mỗi ng đều có quan điểm các bác cãi nhau làm gì
Đồng ý nè! Mỗi người 1 quan điểm, yêu thích đủ hiểu, đầu tư 1 ngành nghề, hà cớ gì phải lôi ngành khác vào để so sánh hạ xuống rồi lấy đó làm cớ kêu ngành của mình ngon.
Đừng thấy “con nhà người ta” ngon quá mà bú fame bác nhỉ
“Ngon” quá nên giá sập thảm hại từ đầu năm đến giờ
Ok chúc mừng bác. Bác yêu thích thì cứ hold 50-70 năm.
Dầu cũng ngon đó, bạn mua phi về trữ lại đợi nó lên 1000usd/phi rồi bán
Cảm ơn nè! Ý hay đó! Chắc 50-70 năm nữa nó cũng không bay hơi hay bốc cháy như các loại nhiên liệu
Bác yên tâm. Arab nó tăng giá dầu ầm ầm mà người ta cứ mua và tiêu thụ liền liền.
Cầu đang tăng rất mạnh nên Ả Rập Saudi có thể tự tin tăng giá dầu, theo một nhà buôn bán dầu ở châu Á
Nhất trí! Mình vẫn nói dầu ngon mà, mời húp, chỉ là không hiểu tại sao bạn lại chê bđs, trong cùng 1 topic.
Thôi bạn cứ mua và PR cho dầu của bạn, tôi không và chưa chê câu nào, nhưng bạn đừng chê cổ cửa ngành khác trong cùng 1 topic, như thế nó không hay, hãy đi bằng đôi chân của mình, bằng thực lực của mình.
Tôi quan sát thị trường thấy dòng tiền rút khỏi cp BĐS và đổ vào dầu khí nên nói ra thôi.
Ở trên tôi có ghi:
Chừng nào giá BĐS tăng mạnh nhất vượt qua sự tăng giá của mọi thứ khác thì khi ấy mới có sóng BĐS trên TTCK trở lại. Hơi bị khó và hơi bị lâu đấy.
Xác định đỉnh chu kỳ dầu khí qua quan sát tâm lý và hành vi nhóm BĐS
Từ đầu năm 2022 đến giờ dòng dầu khí, lương thực, hoá chất hút tiền mạnh, và dòng tiền thông minh tiếp tục rời bỏ BĐS vốn đã lỗi thời, thể hiện qua giá cp dầu khí tăng cực mạnh trong khi nhiều cổ BĐS như DIG, CEO sập thảm gần 50%.
Nhiều nhà đầu tư thắc mắc kg biết khi nào là đỉnh của dầu khí, và theo tôi cách đơn giản là quan sát hành vi và tâm lý nhóm nhà đầu tư BĐS. Hiện giờ nhóm nhà đầu tư BĐS đang ở tâm lý chối bỏ hiện thực, họ vẫn bám víu hào quang quá khứ của BĐS, kg thừa nhận sự thật là giá BĐS đã hạ nhiệt mạnh và kém xa đà tăng giá của dầu khí, lương thực, hoá chất, phân bón.
Khi nào nhóm NĐT BĐS đổ gục, đầu hàng, chê bai BĐS và nhảy sang dầu khí, thì khi đó dầu khí mới có khả năng tạo đỉnh. Hiện giờ nhóm BĐS vẫn đang chửi và chê bai dầu khí cho thấy dầu khí vẫn còn siêu ngon, vẫn còn trong giai đoạn tăng trong nghi ngờ, tăng trong sợ hãi. Và việc Arab liên tục tăng giá dầu do nhu cầu siêu mạnh của thế giới cho thấy việc cp dầu khí tăng liên tục là hợp lý, đúng nguyên tắc hoạt động trên TTCK là dòng tiền chảy về nơi trũng nhất, giá tăng mạnh nhất, hấp dẫn nhất.
Giá BĐS hạ nhiệt mạnh và giá dầu khí tăng liên tục:
…
Hieu la giau
Giá xăng trong nước trước áp lực tăng lần thứ 6 liên tiếp
Trước tình hình giá dầu thế giới tăng cao bất chấp kế hoạch nâng sản lượng của OPEC+, nhiều doanh nghiệp dự báo giá bán lẻ xăng dầu trong nước sẽ tiếp tục tăng trong kỳ tới.
Theo dữ liệu Trading Economics, hôm 6/6, giá dầu Brent tiêu chuẩn toàn cầu có thời điểm vượt ngưỡng 121 USD/thùng, rồi điều chỉnh giảm nhẹ về 120,47 USD/thùng, tăng 0,76 USD/thùng, tương đương 0,63% so với ngày trước đó.
Còn giá dầu WTI - được sản xuất tại các nhà máy lọc dầu của Mỹ - có lúc áp sát ngưỡng 121 USD/thùng. Dầu WTI hiện giao dịch quanh mức giá 119,5 USD/thùng.
Từ đầu năm 2022 đến nay, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng 11 đợt, làm cho giá xăng RON 95 tăng 7.694 đồng/lít; giá xăng E5 RON 92 tăng 7.071 đồng/lít lên mức 30.230 đồng/lít, mức cao nhất trong lịch sử.
Có thể vượt 32.000 đồng/lít?
Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 6/6 tăng 2-3 USD/thùng so với ngày 1/6 ở mức 147,7 USD/thùng đối với xăng RON 92, xăng RON 95 là 153,2 USD/thùng. Đáng chú ý, dầu diesel ngày 6/6 tăng vọt lên 170,6 USD/thùng.
Trong khi đó, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành trước là 144 USD/thùng xăng RON 92; 151,9 USD/thùng xăng RON 95 và 146,963 USD/thùng dầu diesel…
đồng/lítDIỄN BIẾN GIÁ XĂNG TỪ ĐẦU NĂM ĐẾN NAYE5 RON 92RON 9511/121/111/221/21/311/321/31/412/421/44/511/523/51/622k24k26k28k30k32k
Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối ở TP.HCM cho biết khoảng 2 ngày gần đây, giá dầu thế giới biến động mạnh. Giá xăng nhập khẩu đã bao gồm chi phí vận chuyển đến ngày 6/6 ở mức 157,41 USD/thùng đối với xăng RON 95 và 150,5 đối với xăng E5 RON 92.
Với mức giá này, dự đoán giá bán xăng trong nước có thể tiếp tục tăng khoảng 500-900 đồng/lít, dầu diesel sẽ tăng hơn 2.000 đồng/lít. Từ nay đến ngày 13/6, nếu giá dầu thô tiếp tục tăng thì giá xăng dầu trong nước sẽ không dừng ở mức tăng này.
Tương tự, trao đổi với Zing, một lãnh đạo Công ty Nhiên liệu Sài Gòn (SFC) thừa nhận giá dầu thô thế giới đang tăng liên tục trong những ngày qua, trung bình tăng khoảng 1-1,5 USD/thùng/ngày.
“Do đó, dầu diesel kỳ tới dự báo sẽ tăng mạnh khoảng 2.000 đồng/lít và xăng tăng khoảng 800-1.000 đồng/lít”, người này nói.
Theo vị lãnh đạo SFC, hiện nay mức chiết khấu của các đại lý xăng dầu gần như về 0 khi giá dầu thế giới tiếp tục biến động mạnh. “Hiện nay cách duy nhất để hạ nhiệt giá mặt hàng này là tiếp tục giảm thêm thuế xăng dầu. Ở các quốc gia lớn, họ có nguồn dự trữ xăng dầu quốc gia để bình ổn khi giá tăng cao, còn Việt Nam chỉ có nguồn dự trữ ở các doanh nghiệp đầu mối”, lãnh đạo doanh nghiệp này thừa nhận.
Sốt ruột chờ giảm thuế xăng dầu
Hiện, giá dầu thô thế giới đứng trước áp lực tăng cao do nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới - Saudi Arabia nâng giá bán và nhu cầu trên thế giới vẫn phục hồi mạnh.
Cụ thể, hôm 5/6, nhà sản xuất dầu quốc doanh Aramco thông báo Saudi Arabia đã nâng tăng giá bán chính thức (OSP) trong tháng 7 của loại dầu nhẹ hàng đầu Arab sang châu Á lên mức cao mới, cao hơn 6,5 USD so với giá tham chiếu của dầu Oman và Dubai, tăng từ mức 4,4 USD hồi tháng 6.
Theo ông Matt Smith - nhà phân tích về dầu mỏ tại Kpler, giá dầu sẽ vẫn duy trì trên ngưỡng 100 USD/thùng. “Nếu nhu cầu tại Trung Quốc bật tăng mạnh mẽ và sản lượng dầu của Nga tiếp tục sụt giảm, việc dầu trở lại mức cao 139 USD/thùng là hoàn toàn khả thi”, ông Smith bình luận.
Giá dầu thô WTI và Brent vẫn tiếp tục tăng khiến áp lực tăng giá xăng dầu kỳ tới lên cao. Ảnh: Phạm Thắng.
Giá dầu thô WTI và Brent vẫn tiếp tục tăng khiến áp lực tăng giá xăng dầu kỳ tới lên cao. Ảnh: Phạm Thắng.
Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), cho rằng thị trường xăng dầu thế giới vẫn còn nhiều bất ổn như áp lực lạm phát thế giới, cuộc chiến ở Ukraine có khả năng kéo dài với những biện pháp trừng phạt và đối phó thì giá dầu vẫn có khả năng tăng cao.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ cần có các giải pháp linh hoạt và kịp thời trong việc điều tiết giá các mặt hàng chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Theo ông, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng với xăng là hai loại thuế có thể cân nhắc giảm trong ngắn hạn để hạ nhiệt giá xăng dầu.
“Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu vừa là mặt hàng chiến lược quan trọng nhưng hiện nay xăng phải chịu 10% thuế tiêu thụ đặc biệt như thuốc lá, rượu bia. Khi giá xăng dầu tăng cao sẽ gây tác động đến tâm lý, chi tiêu của người dân, gây áp lực lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khó kiềm chế lạm phát…”, ông nói với Zing.
Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng kiểm soát giá cả leo thang bây giờ là nhiệm vụ cấp bách. Nếu không hành động ngay, Việt Nam sẽ phải trả giá đắt vì lạm phát.
“Bài học kiểm soát lạm phát hồi năm 2011 phải được xem lại và vận dụng”, ông Ngân chia sẻ với Zing bên hành lang Quốc hội. Ông nhấn mạnh Việt Nam đang đứng trước thách thức lạm phát rất lớn, nhiều năm rồi mới gặp phải.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/6, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho rằng có 3 giải pháp trong thời gian tới để kìm mức tăng giá xăng dầu là sử dụng công cụ quỹ bình ổn một cách hiệu quả; điều chỉnh thuế phí trong cơ cấu xăng dầu; đề xuất giải pháp an sinh, hỗ trợ người dân, người nghèo, hộ chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp…
Giá xăng dầu hôm nay 8/6: Tiếp tục đứng ở mức cao trước dự báo mới về giá dầu
Bộ phận nghiên cứu của ngân hàng Citi ngày 6/6 đã nâng dự báo giá dầu trong năm nay.
Trên thị trường quốc tế, giá dầu WTI của Mỹ giảm 0,02%, còn 119,39 USD/thùng vào lúc 6h41 ngày 8/6 theo giờ Việt Nam. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 8 tăng 1,12% lên 120,85 USD/thùng.
Bộ phận nghiên cứu của ngân hàng Citi ngày 6/6 đã nâng dự báo giá dầu trong năm nay và triển vọng giá trung bình cho năm 2023, khi nguồn cung bổ sung từ Iran có khả năng bị trì hoãn lâu, khiến tình hình cung cầu trên thị trường thắt chặt hơn nữa.
Citi cho biết sự chậm trễ trong các cuộc đàm phán nhằm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran là yếu tố chính làm gia tăng sự thắt chặt trên thị trường dầu.
Ngân hàng này hiện dự đoán việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Iran sẽ bắt đầu tác động đến thị trường dầu trong quý đầu tiên của năm sau, ban đầu sẽ bổ sung thêm 0,5 triệu thùng/ngày và sau đó là 1,3 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2023.
Trước sự thắt chặt hơn nữa của thị trường, Citi đã nâng dự báo giá dầu Brent trong quý II năm nay thêm 14 USD lên 113 USD/thùng, và mức giá dự đoán cho quý III và quý IV cũng được tăng thêm 12 USD lên lần lượt 99 USD và 85 USD.
Hieu kg
ít ngày nữa giá dầu chia 2 cho chúng m khóc
Chia 2 vì lý do gì thế
lạm phát cao thế ai chịu đc mãi, rồi mỹ lại tìm iran lỏng cấm vận ra, chiến tranh hạ nhiệt. trăm ngàn lý do đều hướng về giá dầu giảm
Chiến tranh hạ nhiệt thì dầu vẫn thiếu hụt trầm trọng. Arab vẫn tăng giá mãi vì nhu cầu quá lớn.
chiến tranh chỉ là 1 phần nhỏ thôi, dầu bao năm nay vẫn thế.
Quá khứ nó tệ mà tương lai nó sáng là kho báu đấy