TAR 6X- nhân 2 TK cuối năm 2021- Thiên thời địa lợi nhân hòa

Với chia sẻ của Shark Hưng SSI như ảnh dưới thì các Bác có thể hình dung ra vấn đề An Ninh lương thực đang cấp bách như thế nào!


Năm 2022 với giá phân, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất cao chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sản xuất lương thực thực phẩm. Giá gạo và các loại lương thực khác còn tăng mạnh tới 2022.
Chưa kể với Hiệp Định EVFTA Gạo Việt Nam chắc chắn sẽ bước sang kỷ nguyên mới. Để gạo Việt Nam có thể vào được Châu Âu bán với giá 1500$ 1 tấn thì TAR( Trung Anh đã chuẩn bị đầy đủ)


image
Trích bài của bác Vanga:
1.Câu chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói về TAR nếu ko có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và ở cái “chợ” này các lô hàng gạo thơm xuất khẩu ở mức cao ngất ngưởng (giá xuất khẩu ~1.000 USD/tấn) gấp 2,5-3 lần giá mà trước đây Chú Rồng Trung An vẫn đang giao dịch . Nhìn nhận trên số liệu thực tế đã cho thấy kết quả doanh thu mảng Xuất khẩu của Cty nửa đầu năm 2021 so với nửa đầu năm 2020 tăng đột biến từ 143 tỷ lên 351 tỷ ( tăng 245%) cho thấy việc chuyển hướng xuất khẩu này đã giúp Biên LN tăng lên rất mạnh (hàng bán ít mà lợn nhuận tăng mạnh)
[​IMG][​IMG]

Theo định hướng này chú Rồng Trung An tiếp tục tập trung đẩy mạnh xuất khẩu trong Q3 và cho thấy ngay hiệu quả khi Cty vừa công bố LNST ước đạt 40 tỷ trong Q3/2021, cao nhất từ trước tới nay, https://24hmoney.vn/news/chuyen-huo…source=&utm_medium=&utm_campaign=**** nâng lợi nhuận năm 2021 tới hết Q3 ~60 tỷ. Điều đáng nói Q3 do ảnh hưởng của khủng hoảng Container, tình hình dịch bệnh phức tạp ở VN nên lượng hàng xuất đi bị trễ và thiếu khá nhiều so với các hợp đồng đã ký kết. Trong Q4/2021 chưa kể các HD mới thì riêng thực hiện các HĐ đã ký kết thì cá nhân dự đoán nhẹ thì LNST dự phóng cho Q4/2021 cũng bằng Q3 tương đương 40 tỷ. như vậy phần lợi nhuận của hoạt động cốt lõi năm 2021 dự kiến đạt ~ 100 tỏi. Giờ chúng ta cùng nhìn lại quá khứ các năm từ 2016 tới 2021 (2016=12toi; 2017=14toi; 2018= 35toi; 2019=57toi; 2020=78toi và 2021~100toi) bất chấp đại dịch covid-19 cho chúng ta sự tin tưởng nhất định của 1 DN tăng trưởng bền vững - chuẩn mô hình canslim…

2.Ngủ mãi thì cũng tới lúc thức giấc!!!! với 25 năm nằm chờ cơ hội chuyển mình nắm bắt cơ hội ưu tiên phát triển tăng sản lượng gạo hữu cơ trên diện tích cánh đồng 700ha/800ha (đã được làm sạch, khử độc trong suốt 5 năm qua) để ưu tiên cho xuất khẩu vào các thị trường khó tính tinh ăn tinh uống kiếm lợi nhuận cao gấp 3 lần hiện tại. Khi tin vỉa hè BLD dự kiến chuyển nhượng dự án BDS thuộc sở hữu của Trung An nằm trên diện tích đất 10.000m2 ngay tại trung tâm TP Cần thơ cách Vinpeal Hotel chỉ 100m chim bay ngay trong năm 2021 để phục vụ cho kế hoạch thức giấc của chú Rồng Trung An kể từ 2022 trở đi với một diện mạo hoàn toàn mới. Giá trị chuyển nhượng đang được thương thảo….tuy nhiên nếu áp giá hiện tại chúng ta cứ tính bèo thì cũng 10tr/1m2 đất tại trung tâm TP Cần thơ thì sơ sơ đâu đó cũng mang về 1k tỏi, cho dù Trung An phân kỳ đầu tư và chỉ cần ghi nhận 50% lợi nhận này vào năm 2021 thì LNST gộp ~ khoảng 600 tỏi/ VDL 460toi tương đương EPS 13.000VND thật khủng khiếp…
[​IMG][​IMG]

3. Câu chuyện chỉ bắt đầu từ tin vỉa hè về việc Chú Rồng Trung An lên kế hoạch bán miếng đất trung tâm TP Cần thơ để đầu tư cho sản xuất thì người ta mới nhòm ngó tới các tài sản thuộc quyền sử dụng của Trung An mới tá hỏa!!! ngoài mảnh đất 10.000m2 đang được Trung An thương thảo giá bán thì của cải của Trung An còn dài như một chú Rồng đang ngủ toàn những đất là đất thôi các cụ ạ!!!.. các vị trí rất đắc địa nằm trong trung tâm TP khiến bao kẻ thèm khát:

  • Nhà máy 01: DT - 896 m2, tại Thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ
  • Nhà máy 02; DT - 4.919,5 m2 , tại Thạnh Phước 1 Thạnh Hòa, Thốt Nốt, Cần Thơ
  • Nhà máy 3: DT - 3.040 m2 , tại Thạnh Phước 1, Thạnh Hòa, Thốt Nốt, Cần Thơ
  • Nhà máy 4: DT - 1.032 m2, tại Tràng Thọ 2, Trung Nhứt, Thốt Nốt, Cần Thơ
  • Nhà máy 5: DT - 1.032 m2 , tại Tràng Thọ 2, Trung Nhứt, Thốt Nốt, Cần Thơ
  • Nhà máy 6: DT – 59.310 m2 , tại Thạnh Lộc, Thạnh Phú, Cờ Đỏ, Cần Thơ
    6 khu đất vàng TP với tổng DT lên tới ~70.000 m2 Cần thơ này mà định giá lại thì bao nhiêu ngàn tỏi các cụ tính giúp???

3 Khu Đất Trồng Nông Nghiệp thì bá chấy luôn các cụ ạ.!!! Tổng quy mô 1747ha bao phủ rộng khắp các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long
+Tỉnh Hậu Giang: 147ha
+Huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ: 450ha
+Tỉnh Kiên Giang: 1000ha Tỉnh An Giang: 150ha.
Trong suốt 25 năm Rồng ngủ chưa từng 1 lần định lại tài sản mà Trung An đang nắm giữ, một khi những con sói già đã hướng những ánh mắt thèm thuồng thì chú Rồng sẽ phải hiện nguyên hình… năm 2021 là đánh dấu là năm Rồng TAR chuyển mình. Vứt bỏ những mảnh đất đầy mộng mơ đang sản xuất , chỉ riêng nhìn vào EPS của 2021 thì em nó xứng đáng giá 6x-8x chứ ko phải nằm thở ở 2x như hiện tại.!

2 Likes
  • Hàng tồn kho trong Q3 tăng gấp đôi trên 1,000 tỷ , mua vào giá lúa lúc T7 ,T8 , T9 thấp nhất trong năm ( Cao điểm dịch ) , mùa bán hàng lại là Q4 , thời điểm T12 thị trường tiêu dùng tất cả mặt hàng đều rục rịch tăng giá ( 5-7% ) => Xem như riêng ăn lệch giá mùa vụ cũng 50 -70ty . Tính tới thời điểm này thì lúa đã tăng so với thời điểm nhập hàng 2-2,5% rồi . Coi như vừa dứt Q3 thì Tar đút túi 20-25ty rồi .

“Tại thời điểm cuối quý, Gạo Trung An có 2.070 tỷ đồng tổng tài sản, tăng thêm gần 700 tỷ đồng so với đầu năm. Doanh nghiệp tăng mạnh hàng tồn kho từ 654 tỷ đầu năm lên 1.051 tỷ tính đến cuối quý III. Khoản phải thu ngắn hạn tăng từ 69 tỷ lên 376 tỷ đồng, riêng trả trước cho người bán là 199 tỷ đồng, thời điểm đầu năm chỉ 2,3 tỷ đồng.” Q4 nằm cả ở đây! thực tế một phần tiền phải thu đã về TK trong tháng 10/2021 rồi

tất cả đều nằm ở tương lai vì TAR đang cần vốn vô cùng để mở rộng sản xuất GẠO HƯU CƠ… Do đó có khả năng cao TAR sẽ tăng vốn rất mạnh trong 2021-2022 lên quanh 1k-1,3k tỏi. Đối tác thì có rồi,… chỉ là chưa có cái giá cần thiết

1 Likes

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty TAR cho biết, doanh thu và lợi nhuận từ các hợp đồng bán gạo trong nước và xuất khẩu sẽ được ghi nhận vào quý IV. Theo tính toán, lợi nhuận từ mảng cốt lõi của TAR trong quý IV/2021 có thể sẽ đạt 47- 50 tỷ đồng. Cuối tháng 9, HĐQT TAR thông qua nghị quyết về việc chuyển nhượng tài sản là quyền sử dụng đất tại phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Giá trị chuyển nhượng không thấp hơn 300 tỷ đồng. Được biết, lô đất thuộc sở hữu TAR có vị trí đắc địa, nằm gần Vinpearl Cần Thơ, sát ngay con đường mới mở dọc ven bờ sông Hậu, nối dài từ bến Ninh Kiều, dự kiến hoàn thành quý II/2022. Theo tính toán, nếu kịp hoàn thành trong quý IV và tính cả lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính, lợi nhuận năm nay của TAR dự kiến đạt tối thiểu 300 tỷ đồng, tương đương EPS dự phóng khoảng hơn 6.500 đồng/cổ phiếu.

1 Likes

“Ông trùm gạo hữu cơ Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An - cũng cho biết, từ năm 2015 đến nay đã đầu tư trên 400 tỷ đồng mua 800 ha đất rừng tràm và cải tạo để trồng lúa hữu cơ. Ông cho biết, số vốn 400 tỷ đồng nói trên được đầu tư cho toàn bộ diện tích 800 ha đất, bao gồm cả hệ thống thủy lợi và các vùng trồng lúa tiêu chuẩn GlobalGap, VietGap. Còn với nhu cầu thị trường hiện nay, ông chỉ trồng lúa hữu cơ tiêu chuẩn GIS trên 100 ha và hoàn toàn có lợi nhuận” (800ha) Đây chính là mỏ vàng của TRUNG AN nhé các cụ!!! Còn đây là tham vọng của Ông trùm gạo hữu cơ: “Trung An (TAR) đặt mục tiêu chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu gạo sạch của cả nước 10 năm tới” Hiện tại TAR chỉ nhỏ bé về VDL , còn GẠO SẠCH- GẠO HỮU CƠ thì lại ko hề nhỏ. Ko phải đơn giản mà Chủ tịch Bình đưa ra con số thị phần tới 50% cả nước!!! Game của TAR dài miên man. Trước mắt phải đưa VDL của TAR về tầm trung tức là ~1.000 tỏi, sau đó là 2.000 tỏi và lớn hơn nữa… Năm 2022 dự kiến chia thoải mái khi EPS dự kiến 13.000₫

“Đại dịch Covid-19 đã buộc nhiều quốc gia phải tăng cường dự trữ lương thực, đặc biệt là gạo. Trong khi đó, nguồn cung bị gián đoạn vì dịch bệnh, tỷ lệ dự trữ nông sản thấp và USD suy yếu. Đây là nguyên nhân chính khiến giá lương thực tăng cao. Xu hướng giá này dự kiến sẽ tiếp diễn trong thời gian tới do triển vọng mùa vụ năm 2021 bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi, trong khi sự phục hồi kinh tế trên toàn cầu thúc đẩy nhu cầu về lương thực. Bên cạnh đó, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu lúa mì và ngô ở mức cao, ước tính lần lượt là 8,5 triệu tấn và 16,5 triệu tấn trong niên vụ 2020/2021, để phục vụ hoạt động tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi. Đây cũng là nguyên nhân đẩy giá ngũ cốc tăng vọt trong 8 tháng liên tiếp. Dự trữ ngũ cốc thế giới vào cuối năm 2021 được FAO dự báo sẽ giảm 1,7% so với năm ngoái, xuống 808 triệu tấn; tỷ lệ dự trữ ở mức 28,4%, thấp nhất trong 7 năm. Tổ chức này nâng dự báo về giao dịch thương mại ngũ cốc thế giới trong niên vụ 2020/2021 lên 466 triệu tấn, tăng 5,8% so với niên vụ trước, một phần là do Trung Quốc nhập khẩu ngô cao kỷ lục. Đối với mặt hàng gạo, dự báo thương mại quốc tế sẽ tăng 6%.

Gần Tím mà không có cung, đúng là siêu cổ càng lên cao càng tiết cung. Hàng chỉ được mua vào mà không bị bán ra, các bác có thể tham khảo IDJ,. Hẹn cuối năm nay nhìn thấy 5X

Hàng chất cung ít

Em cũng muốn chia sẻ thông tin sang bên này cho nhiều Bác có cùng quan điểm để chát chít cùng thôi ạ

1 Likes

Ai đã mua thì họ đã hiểu giá trị của TAR và nắm giữ chờ:

  1. Vụ chuyển nhượng đất 11.000m2 đất tại TP cần thơ, dự kiến mang về tối thiểu 300 tỷ trong Q4 hoặc đầu Q1/2022.
  2. KQKD Q4/2021.
  3. Kế hoạch phát triển GẠO HỮU CƠ trên 700ha còn lại của rừng tràm nguyên sinh, dự kiến mang lại giá trị cực lớn từ 2022.
  4. Kế hoạch nâng vốn bằng PPLN 1:1.
  5. PHRL cho đối tác nhật với giá xxx? Còn nhiều nhiều những kế hoạch phía sau…
    Chỉ riêng 5 cái chấm kia thôi đã đủ đưa TAR lên giá 8x

Giá lúa gạo hôm nay 5/11: Giá gạo đồng loạt tăng mạnh tới 500 đồng/kg
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bất ngờ tăng mạnh từ 100-500 đồng/kg, tùy giống lúa. Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu tiếp tục duy trì ở mức cao.
Tại An Giang, giá lúa hôm nay tăng 100-500 đồng/kg. Cụ thể, OM 5451 tăng 100 đồng, lên 5.700 - 5.900 đồng/kg; Đài thơm 8 tăng 200 đồng, lên 6.000 - 6.200 đồng/kg; Nàng Hoa 9 tăng 300 đồng, lên 6.300 - 6.400 đồng/kg; IR 50404 tăng 400 đồng, lên 5.500 - 5.600 đồng/kg; IR 50404 (khô) tăng mạnh 500 đồng, lên mức 6.500 đồng/kg.

Các giống lúa khác giữ ổn định gồm: Nếp vỏ (khô) 6.600 - 6.900 đồng/kg; OM 380 giá 5.300 - 5.400 đồng/kg; OM 18 giá 5.700 đồng/kg; Lúa Nhật 7.500 - 7.600 đồng/kg; Nàng nhen (khô) 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Tại Long An, giá lúa cũng tiếp tục ở mức cao gồm: Đài thơm 8 là 7.200 đồng/kg, OM 18 giá 7.200 đồng/kg và nếp Long An 6.600 đồng/kg.

Với giá gạo, hôm sau phiên điều chỉnh giảm nay đi ngang gồm: Gạo NL IR 504 giá 8.200-8.300 đồng/kg; gạo TP IR 504 giữ giá ổn định 9.250- 9.300 đồng/kg; tấm 1 IR 504 ở mức 7.600 đồng/kg. Riêng cám vàng tăng nhẹ 50 đồng, lên 7.500 đồng/kg.

Trong khi đó, tại chợ lẻ tỉnh An Giang, giá gạo thường tăng 500 đồng, lên 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Các loại gạo khác ổn định gồm: Nếp ruột 13.000 - 14.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Thơm thái hạt dài 17.000 - 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Jasmine 15.000 - 16.000 đồng/kg; Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Gạo Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; Gạo Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 - 8.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu tiếp đà đi ngang, trong đó gạo 5% tấm 438-442 USD/tấn; gạo 25% tấm là 413-417 USD/tấn; Gạo 100% tấm ổn định ở mức 338-342 USD/tấn và gạo Jasmine là 583-587 USD/tấn.

Hiện tại các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang đẩy mạnh việc trả đơn hàng đã ký kết theo hợp đồng nhưng bị đình trệ bởi đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư vừa qua. Điều này đã giúp xuất khẩu gạo Việt Nam tăng mạnh trở lại từ tháng 10. Cụ thể, theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, trong nửa đầu tháng 10/2021, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt trên 294.000 tấn với trị giá trên 154 triệu USD, tăng 61,68% về lượng và 57,71% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế xuất khẩu gạo Việt Nam từ đầu năm đến ngày 15/10 đạt 4,866 triệu tấn với trị giá trên 2,5 tỷ USD.

Nghe giang hồ dự đoán con này sẽ lên 8x

Cứ theo đà tăng trưởng của Doanh Nghiệp trong những năm tiếp theo, cộng với giá trị Bất Động Sản và hệ Thống nhà Kho mà TAR đang có thì sẽ định giá được em nó thôi ạ!

1 Likes

Giờ còn vào được con này không bạn. Tăng khá lâu rồi

TAR cụ để ý xem đường phát triển của em nó có phải sẽ tăng trưởng từ 2022 không nhé. Khi mà quỹ đất để phục vụ sản xuất lúa sạch lúa hữu cơ cho thị trường Châu Âu và Mỹ đã được Trung Anh chuẩn bị kỹ càng và từ rất lâu rồi. Lưu ý rằng đất sạch thì mới đủ tiêu chuẩn trồng lúa hữu cơ để xuất sang thị trường cao cấp được Cụ nhé.
Đất sạch thì phải khử tầm vài năm, rất phức tạp và tốn nhiều thời gian và công sức.
Trên các bình luận trước em có liệt kê ra các hạng mục mà TAR còn phải chinh phục:
Mục tiêu của em nó là 6X-8X trước khi chia tỷ lệ 1:1 và năm sau: Cho nên với cổ tăng trưởng và có đống tài sản lớn như TAR thì người ta chỉ mua vào mà ít bán ra.
Cụ cân đối tài khoản và quản trị rủi ro trước khi mua bán. Nhưng mình thấy rằng dưới 4x thì vẫn mua thoải mái, cổ này không dành cho người chơi T+ cụ nhé. Chúc cụ mua được giá tốt nhất.

1 Likes

Đoạn vừa rồi các cụ múc 2x chắc rụng hết rồi nên người mua mới bây giờ mà giữ được tới 5X-6X là cũng đã hơn đội 2x bán ở 3x

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang dẫn đầu trên thị trường xuất khẩu

Một tín hiệu đáng mừng là giá xuất khẩu gạo của Việt Nam đang cao hơn giá gạo của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Cụ thể giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ở mức 438USD/tấn, Thái Lan là 373USD/tấn, Ấn Độ là 358USD/tấn và Pakistan 363 USD/tấn.

Ngày 6-11, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết: Giá lúa gạo đang nhích lên và ở mức cao ổn định. Đáng mừng là hoạt động thu mua của thương lái khá nhộn nhịp. Hiện nông dân Hậu Giang đã thu hoạch được 30.000/35.000ha lúa vụ Thu Đông.

Đến nay, nông dân ĐBSCL sắp thu hoạch xong 715.000ha lúa vụ Thu Đông.

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang dẫn đầu trên thị trường xuất khẩu ảnh 1Thương lái mua lúa tại Sóc Trăng

Hiện lúa vụ Thu Đông vừa thu hoạch được thương lái mua với giá từ 5.300 đồng – 7.500 đồng/kg (tùy giống lúa), tăng từ 100 - 500 đồng/kg so với hồi đầu tháng 10-2021.

Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo, giá nhiều loại lúa, nhất là các giống lúa thuộc loại gạo thơm ngon, đặc sản… dự báo còn nhích lên trong thời gian tới.

Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 5 triệu tấn gạo; trị giá 2,6 tỷ USD.

Hiện việc vận chuyển được thông thoáng, các doanh nghiệp đã tập trung giao những đơn hàng bị kẹt trước đó. Thị trường thế giới cũng đã quay lại đặt hàng nhiều hơn, giúp xuất khẩu gạo Việt Nam tăng trở lại.

Một tín hiệu đáng mừng là giá xuất khẩu gạo của Việt Nam đang cao hơn giá gạo của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Cụ thể giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ở mức 438USD/tấn, Thái Lan là 373USD/tấn, Ấn Độ là 358USD/tấn và Pakistan 363 USD/tấn.

Con này mình theo từ vùng giá 20 vẫn ôm tới giờ. Đang tính bán, nghe bài phân tích của bạn lại phải mua gia tăng thôi.