TAR 6X- nhân 2 TK cuối năm 2021- Thiên thời địa lợi nhân hòa

Ôi trời ơi, gạo nay thể hiện mạnh mẽ quá trời luôn!

Dòng tiền đổ xô mua cổ phiếu thực phẩm, nông sản…nhìn từ đà tăng giá chóng mặt của thực phẩm ở Trung Quốc

Thị trường chứng khoán đang chứng kiến dòng tiền đổ xô vào cổ phiếu hàng hoá, thực phẩm, thuỷ sản… do ảnh hưởng từ đà tăng giá chóng mặt của thực phẩm ở Trung Quốc những ngày qua.

Thị trường đang chứng kiến sự dịch chuyển của dòng tiền vào nhóm các cổ phiếu hàng hoá - thực phẩm, khiến nhiều cổ phiếu trong nhóm này tăng mạnh, thậm chí tăng trần nhiều phiên liền. Kể cả doanh nghiệp lỗ cũng “tím” vì kỳ vọng kết quả kinh doanh hồi phục quý 4 và năm 2022. Giới đầu tư cho rằng nền kinh tế Việt thường có độ trễ so với thế giới 3-6 tháng so với diễn biến kinh tế thế giới.

Áp lực lạm phát đang đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc ngay cả khi tăng trưởng chậm lại. Giá lương thực và các mặt hàng khác tại Trung Quốc đang tăng chóng mặt. Theo dữ liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, giá thực phẩm tại đất nước 1,4 tỷ dân ghi nhận mức tăng hàng tuần trong tháng 10. Từ ngày 25 đến 31/10, rổ hàng hóa gồm 30 loại rau đã tăng 6,6% so với tuần trước đó lên 5,99 NDT/kg. Trong tuần 20-26/9, giá chỉ 4,39 NDT/kg.

Theo Nikkei Asia Review, các công ty như Foshan Haitian Flavouring & Food, Jiangsu Hengshun Vinegar Industry, Chacha Food,… đều thông báo tăng giá các loại mặt hàng, có sản phẩm tăng tới 18% so với tháng trước. Cả ba doanh nghiệp trên đều đưa ra lý do cho việc tăng giá sản phẩm là vì chi phí sản xuất cao. Không những giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, các nhà sản xuất trên cho rằng họ phải đối mặt với áp lực về chi phí vận chuyển và lao động.

Theo Reuters, người dân Bắc Kinh đang dự trữ rất nhiều loại lương thực như bắp cải, gạo và bột mì sau khi Bộ Thương mại nước này kêu gọi người dân dự trữ nhu yếu phẩm.

Dòng tiền đổ xô mua cổ phiếu thực phẩm, hàng hoá

Trên sàn chứng khoán Việt, hưởng ứng cơn sốt gạo ở thị trường Trung Quốc, cổ phiếu các công ty xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng tăng giá khá mạnh. Cổ phiếu TAR của Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An đang tăng 6,6% trong phiên hôm nay. Phiên 5/11, TAR cũng tăng trần tới 9,7%. Chỉ tính từ đầu tháng 11, TAR đã tăng giá ấn tượng từ 33.700 đồng lên mức 42.000 đồng/cổ phiếu chốt phiên sáng nay, tức tăng nóng 25% chỉ vài ngày.

Công ty cổ phần Lộc Trời (mã: :LTG) tăng từ mức 41.700 đồng lên mức 43.900 đồng/cổ phiếu sau 5 phiên. Phiên giao dịch hôm nay, LTG đang tăng giá 3% lên mức 44.600 đồng/cổ phiếu. LTG là công ty có lượng tồn kho gạo rất lớn trên thị trường.

Hầu hết lợi nhuận các doanh nghiệp gạo gặp khó do ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong quý 3 song giới đầu tư kỳ vọng vào đà hồi phục và tăng giá của hàng hoá trong quý 4/2021 và năm 2022.

Phiên nay mới thấy Em nó thực sự mạnh, quá mạnh, có lẽ ở ngoài không còn bao nhiêu cổ!

em có 5k thoi;

Cứ phải giữ chặt thôi!

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bật tăng 200 đồng/kg với một số giống lúa, trong khi đó giá gạo nguyên liệu ổn định sau phiên điều chỉnh tăng hôm qua. Thị trường giao dịch lai rai, sức mua lúa khô nhiều.

Giá lúa gạo hôm nay 8/11: Giá lúa ổn định, giá gạo tăng 100 đồng/kgGiá lúa gạo hôm nay 6/11: Giá lúa tiếp tục tăng thêm 200 đồngGiá lúa gạo hôm nay 5/11: Giá gạo đồng loạt tăng mạnh tới 500 đồng/kg

Tại An Giang, giá lúa hôm nay tăng 200 đồng/kg. Cụ thể Đài thơm 8 tăng 200 đồng, lên 6.300 - 6.500 đồng/kg; OM 18 tăng 200 đồng, lên 5.800 - 6.000 đồng/kg.

Các giống lúa khác tiếp tục ổn định gồm: Nếp vỏ (tươi) 5.000 - 5.200 đồng/kg; Nếp vỏ (khô) 6.600 - 6.900 đồng/kg; Nếp Long An (khô) 7.000 đồng/kg; IR 50404 tươi 5.700 - 5.800 đồng/kg; Lúa OM 5451 tươi 5.800 - 6.000 đồng/kg; OM 380 tươi 5.300 - 5.400 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 6.300 - 6.400 đồng/kg; Lúa Nhật 7.500 - 7.600 đồng/kg; Lúa IR 50404 (khô) 6.500 đồng/kg; Nàng Nhen (khô) 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay 9/11: Giá lúa tăng 200 đồng/kg
Giá lúa tăng, giá gạo ổn định

Ở một số tỉnh khác như Cần Thơ, Kiên Giang… đã thu hoạch xong vụ Thu đông, vụ cuối cùng của năm nên hạn chế nguồn cung và chỉ còn giao dịch lúa khô. Giá lúa vững không biến động.

Với giá gạo, hôm nay đi ngang. Theo đó gạo NL IR 504 giữ giá 8.300-8.350 đồng/kg; Gạo TP IR 504 ở mức 9.300 đồng/kg; tấm 1 IR 504 ở mức 7.600 đồng/kg và cám vàng 7.600 đồng/kg.

Tương tự tại chợ lẻ tỉnh An Giang, giá cũng giữ ổn định. Cụ thể, gạo thường 11.500 - 12.000 đồng/kg; Nếp ruột 13.000 - 14.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Thơm thái hạt dài 17.000 - 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Jasmine 15.000 - 16.000 đồng/kg; Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Gạo Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; Gạo Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 - 8.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu tiếp tục giữ vững gồm: Gạo 5% tấm 438-442 USD/tấn; gạo 25% tấm là 413-417 USD/tấn; Gạo 100% tấm ổn định ở mức 338-342 USD/tấn và gạo Jasmine là 583-587 USD/tấn.

Theo ước tính của Tổng cục Hải quan, trong tháng 10 vừa qua Việt Nam đã xuất khẩu gạo đạt 530.000 tấn, trị giá 278 triệu USD.

Các thương nhân xuất khẩu gạo cho biết, hiện việc xuất khẩu đang khá thuận lợi do các đơn hàng ký kết còn tương đối nhiều, tuy nhiên giá thu mua gạo trong nước lại ở mức tương đối cao do đang ở cuối vụ thu hoạch Thu đông.

Hàng bắt đáy giá 34-35 nay về tài khoản các cụ chốt lời được hấp thụ hết. Với tình hình giá gạo trong nước tăng từng ngày, không phải chỉ có trong nước mà diễn ra ở hầu hết các nơi trên thế giới. Với giá gạo tăng thế này, thằng nào tồn như TAR tới hơn 1000 tỷ với kho dự trữ thuộc hàng lớn nhất Viêt Nam như của Trung Anh thì chắc không phải bàn nhỉ.

Cơ hội để các cụ cân nhắc lên tàu !

https://nhadautu.vn/xuat-khau-gao-duoc-khoi-thong-sau-khi-dong-bang-song-cuu-long-noi-long-gian-cach-d60125.html
Ngay sau khi các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL- nơi quyết định 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước - nới lỏng giãn cách và thực hiện thích ứng linh hoạt, kiểm soát an toàn hiệu quả dịch COVID-19, xuất khẩu gạo đã được khơi thông, bật tăng mạnh trở lại.

xk gao 1

Dự báo nhu cầu lương thực toàn cầu sẽ tăng trong năm 2022. Ảnh TL

Tổng cầu tăng

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), trong nửa đầu tháng 10/2021, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt gần 300.000 tấn với trị giá trên 150 triệu USD, tăng 61,68% về lượng và 57,71% về giá trị so với cùng kỳ. Lũy kế xuất khẩu gạo từ đầu năm đến ngày 15/10 đạt gần 4,9 triệu tấn với trị giá trên 2,5 tỷ USD, tuy giảm gần 6% về lượng nhưng chỉ giảm khoảng 1% về giá trị so với cùng kỳ, đây được xem là một “kỳ tích” khi mà dịch COVID-19 đã làm cho hầu hết nhà máy phải ngưng sản xuất, công việc gieo trồng, thu hoạch lúa của nông dân gặp nhiều khó khăn.

VFA dự báo gạo Việt Nam còn nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, khi nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan được dự báo tiếp tục giảm, trong khi nhu cầu gạo trên thế giới tiếp tục gia tăng.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An Phạm Thái Bình nhận định: xuất khẩu gạo đã vượt qua thời điểm “gian nan” nhất, hiện đang dần hồi phục. Điều đáng mừng là trong lúc khó khăn thì cơ hội cho hạt gạo lại xuất hiện nhiều hơn.

“Khó khăn do COVID-19 là khó khăn chung của các nước xuất khẩu gạo chứ không riêng gì Việt Nam. Nhờ các nỗ lực vượt khó của người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam, gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giữ được thị trường, giá gạo xuất khẩu cũng đang ở mức rất tốt. Với đà này thì mục tiêu xuất khẩu gạo cả năm năm trên 6 triệu tấn, kim ngạch trên 3 tỷ USD là điều hoàn toàn có thể đạt được”, ông Bình nói.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các quốc gia nhập khẩu gạo có xu hướng tích trữ nhiều hơn. Bên cạnh đó do sản xuất khó khăn vì dịch bệnh, thiên tai nên nguồn cung lương thực giảm, trong khi nhu cầu tiêu thụ gạo toàn thế giới trong mùa vụ 2021-2022 có khả năng đạt trên 512,3 triệu tấn, tăng khoảng 2% so với cùng kỳ.

thu hoach lua

Vụ lúa năm 2021, khu vực ĐBSCL đã gieo trồng hơn 3,9 triệu ha. Ảnh Trung An

Lương thực đang 'nóng lên’

Mặc dù Cục Dự trữ Thực phẩm và Chiến lược Quốc gia Trung Quốc cho biết hiện nguồn ngũ cốc dự trữ của nước này đã vượt 650 triệu tấn, đảm bảo mức tiêu dùng trong nước trong khoảng 1,5 năm, diện tích gieo trồng trong nước cũng tăng nhưng mới đây Bộ Thương mại của quốc gia này lại thông báo khuyến khích các gia đình tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm. Hệ quả cho điều này là các hệ thống bán lẻ “cháy hàng”.

Động thái đáng chú ý trong hơn 2 tuần qua là Trung Quốc đã đẩy mạnh nhập khẩu các mặt hàng lương thực, rau, củ quả, điều đó cho thấy thực tế nguồn dự trữ các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu của quốc gia này vẫn còn thiếu hụt. Nhiều gia đình ở Trung Quốc lo sợ thiếu đói lương thực vào mùa đông sắp tới nên đã đổ xô mua lương thực tích trữ. Tình trạng này càng làm căng thẳng thêm nguồn cung lương thực trong những tháng cuối năm.

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO), chỉ số giá lương thực đã tăng ở tháng thứ ba liên tiếp, lũy tích 10 tháng qua tăng đến 30% so với cùng kỳ. Nguồn cung cấp thực phẩm và giá cả đang chịu áp lực từ thời tiết khắc nghiệt , chuỗi cung ứng khó khăn, cùng tình trạng thiếu nhân công và chi phí sản xuất gia tăng. Hiện nhiều siêu thị ở một số nền kinh tế lớn đã phải vật lộn để giữ cho các kệ hàng không bị bỏ trống trong thời kỳ đại dịch.

Cũng theo dự báo của FAO, năm 2021, thời tiết xấu đã ảnh hưởng đến hoạt động thu hoạch nông sản trên khắp thế giới. Chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao và tình trạng thiếu lao động đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thực phẩm từ trang trại đến siêu thị. Cuộc khủng hoảng năng lượng cũng là một vấn đề đau đầu, buộc các cơ sở trồng rau trong nhà kính phải tắt điện, dừng sản xuất, cộng với mối rủi ro về giá phân bón đắt đỏ.

Theo số liệu cập nhật từ VFA, tính đến hết tháng 10, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt trên 5,1 triệu tấn, ước cả năm có thể đạt trên 6,5 triệu tấn. Về giá gạo xuất khẩu, gạo 5% tấm của Việt Nam đang dao động ở mức 438 – 442 USD/tấn, gạo 25% tấm 413 – 417 USD/tấn, gạo jasmine 583 – 587 USD/tấn, gạo 100% tấm 338 – 342 USD/tấn, cao hơn sản phẩm cùng loại của Thái Lan từ 40 – 50 USD/tấn.

Phó Cục trưởng Cục Xuất, Nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Quốc Toản, cho biết, theo đánh giá của Bộ Công Thương, tình hình xuất khẩu gạo những tháng cuối năm đang có dấu hiệu phục hồi. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang ở mức cao nhất trong gần 3 tháng qua.

Đạt được kết qua trên là nhờ Nghị quyết số 128 của Chính phủ về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” giúp các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo giải quyết nút thắt về thu hoạch, vận chuyển nguyên liệu, khắc phục thiếu lao động, đẩy mạnh chế biến xuất khẩu.

Theo số liệu từ Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nông dân khu vực ĐBSCL đang khẩn trương thu hoạch dứt điểm 300.000/700.000ha lúa vụ Thu Đông còn lại. Ước tổng diện tích gieo trồng cả năm của vùng đạt hơn 3.9 triệu ha với tổng sản lượng trên 24 triệu tấn thóc, tương đương 12 triệu tấn gạo.

Do doanh nghiệp và tiểu thương đẩy mạnh thu mua xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa trong khi nguồn cung không còn nhiều nên trong những ngày gần đây giá lúa, gạo tại khu vực ĐBSCL liên tục điều chỉnh tăng. Lúa tươi mua tại đồng có giá từ 5.400 – 6.050 đồng/kg, lúa khô từ 7.200 – 7.350 đồng/kg, gạo nguyên liệu dao động từ 8.000 – 8.300 đồng/kg, tăng từ 500 – 1.000 đồng/kg so với thời điểm cách nay 3 tháng. Tuy nhiên theo phản ánh của nông dân trồng lúa, trong khi giá lúa chỉ tăng từ 5 -10% thì giá phân bón đã tăng gần 30%, do vậy nông dân trồng lúa không có lợi nhuận từ vụ lúa này.

Theo nhận định của ông Phạm Thái Bình,Tổng giám đốc Công ty nông nghiệp công nghệ cao Trung An, xuất khẩu gạo năm 2022 dự báo sẽ ổn định về sản lượng nhưng giá gạo xuất khẩu thì khó có thể đoán trước được. Tuy nhiên, theo ông Bình trong điều kiện nhu cầu gạo toàn cầu tăng, chi phí đầu vào như giá phân bón, nhân công, vận chuyển, giao nhận…tăng, diện tích gieo trồng giảm thì giá xuất khẩu gạo năm 2022 chỉ có tăng chứ rất khó giảm.

Cú chỉnh quá hợp lý, hành trình 5x lại bắt đầu vào cuối tuần này!

Mai đỏ nhẹ buổi sáng , chiều xanh miên man …

đổ bô roi

Nay là cơ hội mua hàng giá tốt để lên tàu và tiếp tục cuộc hành trình tới ga 5x rồi 6x

1 Likes

Lên như diều mà Bác lại sợ 1 phiên chỉnh hay sao!

1 Likes

Các Bác để ý, cổ Phiếu TAR tổng chỉ có 46 triệu cổ, trong khi đó cổ phiếu cổ đông lớn nắm giữ chắc hẳn phải tầm 50% rồi. vì cầm dưới thì nó mua công ty mất. Nguyên ngày hôm qua có bên chia tay giá quanh 40 tổng 3 triệu cổ. Bên mới vô tiếp nhận hoặc nhận giá này thì cũng đâu thể kỳ vọng thấp được. Phiên qua giao dịch gần 10% số cổ phiếu đấy các Bác ạ.

Giá lương thực đã tăng 30% trên toàn thế giới trong năm qua. Các quan chức Liên hợp quốc cho rằng, giá tăng là do nhu cầu ngày càng tăng và sản lượng thu hoạch kém hơn trên toàn thế giới. Theo chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) công bố ngày 4/11 vừa qua, trong tháng 10, giá lương thực đã tăng 3% so với tháng 9. Mức tăng là do giá dầu thực vật và lúa mì tăng mạnh.
Chỉ số giá lương thực thế giới hiện đang ở mức cao nhất kể từ tháng 7/2011. Giá lúa mì tăng 5% trong tháng 10 do các mùa vụ thất thu ở Canada, Nga và Mỹ. Giá lúa mạch, gạo và ngô cũng tăng.

Tổ chức Nông lương cũng cho biết giá dầu cọ, đậu nành, hướng dương và hạt cải đều tăng, dẫn đến chỉ số giá rau của FAO tăng 9,6%. Các quan chức của FAO cho biết, nguồn cung cấp lương thực thế giới đang bị đe dọa trong khi giá cả đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt, chuỗi cung ứng khó khăn, tình trạng thiếu nhân công và chi phí gia tăng. Ngoài ra, các siêu thị ở một số nền kinh tế lớn nhất thế giới đã không thể giữ cho các kệ hàng chứa đầy hàng. Tại Vương quốc Anh, nơi tình trạng thiếu công nhân ngày càng trầm trọng hơn do Brexit, các nhà hàng thức ăn nhanh đã phải giảm số lượng các mặt hàng cung cấp cho công chúng. Giá hàng hóa thực phẩm tăng khiến các nhà sản xuất thực phẩm Unilever, Kraft Heinz và Mondelez phải trả giá cao hơn cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, một số biện pháp hỗ trợ có thể được đưa ra khi nhu cầu tiêu thụ lợn tại Trung Quốc giảm đã giúp đẩy chỉ số giá thịt của Tổ chức Nông lương xuống mức giảm hàng tháng thứ ba liên tiếp. Đồng thời, giá đường giảm trong tháng 10 lần đầu tiên trong sáu tháng. Diễn đàn Kinh tế thế giới đã nhận định rằng, các yếu tố thúc đẩy giá lương thực quốc tế trung bình luôn phức tạp. Giá cả của các mặt hàng khác nhau tăng và giảm dựa trên các yếu tố phổ biến, cũng như các yếu tố cụ thể cho từng hàng hóa và khu vực. Ví dụ, đợt tăng giá dầu bắt đầu từ tháng 4/2020 đã ảnh hưởng đến giá của tất cả các mặt hàng lương thực trong chỉ số FAO, do làm tăng chi phí sản xuất và vận chuyển lương thực.

Tình trạng thiếu lao động do đại dịch Covid đã làm giảm khả năng sẵn có của công nhân để trồng trọt, thu hoạch, chế biến và phân phối thực phẩm, một nguyên nhân phổ biến khác khiến giá hàng hóa tăng. Giá lương thực thực tế bình quân đã tăng kể từ năm 2000, đảo ngược xu hướng giảm đều đặn từ đầu những năm 1960. Bất chấp những nỗ lực toàn cầu - phần nào đã đáp ứng các mục tiêu của cả Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và các mục tiêu phát triển bền vững tiếp theo nhằm giảm nạn đói - giá cả đã khiến lương thực ngày càng ít được tiếp cận hơn.

Không một loại hàng hóa nào liên tục chịu trách nhiệm về việc tăng giá thực tế trung bình từ năm 2000. Nhưng chỉ số giá của cây dầu ăn đã tăng đáng kể kể từ tháng 3/2020, chủ yếu là do giá dầu thực vật tăng 16,9% trong giai đoạn 2019 và 2020.

Theo theo báo cáo về vụ mùa của FAO, điều này là do nhu cầu ngày càng tăng đối với dầu diesel sinh học và các kiểu thời tiết không thuận lợi. Nhóm thực phẩm khác góp phần làm tăng giá thực phẩm nói chung là đường. Ở đây, một lần nữa, thời tiết không thuận lợi, bao gồm cả thiệt hại do băng giá ở Brazil, đã làm giảm nguồn cung và tăng giá. Ngũ cốc đã khiến giá cả tăng ít hơn, nhưng khả năng tiếp cận của chúng trên toàn thế giới là đặc biệt quan trọng đối với an ninh lương thực. Lúa mì, lúa mạch, ngô, lúa miến và gạo chiếm ít nhất 50% dinh dưỡng toàn cầu, và tới 80% ở các nước nghèo nhất. Nguồn cung đệm toàn cầu của những loại cây trồng này đã bị thu hẹp kể từ năm 2017, do nhu cầu vượt xa nguồn cung.

Một lần nữa, lý do cho những biến động riêng lẻ rất phức tạp. Nhưng điều đáng chú ý là số lần kể từ năm 2000 “không dự đoán được” và “thời tiết bất lợi” đã được FAO báo cáo là đã gây ra “giảm kỳ vọng thu hoạch”, “thu hoạch gặp khó khăn do thời tiết” và “giảm sản lượng”. Người châu Âu có thể lo lắng về giá mì ống khi hạn hán ở Canada làm giảm thu hoạch lúa mì.

Tuy nhiên, khi chỉ số giá thực tế của ngũ cốc tăng dần theo mức làm leo thang bạo loạn về giá bánh mì trong cuộc nổi dậy chung vào năm 2011, cần phải xem xét cấp bách làm thế nào để cộng đồng ở các khu vực ít giàu có hơn có thể vượt qua những căng thẳng này và tránh tình trạng bất ổn. Năng lực công nghệ và tổ chức kinh tế xã hội không thể quản lý thành công thời tiết khó lường và bất lợi. Nếu không có những thay đổi căn bản, tình trạng suy thoái khí hậu sẽ tiếp tục làm giảm khả năng tiếp cận của quốc tế đối với thực phẩm nhập khẩu, vượt xa mọi tiền lệ lịch sử. Giá cao hơn sẽ làm giảm an ninh lương thực và những người đói phải thực hiện các bước triệt để để đảm bảo sinh kế.

hôm qua vừa vào thêm. Lên chuyến tàu cuối năm ấm no nào :smiley:

1 Likes

Chúc mừng Cụ đã chất gạo đầy thuyền.

Vẫn phải nhắc lại lý do TAR sẽ bùng nổ về vốn và biên lợi nhuận tăng rất mạnh từ 2022, để những ai còn trên tàu TAR giữ gìn cẩn thận những hạt “Ngọc trời” kẻo bị rớt! TA là đang hướng tới GẠO HỮU CƠ quy mô cực lớn nhé cả nhà!!! “TAR đang trở thành DN tiên phong xuất khẩu vào EU, Trung An đã có sự chuẩn bị khá bài bản từ nhiều năm qua. Bước đi quan trọng nhất là liên kết với nông dân sản xuất khoảng 7.000 ha lúa (khoảng 150 nghìn tấn gạo) theo các quy trình an toàn, đáp ứng các quy định nghiêm ngặt của thị trường nhập khẩu. Theo ông Phạm Thái Bình, trong năm 2020, công ty đã đạt ngưỡng xuất khẩu 80 nghìn tấn gạo thơm, phẩm cấp cao. Giá gạo thơm xuất khẩu của Trung An hiện nay được xem là mơ ước của nhiều DN khi đạt mức giá bình quân 700-900 USD/tấn, trong đó gạo xuất khẩu sang Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Mỹ… có giá cao nhất lên 1.500 USD/tấn”

Các Cụ cứ cân nhắc mà mua Bán nhé