TAR 6X- nhân 2 TK cuối năm 2021- Thiên thời địa lợi nhân hòa

Hôm qua thây bon TQ tranh nhau mua vài bao gạo ơ siêu thi Trung Quôc đên nôi ngât xỉu luôn . Ghê thât

Mình mới vào hôm vượt đỉnh, hi vọng được 6x như chủ thớt.kk

Cụ cứ cầm giữ tới khi nào TAR thông báo hoàn tất vụ chuyển nhượng 11 ngàn m2 đất kia vào quý 4 hoặc quý 1 năm 2022 nhé. Chúc cụ vượt qua được các rung lắc của em nó!

Quá kinh khungr luôn cụ ạ, giá gạo sẽ còn tăng nữa, với tình hình dự báo lạm phát 2022 sẽ còn tăng lên mạnh mẽ hơn!

Cầm chắc, gia tăng vào nhưng phiên tích lũy hoặc điều chỉnh cụ nhá!

Chi phí thực phẩm toàn cầu đã tăng trong tháng 10 và tiếp tục chuỗi tăng kéo dài lên mức cao kỷ lục và gây thêm áp lực lạm phát lên người tiêu dùng và chính phủ các quốc gia.
Chỉ số của Liên Hợp quốc theo dõi các mặt hàng chủ lực từ lúa mì đến dầu thực vật đã tăng 3% lên mức cao nhất trong thập kỷ trong tháng 10. Điều đó cũng có thể làm tăng thêm nỗi lo lạm phát và có nguy cơ làm trầm trọng thêm nạn đói toàn cầu đang ở mức cao trong nhiều năm.

Theo đó, chỉ số giá lương thực của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) trong tháng 10 đã đạt trung bình 133,2 so với mức 129,2 vào tháng 9. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 7/2011 và đã tăng 31,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá hàng hóa nông nghiệp đã tăng mạnh trong năm qua do thu hoạch sụt giảm và nhu cầu tăng mạnh.

Thời tiết xấu ảnh hưởng đến mùa vụ trên khắp thế giới trong năm nay, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao và tình trạng thiếu lao động đã khiến chuỗi cung ứng thực phẩm từ trang trại đến siêu thị bị ảnh hưởng. Cuộc khủng hoảng năng lượng cũng đã ảnh hưởng tới chi phí lương thực khi buộc các nhà kính trồng rau phải hạn chế sử dụng điện và gây ra rủi ro về giá phân bón tăng mạnh hơn cho người nông dân.

Chuỗi tăng giá của giá lương thực hiện tại đang gợi nhắc về những đợt tăng đột biến của gía lương thực trong năm 2008 và 2011 đã góp phần gây ra các cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Trong khi phải mất thời gian để chi phí hàng hóa nhỏ giọt đến các kệ hàng tạp hóa, các quan chức ở các khu vực như Bắc Phi và Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc giúp người mua hàng khỏi ảnh hưởng từ giá lương thực tăng vọt.

FAO cho biết trong một báo cáo hôm thứ Năm (4/11) rằng, việc tăng giá lương thực trong tháng 10 chủ yếu là do chi phí ngũ cốc và dầu thực vật cao hơn.

thoi bỏ mợ: mai đua lệnh TAR ccacs bác PR thế này em lấy gì mà mua.

Căng lắm Bác ạ, Chứ tình hình nhìn đống tồn kho của TAR múc hồi đầu Quý 3 tới giờ so với giá hiện tại thì đã 1 mớ rồi. Không biết phải tính sao nữa!

tình hình em phải đi mua Gạo tích trữ chỗ Bà vì quê em cho chắc cú.

1 Likes

Gạo trong nước chắc không thể tăng vút được đâu, Chính phủ sẽ can thiệp, mình chỉ mong giá xuất khẩu cứ tăng đẹp để cho doanh nghiệp được nhờ. HJHJ

cái gì khan hiếm là đắt hết; bác ko nhìn thấy Vụ thịt lơn ah. rẻ lên tivi mà mua

Căng phết nhở!

Gía lúa gạo đang tăng từng ngày rôi . Ghê thật

Dự là tháng 12 này còn tăng mạnh nữa, và dịp cuối năm âm lịch vào quý 1 năm 2022. Lưu ý quý 3 vừa rồi chỉ có TAR là có báo báo quý hiệu quả nhất trong các doanh nghiệp kinh doanh gạo đó ạ!

Sáng nay các Bác lại đua lệnh rồi! có vẻ căng đấy!

Cái giống đời cổ này càng nhìn càng tăng, muốn chờ nó chỉnh để vào càng khó. Khi mà cung hàng đã cạn thì chỉ có 1 con đường duy nhất là lên thôi. nhìn IDJ là thấy rõ đường đi của TAR sắp tới!

Tuần trước, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 7 nhờ nguồn cung hạn chế và đồng rupee mạnh lên, trong khi giá gạo Việt Nam cũng tăng vì thu hoạch vụ thu - đông đã hoàn thành.

Giá gạo Ấn Độ lên cao nhất gần 4 tháng

Theo Reuters, giá gạo đồ 5% tấm của nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Ấn Độ, đã tăng từ 363 - 367 USD/tấn trong tuần cuối của tháng 10 lên 364 - 369 USD/tấn vào tuần trước. Đây là mức cao nhất kể từ ngày 8/7.

Một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada, bang Andhra Pradesh, cho biết giá gạo xuất khẩu cao hơn để bù đắp tác động của việc giá tiền tệ tăng.
Đồng rupee đã chạm mức cao nhất một tháng hôm 3/11, theo đó làm giảm lợi nhuận từ việc bán hàng cho thị trường quốc tế của các thương nhân.

Ngoài ra, nông dân Ấn Độ đang chuẩn bị cho vụ thu hoạch kỷ lục, hứa hẹn khối lượng xuất khẩu chưa từng thấy.

Thu hoạch ở thời điểm sản lượng không đổi ở các cường quốc xuất khẩu truyền thống là Việt Nam và Thái Lan, nguồn cung cao hơn sẽ cho phép New Delhi đưa ra mức giá cạnh tranh hơn để hạ gục bất kỳ đối thủ nào.

Bộ nông nghiệp nước này cho biết sản lượng lúa vụ hè thu năm 2021 - 2022 sẽ đạt mức kỷ lục 107,04 triệu tấn, trong khi sản lượng của cả vụ mùa hè và mùa đông đạt 125 triệu tấn, tương đương khoảng 24,5% tổng sản lượng gạo toàn cầu, lớn nhất từ trước đến nay.

Cùng với các cơ sở hạ tầng phụ vụ xuất khẩu được nâng cấp, mức sản lượng này sẽ cho phép Ấn Độ một lần nữa, hoặc thậm chí vượt qua con số xuất khẩu kỷ lục của năm ngoái là 20 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với mặt hàng chủ lực của người mua trên khắp châu Á, châu Phi và Trung Đông.

Giá gạo Việt cũng tăng 5 USD/tấn

Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm tăng từ 425 - 430 USD/tấn của tuần tính đến ngày 29/11 lên 430 - 435 USD/tấn vào tuần trước.

Một thương lái tại TP. HCM cho hay giá tăng do nông dân ở hầu hết tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch xong vụ thu - đông, vụ cuối cùng của năm, và vì vậy hạn chế nguồn cung trong tương lai.

Lại tăng các Bác ạ!

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long xu hướng trái chiều khi giá các giống lúa duy trì ổn định còn giá gạo nguyên liệu lại tăng nhẹ. Trên thị trường thế giới, giá xuất khẩu tiếp tục giữ vững giá ở mức cao trên 438 USD/tấn.

Giá lúa gạo hôm nay 6/11: Giá lúa tiếp tục tăng thêm 200 đồngGiá lúa gạo hôm nay 5/11: Giá gạo đồng loạt tăng mạnh tới 500 đồng/kg

Tại An Giang, giá lúa hôm nay đi ngang. Hiện lúa IR 50404 ở mức 5.700 - 5.800 đồng/kg; Đài thơm 8 giá 6.200 - 6.300 đồng/kg; OM 5451 ở mức 5.800 - 6.000 đồng/kg; Nàng Hoa 9 ở mức 6.300 - 6.400 đồng/kg; IR 50404 (khô) 6.500 đồng/kg; Nếp vỏ (khô) 6.600 - 6.900 đồng/kg; OM 380 giá 5.300 - 5.400 đồng/kg; OM 18 giá 5.700 đồng/kg; Lúa Nhật 7.500 - 7.600 đồng/kg; Nàng nhen (khô) 11.500 - 12.000 đồng/kg…

Trong tuần qua, giá lúa tại An Giang đã được điều chỉnh tăng mạnh từ 100-500 đồng/kg, tùy giống lúa, trong đó lúa IR 50404 đã tăng tới 600 đồng/kg.

Nhưng có 1 cái bất lợi là giá phân đang lên mạnh

Gạo hữu cơ dùng Phân rất ít và dòng phân khác bác ạ, Ngoài ra bác soi báo cáo Quý 3 giúp em sẽ thấy tồn kho tăng lên hơn 1000 tỷ rồi Bác ạ.
Mua từ tháng 7-8 giá thấp nhất, giờ thì chênh so với thời mua cũng đã gần 10 chấm rồi đó!