Anh chị em lưu ý, hàng nóng hàng bơm thổi tạo lập cho cơ hội ra hàng thì mình cứ ra nhé. Đau thì đau thật nhưng còn tiền là còn cơ hội. Còn thở là còn gỡ.
Tôn Ngộ Không chờ Sư Phụ 500 năm đi qua tè vào mặt mới gỡ được.
ngộ không … “sư phụ” . Xem đến hai thầy trò gọi nhau nghe ấm lòng Anh
Trải qua trăm trận đổ phân, nghe sao mà thấm mà ấm
“Đi qua đúng mùa hoa đẹp nhất, thế là thành cổ đông chiến lược thôi” . Tictok nhiều video chế hay lắm ace
Nằm dưới chân núi 500 năm lạnh lẽo, bao người đi qua xè một bãi mà không một ai hay.
Ngộ Không nhận ra, giá như năm đó ta đừng húng thì không bị úp bô dưới chân núi này.
Trải qua một hành trình dài, giác ngộ, Ngộ Không cuối cùng cũng lại quay về cùng hội với đội úp bô (làm đệ tử người từng úp Ngộ Không năm xưa)
Có quả live trym miệng hô mua, nhưng tay hô anh em bán là không được rồi
Khác nào anh bánh nhân thịt người Lu ít
khôn lường
TCBS nay lỗi canh buôi sáng để vào hàng mà o vào dc , cay quá
Sự nghiệp không phải lúc nào cũng là một đường thẳng
Ai làm bạn với mình thời gian lâu, nếu có lưu lạc trên F này hẳn sẽ thắc mắc khoảng thời gian trước, mình đã đi đâu và làm gì mà không thấy viết lách, thực ra mình chưa có ý định dừng việc viết lách này đâu. Chỉ là những nghĩ suy, lo lắng cứ chạy loạn khắp nơi trong mình, khiến mình chẳng thể bình tâm mà viết. Sau này tham gia Pic cùng mọi người, tự dưng lại thấy lòng bình tâm hơn, đọc được các nhận định của nhiều anh chị đi trước, làm mình càng có thêm sự thư thái trong mọi hành động.
Ngoài đi tiếp và cố gắng nhìn nhận mới thứ một cách tích cực, ở thời điểm hiện tại, mình chẳng còn lựa chọn nào khác.
Sau những chuỗi ngày đi làm trong vô thức, lăn tăn suy nghĩ về nghề nghiệp, nghe podcasts, đi hội thảo, coi Youtube của các tiền bối và chuyên gia trong những ngành có liên quan, mình nhận ra con đường sự nghiệp rất hiếm khi là một đường thẳng. Phải có mục tiêu, hiểu rõ năng lực và biết bản thân mình thích hay muốn trở thành người như thế nào, quyết tâm đến cùng thì mới có thể đi đúng chính xác theo con đường đã vạch ra. Nhưng khổ là thời học sinh chỉ biết cắm đầu vào học, chưa có trải nghiệm thực tế, cứ tưởng bước qua được cánh cửa đại học thì mọi chuyện sẽ được giải quyết. Và rồi lúc chọn ngành, vì không biết mình thích gì, cứ nhè ngành hot-điểm cao-trường top, tìm trên Google ngành nào sau này dễ xin việc thì điền nguyện vọng. Ai mà biết nó có phù hợp với mình hay không?
Khi choai choai bước chân vào giảng đường đại học, ôi sướng quá năm nhất ơi! Không phải mang đồng phục gò bó, tha hồ chuồn học không cần xin phép, thích học thì học, thích chơi thì chơi. Qua năm 2 mới bắt đầu lo lắng, không biết học ra rồi sau này làm gì nhỉ. Đọc sách self-help và nghe người khác thật hay, mỗi lần như vậy bản thân đều như được truyền thêm rất nhiều động lực, nhưng cũng không kéo dài được bao lâu. Niềm hứng khởi nhanh chóng qua đi, nỗi hoang mang lại quay về, vì suy cho cùng, chúng đều là tác nhân bên ngoài. Mình thích gì, muốn trở thành người như thế nào, công việc mà người ta chia sẻ có phù hợp hay không, chỉ có khi bắt tay vào làm rồi mới biết.
Khi bắt đầu đi làm, mình mới thấm thía lời khuyên phải tích luỹ kinh nghiệm và kỹ năng từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường. Thực ra từ thời sinh viên mình cũng tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa, cũng tìm tòi, vọc cái này, học cái kia, nhưng việc học, cập nhật và bổ sung kiến thức và kỹ năng chưa bao giờ đủ. Càng làm lại càng phát hiện mình thiếu nhiều kỹ năng quá. Có những thứ đơn giản đến không thể giản đơn hơn nhưng vẫn cứ làm sai. Không cách nào khác, không biết thì hỏi, ngu thì học, sai thì sửa. Ai mà không trải qua cái giai đoạn “Fresher”, “Junior” cơ chứ?
Cũng giống như việc học IELTS vậy, từ Beginner lên Intermediate đi rất nhanh, nhưng từ Intermediate lên Advanced thì bắt đầu lết với tốc độ rùa bò. Nhiều lúc rỗi lại chống tay lên trán nghĩ, ngày xưa mình biết sớm mấy thứ này mà lo học trước thì tốt quá. Bởi thực tế, vừa học vừa làm nó cực chảy nước mắt, chẳng qua vì miếng cơm manh áo và tương lai nên cắn răng thức khuya dậy sớm mà cày cuốc. Đó là chưa kể mấy hậu bối giỏi quá trời, công nghệ và thị trường thì thay đổi và phát triển ngày một, tương lai máy móc có khi thay thế hoặc cắt bớt phần việc mình đang làm, giờ mà không lo trau dồi kiến thức và kĩ năng thì khéo cũng bị đào thải sớm. Trong cái thời đại công nghệ 4.0 này, cái tư tưởng “1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề” rồi cũng ra đi sớm, nhân viên thời nay ai cũng full-stack cả. Làm 1 nghề cho chín, nhưng 8 nghề còn lại cũng phải biết một tí. Tiền lương thêm hay bớt vài triệu nhiều lúc cũng chỉ vậy thôi.
Ra đi làm rồi mới thấu, ai quy định tui học ngành A thì nhất định phải làm ngành A? Tui vẫn có thể làm ngành B hoặc C nhờ vào những kĩ năng tích luỹ ở ngành A đấy thôi. Ví dụ như mấy thanh niên từ Engineer lượn nhẹ sang Designer, mấy em từ Accounting lượn nhẹ sang HR hay Bán bảo hiểm. Hoặc có người làm ngành A rồi mới phát hiện, hình như mình hứng thú hay phù hợp với ngành B hoặc C hơn. Lúc này mới cố gắng trau dồi kiến thức và kĩ năng cần thiết qua sách báo, online courses, networking, thậm chí là học thêm cái bằng nữa, hay học cao học để có thể làm ngành B hoặc C.
Không biết có ai thời còn nhỏ từng nghĩ, tui học Marketing xong thì nhất định phải học tiếp Master in Marketing hay MBA, kiểu gì cũng phải có học vị Thạc sĩ, hoặc là “rùa hải ngoại” thì mới được làm sếp?! Sau này thì mình mới biết, thật ra làm đến một level nhất định, nếu muốn phát triển hơn thì phải bổ sung kiến thức thêm những mảng khác, hoặc là đào sâu nhưng ở một mức độ khó hơn. Ví dụ như nhiều bạn học MIS nhảy sang làm BA, phải bổ sung kiến thức mảng Business. Bạn học Marketing nhưng muốn làm ở những vị trí Strategic cao hơn, có cái nhìn tổng quan về Market, mấy thứ như Finance, Logistics, HR, thậm chị là Digital và Code, đều phải biết một chút, thì có thể suy nghĩ học thêm MBA. Đã qua rồi cái thời học chỉ để có cái bằng nhé!
Chưa kể tới nhiều trường hợp, một người có thể làm nhiều ngành và kiếm sống bằng ngành phụ trong lúc học để làm ngành chính. Ban ngày cãi nhau với khách hàng, làm office work xong tối về viết sách. Cứ thử lên Quora mà xem, mấy câu hỏi như kiểu “Tui có background ở ngành A, tui có thể chuyển sang ngành B không? Tui cần học thêm kĩ năng gì để làm được ngành này, mấy ông trả lời giúp tui với” nhiều không đếm xuể.
Mình biết là vì…Mình cũng toàn đi search vậy à.
Vậy nên, lời khuyên chân thành của mình dành cho các bạn đang hoang mang không biết hướng đi nào cho tương lai, đó là chuẩn bị cho bản thân mình một cái đầu tỉnh táo, một cái “right mindset”.
“It’s okay to be wrong sometimes.”
Ai có thể làm đúng ngay từ đầu cơ chứ? Làm nhiều lần rồi mà vẫn có thể sai sót, huống hồ chúng ta đều là lần đầu đối mặt với những thứ như nghề nghiệp và công việc. Nên bạn thân mến, cứ dũng cảm lựa chọn đi, bởi không bao giờ là quá muộn để bắt đầu làm thứ bạn cho là đúng đắn. Nếu như bạn đủ niềm tin vào chính mình và ngừng so sánh bản thân với bạn bè và những người xung quanh, kiểu gì bạn cũng đến đích thôi.
Hôm nay mình tình cờ xem video phỏng vấn một anh bạn đang làm Business Analyst ở một công ty IT, bạn biết ngày trước ảnh học gì không? Ảnh học đại học chuyên ngành History and Geography, học Master ngành Media and Journalism, nhưng thích Data Science nên vừa đi làm ngành Hospitality vừa học thêm cái bằng nữa. Ảnh giải thích rằng việc học History và Geography dù chẳng liên quan nhưng giúp ảnh có kỹ năng Research, ngành Media và Journalism giúp ảnh có cái nhìn bao quát về thị trường, truyền thông xã hội và khả năng giao tiếp, thuyết trình. Tất cả những thứ ảnh học và kỹ năng anh trau dồi qua năm tháng đã giúp anh tìm được công việc hiện tại mà anh thích, tuy có hơi lòng vòng tí, vì ảnh cũng nhảy việc từ ngành Hospitality sang, nhưng ảnh rất hài lòng và yêu công việc hiện tại của mình. Vì thế, ảnh chưa bao giờ hối hận vì những lựa chọn khi trước.
Nếu bạn nào dùng mạng xã hội LinkedIn, dạo một vòng và nghía qua profile của các Manager ở các công ty, nhìn vào phần Education nhiều khi bạn sẽ thấy sốc. Có người học Hospitality hoặc Linguistics rồi chạy qua làm Data Analyst. Hoặc là học Finance or Accounting nhưng rồi lại đi làm Digital Marketing. Thế giới đúng là muôn màu hình vạn trạng, đúng không? Nên lời khuyên nhỏ cho các bạn muốn chuyển ngành hay nhảy việc là hãy lên LinkedIn đọc và phân tích profile của các bậc tiền bối đang làm trong lĩnh vực bạn muốn theo đuổi, xem ngành học/bằng cấp, kiến thức và kỹ năng cần thiết nào giúp họ có thể làm được công việc đó, rồi quay lại xem xét bản thân mình, thiếu cái gì thì đi bổ sung thêm. Internet là một thế giới rất tuyệt vời, chỉ cần biết chút tiếng Anh và search Google hoặc Youtube, mọi vấn đề đều sẽ được giải quyết. Bạn hoàn toàn có thể ngồi nhà rảnh rồi lên xem mấy video phỏng vấn những người trong ngành, nghe họ chia sẻ về trải nghiệm và môi trường làm việc để mường tượng ra những gì mình cần. Như kiểu Career Insight hay Life at Google í.
Thế nên, dù hiện tại bạn ghét cay ghét đắng chuyên ngành đang học, không hài lòng với công việc hiện tại, nhưng lại chưa biết bản thân thích hay phù hợp với thứ gì, hoặc là chưa đủ khả năng để làm điều đó, thì cứ cố gắng tích luỹ và làm tốt nhất những thứ đang có. Tất cả những kỹ năng và kiến thức học tập và tích luỹ qua năm tháng chưa bao giờ là thừa thải hay vô dụng cả. Rồi sẽ đến lúc bạn dùng đến chúng, và biết ơn vì có chúng nên bạn thật đặc biệt. Tuy chúng không phải là điều kiện đủ để bạn làm được công việc bạn thích, nhưng là điều kiện cần để bạn thuyết phục nhà tuyển dụng cho bạn một cơ hội để thử sức, hoặc đơn cử là tận dụng chúng để học những thứ khác một cách nhanh và thông minh hơn.
Ví dụ như chính mình, vốn có background tài chính nhưng lại thích mấy chuyên ngành thiên về xã hội. Chính tính logic và tỉ mỉ, khả năng đào sâu vấn đề và tự nghiên cứu, vốn là những đặc tính của ban tự nhiên, được mình sử dụng hằng ngày như một công cụ để giải quyết mọi vấn đề: từ việc giao tiếp, viết lách, tự học đến công việc. Hay việc bạn học chuyên Hoá giúp bạn đọc và nghiên cứu về hoá thực phẩm hay dược phẩm có phần dễ dàng hơn, từ đó biết cách ăn uống như thế nào cho tốt cho sức khoẻ và bảo vệ bản thân.
Đôi khi chúng ta hoang mang vì ngoài kia có quá nhiều lựa chọn và cơ hội, không biết lối đi nào mới dành cho bản thân. Và rằng ta có thể mượn những câu chuyện thành công trên để truyền động lực và cảm hứng cho chính mình, nhưng chẳng “copy and paste” con đường của họ được. Vì mỗi người một năng lực, mỗi người một sở thích, mỗi người một chọn lựa nên mỗi người sẽ có một con đường khác nhau, mỗi người sẽ có định nghĩa khác nhau về “thành công”. Chúng ta có thể tham khảo, nhưng đừng so sánh hay bắt chước, chỉ tổ tốn thời gian và khiến bản thân mệt mỏi thêm thôi.
Thế nên, nhiều lúc việc bạn cần làm, đơn giản chỉ là cố gắng làm tốt nhất những gì đang có, và không ngừng phấn đấu, trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm để theo đuổi thứ bạn thích, công việc bạn hằng mơ ước. Nhìn mọi thứ dưới con mắt của “cơ hội” thay vì “rủi ro”.
Tất cả, thực chất chỉ đơn giản vậy thôi.
ĐÓN QUÀ TẾT
-
SZC (53,4): Cô gái lộ vẻ ngỡ ngàng. Tưởng như làn áo vừa buông. Và trăng cứ ánh huyền ảo. Vui cho cả thế gian lầm.
-
PVD (27,6): Giờ tao ngộ đêm nay giữa mộng. Dưới khung vàng lồng lộng gió đưa. Bất ngờ khoảnh khắc ngẩn ngơ. Ảnh hình kỷ niệm vật vờ đó đây!..
-
DRI (16,1): Thẹn thùng thấp thỏm thênh thang. Khát khao khờ khạo khẽ khàng khinh không. Đong đưa đau đớn đê đồng. Miên man môi mắt mênh mông miệt mài (gom).
-
NHH (41,5): Tự cảm nhận chưa bao giờ ngao ngán. Bởi hồng trần nghĩa cạn dễ vỡ tan. Sống thảnh thơi chẳng một chút phàn nàn. Mong ân ái cài đan tròn thắm mộng.
QUÀ QUANH NĂM
-
GTN (20,3): Ôi xúc cảm, muôn phần da diết. Trước những lời tha thiết của nàng…. Anh là… có phải Hồn Lang? Một luồng chấn động loang tràn quả tim!
-
D11 (39,4): Anh chị cứ ở lại đời. Em như lá rụng giữa thời còn xanh. Hôm qua trận ốm tranh giành. Muốn biến thân xác ta thành mồ hoang … Hiên sau nắng Hạ còn vàng. Mà sao ngõ trước đã mang Đông về.
-
FCN (17,3): Ta cạn chén men say nàng rót. Rồi nhẹ nhàng nhìn “đó” xem sao…Cũng nầy thỏ thẻ ngọt ngào. Cũng khuôn trăng thắm, cũng đào trong tranh.
-
GSP (16,6): Dòng suối biếc long lanh nhòa nhạt. Gợi chút gì héo hắt nặng mang. Hoặc giây phút chợt ngỡ ngàng. Để mừng khôn tả khiến nàng đọng mi!..
-
KSB (37,2): Nhiều lần tôi tự hỏi lấy tôi. Ðã được gì chăng nửa cuộc đời. Cúi xuống phận hèn hơn cỏ mục. Ngước nhìn hổ thẹn với mây trôi.
-
HHV (22,8): Hãy đứng vững bình tâm mà suy nghĩ. Chớ để mình loạn trí mất niềm tin. Phía trước kia có khối kẻ đang nhìn. Chờ giễu cợt coi khinh rồi nhạo bán.
-
S99 (23,8): Chẳng biết làm sao nhỏ hết sương. Làm sao kéo ngắn mấy con đường. Để cho đồng điệu hoà âm hưởng. Thôi hết tháng ngày nỗi vấn vương!
-
HAI (6,55): Lẫn lộn có của mất công. Tự dưng được lợi đừng hòng mất chi. Người thông hiểu biết sinh nghi. Không ai chịu thiệt bởi vì cho không.
-
KLF (6): Muốn trải cánh bay đến nẻo xa. Qua bờ suối vắng gặp người ta. Bất ngờ cơn gió từ đâu tới. Đẩy giạt hàng mây phủ mịt mờ!..
-
FLC (14,7): Khóc cho nỗi nhớ buông lơi. Khóc cho kỷ niệm đầy vơi phai tàn. Khóc cho đời hết trái ngang. Khóc cho một kiếp lỡ làng từ đây.
-
PSH (21,2): Ta vẫn bước giữa thăng trầm vất vả. Dù cuộc đời nghiệt ngã lắm đau thương. Cứ vui lên dẫu phận số khó lường. Lỡ vấp cũng đừng vương hoài khổ lụy.
-
MSB (26,45): Vào đời vay trả bình yên. Thân nào lăn lóc đủ miền nhân gian. Tâm tư xúi quẩy an nhàn. Mở đầu ham muốn muôn vàn được không?
-
HDA (27,3): Đời sẽ qua khi ta vượt ngàn thác lũ. Giữa muôn trùng ta đứng vững giữa trần ai. Hãy vững tin vì ngày mai trời lại sáng. Vui với đời ta sẽ thấy được yêu thương.
-
SHB (23,8): Gương xưa ghi lại mười mươi. Tự người tìm lấy rạng ngời bản thân. Gìn giữ sử dụng ân cần. Dài lâu tích lũy có phần nào lo.
-
ABB (22,2): Thư Chị viết đã lâu nay mới gửi. Viết trong đêm trăn trở thân phận mình. Câu Em hỏi chị đắn đo suy nghĩ. “Tại sao người mình yêu hay làm mất niềm tin?
-
MHC (15,3): Nỗi buồn cũng như mùa thu. Lãng đãng đến rôi lạnh lùng đi. Để lại bao nhiêu là thương nhớ. Nỗi sầu này còn mãi không nguôi.
-
DLG (6,92): Người lại bỏ người tàn cuộc chơi. Mùi hương phảng phất thoáng bên đời. Những giọt não nùng run môi mỏng. Tâm hồn đè bóng thuở rong chơi.
-
VE3 (15,6): Ngẫm khóc hay cười dạ phai phôi. Gặp nhau trái đắng mọc lưng đồi. Èo uột ùa về vân vê mãi. Giật mình tự hỏi tình yêu ơi!
COI CHỪNG MẤT QUÀ
- CEO (32): Không lời im lìm góc vắng. Ngọn gió chở nắng tương tư. Đừng ôm bên lưng dấu nặng. Muôn đời bô đổ bây chừ.
Vùng mua | Giá hôm nay | +/- hôm nay | Vol | ADX | KST | MACD | RSI | Đề xuất tham khảo | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
CEO | 10,8-11,2 | 32 | 8,8% | 5,3 Tr | 66,7 | Tăng | Tăng | 86,3 | Chốt lời thôi! K vấn vương lưu luyến vì có thể sàn liên tiếp bất cứ lúc nào. An toàn nên chốt. Lợi nhuận đã khá lớn. |
SZC | 53-54 | 53,4 | 6,9% | 1,3 Tr | 31,5 | Giảm | Giảm | 43,2 | Cây nến hôm nay đặc, bao trùm gần hết nến đỏ hôm qua, với vol cũng tương đối. Giá quay lại mốc hỗ trợ 53. Xu hướng ngắn hạn sẽ quay về mốc cản 58. |
GTN | 19-20 | 20,3 | 4,1% | 0,8 Tr | 34,3 | Giảm | Giảm | 47,2 | Giá về vùng mua cũ, giá cũng chạm BB dưới, CCI quá bán, có thể gia tăng từng phần nhỏ. |
D11 | 34-36 | 39,4 | 4,0% | 0,0 Tr | 38,4 | Giảm | Giảm | 49,8 | Sau cụm 3 nến đỏ, có 1 nến xanh, nhưng vol khá thấp, lực mua chủ động nhỉnh hơn, CCI 10 cũng vào quá bán. Có thể gia tăng khi tiệm cận vùng mua cũ với kỳ vọng Q4 cho dòng BĐS |
PVD | 18-19 | 27,6 | 4,0% | 6,2 Tr | 44,2 | Giảm | Giảm | 46,3 | Thủng hỗ trợ 28, nhưng được đỡ bởi hỗ trợ vùng 26, giá sát BB dưới, xu hướng những phiên tới khả năng sẽ tăng trở lại xác nhận kết đáy. Tiếp tục giữ chờ điểm mua BQ đẹp thì tất tay. |
FCN | 15 | 17,3 | 3,9% | 3,9 Tr | 38,1 | Tăng | Giảm | 56,5 | Hôm qua giá giảm sàn nhưng vol ko lớn, nay phục hồi đóng trên MA20, chart tuần và tháng vẫn ổn. Có về vùng mua hãy bình quân / mở mua mới |
GSP | 17,8-18 | 16,6 | 3,1% | 0,1 Tr | 22,1 | Tăng | Giảm | 47,5 | Chart chưa cho dấu hiệu kết đáy đi lên Cản 17,8 - 18,7. Lên 21 tùy nghi di tản. |
DRI | 15 | 16,1 | 2,5% | 0,5 Tr | 47,5 | Giảm | Giảm | 52,9 | Vùng mua 15 hôm nay đã về, kết phiên phục hồi ngay mức đỉnh cũ, đây là mức hỗ trợ tốt. Có thể gia tăng tại vùng này. |
KSB | 38-39 | 37,2 | 2,5% | 1,4 Tr | 21,1 | Giảm | Giảm | 42,0 | Giá đã vượt khỏi band dưới và có xu hướng kéo vào lại vào trong. Chia nhỏ tiền ra mua, vùng này an toàn. Tin hỗ trợ Q4 từ nhóm đầu tư công. |
HHV | 21-22 | 22,8 | 2,2% | 6,4 Tr | 28,0 | Tăng | Giảm | 55,4 | Giá về vùng mua cũ, nằm trên MA20, cây nến rút chân vol k lớn, tạm thời chờ. |
S99 | 19-20 | 23,8 | 2,1% | 2,0 Tr | 43,8 | Giảm | Giảm | 49,4 | Giá phục hồi sau khi thủng hỗ trợ 23,5, nay tạo cây nến rút chân đẹp với vol xấp xỉ các ngày trước. Chart giờ đang cho dấu hiệu kết đáy đi lên. |
NHH | 37-38 | 41,5 | 2,1% | 0,7 Tr | 28,8 | Tăng | Giảm | 48,9 | Canh về vùng mua an toàn hãy bình quân giá / mở mua mới |
HAI | 5,1 | 6,55 | 1,7% | 6,6 Tr | 48,0 | Tăng | Giảm | 56,4 | Giá vẫn trên MA20, nhưng MACD cắt xuống. Nên chốt nhanh penny, tạm thời rút chờ tín hiệu mới. |
KLF | 4,7-5,0 | 6 | 1,7% | 6,6 Tr | 54,7 | Tăng | Tăng | 55,9 | Giá nằm trên MA20 sau khi nhúng xuống, chart tuần, tháng vẫn ổn. Tiếp tục nắm giữ. |
PSH | 22,5-23,5 | 21,2 | 1,2% | 1,1 Tr | 32,7 | Giảm | Giảm | 44,5 | Giá vẫn còn xu hướng lấp gap sâu hơn vùng 19,6 - 18,3. Tạm thời chưa BQ giá vội. Nay chỉ hồi kỹ thuật. Chart giờ đang từ từ kết đáy. |
MSB | 23-24 | 26,45 | 0,8% | 11,1 Tr | 19,8 | Tăng | Tăng | 71,8 | Giá hiện chạm band trên, MACD hướng lên cho tín hiệu tăng tiếp thêm vài phiên. |
HDA | 27-28 | 27,3 | 0,4% | 0,1 Tr | 21,0 | Giảm | Giảm | 55,1 | Cổ phiếu tốt để phòng thủ mặc TT rung lắc. Tích lũy chờ vượt đỉnh gần nhất 29,25 |
SHB | 22,7-23,5 | 23,8 | -1,2% | 7,8 Tr | 20,5 | Giảm | Giảm | 54,4 | Giá vẫn quanh vùng mua, tùy khẩu vị mỗi người có thể nắm giữ chờ sóng bank hồi phục kéo lên, chốt ngắn chứ k giữ lâu. |
ABB | 19-20 | 22,2 | -1,8% | 1,7 Tr | 28,2 | Tăng | Tăng | 68,7 | Nến hanging man xuất hiện cho dấu hiệu đảo chiều, nhưng vol nhỏ nên chưa đáng ngại. |
MHC | 13,4-13,8 | 15,3 | -5,0% | 3,3 Tr | 48,6 | Tăng | Tăng | 56,3 | Tiếp tục nắm giữ cho lãi chạy. Chart giờ có đảo chiều nhưng vol thấp, chưa đáng ngại. Để ý GEX để xem phản ứng của CP này. |
FLC | 13 | 14,7 | -5,2% | 25 Tr | 64,8 | Tăng | Tăng | 59,8 | Giá có thể điều chỉnh nhẹ để tiếp tục đi lên tùy vào cảm xúc của lái. Vũng chốt an toàn từ 15,6 - 16,5 vào 2 phiên trước. |
DLG | 7-7,5 | 6,92 | -7,0% | 11,5 Tr | 35,5 | Giảm | Giảm | 46,1 | Phiên hôm qua đã thủng mốc 7.7 cho thấy mất xu hướng tăng, cần phải tích lũy lâu hơn để quay trở lại trend. Mục tiêu vẫn là về mệnh |
VE3 | 14-14,5 | 15,6 | -8,2% | 0,0 Tr | 49,9 | Tăng | Tăng | 62,6 | Giá đang tiệm cận vùng mua an toàn. Hỗ trợ thấp hơn 13,9. Kiên nhẫn để có giá tốt, cổ cô đặc vol thấp nên biên độ dao động cao. |
Hhv mua được chưa MD
Công nhận
Niềm an ủi cho những anh chị em nhẹ dạ cả tin chót đu đỉnh là phiên nay ai được hô bán đã bán sạch nhưng chưa sàn, thì là anh chị em còn cơ hội để ra khi các anh lớn tạo điều kiện.
Quan trọng là các anh lớn, chứ mấy đội đó có cầm vài tr cổ cũng chưa đủ tuổi.
Quan trọng hơn nữa là doanh nghiệp người ta vẫn cứ làm ăn, vẫn có tài sản lớn, vẫn hưởng lợi thế xu hướng, chứ không như nhà Lu ít
“Đi vốn” - quản trị. Ai giỏi ng thắng phải k anh
Đúng rồi cao thủ ơi. Khi người ta chạy nhanh thì ta nên chậm lại hoặc dừng lại
Thực ra ngày xưa mình cũng fomo quá thế, vì ỷ y công việc và thu nhập có thể cứu net bất cứ lúc nào. Sau nhiều năm đứng ở vị trí đầu sóng ngọn gió của doanh nghiệp, mình bắt đầu hiểu hơn, lúc đấy, triết lý đầu tư lại thành đơn giản.
A nt nhầm:))) e con gà con đang chạy lon ton
khà khà, mấy ông nhận là gà kiểu đăng avatar con mèo con cún kute hột me…, toàn là sói đầu có sỏi đấy
Để trường tồn được trên thị trường, có 02 thứ bắt buộc phải học:
- Khẩu quyết Tam độc nhà anh @Rongdo007
- công phu Quỳ hoa bảo điển: hãy làm khi còn cơ hội
Niềm vui vỡ òa khi bộ đội về làng giải cứu không khác gì nghe tiếng gọi Ngộ Khôooong… Suuuuuư Phuuuuụ
Ủa anh cũng đang nói em đó hả avatar em là chibi kute nà
Về vùng mua của anh R báo rồi đó anh lại hỏi đố em nữa hả