Hôm nay TAR chính thức vượt nền, với nền tích quanh đây 1.5 tháng thì cháu nó sẽ chinh phục 8X là hoàn toàn bình thường và khả thi .
Theo kỹ thuật thì sau 3 cây nến xanh thân dài thể hiện sức mạnh của dòng tiền và mức độ tăng giá ở tuần trước thì phiên nay xu hướng tăng là không phải bàn cãi. Hơn nữa phiên nay chính thức vượt nền mở ra 1 xu hướng tăng mới với mốc và đích đến là 8x trong nửa đầu quý 1 năm 2022 là điều không phải bàn cãi gì nữa.
Trong phân tích kỹ thuật thì phiên vượt nền như thế này là lúc ta có thể mua thăm dò hoặc gia tăng vị thế của mình.
Chúc các Bác vượt hành trình cùng TAR.
Thị trường rung lắc, nhưng em ấy có vẻ đi đúng lộ trình, mới chân sóng tiếp theo thôi mà nó cũng khác chứ!
Khi mà cổ phiếu khỏe mới vào chân sóng thì Thị trường gần như không ảnh hưởng tới lộ trình của nó, TAR đang ở 1 chân sóng mới nên đương nhiên không thứ gì ảnh hưởng tới lộ trình của nó được
Giá lúa gạo hôm nay 20/12: Giá lúa giữ ổn định
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long xu hướng ổn định. Trong tuần qua giá lúa gạo liên tục biến động trái chiều, tuy nhiên nhìn chung giá lúa xu hướng tăng nhẹ còn giá gạo giảm.
Tại An Giang, giá lúa hôm nay không biến động. Hiện lúa IR 50404 giá 5.300 - 5.500 đồng/kg; Nếp vỏ tươi 5.100 - 5.200 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 5.400 - 5.500 đồng/kg; OM 380 tươi 5.400 - 5.600 đồng/kg; Lúa OM 18 giá 6.000 đồng/kg; OM 5451 ổn định 5.600 - 5.800 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 6.100 - 6.200 đồng/kg; Đài thơm 8 là 6.000 - 6.200 đồng/kg; OM 5451 ở mức 5.700 - 5.800 đồng/kg; Nếp Long An (khô) 7.000 đồng/kg; Lúa IR 50404 (khô) 6.500 đồng/kg; Lúa Nàng Nhen (khô) 11.500 - 12.000 đồng/kg; nếp vỏ (khô) 6.600 - 6.900 đồng/kg.
Tại Sóc Trăng, giá lúa vẫn giữ nguyên so với tuần trước như: Đài thơm 8 là 7.500 đồng/kg, ST24 là 8.250 đồng/kg; OM4900 là 7.500 đồng/kg; OM6976 là 6.650 đồng/kg…
Tại Hậu Giang, giá lúa Đài thơm 8 là 7.100 đồng/kg; OM5451 ở mức 6.500 đồng/kg; riêng IR50404 là 6.200 đồng/kg, tăng 200 đòng/kg so với tuần trước.
Giá lúa không biến động (Ảnh minh họa)
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tuần qua giá lúa tại các địa phương trong vùng biến động trái chiều. Trong khi tại Tiền Giang, Long An giữ vững giá thì tại An Giang lại giảm từ 100-200 đồng/kg, riêng Kiên Giang tăng 100-200 đồng/kg, tùy giống lúa. VFA ước tính, bình quân lúa thường tại ruộng đang ở mức 5.018 đồng/kg và mức cao nhất là 5.400 đồng/kg.
Liên quan đến tiến độ thu hoạch lúa, theo số liệu của Cục Trồng trọt, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long vụ Thu Đông 2021 xuống giống được 714 ngàn ha/700 ngàn ha diện tích kế hoạch. Lũy kế đến nay đã thu hoạch được 498 ngàn ha với năng suất 5,55 tấn/ha.
Đối với vụ Đông Xuân 2021-2022, các tỉnh đã xuống giống được 595 ngàn ha/1,520 triệu ha diện tích kế hoạch. Trong đó, tỉnh Long An đã gieo sạ trên 102.527ha lúa Đông xuân 2021-2022, bằng 89,9% so cùng kỳ năm 2020, tập trung ở các huyện: Bến Lức, Cần Đước, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Tân Hưng, Đức Hòa, Thủ Thừa và thị xã Kiến Tường.
Với giá gạo, hôm nay xu hướng ổn định. Cụ thể, gạo NL IR 504 ở mức 7.500 - 7.550 đồng/kg; gạo TP IR 504 là 8.200- 8.300 đồng/kg; tấm 1 IR 504 ổn định 7.100 đồng/kg và cám vàng 7.400 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo không có biến động. Theo đó, gạo thường 11.000-11.500 đồng/kg; Nếp ruột 13.000 - 14.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Gạo Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; Gạo Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 14.000 - 15.000 đồng/kg; Cám 7.000 - 8.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 18.000-19.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay đi ngang sau khi giảm nhẹ. Hiện gạo 5% tấm ở mức 403-407 USD/tấn; Gạo 25% tấm duy trì 380-384 USD/tấn; gạo Jasmine 568-572 USD/tấn và gạo 100% tấm ở mức 325-329 USD/tấn.
Cơ hội cho ai đó muốn vào hàng nhỉ?!?
Vào nhịp tăng mơi rôi
Phiên nay test lại nền sau 5 phiên tăng mạnh thì đỏ chút cho các Bác muốn lên tàu là điều dễ hiểu. Cổ phiếu muốn đi xa cần phải có những phiên thế này.
Đất nông nghiệp hiện có giá tăng từ 4-6 lần trong suốt 3 năm qua để thực hiện được cánh đồng mẫu lớn bây giờ cũng không đơn giản đâu
Riêng 800 ha của Bác Bình với giá 500 tỷ 2015 thì mình nghĩ giá bây giờ khác rồi đấy
Nếu Doanh Nghiệp mà làm định giá lại đống tài sản thì mình nghĩ TAR sẽ lộ ra được phần tảng băng chìm đó chính là đất đai, kho tàng hệ thống nhà xưởng mà Bác Bình tích góp nó có giá trị khủng đấy các Bác ạ.
Em nó không ngẫu nhiên mà tăng giá thế này đâu.
Phiên hôm nay là phiên đẹp nhất để mua mới hoặc gia tăng cổ phiếu . Bởi phiên nay nửa buổi sáng là phiên nhúng xuống chút nữa để đón hàng có khối lượng đột biến về kho. TAR tích lũy sau 1.5 tháng thì việc tăng lần này mới đang ở chân sóng tăng mới. Các Bác có thể cân nhắc ra vào hợp lý, và nhất thiết phải quản trị được tài khoản của mình luôn ở mức an toàn nhất có thể
Sáng nay ai có gia tăng vị thế không các Bác!
Em ấy đang đi đúng xu hướng rồi các Bác nhé
Chào mừng các Bác đã tới hành trình lên tới mặt trăng của em nó.
Như mình đã miệt mài chia sẻ cho các Bác, đến nay mọi thứ đã đi đúng dự đoánh và tính toán của mình.
Kết tuần dễ đóng nến trên 46 lắm các Cụ ạ!
Lợi nhuận thế này thì các Bác tính sao nào: 8X thằng tiến nào
TAR: lợi nhuận quý IV/2021 ước đạt 45 tỷ đồng, mức cao kỷ lục tính theo quý trong lịch sử hoạt động, gấp gần 6 lần cùng kỳ.
Cánh đồng hữu cơ tại Kiên Giang của TAR
Làn sóng Covid 19 càn quét qua các tỉnh phía nam giai đoạn vừa qua đã gần như làm tê liệt cả hệ thống cung ứng, sản xuất của khu vực, đặc biệt mang lại nhiều khó khăn cho vựa lúa Tây Nam Bộ, nơi cung ứng 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, quốc gia đang giữ vị trí thứ hai trong số các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trong đợt phong tỏa kéo dài nhiều tháng liền, cả nền kinh tế gần như đóng băng. Hàng loạt doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lúa gạo không đủ nguồn lực để vận hành mô hình 3 tại chỗ đã phải ngừng sản xuất, đóng cửa nhà máy, ngừng thu mua lúa cho nông dân. Cả hệ thống trong chuỗi cung ứng lúa gạo gần như tê liệt.
Tuy nhiên lãnh đạo của Trung An, cùng với số ít doanh nghiệp vươn lên vượt khó bằng chính tâm huyết và nội lực của mình, sẵn sàng đầu tư chia sẻ khó khăn với xã hội, nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất để cung cấp nguồn gạo cho thị trường, đảm bảo an ninh lương thực.
Những nỗ lực của công ty trong duy trì sản xuất, giữ cho nguồn cung hàng được thông suốt trong suốt mùa dịch nay đã sớm hái quả ngọt. Nhờ nguồn cung ổn định, không bị đứt gãy cùng hệ thống Silo trữ gạo lớn, Trung An đã liên tục trúng những gói thầu lớn như xuất khẩu gạo qua Hàn Quốc hay gói cung cấp 25.413 tấn gạo cho quỹ dự trữ quốc gia của chính phủ.
Dự kiến doanh thu quý IV đạt 750 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 45 tỷ, cao hơn 570% so với cùng kỳ năm trước, và đây cũng là mức lợi nhuận cao kỷ lục tính theo quý trong suốt hơn 20 năm hoạt động của công ty.
– Khẳng định đẳng cấp một Doanh nghiệp hàng đầu trong thị trường gạo.
Trong năm 2021, Trung An đã liên tục trúng các gói thầu xuất khẩu gạo qua thị trường cao cấp ở Hàn Quốc. Tính cả năm, Trung An đã trúng thầu tới 48.763 tấn trên tổng số hạn ngạch 50.000 tấn (chiếm 98%) mà Hàn Quốc dành cho các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam. Mức giá trúng thầu của TAR luôn cao hơn 9% -10% so với mức giá mà các Doanh nghiệp khác chào thầu. Điều này thể hiện chất lượng gạo vượt trội mà lãnh đạo Trung An đã định hướng.
Theo Ông Phạm Thái Bình – Tổng Giám Đốc Trung An, các đơn hàng lớn đi Hàn Quốc trước đó chuẩn bị xuất bến vài ngày tới, nên doanh thu và lợi nhuận của các đơn hàng này sẽ hoạch toán vào quý 1/2022, hứa hẹn kết quả kinh doanh năm sau có thể tốt hơn cả năm nay.
8X đầu quý 1 2022 là rất dễ xảy ra với tình hình công ty hiện tại:
Còn nguyên về mảnh đất 11 ngàn mét vuông giá 60-80 triệu/ m
Còn nguyên kế hoạch chia 1:1 vào năm tới:
Còn nguyên hợp tác và bán vốn cho Nhật, mở đường xuất khẩu gạo vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới là Nhật,
Sáng các anh ấy thường dậy muộn, đầu giờ chiều nổ máy nhỉ anh em. Làm gì còn cách nào khác, vol cạn lắm rồi !