bật ma20 phía trước là bầu trời rồi
Xuất khẩu gạo: Kỳ vọng nào cho cuối năm?
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tháng 10, xuất khẩu gạo đạt 618.162 tấn, trị giá 321,941 triệu USD, tăng 4,1% lượng và tăng 9,8% về giá trị. Cộng dồn 10 tháng đạt trên 5,183 triệu tấn, trị giá 2,738 tỷ USD, giảm 3,1% về lượng nhưng tăng 3,7% về giá trị.
Xuất khẩu gạo năm nay có thể đạt 6-6,2 triệu tấn.
Tín hiệu vui cho xuất khẩu gạo
Xuất khẩu gạo đã bị ảnh hưởng khá lớn do tác động của dịch Covid-19, đặc biệt là từ giữa tháng 7, các tỉnh miền Tây phải thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch, hoạt động sản xuất, chế biến gạo để xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động vì không đủ điều kiện sản xuất “3 tại chỗ” (3T), những doanh nghiệp tổ chức được thì con số này cũng chỉ đạt khoảng 30-40% và sản lượng cũng chỉ đạt khoảng 40-50% so với bình thường.
Tuy nhiên gần đây, xuất khẩu gạo đã có nhiều điểm sáng. Đơn cử, vào ngày 17/11, Công ty Trung An trúng thầu xuất khẩu 15.000 tấn gạo sang thị trường Hàn Quốc. Lô gạo trúng thầu là loại 100% tấm (dùng làm nguyên liệu sản xuất bia) với giá trúng thầu là 369 USD/tấn (giá FOB).
Theo ông Phạm Thái Bình, đây là mức giá bán khá cao so với các thị trường khác. Lô gạo này sẽ được giao hàng đến cảng Gwangyang trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6-2022.
Báo giá do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) công bố ngày 24/11, gạo 100% tấm được chào bán với giá 338 USD/tấn (giá FOB). Nếu so với mức giá này thì giá trúng trầu của Công ty Trung An cao hơn 31 USD/tấn.
Năm 2021, hạn ngạch nhập khẩu gạo mà Hàn Quốc cấp cho Việt Nam là hơn 50.000 tấn. Trong lần mở thầu diễn ra vào ngày 14/5, nước này nhập khẩu từ Việt Nam 23.222 tấn, trong đó Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã trúng thầu 22.222 tấn. Trước đó, Hàn Quốc cũng đã mở thầu nhập khẩu từ Việt Nam 11.236 tấn gạo và Công ty Trung An cũng trúng thầu toàn bộ khối lượng gạo này.
Theo ông Phạm Thái Bình, từ đầu năm 2021 đến nay, Công ty Trung An đã trúng thầu xuất khẩu tổng cộng 48.458 tấn gạo các loại sang thị trường Hàn Quốc. Nếu so với tổng khối lượng mà Hàn Quốc chào thầu dành cho gạo Việt Nam năm nay thì Công ty Trung An đã chiếm hơn 93%Từ đầu năm 2021 đến nay, Công ty Trung An xuất khẩu gạo được 177.000 tấn sang thị trường nhiều nước, đạt doanh thu trên 30 triệu USD. Dự kiến, Công ty Trung An sẽ xuất khẩu gạo đạt 190.000 tấn đến cuối năm 2021.
Ðối với Tập đoàn Lộc Trời-đơn vị sản xuất và xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam thì trong 9 tháng đầu năm 2021, Lộc Trời là doanh nghiệp dẫn đầu cả nước xuất khẩu gạo sang thị trường Liên minh châu Âu (EU), chiếm gần 70% lượng gạo xuất khẩu vào thị trường khó tính bậc nhất này.
Chú trọng chất lượng
Theo nhận định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tháng cuối năm sẽ gia tăng mạnh nhất nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường chính như: Philippines, Trung Quốc, EU… để phục vụ cho tiêu dùng dịp cuối năm và Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán ở một số quốc gia. Trong điều kiện các hoạt động sản xuất, logistics đã được khơi thông trở lại thì sự bứt phá của các doanh nghiệp sẽ mang lại hy vọng đạt được mục tiêu xuất khẩu cả năm 2021.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, nhiều thị trường đã bổ sung thêm những quy định mới về yêu cầu chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông sản nhập khẩu, trong đó có gạo. Ðáng chú ý là thị trường trọng điểm Trung Quốc với Lệnh 248, 249 về vấn đề đăng ký và quy định an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Gạo là một trong những nông sản chính Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng đây cũng là mặt hàng chịu sự cạnh tranh cao từ các quốc gia khác và từ chính sản phẩm của Trung Quốc. Việc Trung Quốc đưa ra các tiêu chuẩn, quy định nghiêm ngặt hơn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bao bì đóng gói… chắc chắn sẽ là thách thức nếu doanh nghiệp muốn duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
Trong khi đó, đối với thị trường EU, theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), EU cấp cho Việt Nam hạn ngạch xuất khẩu 80.000 tấn/năm, nhưng nếu chất lượng gạo tốt thì con số này hoàn toàn có khả năng sẽ tăng lên, vì nhu cầu nhập khẩu gạo của EU hiện lên đến 2,3 triệu tấn/năm với trị giá 1,4 tỷ euro.
Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định của EU thì gạo Việt Nam xuất khẩu vào EU cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề bao bì với nhiều quy định rất chi tiết, vì thực tế có những doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như nhiều nông sản chất lượng cao khác vào EU nhưng lại chưa đáp ứng đúng yêu cầu về thông tin trên bao bì. Cụ thể như: tên sản phẩm bao gồm tên thương mại và tên khoa học; phương pháp sản xuất; xuất xứ; khối lượng tịnh; tên người bán ở EU (tên doanh nghiệp và địa chỉ của nhà sản xuất, đóng gói hoặc người bán được thành lập ở EU); bao bì phải có số phê duyệt của EU; ghi rõ thành phần và giá trị dinh dưỡng…
Nhiều ý kiến dự báo số lượng gạo xuất khẩu năm 2021 có thể không đạt mức 6,5 triệu tấn như kỳ vọng từ đầu năm nhưng có thể đạt mức 6- 6,2 triệu tấn.
Các Bác đã lên tàu em nó chưa, ngâm cứu nhé, tuần sau khéo không còn giá này nữa đâu!
Các Bác bán hết chưa, vol cạn lắm rồi đấy!!!
Em vẫn ngồi nơi đây
Vẫn đu giá 39. chờ ngày về bờ
Mình cũng chưa đi đâu! vẫn đang ngồi đây đợi thôi. Theo thông tin mình nhận được thì 2 đội đang đàm phán giá cả, đang chờ thỏa thuận 1 lô cổ phiếu, hi vọng sẽ xong trong tuần này
Bình tĩnh ôm hàng chờ đội thôi các bác
TAR cung cạn rồi, kiểu gì chẳng chay.
KHông còn gì, cạn lắm rồi các Bác ạ!
Bác cho xin link vào group ■■■■ TAR với, mấy link trên ko vào được.
Giới thiệu hàng lương thực, thực phẩm ANT. EPS 2k giá 20
Em gửi lại cụ nhé:
Nghe đâu Tờ A4 đóng dấu mộc rồi, 500 tỷ các Bác ạ, con số lớn đấy, anh Em TAR chắc mai mốt là lồi mồm cả thôi!
Phiên nay thị trường vả thế mà em ấy không thể xuống nổi!
Theo mình được biết ngày hôm nay
- Ký kết và thống nhất nhiều vấn đề các vấn đề khúc mắc đều được giải tỏa và mục tiêu là bán vốn cho Nhật.
-Phát hành thêm chia cổ 1:1 vào năm tới. - Đẩy mạnh xuất khẩu sang châu âu khi đã chuẩn bị tới 500 tỷ từ 2015 để có 800ha đất sạch để trồng lúa hữu cơ
và rất nhiều thông tin quan trọng khác…
con này ngon đấy
Kết tuần với khối lượng tăng mạnh mẽ, gần như vượt nền cũ bắt đầu cho 1 hành trình mới. Chinh phục không có gì ngoài mục tiêu 6X và hơn nữa là 8X cho năm 2022.
Với 3 cây nến xanh vol tăng và thân dài thì các biết phải làm gì rồi đấy.
KHÔNG MÚC NGAY, GIỮ CHẶT THÌ TẾT NÀY CÒN CÁI NỊT.
Đọc bài này các Bác sẽ thấy có nhiều vấn đề đáng quan tâm và suy luận:
- 1 năm thị trường EU tiêu thụ khoảng 2,3 triệu tana gạo chất lượng cao. Tương đương với 1.4 tỷ đô la
- Việt Nam mới chiếm đc thị phần hơn 2% chỗ này. 1 con số khiêm tốn- tại sao lại khiêm tốn như vậy. Xin thưa rằng để được vào Châu Âu gạo phải ngon, nhưng quan trọng nhất là phải sạch, ko dư lượng thuốc trừ sâu, đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường này.
- Hiện nay EU cấp quota cho Việt Nam khoảng 80 ngàn tấn 1 năm tương đương hơn 80 triệu đô Mỹ. Con số này tăng lên nếu gạo VIệt Nam được thị trường đón nhận.
Vâng vậy vấn đề ở đây là gì.
Chúng ta thấy mỏ vàng 1.4 tỷ đô kia Chúng ta cần đânh phá và chiếm lấy. Nên nhớ xuất gạo sang đây có giá gấp 2.5 lần xuất gạo sang philipins nhá.
Vậy Trung An có lợi thế gì và cơ hội thế nào.
Trước hết Trung An được giảm thuế và miễn thuế khi xuất khẩu vào Châu Âu do chúng ta ký với châu Âu hiệp định EVFTA chúng ta sẽ có lợi thế hơn Thaia và Ấn.
Trung An là đơn vị duy nhất đạt chứng chỉ Global Gap và Chứng Chỉ của Nhật Bản cấp.
Để có tiêu chuẩn này, Trung An đã âm thâm bỏ tới 500 tỷ năm 2015 để mua được có 800 ha đất sạch để đáp ứng được các thị trường như Châu âu, Mỹ, Nhật. Vâng 1 cú nhìn xa hàng ngàn km của TGĐ Trung An.
Hơn nữa TAR còn chuẩn bị hệ thống kho Silo có thể nói là hàng đầu Việt Nam trong ngành xuất khẩu gạo. Hệ thống kho này mới có thể bảo quản tốt nguyên liệu sau khi thu mua, giúp hạt gạo khi xuất khẩu vẫn đảm bảo chất lượng.
Nghe đâu 2022 Tar sẽ đánh cực mạnh vào thị trường này. Và tấn công vào 80 ngàn tấn mà châu âu cấp cho Việt Nam kia.
Và sắp tới 1 đối tác mới từ Nhật Bản, họ có tham vọng đồng hành với TAR dài hạn, trở thành đối tác để cùng đưa gạo Trung Anh đánh chiếm thị trường Nhật Bản.
Với tầm nhìn và tư duy dài hạn của Bác Bình có thể nói đã sắp nở hoa trong năm 2022. Chúng ta cùng chờ đón những thông tin bất ngờ từ TAR
Ngoài ra với giá trị BĐS mà TAR đang nắm giữ, với cơn sốt đất đang từng ngày thiêu đốt nhà đầu tư thì TAR chắc hẳn sẽ ko thể lọt qua mắt của các tay chơi cổ phiếu cự phách.
Họ sẽ mò tới và âm thầm hốt hết hàng của Anh em lúc nào ko hay.
Với TAR ko có gì cản bước em ấy chinh phục những đỉnh cao mới. 6X, 8X và thậm trí là 1XX