, Châu Âu chấp nhận nhập dầu Nga)
  2. Dòng dầu khí xuất phát từ Nga qua Ấn Độ, Trung Quốc bắt đầu nối thành hệ thống. Các nước có quan hệ ngoại giao trung lâp như Việt Nam sẽ sớm tránh được tình trạng giá dầu leo thang.
  3. Nhà nước Việt Nam có đối ứng giảm thuế, tăng cường bơm tiền…
  4. Khi thị trường thu hút được dòng tiên, giá dầu đạt kỳ vọng thì sẽ luân phiên chảy về nơi khác.
  5. Tập trung khai thác thêm, người dân chuyển qua các phương tiện công cộng, xe điện, theo định hướng của tư bản mới.
2 Likes

Cheniere Energy Inc có trụ sở tại Houston là hãng kinh doanh khí đốt và xuất khẩu LNG lớn nhất của Mỹ. Cổ phiếu của Cheniere đã tăng suốt 1 năm qua, từ 80 lên 143,32 đô hiện nay. Dân chơi chứng ôm mã LNG trên sàn NYSE hẳn ăn mừng vì chứng lãi gần gấp đôi sau chỉ 1 năm. Lẽ hiểu thông thường, cổ phiếu lên vậy chứng tỏ Cheniere phải làm ăn rất tốt. Đặc biệt là khi giá cả dầu khí lên cao như vậy. Thế nhưng, hãng vừa báo lỗ, lỗ ròng 865 triệu USD trong quý 1, dù doanh thu vẫn tăng. Thu nhập của Cheniere gần 8,7 tỷ USD trước lãi vay, thuế và khấu hao. Con số này tăng 1,2 tỷ USD so với ước tính của các nhà phân tích Bloomberg. Cheniere cho biết họ thua lỗ đáng kể vì các sản phẩm phái sinh (trị giá $3,1 tỷ) được tính theo giá LNG quốc tế và tỷ suất lợi nhuận LNG không đủ để bù đắp khoản lỗ. Nói cách khác, lỗ vì lấy lãi thực bù vào chứng và chi trả cổ tức. Người Mỹ bơm sàn giữ chứng mỗi tháng 120 tỷ USD cũng là chỗ này. 160 chuyến tàu bồn chở LNG sang EU trong quý 1 là 75% sản lượng LNG của Cheniere, so với chỉ 35% cùng quý năm ngoái. => Đều là đếm cua thì đếm cua đất an toàn hơn cua dầu (còn cua dầu VN thì BSR quy mô không mở rộng được nhà máy là chắc rồi, đã thế còn không có hedging để giữ một mức ln ổn áp, mang tính đầu cơ theo giá dầu lên xuống nghĩa đen, điểm vô đẹp đã hết, ăn được 20% nữa không đáng để huy động binh mã tổng lực mà liều vào…

2 Likes

Khả năng ông này là ổ trùm sò còn Mỹ là vua tạo game đó có lúc Mỹ cũng sai và bị sa lầy bằng chứng là Việt Nam mình nhé! Pháp đã cảnh báo đừng dại tham gia chiến tranh với Việt Nam, Việt Nam nếu nói về sức mạnh tinh thần chiến đấu được rất nhiều nước và nhân dân trên thế giới tôn trọng và kính nể đó nhé. Hô hào vào dòng P cũng là một cái tội, rồi dựa hơi nói xấu người khác, chán bỏ đi mà làm người tốt

Trump kg liên quan, phải xem bối cảnh vĩ mô.

Giá dầu ‘bay cao’, cổ phiếu dầu khí lập đỉnh mới

Thị trường chứng khoán có phiên giao dịch đầu tuần khởi sắc về thanh khoản, nhưng vẫn “lỡ hẹn” mốc 1.300 điểm. Cổ phiếu lớn, đặc biệt là các mã bất động sản bị bán mạnh. Trong khi đó, nhóm dầu khí, hoá chất, phân bón đua nhau tăng giá, lập đỉnh mới.

Dù có thời điểm vượt 1.300 điểm trong phiên sáng, nhưng lực bán ở vùng giá cao, áp lực chốt lời lại tiếp tục đẩy VN-Index giảm điểm. Các nhóm cổ phiếu lớn phân hoá mạnh, chỉ số VN30 đóng cửa lùi về giá đỏ.

Thị trường chưa có được sự đồng thuận các mã lớn ngân hàng, bất động sản. Trên HoSE, chỉ có VCB, MSB, VIB là các mã ngân hàng giữ được sắc xanh. Ở nhóm bất động sản, cổ phiếu bị bán mạnh, như DIG, DXG, SJF “nằm sàn”. Các mã lớn như VIC, VHM, NVL… cũng là một trong như đầu kéo chỉ số đi lùi.

Ở chiều ngược lại, điểm sáng trong phiên hôm nay là cổ phiếu dầu khí và các nhóm liên quan. Đây đồng thời là tâm điểm mua ròng của khối ngoại.

Với việc giá dầu tiếp đà tăng, neo ở mức đỉnh 14 năm, phiên hôm nay, cổ phiếu dầu khí tiếp tục “dậy sóng”. GAS là mã đóng góp tích cực nhất cho chỉ số, kéo VN-Index tăng hơn 2,7 điểm. Phiên hôm nay, với việc tăng 4,5% lên 129.900 đồng/cổ phiếu, GAS vượt đỉnh lịch sử. BSR cũng lập đỉnh 30.400 đồng/cổ phiếu. Hôm nay, BSR là mã tăng mạnh nhất trong “họ” dầu khí (10,1%). Các mã OIL, PLX, POW, PVS, PVC, PET cùng tăng giá.

Hôm nay, giá dầu thô tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng với dầu Brent đạt 121, USD/thùng, WTI đạt hơn 118 USD/thùng. Giá dầu tăng mạnh bất chấp kế hoạch nâng sản lượng mạnh hơn của OPEC+, tăng sản lượng 648,000 thùng/ngày trong tháng 7-8/2022 thay vì mức 432,000 thùng/ngày như trước đó. OPEC+ cũng đã lên kế hoạch triệu tập cuộc họp kế tiếp vào ngày 30/6 tới.

Các nhóm cổ phiếu liên quan như hoá chất, phân bón cũng đồng loạt tăng mạnh. DGC tiếp tục tăng 2,6% lên 118.100 đồng/cổ phiếu. DCM, DPM, BFC đều tăng trên dưới 6%. Các cổ phiếu đều có mức tăng nhanh, vượt tốc độ phục hồi của thị trường chung.

Đáng chú ý, cổ phiếu ngành điện bất ngờ “vụt sáng”. Trên HoSE, chỉ có 4 cổ phiếu tăng trần, thì 2 trong số đó là các mã ngành điện: PC1, NT2. Các mã khác như GEG, VSH, TMP, HDG, TV2, SHP, SJD … cùng tăng giá.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 2,03 điểm (0,16%) lên 1.290,01 điểm. HNX-Index giảm 3,67 điểm (-1,18%) xuống 306,81 điểm. UPCoM-Index giảm 0,27 điểm (-0,29%) xuống 93,9 điểm,

Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 30,6% lên 15.299 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng 44 tỷ đồng ở sàn HoSE, tập trung vào DPM, BSR, DCM…

Biến Mỹ từ nước nhập khẩu dầu thành nước xuất khẩu dầu thì bạn nghĩ là ai ??

Sốt đất hạ nhiệt ở nhiều nơi

Nhiều người chấp nhận bỏ cọc hàng trăm triệu đồng khi mua đất ở tỉnh với giá cao.

Sau nhiều tháng tăng nóng và giao dịch sôi động, thời gian gần đây, thị trường bất động sản - cụ thể là đất nông nghiệp, đất đồi, đất ven sông, hồ - ở nhiều tỉnh, thành phía Nam và Tây Nguyên đã hạ nhiệt thấy rõ.

Người bán nhiều hơn mua

Trên các hội, nhóm, diễn đàn mua bán nhà đất nghỉ dưỡng, đất view đẹp, ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông…, thông tin rao bán đất xuất hiện dày đặc như: “Chuẩn bị tới ngày công chứng nhưng không xoay được tiền, bán thu hồi vốn 4 ha đất có hồ, có nhà… ở Lâm Hà”, “Cần ra nhanh đất đồi triền đẹp nằm ngay khu dân cư, thích hợp nghỉ dưỡng, trồng cây ăn trái, diện tích 4 ha giá chỉ 3,5 tỉ đồng”… nhưng giao dịch thành công rất ít. Diễn biến này trái ngược với những tháng trước, lúc thị trường còn sôi động, chủ yếu người có nhu cầu đăng tìm mua đất , thậm chí nhiều người còn tranh nhau đặt cọc mỗi khi có ai đăng bán mảnh đất đẹp với giá cả hợp lý.

Ông Phan Tín - nhà ở khu vực xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - kể vài tháng trước, khi mới xuất hiện thông tin có doanh nghiệp lớn sắp đầu tư vào khu vực hồ Tà Đùng để làm dự án khu đô thị, nghỉ dưỡng thì giá đất khu vực này “nhảy múa” liên tục. Có nhiều mảnh đất khách vừa đặt cọc đã tăng giá 2-3 lần, người mua chỉ sang tay tiền đặt cọc là có thể lời gấp đôi trong vài tuần. Đến nay, thị trường lắng dịu thấy rõ, một số người trót ôm đất giá cao đang phải chạy vạy khắp nơi tìm khách hàng bán lại.

Ông Hoàng - nhà ở TP Thủ Đức, TP HCM - cho biết ông định mua chung với người bạn mảnh đất 1 ha mặt tiền ở khu trung tâm TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông nhưng khi vừa đặt cọc thì chứng khoán lao dốc không phanh. Cả ông và người bạn bị lỗ nặng, không còn tiền đầu tư đất đành phải hủy cọc, mất mấy trăm triệu đồng vì rao bán khắp nơi nhưng không ai mua. Còn bà Thư (ngụ xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho hay tháng trước bà nhận cọc 300 triệu đồng để bán mảnh vườn diện tích 5.000 m2 cho một khách hàng ở TP HCM. Mới đây, người khách gọi điện nói muốn lấy lại cọc vì thế chấp căn hộ tại TP HCM để vay tiền nhưng ngân hàng không giải ngân. “Tôi thấy họ cũng đang khó khăn về vốn nên đồng ý trả lại 200 triệu đồng, chỉ giữ lại 100 triệu đồng coi như phí giữ chỗ” - bà Thư nói.

Ông Minh - chuyên môi giới đất vườn, đất ven sông, hồ ở khu vực huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai - thừa nhận gần đây, mọi giao dịch đất đai gần như “đứng im”, khách hẹn đặt cọc đều bỏ ngang.

Còn tại các huyện Bảo Lộc, Lâm Hà, Bảo Lâm, TP Đà Lạt… thuộc tỉnh Lâm Đồng, do chính quyền địa phương siết chặt việc phân lô, tách thửa nên hoạt động mua bán đất ở những khu vực này gần như đóng băng. “Ai cần tiền gấp, muốn bán nhanh phải chấp nhận hạ giá, nếu không sẽ ôm hàng” - bà Mỹ Phương (người môi giới quanh khu vực Tà Nung, Nam Ban của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) cho biết.

Sẽ còn giảm thêm

Tổng giám đốc một công ty bất động sản chuyên đầu tư, giao dịch ở các tỉnh cho biết thị trường bất động sản ở các tỉnh đã chững lại khoảng 2 tháng trở lại đây vì nhiều lý do nhưng phần lớn là vì dòng tiền bị siết lại. Một phần cũng do giá đất ở nhiều địa phương bị đẩy lên quá cao trong 2 năm trở lại đây, có những mảnh đất tăng 200%-300% trong vài tháng nên những người vào sau sợ rủi ro vì vậy không dám đầu tư.

Ông Trần Khánh Quang - chuyên gia tài chính, bất động sản - cho rằng thị trường bất động sản ở các tỉnh đang hạ nhiệt, không còn sôi động như trước vì hầu hết các nhà đầu tư lớn, những người nhiều tiền từ 20-30 tỉ đồng trở lên đã rút từ sớm, họ chuyển sang trú ẩn vào những phân khúc bất động sản còn dư địa tăng giá, dễ giao dịch như nhà phố, đất nền ở gần TP HCM. “Nhà đầu tư muốn đầu tư sản phẩm có tính thanh khoản chứ không cần lời nhiều nữa. Đối với đất nền riêng lẻ, đặc biệt là những lô đất có giá trị lớn 20-30 tỉ đồng đều không bán được, giao dịch các phân khúc khác cũng chậm lại” - ông Quang thông tin.

Theo dự báo của chuyên gia kinh tế, nửa cuối năm nay, giá căn hộ chuẩn ở TP HCM sẽ dao động nhẹ. Còn tất cả phân khúc khác như đất nền, nhà phố… đã bị đẩy giá tăng quá ảo sẽ mất thanh khoản thời gian dài nếu tiếp tục neo giá bán cao như hiện nay. Việc giá bất động sản có thể được nhà đầu tư bán giảm 20%-30% so với thị trường là hoàn toàn có thể xảy ra.

Người mua thận trọng

Theo bà Mỹ Phương, hiện nay vẫn có khách hỏi thăm về đất đai nhưng họ rất cân nhắc khi quyết định xuống tiền, chỉ những thửa đất đã lên thổ cư và giá bán hợp lý hoặc chủ đất chấp nhận hạ giá mới ra được hàng. “Khách mua đất lúc này thường hỏi có xây dựng được không, trong khi khu vực này đa phần là đất nông nghiệp, rất khó chuyển mục đích sử dụng. Gần đây, chính quyền địa phương xử lý mạnh tay với công trình xây chui nên tình hình mua đất ở đây càng ảm đạm” - bà Mỹ Phương bộc bạch.

giá dầu hiện tại ở trên trời rồi nó mà lên nữa chắc cả nền kinh tế còn cái nịt chứ ở đó mà P

Giá xăng dầu hôm nay 7/6: Tăng cao, Arab Saudi vừa nâng giá dầu thô

Động thái của nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới xuất hiện trong bối cảnh thị trường đang lo ngại về tình trạng nguồn cung thu hẹp và nhu cầu tăng vọt trong mùa hè.

Trên thị trường quốc tế, giá dầu WTI của Mỹ tăng 0,29% lên 118,84 USD/thùng vào lúc 6h47 ngày 7/6 theo giờ Việt Nam. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 8 tăng 0,23% lên 119,99 USD/thùng.

Arab Saudi, nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, vừa nâng giá dầu thô giao tháng 7 cho các khách hàng châu Á và mức tăng gây bất ngờ cho thị trường.

Động thái của nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới xuất hiện trong bối cảnh thị trường đang lo ngại về tình trạng nguồn cung thu hẹp và nhu cầu tăng vọt trong mùa hè.

Cụ thể, giá bán chính thức đối với dầu Arab Light giao tháng 7 sang châu Á tăng 2,1 USD/thùng. So với báo giá của Oman/Dubai, mức giá của Arab Saudi cao hơn 6,5 USD/thùng - chỉ nằm ngay dưới mức cao nhất mọi thời đại ghi nhận vào tháng 5 năm nay.

Mức nâng giá bán của Arab Saudi cao hơn nhiều so với hầu hết dự báo của thị trường - vốn chỉ dự kiến tăng khoảng 1,5 USD/thùng. Chỉ một trong 6 chuyên gia mà Reuters phỏng vấn dự đoán mức tăng 2 USD/thùng.

Giữa lúc châu Âu chật vật tìm kiếm nguồn cung để thay thế cho khí đốt của Nga, thì Argentina - nơi có mỏ khí đá phiến lớn thứ hai thế giới, bỗng được các chuyên gia và công chúng nhớ tới.

Song, quốc gia Nam Mỹ hiện không thể giúp châu Âu. Trên thực tế, Argentina thậm chí còn không thể tự giúp mình giảm bớt tình trạng phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu, dù nước này đang có nguồn tài nguyên khổng lồ ở mỏ Vaca Muerte.

Theo oilprice.com, việc phát triển mỏ Vaca Muerta đã đình trệ khá nhiều trong nửa thập kỷ qua, do khủng hoảng kinh tế lâu năm, khủng hoảng dầu khí toàn cầu và các hạn chế về ngoại hối của Argentina.

Hơn nữa, Argentina còn gặp trục trặc trong việc xúc tiến các dự án đường ống để đưa khí đốt từ Vaca Muerta đến các nước láng giềng cũng như ra thị trường khí hóa lỏng (LNG) toàn cầu.

Giá xăng dầu hôm nay 7/6: Tăng cao, Arab Saudi vừa nâng giá dầu thô - 1

Giá dầu thô tiếp tục tăng cao

ngu nhu bo

Không ồn ào như dầu thô hay khí đốt, một cuộc khủng hoảng khác đang thầm lặng diễn ra - Việt Nam cũng có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc chơi này

Khủng hoảng lương thực đang ngày càng trở thành mối lo ngại lớn nhất của thế giới hiện nay, bên cạnh các vấn đề về năng lượng.

Khủng hoảng lương thực do đâu?

Sau khi giá khí đốt tăng, giá phân bón “lập tức tăng theo, bởi một số loại phân bón dùng khí đốt làm nguyên liệu”, theo Tổng thống Nga.

“Mọi thứ đều có mối liên quan tới nhau”, ông nói thêm. “Chúng tôi từng cảnh báo về các cuộc khủng hoảng đó và chúng không liên quan đến bất kỳ chiến dịch quân sự nào của Nga”.

Nhiều chuyên gia năng lượng lo ngại chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine có thể khiến thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng tương đương hoặc thậm chí tồi tệ hơn khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970-1980. Khủng hoảng lần này không chỉ giới hạn ở dầu thô, mà còn bao gồm cả khí đốt và điện.

Đến nay, kinh tế toàn cầu vẫn chống chịu được việc giá năng lượng tăng. Tuy nhiên, tình hình có thể tồi tệ hơn khi châu Âu quyết tâm đoạn tuyệt với dầu mỏ và khí đốt Nga. Nga không chỉ là một trong những nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, mà còn bên cung cấp khí đốt, than đá lớn.

Trong khi đó, các cảng ở Biển Đen của Ukraine, đặc biệt là cảng Odessa, đã bị phong tỏa kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự, khiến hơn 20 triệu tấn ngũ cốc ở nước này không thể xuất khẩu ra thế giới. Nga và Ukraine cung cấp khoảng 30% lúa mì cho toàn cầu. Liên Hợp Quốc cảnh báo việc thiếu lượng ngũ cốc xuất khẩu từ các cảng Ukraine có thể gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu trong vài tháng tới.

Các số liệu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) cho thấy, giá lương thực đã tăng 30% trong vòng một năm qua, khi dịch bệnh Covid-19 và cuộc xung đột tại Ukraine khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị thắt chặt. Vì vậy, để ứng phó, ngày càng nhiều quốc gia lựa chọn cắt giảm xuất khẩu và tăng cường tích trữ lương thực, thực phẩm – một động thái được đánh giá là có thể khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn, khiến giá cả tiếp tục leo thang.

Các nước châu Á được coi là tâm điểm của làn sóng này. Hồi tháng 4, Indonesia đã khiến nhiều quốc gia đứng ngồi không yên khi tuyên bố tạm ngừng xuất khẩu dầu cọ – sản phẩm quan trọng của nước này, chiếm tới 60% sản lượng xuất khẩu của toàn thế giới. Sang tháng 5, đến lượt Ấn Độ tuyên bố sẽ tạm ngừng xuất khẩu lúa mì và hạn chế xuất khẩu đường. Một quốc gia châu Á khác là Malaysia cũng cho biết sẽ tạm ngừng xuất khẩu thịt gà kể từ đầu tháng 6 “cho đến khi giá cả và nguồn cung trong nước ổn định trở lại”.

Những động thái tương tự cũng diễn ra tại nhiều khu vực khác. Hungary, Serbia, Kyrgyzstan và Kazakhstan đã lần lượt áp đặt các biện pháp hạn chế đối với xuất khẩu ngũ cốc, trong khi với Argentina là thịt bò, còn Iran là khoai tây.

Nga muốn tháo gỡ khủng hoảng nhưng Mỹ không dỡ bỏ trừng phạt

Báo Politico (Mỹ) dẫn lời các quan chức tại nước này cho biết Washington sẽ không dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga để hỗ trợ thông thương xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine.

Một quan chức Mỹ cho biết những lời kêu gọi từ phía Nga về việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt trong bối cảnh khủng hoảng lương thực toàn cầu không nhận được phản hồi tích cực phía Washington.

Theo quan chức này, Washington sẽ không đồng ý với thỏa thuận liên quan xuất khẩu ngũ cốc, trong đó bao gồm các bước dỡ bỏ trừng phạt Nga.

Trong khi đó, báo trên cũng dẫn lời một quan chức Liên hợp quốc phát biểu ngày 5/6 đánh giá các đề xuất của Nga làm “phức tạp” thêm các cuộc đàm phán vốn “mong manh” đang diễn ra giữa hai bên.

Hiện các quan chức Mỹ đang theo dõi chặt chẽ các cuộc đàm phán giữa Nga và Liên hợp quốc, cũng như những cuộc thảo luận riêng rẽ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ liên quan vấn đề tạo hành lang xuất khẩu ngũ cốc an toàn từ Ukraine trong bối cảnh xung đột.

Không ồn ào như dầu thô hay khí đốt, một cuộc khủng hoảng khác đang thầm lặng diễn ra - Việt Nam cũng có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc chơi này - Ảnh 2.

Nga và Ukraine là những nước đóng góp khoảng gần 1/4 sản lượng lúa mỳ và lúa mạch toàn thế giới cũng như cung cấp 50% sản lượng dầu hướng dương toàn cầu.

Các nước phương Tây cáo buộc Nga chặn xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine. Tuy nhiên, Moskva liên tục bác bỏ cáo buộc này.

Cuối tuần trước, phát biểu trên đài Rossiya 24, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết không hề có trở ngại nào với hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine. Các tàu chở lúa mỳ sẽ có thể rời khỏi Biển Đen mà không gặp vấn đề ngay khi Kiev dỡ bỏ toàn bộ thủy lôi ở các cảng.

Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Italy Mario Draghi, Tổng thống Putin cho biết Nga sẵn sàng đóng góp tích cực cho các nỗ lực nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu thông qua xuất khẩu ngũ cốc và phân bón nhưng các nước phương Tây cũng cần dỡ bỏ các biện pháp hạn chế.

Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh tình hình khủng hoảng lương thực ngày càng trầm trọng là do ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp dụng nhằm cô lập Nga sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Cơ hội cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu

Trong bối cảnh các nước đang thận trọng giữ ổn định an ninh lương thực nội địa thì các doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại nỗ lực xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng khắp thế giới.

Kết thúc tháng 5, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông báo: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 5 tiếp tục đạt 1 tỉ USD, cao hơn 27% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, ngành đã liên tiếp 3 tháng kim ngạch xuất khẩu đều đạt 1 tỉ USD. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của cả nước mang về kim ngạch trên 4,6 tỉ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong khi đó, Bộ NN - PTNT cho biết xuất khẩu gạo trong 4 tháng đầu năm đã đạt khoảng 2,05 triệu tấn, mang về tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, tăng 4,4% về khối lượng. Tuy giảm về giá trị, nhưng giá gạo của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao hơn so một số nước xuất khẩu gạo truyền thống như Ấn Độ, Pakistan, Myanmar…. Philippines vẫn là khách hàng lớn nhất của Việt Nam, nhưng xuất khẩu gạo sang châu Phi đã tăng hơn 76% so với năm trước.

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức, Việt Nam được tin tưởng sẽ là nguồn cung cấp lương thực quan trọng.

Theo báo Thanh Niên, GS-TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Việt Nam, nhận định: "Là một nước nông nghiệp, Việt Nam nên nhìn nhận vấn đề như là một cơ hội mang tính chiến lược.

"Khi đã có nguồn hàng hóa dồi dào, ổn định và chất lượng mà thế giới cần thì ở góc độ DN và cả chính phủ chúng ta có thể dễ dàng thỏa thuận hợp tác cung cấp dài hạn sản phẩm cho họ. Nhiều nước dân số đông, bị áp lực về an ninh lương thực rất lớn, ở cấp chính phủ chúng ta có thể ký các hợp đồng khung với họ, vừa thể hiện vai trò quan trọng của “bếp ăn” nhưng cũng đồng thời tạo ra một “quyền lực mềm” để tái đầu tư cho sản xuất trong nước”.

Lại một phiên bung lụa của dầu khí, lương thực, hoá chất

image

Cơn khát dầu đẩy các quốc gia mới nổi chìm sâu vào vòng xoáy không hồi kết: Khủng hoảng kinh tế, lạm phát và mất niềm tin

Các quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu và đang chịu tác động rất lớn khi giá dầu thế giới tăng cao, đồng nội tệ yếu và sự cạnh tranh từ các quốc gia giàu có với nền kinh tế đang hồi phục sau đại dịch.

Giá nhiên liệu cao hơn đang khiến tình trạng lạm phát trở nên căng thẳng hơn, đối với những quốc gia đang chật vật vì giá lương thực tăng cao. Những yếu tố này đang là nguyên nhân của tình trạng bất ổn và khiến nhiều người dân bất bình. Đây là điều mà các chính phủ dân chủ nhận thức rõ ràng rằng sẽ khiến họ mất đi sự ủng hộ và quyền lực.

Sri Lanka, Nigeria và Argentina là những nền kinh tế mới nổi ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh chứng kiến cảnh người dân xếp hàng dài tại một số trạm xăng trong những tuần gần đây vì thiếu nhiên liệu.

Nhiều chính phủ đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan là chống đỡ tình trạng giá cả tăng cao bằng cách tăng trợ cấp hoặc giảm thuế, hoặc để mặc giá nhiên liệu tăng và khiến người tiêu dùng, doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả.

Virendra Chauhan, chủ tịch công ty tư vấn Energy Aspects có trụ sở tại Singapore, cho biết: “Chúng ta có thể chứng kiến nhiều bất ổn khi các nền kinh tế mới nổi nhạy cảm hơn với giá nhiên liệu. Dù trước đây hầu hết những nước này đều sử dụng trợ cấp nhiên liệu để hỗ trợ người dân, nhưng do áp lực nhập khẩu ngày càng lớn nên họ khó có thể duy trì các khoản trợ cấp đó.”

Cuộc khủng hoảng này chủ yếu là hệ quả của việc nhu cầu hồi phục sau đại dịch và những lệnh trừng phạt mà phương Tây áp dụng với Nga. Giá dầu thô đã giao dịch gần 120 USD/thùng hôm 6/6, cao hơn khoảng 70% so với mức trung bình trong năm 2021. Đà tăng diễn ra sau khi Saudi Arab đưa ra tín hiệu về nhu cầu sẽ tăng và Goldman Sachs dự đoán thị trường sẽ càng bị co hẹp khi Trung Quốc ngừng các biện pháp phong tỏa.

Sri Lanka và Pakistan cũng là những nền kinh tế mới nổi đang chịu gánh nặng của việc giá cả tăng cao.

Vốn đã gặp nhiều khó khăn sau khi rơi vào khủng hoảng kinh tế, Sri Lanka đang nỗ lực tìm kiếm sự trợ giúp từ IMF, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ để chi trả cho nhập khẩu nhiên liệu vì nguồn cung trong nước đã cạn kiệt. Các hãng hàng không bay đến nước này đều được yêu cầu mang đủ nhiên liệu cho chuyến khứ hồi hoặc tiếp nhiên liệu ở nơi khác.

Lạm phát cùng giá nhiên liệu tăng cao đã đẩy Pakistan vào cuộc khủng hoảng kinh tế tương tự, họ cũng đang kêu gọi gói cứu trợ từ IMF. Song, tổ chức này khẳng định Islamabad đã tăng giá nhiên liệu để tìm kiếm thỏa thuận cứu trợ. Trong khi đó, các ngân hàng nước ngoài đã ngừng cung cấp tín dụng thương mại cho dầu nhập khẩu của nước này.

Cơn khát dầu đẩy các quốc gia mới nổi chìm sâu vào vòng xoáy không hồi kết: Khủng hoảng kinh tế, lạm phát và mất niềm tin - Ảnh 3.

Tỷ lệ lạm phát ở một số quốc gia mới nổi.

Ở Đông Nam Á, người dân Myanmar cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu xăng và dầu diesel, theo các phương tiện truyền thông địa phương. Tại Myanmar, việc tiếp cận với đồng USD bị hạn chế đã khiến người mua không thể thanh toán hàng nhập khẩu.

Trong khi đó, châu Phi cũng bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Kenya, Senegal, Nam Phi và Nigeria đều thông báo về tình trạng thiếu nhiên liệu. Các hãng hàng không hoạt động tại một số khu vực của châu lục này đã phải hủy chuyến hoặc tiếp nhiên liệu cho máy bay ở nơi khác.

Một phần nguyên nhân đến từ nhu cầu ở các quốc gia phát triển tăng trở lại sau đại dịch, đặc biệt là khi mùa du lịch đường dài ở khu vực Bắc bán cầu đã bắt đầu. Dự trữ xăng ở khu vực New York đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017 vào tháng trước, theo EIA.

Còn ở châu Âu, khối này đang mua lượng nhiên liệu máy bay khổng lồ để đáp ứng sự bùng nổ nhu cầu du lịch vào mùa hè này. Ngoài ra, họ cũng nhập khẩu dầu diesel để thay thế nguồn cung từ Nga.

Chauhan nhận định: “Châu Âu là khu vực đang có nhu cầu rất lớn. Các thị trường mới nổi do đó sẽ khó để cạnh tranh.”

Việc nhu cầu tăng vọt lại không tỷ lệ thuận với công suất lọc dầu. Trong thời kỳ đại dịch, khi nhu cầu sụt giảm, hoạt động ở các nhà máy lọc dầu ở các quốc gia như Philippines, Australia, New Zealand và Singapore cũng đi xuống và hàng tồn kho giảm. Giờ đây, các nhà máy lọc dầu đang hối hả để tăng lượng dầu tồn kho.

Nhiều quốc gia gặp phải vấn đề là họ không biết tìm nguồn cung dầu thô ở đâu. Khi các quốc gia giàu có đang tìm mua từ những nguồn truyền thống như Trung Đông, thì một số quốc gia đang phát triển mua dầu giá rẻ của Nga.Sri Lanka đang nỗ lực khởi động lại nhà máy lọc dầu duy nhất của họ bằng cách sử dụng dầu nhập từ Nga, khi chính phủ cố gắng kiểm soát thị trường chợ đen đang đẩy giá lên cao.

Peter Lee – nhà phân tích dầu và khí đốt cấp cao tại Fitch Solutions, cho hay: “Giá dầu Nga đang ở mức thấp là điều hấp dẫn với các thị trường mới nổi.”

Tháng trước, Ấn Độ và Trung Quốc đã nhập khẩu dầu Nga với khối lượng kỷ lục.

Đối với một số quốc gia nghèo hơn, thì tác động của giá dầu cao lại khiến họ rơi vào “vòng xoáy suy giảm”. Giá nhiên liệu nhập khẩu tăng đã gây tổn hại cho nền kinh tế, làm suy yếu đồng nội tệ từ đó khiến giá dầu nhập khẩu thậm chí còn đắt đỏ hơn.

Đồng Rupee của Sri Lanka đã giảm gần 44% trong năm nay so với USD, trong khi đồng rupee của Pakistan giảm hơn 11%.

Do đó, cử tri ngày càng thất vọng với chính phủ. Để ứng phó, một số chính phủ đang phải tăng trợ cấp hoặc giảm thuế nhiên liệu, thường là sẽ ảnh hưởng đến ngân sách của nhà nước.

Theo ước tính của Bloomberg Economics, các khoản trợ cấp xăng và dầu diesel của Mexico đang khiến chính phủ mất hơn gấp đôi khoản lợi nhuận mà họ thu được nhờ giá dầu thô tăng. Còn Nam Phi là một trong những quốc gia tạm thời giảm thuế nhiên liệu. Dẫu vậy, các tài xế ở đây vẫn phải chứng kiến giá nhiên liệu tăng gần 80% kể từ mức thấp hồi năm 2020.

Cơn khát dầu đẩy các quốc gia mới nổi chìm sâu vào vòng xoáy không hồi kết: Khủng hoảng kinh tế, lạm phát và mất niềm tin - Ảnh 6.

Indonesia tháng trước thông báo chính phủ sẽ tăng chi tiêu thêm khoảng 27 tỷ USD trong năm nay, một phần để chi trả cho giá nhiên liệu tăng 56%. Còn Ở Pakistan, việc cựu Thủ tướng Imran Khan bị buộc phải từ chức vào tháng 4 sau khi hạ giá nhiên liệu và “đóng băng” mức giá đó trong 4 tháng, đã khiến chính phủ phải chi trả 600 triệu USD/tháng và ảnh hưởng đến biện pháp cứu trợ của IMF.

Giá cả tăng cao và thiếu nhiên liệu không chỉ làm người dân bất an mà còn kéo theo những vấn đề lớn hơn về kinh tế. Những nông dân không đủ tiền để mua dầu diesel sẽ không thể trồng nhiều loại cây và càng khiến tình trạng thiếu lương thực và lạm phát trầm trọng hơn. Khi các chính phủ chấp nhận duy trì thuế nhiên liệu ở mức thấp, thì chi tiêu đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế sẽ phải giảm bớt và đi vay nhiều hơn trong bối cảnh lãi suất tăng.

Chauhan nhận định: “Điều mà thế giới đang dần nhận ra hậu đại dịch là cần phải đảm bảo nguồn cung năng lượng cho chính mình. Việc càng nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi từ chuỗi cung ứng thiên về nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng xanh.”

Tiền chảy mạnh về dầu khí, lương thực, hoá chất, rời bỏ BĐS