TAR 6X- nhân 2 TK cuối năm 2021- Thiên thời địa lợi nhân hòa

Cập nhật chart cho anh CHị em nhé, sắp qua cơn bĩ cực rồi, chịu khó hết tuần này sang tuần sau là lại bung lụa thôi!

image

Đúng như nhận định của em các Bác ạ, TAR sẽ trở lại mạnh mẽ hơn và lợi hại hơn!

Nhiều Bác chốt lời xong có vẻ phải quay lại mua TAR rồi, mục tiêu của em nó không có gì là thay đổi cả các Bác nhé

Các Cụ chắc chạy hết sang Bank rồi nhỉ, nên room thấy vắng hẳn!

Còn em vẫn đang ngồi hóng TAR đây ạ

1 Likes

Hôm nay là phiên có hàng giá thấp về, cho nên buổi sáng sẽ có hàng bán ra 1 phần, mình nghĩ không nhiều lắm.
Về mặt kỹ thuật, TAR đang ở cuối chu kỳ tích lũy cho 1 đợt tăng giá mạnh sắp tới, cho nên mình tin chắc TAR sắp cất cánh!
image

Chart càng ngày càng đẹp hơn, dải BB đã thắt lại hết cỡ và đi ngang, chuẩn bị mở ra 1 chu kỳ tăng mới. Hi vọng em nó sẽ tỏa sáng vào đầu tuần sau:

TAR nay kiệt vol lắm rồi! không còn hàng mà bán nữa!

Các Bác nên nhớ rằng TAR còn rất nhiều thông tin!:

  1. Vụ chuyển nhượng đất 11.000m2 đất tại TP cần thơ, dự kiến mang về tối thiểu 300 tỷ trong Q4 hoặc đầu Q1/2022.
  2. KQKD Q4/2021.
  3. Kế hoạch phát triển GẠO HỮU CƠ trên 700ha còn lại của rừng tràm nguyên sinh, dự kiến mang lại giá trị cực lớn từ 2022.
  4. Kế hoạch nâng vốn bằng PPLN 1:1.
  5. PHRL cho đối tác nhật với giá xxx? Còn nhiều nhiều những kế hoạch phía sau…
    Chỉ riêng 5 cái chấm kia thôi đã đủ đưa TAR lên giá 8x

Xuất khẩu gạo: Kỳ vọng nào cho cuối năm?
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2021, xuất khẩu gạo đạt 618.162 tấn, trị giá 321,941 triệu USD, tăng 4,1% lượng và tăng 9,8% về giá trị. Cộng dồn 10 tháng đạt trên 5,183 triệu tấn, trị giá 2,738 tỉ USD, giảm 3,1% về lượng nhưng tăng 3,7% về giá trị.

Doanh nghiệp gạo rục rịch “nối lại” hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu gạo sang EU: Đừng để lỡ cơ hội

Tín hiệu vui cho xuất khẩu gạo

Xuất khẩu gạo đã bị ảnh hưởng khá lớn do tác động của dịch COVID-19, đặc biệt là từ giữa tháng 7/2021, các tỉnh miền Tây phải thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch, hoạt động sản xuất, chế biến gạo để xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động vì không đủ điều kiện sản xuất “3 tại chỗ” (3T), những doanh nghiệp tổ chức được thì con số này cũng chỉ đạt khoảng 30-40% và sản lượng cũng chỉ đạt khoảng 40-50% so với bình thường.


Xuất khẩu gạo năm nay có thể đạt 6 - 6,2 triệu tấn

Tuy nhiên gần đây, xuất khẩu gạo đã có nhiều điểm sáng. Đơn cử, vào ngày 17/11, Công ty Trung An trúng thầu xuất khẩu 15.000 tấn gạo sang thị trường Hàn Quốc. Lô gạo trúng thầu là loại 100% tấm (dùng làm nguyên liệu sản xuất bia) với giá trúng thầu là 369 USD/tấn (giá FOB).

Theo ông Phạm Thái Bình, đây là mức giá bán khá cao so với các thị trường khác. Lô gạo này sẽ được giao hàng đến cảng Gwangyang trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6-2022.

Báo giá do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) công bố ngày 24/11, gạo 100% tấm được chào bán với giá 338 USD/tấn (giá FOB). Nếu so với mức giá này thì giá trúng trầu của Công ty Trung An cao hơn 31 USD/tấn.

Năm 2021, hạn ngạch nhập khẩu gạo mà Hàn Quốc cấp cho Việt Nam là hơn 50.000 tấn. Trong lần mở thầu diễn ra vào ngày 14/5, nước này nhập khẩu từ Việt Nam 23.222 tấn, trong đó Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã trúng thầu 22.222 tấn. Trước đó, Hàn Quốc cũng đã mở thầu nhập khẩu từ Việt Nam 11.236 tấn gạo và Công ty Trung An cũng trúng thầu toàn bộ khối lượng gạo này.

Theo ông Phạm Thái Bình, từ đầu năm 2021 đến nay, Công ty Trung An đã trúng thầu xuất khẩu tổng cộng 48.458 tấn gạo các loại sang thị trường Hàn Quốc. Nếu so với tổng khối lượng mà Hàn Quốc chào thầu dành cho gạo Việt Nam năm nay thì Công ty Trung An đã chiếm hơn 93%Từ đầu năm 2021 đến nay, Công ty Trung An xuất khẩu gạo được 177.000 tấn sang thị trường nhiều nước, đạt doanh thu trên 30 triệu USD. Dự kiến, Công ty Trung An sẽ xuất khẩu gạo đạt 190.000 tấn đến cuối năm 2021.

Ðối với Tập đoàn Lộc Trời-đơn vị sản xuất và xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam thì trong 9 tháng đầu năm 2021, Lộc Trời là doanh nghiệp dẫn đầu cả nước xuất khẩu gạo sang thị trường Liên minh châu Âu (EU), chiếm gần 70% lượng gạo xuất khẩu vào thị trường khó tính bậc nhất này.

Chú trọng chất lượng

Theo nhận định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tháng cuối năm sẽ gia tăng mạnh nhất nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường chính như: Philippines, Trung Quốc, EU… để phục vụ cho tiêu dùng dịp cuối năm và Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán ở một số quốc gia. Trong điều kiện các hoạt động sản xuất, logistics đã được khơi thông trở lại thì sự bứt phá của các doanh nghiệp sẽ mang lại hy vọng đạt được mục tiêu xuất khẩu cả năm 2021.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, nhiều thị trường đã bổ sung thêm những quy định mới về yêu cầu chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông sản nhập khẩu, trong đó có gạo. Ðáng chú ý là thị trường trọng điểm Trung Quốc với Lệnh 248, 249 về vấn đề đăng ký và quy định an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Gạo là một trong những nông sản chính Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng đây cũng là mặt hàng chịu sự cạnh tranh cao từ các quốc gia khác và từ chính sản phẩm của Trung Quốc. Việc Trung Quốc đưa ra các tiêu chuẩn, quy định nghiêm ngặt hơn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bao bì đóng gói… chắc chắn sẽ là thách thức nếu doanh nghiệp muốn duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.

Trong khi đó, đối với thị trường EU, theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), EU cấp cho Việt Nam hạn ngạch xuất khẩu 80.000 tấn/năm, nhưng nếu chất lượng gạo tốt thì con số này hoàn toàn có khả năng sẽ tăng lên, vì nhu cầu nhập khẩu gạo của EU hiện lên đến 2,3 triệu tấn/năm với trị giá 1,4 tỷ euro. Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định của EU thì gạo Việt Nam xuất khẩu vào EU cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề bao bì với nhiều quy định rất chi tiết, vì thực tế có những doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như nhiều nông sản chất lượng cao khác vào EU nhưng lại chưa đáp ứng đúng yêu cầu về thông tin trên bao bì. Cụ thể như: tên sản phẩm bao gồm tên thương mại và tên khoa học; phương pháp sản xuất; xuất xứ; khối lượng tịnh; tên người bán ở EU (tên doanh nghiệp và địa chỉ của nhà sản xuất, đóng gói hoặc người bán được thành lập ở EU); bao bì phải có số phê duyệt của EU; ghi rõ thành phần và giá trị dinh dưỡng…

Nhiều ý kiến dự báo số lượng gạo xuất khẩu năm 2021 có thể không đạt mức 6,5 triệu tấn như kỳ vọng từ đầu năm nhưng có thể đạt mức 6- 6,2 triệu tấn.

Ngày mai đóng cây nến xanh 38.5 trở lên nữa thì không khác gì đoạn 13-15/10. Các Bác chờ xem có đúng không nhé,

Em vẫn nằm im trên thuyền TAR. bác có tin chuẩn thật,

Anh EM vật vã nốt phiên nay nữa cho nó đủ thời gian nhỉ, xem ra không còn ai đủ kiên nhẫn nữa rồi!

Giá lúa gạo hôm nay 30/11: Giá lúa biến động trái chiều

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long xu hướng trái chiều giữa các giống lúa, trong khi đó giá gạo ổn định hơn sau khi giảm mạnh hôm qua. Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu tiếp tục đi ngang.

Tại An Giang, trong khi giá lúa Đài thơm 8 nay tăng 100 đồng, lên 6.000 - 6.200 đồng/kg thì lúa IR 50404 lại giảm 100 đồng, còn 5.400 - 5.500 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay 30/11: Giá lúa biến động trái chiều
Giá lúa hôm nay biến động trái chiều

Các giống lúa khác tiếp tục đi ngang. Cụ thể, nếp vỏ (tươi) 5.100 - 5.300 đồng/kg; Nếp Long An (tươi) 5.400 - 5.500 đồng/kg; Nếp vỏ (khô) 6.600 - 6.900 đồng/kg; Nếp Long An (khô) 7.000 đồng/kg; OM 380 tươi 5.400 - 5.600 đồng/kg; Lúa OM 18 giá 6.000 đồng/kg; Lúa Nhật giá 7.500 - 7.600 đồng/kg; Lúa IR 50404 (khô) 6.500 đồng/kg; Lúa Nàng Nhen (khô) 11.500 - 12.000 đồng/kg; lúa OM 5451 (tươi) 5.600 - 5.800 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 6.100 - 6.200 đồng/kg.

Theo các thương nhân, hiện giao dịch lúa mới chậm, thương lái ngưng mua nhiều, thậm chí có trường hợp thương lái bỏ cọc.

Trong khi giá lúa biến động trái chiều thì giá gạo hôm nay ổn định. Theo đó, gạo NL IR giá 7.700 đồng/kg; gạo TP IR 504 ở mức 8.600 đồng/kg; tấm 1 IR 504 giữ ổn định 7.400-7.500 đồng/kg và cám vàng giá ổn định 7.650 đồng/kg.

Tại các chợ lẻ, giá gạo không có biến động. Hiện gạo thường 11.500 - 12.000 đồng/kg; Nếp ruột 13.000 - 14.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Gạo Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; Gạo Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 14.000 - 15.000 đồng/kg; Cám 7.000 - 8.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 18.000-19.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục có phiên đi ngang. Hiện gạo 5% tấm là 425 - 429 USD/tấn; Gạo 25% tấm ở mức 400-404 USD/tấn; Gạo 100% tấm ở mức 338-342 USD/tấn và Jasmine ở mức 583-587 USD/tấn.

Theo nhiều thương nhân xuất khẩu gạo, dù năm nay ảnh hưởng dịch Covid song xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn đạt mức tương đối, thậm chí một số doanh nghiệp còn tăng mạnh. Chẳng hạn Công ty CP Nông nghiệp CNC Trung An dự kiến tăng 67% so với năm 2020 khi đạt mức 190.000 tấn trong 2021.

Kính mời Anh Em vô nhóm mình vừa lập để trao đổi và giao lưu về TAR, xin lưu ý mình không phải là môi giới cũng không phải là bên lái chỉ là 1 nhà đầu tư thuần túy. Mong muốn cùng Anh Chị em giao lưu và chia sẻ về cổ phiếu TAR này: Không thu phú, không môi giới, không lùa gà các Bác nhé! https://bitly.com.vn/bzeju9

Cổ đông TAR đâu hết rồi nhỉ :frowning:

Chart thế này rồi mà chưa lên thì đúng là do ý các Anh Lái!

1 Likes

Chắc rụng hết rồi Bác ạ!

Lên nào anh Em, mọi thứ đã an bài rồi!

giờ không vào đợi 41-42 mới vào sao, rồi 45-50-60x mới vào sao các Anh, Chart đẹp lắm rồi