Tại sao dầu khí ngon hơn bất động sản trong giai đoạn này

Giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng

Phiên giao dịch ngày 7.6 (giờ Việt Nam), giá dầu thế giới có nhiều biến động sau khi Saudi Arabia bất ngờ tăng giá bán dầu sang thị trường châu Á.

Cụ thể, giá dầu thô WTI của Mỹ được giao dịch ở mức 118,9 USD/thùng, tăng 0,43 USD, tương đương 0,36%. Cùng thời điểm, giá dầu thô Brent ở mức 119,5 USD/thùng.

Giá dầu thô Brent ở mức 119,5 USD/thùng. Ảnh: IFCMarkets.

Giá dầu thế giới biến động sau khi Saudi Arabia tăng giá bán dầu thô giao tháng 7 sang châu Á thêm 2,1 USD so với giá tháng 6.

Bên cạnh đó, trong ngày 6.6, Citibank và Barclays cũng nâng dự báo giá cho năm 2022 và 2023 do nguồn cung của Nga thắt chặt hơn và sự trở lại của dầu Iran.

Các nhà phân tích của Citi cho biết, dòng chảy dầu được điều chỉnh lại sang châu Á có thể đồng nghĩa với việc sản xuất và xuất khẩu của Nga sẽ không giảm nhiều, dự kiến chỉ khoảng 1 - 1,5 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay.

Tuần trước, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý cấm nhập khẩu 90% dầu thô của Nga vào cuối năm nay trong khuôn khổ gói trừng phạt thứ 6 của EU đối với Nga. 10% còn lại sẽ tạm thời được miễn lệnh cấm vận để Hungary - quốc gia không giáp biển cùng với Slovakia và Séc tiếp tục tiếp nhận dầu Nga qua đường ống Druzhba cho tới khi tìm được nguồn cung thay thế.

Eni của Italy và Repsol của Tây Ban Nha sẽ bắt đầu vận chuyển một lượng nhỏ dầu của Venezuela sang châu Âu trong tháng tới đề bù cho nguồn dầu thô bị mất từ phía Nga do lệnh cấm nhập khẩu dầu.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), EU nhập khẩu khoảng 40% khí đốt và 27% dầu từ Nga. Đặc biệt, Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Saudi Arabia, đồng thời là nhà sản xuất dầu thô lớn thứ hai sau Saudi Arabia.

Phiên 7/6 giá dầu châu Á đi lên khi Trung Quốc nới lỏng hạn chế COVID-19

Giá dầu châu Á tăng trong chiều 7/6, với nhu cầu dự kiến phục hồi ở Trung Quốc khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nới lỏng các hạn chế kiểm soát dịch COVID-19.

Theo đó, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 28 xu Mỹ (tương đương 0,2%) lên 119,79 USD/thùng lúc 14 giờ 1 phút (giờ Việt Nam). Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tiến 31 xu Mỹ (0,3%) lên 118,81 USD/thùng.

Hai thành phố lớn của Trung Quốc là Bắc Kinh và trung tâm tài chính thương mại Thượng Hải đã trở lại bình thường trong những ngày gần đây, sau hai tháng phong tỏa nghiêm ngặt để ngăn chặn sự bùng phát của biến thể Omicron. Lệnh cấm đi lại đã được dỡ bỏ và các nhà hàng đã được mở cửa phục vụ bữa tối từ hôm 6/6 ở hầu hết các khu vực của Bắc Kinh.

Bà Tina Teng, một nhà phân tích của công ty tư vấn tài chính CMC Markets, cho biết nhu cầu nhiên liệu ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng vọt, với việc ô tô lăn bánh trở lại trên đường phố lớn và các cảng dần trở lại hoạt động bình thường trở lại.

Một thông tin khác cũng được thị trường chú ý là nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia đã tăng giá bán chính thức (OSP) trong tháng Bảy cho loại dầu thô nhẹ hàng đầu của Arab sang châu Á thêm 2,10 USD so với mức tháng Sáu.

Bên cạnh đó, những nghi ngờ rằng việc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các nhà sản xuất lớn ngoài khối (nhóm OPEC+) đặt mục tiêu sản lượng cao hơn sẽ giảm bớt tình trạng thắt chặt nguồn cung cũng giúp nâng đỡ giá dầu trong phiên này.

Tuần trước, OPEC+ đã quyết định tăng sản lượng trong tháng 7-8/2022 thêm 648.000 thùng/ ngày, tương đương hơn 50% so với kế hoạch trước đó. Mục tiêu nâng sản lượng được chia sẻ giữa tất cả các thành viên OPEC+. Tuy nhiên, nhiều thành viên có rất ít dư địa để tăng sản lượng, bao gồm cả Nga, nước đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Nơi nào giá tăng mạnh nhất thì nơi đó có sóng trên TTCK thôi. BĐS giờ đâu tăng mạnh bằng lương thực và dầu khí, thua là đúng rồi…

Chừng nào giá BĐS tăng mạnh nhất vượt qua sự tăng giá của mọi thứ khác thì khi ấy mới có sóng BĐS trên TTCK trở lại. Hơi bị khó và hơi bị lâu đấy…

1 Likes

Hieu kg

Trung Quốc ‘siết’ ngành bất động sản, tài sản giới tỷ phú địa ốc bốc hơi 65 tỷ USD, có người mất tới 90%

“Thời hoàng kim của ngành bất động sản ở Trung Quốc đã qua”, một chuyên gia nhận định.

Khi có mặt trong một sự kiện từ thiện nổi tiếng năm 2018, tỷ phú bất động sản Hui Ka Yan (Hứa Gia Ấn) đã chia sẻ nhiều về tuổi thơ cơ cực, ăn khoai lang để sống qua ngày ở quê nhà của mình.

Lúc này, Chủ tịch China Evergrande đang ở thời kỳ đỉnh cao, sở hữu khối tài sản 40 tỷ USD và từng có lúc soán ngôi người giàu nhất Trung Quốc của Jack Ma. Cũng trong năm đó, không ít tỷ phú bất động sản cũng say mê kể cho công chúng câu chuyện vượt khó làm giàu như doanh nhân họ Hứa.

Thế nhưng tất cả những điều đó đã thay đổi. Theo Bloomberg, chiến dịch hạ nhiệt giá nhà kéo dài cả năm trời của Trung Quốc đã khiến các tập đoàn phát triển bất động sản lớn nhất nước này lao đao. Giá nhà tại Trung Quốc lao dốc trong 11 tháng liên tiếp. Trong khi đó, tài sản của những đại gia bất động sản hàng đầu đã bị thổi bay 65 tỷ USD.

Trung Quốc ‘siết’ ngành bất động sản, tài sản giới tỷ phú địa ốc bốc hơi 65 tỷ USD, có người mất tới 90% - Ảnh 1.

Nguồn: Bloomberg.

Có thể nói, cuộc chấn chỉnh này báo hiệu rằng trong tương lai, Trung Quốc sẽ không còn là “nhà máy” sản xuất ra nhiều tỷ phú bất động sản như trước. Một chuyên gia nhận định: “Thời hoàng kim của ngành bất động sản đã qua. Nó không còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nữa. Mọi thứ đã là quá khứ”.

Trước đây, bất động sản và các lĩnh vực liên quan từng chiếm gần 30% GDP của Trung Quốc, sản sinh ra những tỷ phú như Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin) – Chủ tịch tập đoàn Vạn Đạt.

Bất động sản chiếm tới 60% tài sản của các hộ gia đình Trung Quốc. Trong 2 thập kỷ qua, đầu tư vào lĩnh vực này là cách làm giàu và đảm bảo tài chính chắc chắn nhất. Giá nhà tại Trung Quốc đã tăng liên tục từ đầu những năm 2000, qua đó thúc đẩy đầu cơ.

Nhiều nhà phát triển bất động sản đã phát triển mạnh mẽ nhờ vay nợ, thậm chí là huy động vốn từ những nguồn tiền khổng lồ bên ngoài Trung Quốc. Các nhà đầu tư toàn cầu khao khát lợi nhuận cao đã mua trái phiếu lãi suất cao của ngành bất động sản Trung Quốc. Nợ nần chồng chất đã gây ra rủi ro đáng kể cho hệ thống tài chính.

Tất cả những điều này đều tăng cùng với việc khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng ở đất nước tỷ dân.

Trên thực tế, Bắc Kinh đã để ý tới ngành bất động sản từ năm 2016. Khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng “Nhà được xây dựng là để ở, không phải để đầu cơ”. Đến năm 2020, các quy định mới mới càn quét và ảnh hưởng nặng nề đến ngành này.

Một trong số đó là chính sách “3 lằn ranh đỏ” nhằm giới hạn các khoản mà nhà phát triển bất động sản có thể vay. Nếu vượt cả 3 lằn ranh đó, công ty đó sẽ không được phép vay thêm tiền của ngân hàng.

Quy định mới đã giáng đòn vào các tập đoàn bất động sản Trung Quốc, đẩy Evergrande của tỷ phú Hứa Gia Ấn vào cảnh vỡ nợ vào năm ngoái với khoản nợ lên tới hơn 300 tỷ USD.

Kể từ đầu năm ngoái, các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã vỡ nợ ít nhất 18 tỷ USD trái phiếu bằng đồng USD và khoảng 2,5 tỷ USD trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ. Bloomberg cho biết, doanh số của các nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc đã giảm mạnh trong tháng trước.

Hậu quả là tài sản của các tỷ phú trong ngành này đã bốc hơi nhanh chưa từng thấy. Ông Vương Kiện Lâm chứng kiến tài sản giảm 61% giá trị so với cuối năm 2019. Trong khi đó, tài sản của ông Sun Hongbin – nhà sáng lập Sunac China Holdings đã bị thổi bay 90%.

Còn ông Hứa Gia Ấn đã mất gần 24 tỷ USD. Thời điểm hiện tại, ông sở hữu khối tài sản trị giá 6,2 tỷ USD, theo Bloomberg. Năm ngoái, Bắc Kinh đã thúc giục ông bỏ tiền túi để giải quyết khủng hoảng của Evergrande.

1 Likes

Những cp tệ nhất 2022

1 Likes

Hieu kg

Cầu đang tăng rất mạnh nên Ả Rập Saudi có thể tự tin tăng giá dầu, theo một nhà buôn bán dầu ở châu Á

Trong một diễn biến làm thị trường dầu hoang mang, nước xuất khẩu dầu số một thế giới Ả Rập Saudi vừa tăng giá dầu thô giao trong tháng 7 đối với các khách hàng châu Á.

Theo Reuters, giá bán chính thức (OSP) của dầu thô nhẹ Ả Rập giao tháng 7 đến châu Á tăng thêm 2,1 USD/thùng so với tháng 6 - mức tăng cao hơn dự báo, đẩy giá lên 6,5 USD/thùng cộng với giá tham chiếu của dầu chuẩn Oman và Dubai.

“Mức giá tăng lên thật bất ngờ, tất cả chúng tôi đều không hiểu” - một nhà buôn bán dầu tại châu Á nói với Reuters.

Quyết định tăng giá này được công ty dầu nhà nước Saudi Aramco đưa ra hôm 5-6, bất chấp thỏa thuận trước đó của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) về việc tăng sản lượng khai thác thêm 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8 nhằm bù đắp cho thiếu hụt tiềm tàng từ dầu Nga. Kế hoạch cũ là tăng 432.000 thùng/ngày trong vòng 3 tháng (đến tháng 9-2022).

Tuy nhiên, không phải thành viên nào của OPEC+ cũng đáp ứng được mức tăng trên, bao gồm Nga và các nước như Angola, Nigeria, dẫn đến lo ngại nguồn cung thực tế không theo kịp kế hoạch chính thức.

“Mức tăng này chưa đủ cung ứng, đặc biệt là sau khi Liên minh châu Âu (EU) thông qua lệnh cấm vận đối với 90% dầu Nga vào cuối năm nay” - ông Vivek Dhar, chuyên gia của Ngân hàng Commonwealth, nhận định.

Thị trường dầu biến động - Ảnh 1.

Toàn cảnh cơ sở dầu Ras Tanura của Tập đoàn Saudi Aramco Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, nhu cầu về dầu đang tăng trở lại khi các nước ở Bắc bán cầu, chẳng hạn Mỹ, khởi động mùa đi lại cũng là thời gian cao điểm sử dụng xăng dầu vào tháng 7. Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, cũng mở cửa trở lại một số thành phố, trong đó có Thượng Hải, sau đợt phong tỏa kéo dài để phòng chống Covid-19.

“Cầu tăng rất mạnh nên Ả Rập Saudi có thể tự tin tăng giá” - Reuters dẫn nhận định trong ngành. Cũng trong thông báo tối 5-6, Saudi Aramco tăng OSP đối với cả khách hàng châu Âu và Địa Trung Hải, song không tăng với khách hàng Mỹ.

Ngay sau thông báo từ Ả Rập Saudi, giá dầu giao sau kéo nhau tăng lên trong ngày 6-6, với dầu Brent vượt mốc 120 USD/thùng. Giá dầu thô WTI giao sau của Mỹ cũng chạm mốc 119,48 USD/thùng.

Cùng ngày, 2 ngân hàng lớn là Citibank và Barclays đều tăng dự báo giá dầu cho năm 2022 và 2023, dựa trên cơ sở là thị trường thiếu hụt dầu Nga trong khi dầu Iran chưa kịp quay lại.

Theo các chuyên gia của Citibank, dòng dầu sang châu Á có thể giúp sản lượng khai thác lẫn xuất khẩu của Nga không sụt giảm quá nhiều, song có thể giảm trong mức từ 1-1,5 triệu thùng/ngày. Con số này theo tính toán của Barclays là giảm 1,5 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2022. Ngân hàng Anh cũng dự đoán giá dầu Brent bình quân là 111 USD/thùng trong năm nay và năm sau, còn giá dầu WTI là 108 USD/thùng.

Dự báo thiếu hụt nguồn cung khiến một số khách hàng châu Á tiếp tục mua thêm dầu thô của Ả Rập Saudi bất chấp giá tăng. Nguyên nhân, theo họ, một phần là do giá dầu thô tăng thì các sản phẩm dầu tinh chế cũng có thêm lợi nhuận, phần khác nằm ở chỗ dầu Ả Rập Saudi vẫn rẻ hơn dầu mua của Mỹ và Tây Phi.

Hãng tin Bloomberg cho hay dầu của Ả Rập Saudi rất được ưa chuộng tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Dù đang tăng mua dầu Nga nhưng Ấn Độ và Trung Quốc vẫn không chối từ dầu của đại gia Trung Đông. Đặc biệt, một số khách hàng Trung Quốc mua cả dầu của Iran và Venezuela.

Về phần châu Âu, nhiều khách hàng cũng tìm đến Trung Đông. Phát biểu trên đài phát thanh Europe 1 hôm 5-6, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire xác nhận đang đàm phán với Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) để tìm nguồn thay thế dầu Nga, song song với việc tăng đầu tư vào chuyển đổi năng lượng sạch.

Trong khi đó, hai công ty Eni (Ý) và Repsol (Tây Ban Nha) có thể bắt đầu vận chuyển dầu của Venezuela đến châu Âu sớm nhất là vào tháng sau. Các nguồn tin của Reuters tiết lộ Mỹ đã bật đèn xanh cho thương vụ trên song lượng hàng nhiều khả năng không lớn.

Sự thật thì sẽ được chứng minh rõ nhất.
Giá dầu cũng có thể tăng lên 130-140$ và rồi duy trì ở 110$ 1 thời gian nhưng rồi sẽ sụp lúc nào không hay vì nó phụ thuộc vào chiến sự ở UK.
Sự thật là đồng Rupe của Nga còn tăng mạnh hơn cả trước chiến sự do Nga suất khẩu dầu liên tục và tăng công suất. Dầu của Nga bán cho Ấn, Cho Tàu chỉ cần tầm 70-80$ thôi cũng đủ Nga duy trì chiến tranh kéo dài cả chục năm cũng k vẫn đề gì.
Nhưng Châu Âu sẽ là khổ nhất vì hỗn loạn.kkkkk

cứ ở vn rồi đầu tư theo mỹ đi chưa đến ngày chết, nên nhớ ở vn tỷ phú giàu nhất bây h đang ôm cái gì.

Vài tháng nữa thì toàn Châu Âu cũng phải hạ cái tôi xuống ko chết đói đi viện hết kkk.

1 Likes

Châu Âu có dùng dầu Nga thì giá vẫn tăng mạnh, vì thiếu hụt toàn cầu. Arab tăng giá liên tục. Cầu vượt xa cung.

Dòng năng lượng tiếp tục mạnh nhất sàn Mỹ

Cạn lời rồi, thế chúc bác giàu sang. Tôi outs!

1 Likes

Sao lại out, ở đây có gì vui

Thôi đừng, để chủ pic pr cho ngành dầu khí bác ơi.

2 Likes

Năm 2022 chỗ bạn hết năm rồi à? Sao có thống kê tệ nhất năm vậy?

Kg thấy chữ YTD là tính từ đầu năm đến thời điểm này àh?

Tại thấy tiêu đề dầu ngon hơn bđs nên định vô xem nó ngon thế nào để mua ít làm của hồi môn cho con cháu nè bác

Thôi! Em xin bác!

1 Likes

Tại thấy giật tít đụng chạm quá


1 Likes