Thủy điện tô điểm rực rỡ sóng năng lượng

, , , ,

càng có giá rẻ xúc, lo cho bà con bán rẻ hàng kết quả kinh doanh siêu tăng trưởng đi múc Bank vs ck hôm qua thôi :joy:

Trước du lịch kém thì giảm phí, giờ đông quá phí phải tăng lại thôi :smiley:

Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng khách du lịch đạt 5 triệu lượt khách, tăng 107% so với kịch bản tăng trưởng. Doanh thu du lịch đạt 10.000 tỷ đồng, tăng 122% so với kịch bản tăng trưởng.

Cước tàu cont giảm thể hiện rất rõ doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến lĩnh vực này vừa có ước LN quý 2 giảm hơn 30% so với lúc giá cước ở đỉnh. Đồng nghĩa DN xuất khẩu cũng tiết kiệm được 1 đống chi phí vận tải :smiley:

1 Likes

Nay nhóm lữ hành và lưu trú VN có học DJ ko :joy:

Trong ngày 28/6, Trung Quốc rút ngắn thời gian cách ly đối với người nhập cảnh xuống còn 7 ngày. Nhóm cổ phiếu du lịch tăng điểm sau khi thông tin này được công bố. Wynn Resorts tăng 3,2%.

1 Likes

https://thuysanvietnam.com.vn/uoc-tinh-xuat-khau-ca-tra-dat-14-ty-usd-trong-6-thang/
6 tháng tăng trưởng 90%, giá cước tàu giảm và giá bán lại tăng. Chờ báo cáo chính thức cho các kỷ lục được xô đổ :joy:

3 Likes

Động lực chính của quý 2 và cả năm 2022 là xuất khẩu nhưng NĐT lại đang thi nhau vất tiền bằng cách bán các cổ phiếu xuất khẩu đêm đô về cho đất nước :smiley:

1 Likes

Trong nửa đầu tháng 6, Việt Nam thâm hụt tới 1,46 tỷ USD nhưng kết quả tích cực từ nửa cuối tháng đã kéo cán cân thương mại đổi chiều, ước tính thặng dư 276 triệu USD. Nửa đầu năm 2022, Việt Nam ước tính xuất siêu 710 triệu USD.

1 Likes

CỨ giá rẻ xúc dần thôi các cụ, đến lúc ra BCTC quý 2 có khi đua CE cũng ko khớp ấy chứ :joy:

1 Likes

rút chân xong rồi,chuỗi ngày xanh tím bắt đầu nhé :smiley:

1 Likes

Có thể bạn chưa biết điều ẩn chứa phía sau con số xuất khẩu thủy sản 6 tháng 2022 là 5.8 tỷ đô:

  1. Tháng 4 lần đầu tiên trong lịch sử xuất khẩu thủy sản vượt mốc 1.1 tỷ đô khắp nơi giật tít như vậy (đó là chưa biết tháng 6)
  2. Xuất khẩu thủy sản tháng 5 chỉ có 1.0x tỷ đô lại là chúng ta giật tít hết đà tăng nóng mặc dù so với cùng kỳ 2021 tăng vẫn rất mạnh :joy:
  3. Như vậy sau khi số liệu nửa tháng 6 được bung ra lại là chúng ta giật tít là lạm phát cầu yếu nên xk giảm nhưng đến khi cả tháng 6 xuất khẩu thủy sản vượt mốc 1.2 tỷ đô vượt xa cả kỷ lục tháng 4-2022 chờ những ai giật tít xuất khẩu hạ nhiệt đổi giọng !
  4. Lần đầu tiên trong lịch sử cả 3 tháng trong 1 quý xuất khẩu thủy sản vượt mốc tỷ đô. Nên nhớ giá bán quý 2 tăng tốt hơn quý 1 và giá cước vận tải tàu cont cũng giảm mạnh hơn quý 1 nên LN sẽ ghi nhận lịch sử cả lũ còn lịch sử đến đâu thì chờ các a ra BCTC quý 2 nhé vài ngày nữa thôi :smiley:
2 Likes

Xuất khẩu nông sản tăng vọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nâng mục tiêu đạt 55 tỷ USD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, trong 6 tháng đầu năm, bất chấp những khó khăn do tác động của môi trường kinh tế thế giới, xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao, tăng 13,9% với tổng kim ngạch 27,88 tỷ USD. Với sự thuận lợi như hiện nay, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu xuất khẩu đến cuối năm sẽ đạt khoảng 55 tỷ USD, cao hơn mức Chính phủ giao 5 tỷ USD.

1 Likes

Xuất siêu lớn nửa cuối tháng 6 kéo cán cân thương mại đổi chiều

NGUYỄN THẮM

10:47 29/06/2022

Trong nửa đầu tháng 6, Việt Nam thâm hụt tới 1,46 tỷ USD nhưng kết quả tích cực từ nửa cuối tháng đã kéo cán cân thương mại đổi chiều, ước tính thặng dư 276 triệu USD. Nửa đầu năm 2022, Việt Nam ước tính xuất siêu 710 triệu USD.

0:00/0:00

0:00

Nam miền Bắc

Ảnh minh họa

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 6/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,02 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 371,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 15,5%.

Xuất siêu lớn nửa cuối tháng 6 kéo cán cân thương mại đổi chiều ảnh 1
Cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam theo từng tháng trong giai đoạn 2021-2022 (Đơn vị: triệu USD)

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 6/2022 ước tính xuất siêu 276 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 710 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,86 tỷ USD).

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,97 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 16,68 tỷ USD.

Xuất khẩu nửa đầu năm tăng 17,3%

Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 6/2022 ước đạt 32,65 tỷ USD, tăng 5,6% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,83 tỷ USD, tăng 6,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,82 tỷ USD, tăng 5,3%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6 tăng 20%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 14%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 22,3%.

Trong quý 2/2022, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước và tăng 8,7% so với quý I/2022.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 49,26 tỷ USD, tăng 20%, chiếm 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 136,68 tỷ USD, tăng 16,3%, chiếm 73,5%.

Trong 6 tháng đầu năm 2022 có 28 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,3 điểm % so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 88,7%, giảm 0,2 điểm %; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,8%, giảm 0,6 điểm %; nhóm hàng thủy sản chiếm 3,1%, tăng 0,5 điểm %.

Xuất siêu lớn nửa cuối tháng 6 kéo cán cân thương mại đổi chiều ảnh 2

Nhập khẩu nửa đầu năm tăng 15,5%

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,37 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 11,8 tỷ USD, giảm 2,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20,57 tỷ USD, tăng 0,5%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 6 tăng 16,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 17,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,9%.

Trong quý 2/2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 97,6 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 11,3% so với quý 1/2022.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 185,23 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 65,23 tỷ USD, tăng 15,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 120 tỷ USD, tăng 15,6%.

Trong 6 tháng đầu năm 2022 có 30 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 87% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 94%, tăng 0,2 điểm % so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44%, giảm 0,9 điểm %; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 50%, tăng 1,1 điểm %. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6%, giảm 0,2 điểm %.

Xuất siêu lớn nửa cuối tháng 6 kéo cán cân thương mại đổi chiều ảnh 3

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 55,9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 61,3 tỷ USD.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 15,5 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 35 tỷ USD, tăng 21,7%; nhập siêu từ Hàn Quốc 21,1 tỷ USD, tăng 39,5%; nhập siêu từ ASEAN 6,5 tỷ USD, giảm 10,9%; nhập siêu từ Nhật Bản 463 triệu USD, giảm 39,9%.

1 Likes

Bất chấp chính sách zero Covid, xuất khẩu thủy sang Trung Quốc vẫn tăng đột phá

2 Likes

tranh thủ bà con đang bán cứ giá rẻ là cố mà múc cả nhà nhé :smiley:

2 Likes

PC1 quá rẻ mạt, bán lúa non là Thái nó xúc ngay đó :smiley:

‘Ông lớn’ ngành năng lượng tái tạo mua lại 2 trang trại điện mặt trời ở Ninh Thuận

1 Likes

du lịch cũng kinh quá các cụ nhé :smiley:

1 Likes

Lợi nhuận quý II: Điểm sáng dầu khí, thủy sản

2 Likes

TT swing như này, oánh kho lướt T0 là sướng nhất. Các cụ cứ kéo mạnh ta bán bớt đạp ta gom dần lại :smiley:

1 Likes

Đang có lời đồn ACL quý 2 này lãi kinh khủng, 2 quý 2022 trên 150 tỏi có cụ nào biết thật hay giả ko.?Vì lãi cao vậy là vượt dự phóng của tớ mất rồi,chờ bc chính thức nhỉ :smiley:

1 Likes

Món hàng Việt 10 tỷ USD: Mỹ thành khách hàng lớn nhất, Trung Quốc tăng mua gấp đôi

Sau khi đẩy mạnh thu mua cá tra, tôm và các loại hải sản, Mỹ thành khách hàng lớn nhất của thuỷ sản Việt xuất khẩu. Trong khi, Trung Quốc cũng tăng mua gấp đôi các mặt hàng này của nước ta.

Đột phá ở tất cả các thị trường

Báo cáo của Bộ NN-PTNT, 6 tháng năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản thu về 5,8 tỷ USD, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá tra, tôm, cá ngừ, cua ghẹ,… là các mặt hàng ghi nhận có sự tăng trưởng đột biến.

Cụ thể, xuất khẩu cá tra đạt 1,43 tỷ USD, tăng tới 83% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), lạm phát và chiến sự Nga – Ukraine lại là cơ hội cho cá tra trong năm 2022.

Xuất khẩu thuỷ sản tăng mạnh (ảnh: Minh Dũng)

Thiếu cá thịt trắng, nhất là cá tuyết tại các thị trường EU, Mỹ, Anh do lệnh trừng phạt với Nga, nhiều nhà hàng ở các thị trường này đã phải bỏ cá tuyết ra khỏi thực đơn. Cá tra có cơ hội giành thị phần tại những thị trường này.

XK cá tra sang Anh nửa đầu năm nay tăng gấp 6 lần cùng kỳ, sang Tây Ban Nha tăng gấp gần 3 lần, sang Pháp, Hà Lan, Đức, Bỉ đều tăng 45-90%. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Trung Quốc cũng ghi nhận mức tăng trưởng ba con số trong suốt mấy tháng qua.

Mặt hàng cá ngừ có kim ngạch xuất khẩu tăng 56% đạt 553 triệu USD trong nửa đầu năm nay. Hiện, xuất khẩu sang Mỹ tăng gấp đôi. Thị trường này cũng chiếm hơn một nửa cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam.

Tương tự, xuất khẩu tôm đạt 2,3 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, XK tôm hùm tăng trưởng kỷ lục đạt 130 triệu USD trong nửa đầu năm, tăng gấp 30 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

VASEP cho biết, Mỹ hiện là khách hàng lớn số 1, chiếm 23% XK thuỷ sản của Việt Nam. Mỹ đồng thời là thị trường số 1 của tôm Việt, chiếm 21% (riêng tôm chân trắng XK sang Mỹ chiếm 25%), với cá ngừ XK Mỹ chiếm tỷ trọng áp đảo 54%. Với cá tra, Mỹ là thị trường số 2 sau Trung Quốc, chiếm 25,6%.

Tính đến hết tháng 5/2022, XK thuỷ sản sang Trung Quốc đạt 771 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước. Hai sản phẩm chiếm tỷ trọng chi phối là cá tra chiếm 48% và tôm chiếm 35% XK thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc.

Bán tôm, cá sẽ thu về 10 tỷ USD

Mới đây, ở Hội nghị sơ kết, Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu năm 2022 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 10 tỷ USD. Nếu hoàn thành, đây cũng là năm đầu tiên ngành thuỷ sản có kim ngạch chạm mốc 10 tỷ USD sau nhiều năm chững lại ở con số 8-9 tỷ USD.

VASEP dự báo, năm 2022 XK tôm đạt 4,2 tỷ USD; cá ngừ gần 1 tỷ USD; mực, bạch tuộc khoảng 650 triệu USD; còn lại các hải sản khác khoảng 1,6 tỷ USD. Riêng cá tra, xuất khẩu có thể thu về 2,5-2,6 tỷ USD, mức cao nhất trong lịch sử.

Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2022 thu về 10 tỷ USD (ảnh: Minh Dũng)

Song Bộ NN-PTNT cũng xác định, muốn đạt được mục tiêu trên, tổng sản lượng thủy sản trên 8,7 triệu tấn để đảm bảo cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, tập trung phát triển nuôi trồng các đối tượng chủ lực như: tôm sú, tôm chân trắng, cá tra…

Tại diễn đàn “Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản – Góc nhìn người trong cuộc” mới đây, Phó Tổng Thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam cho hay, tăng trưởng 5 tháng đầu năm nay rất ấn tượng, con số đang khiến cho nhiều người đánh giá năm nay sẽ đạt 10 tỷ USD.

“Nếu điều này thành hiện thực, VASEP sẽ tổ chức cuộc họp vì dấu mốc này”, ông nhấn mạnh.

Theo ông, trừ Trung Quốc, còn hầu hết các thị trường đã mở cửa hoàn toàn sau Covid-19, giao thương thuận lợi. Giá XK tăng vì nhiều DN ký được hợp đồng từ cuối năm 2021 với giá cao. DN thủy sản Việt trở lại với các hội chợ thủy sản quốc tế, thu hút thêm nhiều nhà nhập khẩu.

Nhu cầu nhập khẩu tăng cao tại Mỹ, EU, hồi phục tại Trung Quốc, 3 thị trường chi phối và chiếm hơn 60% tổng XK thủy sản của Việt Nam.

Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp thuỷ sản gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, lao động và chi phí logistics tăng cao. Tuy nhiên cơ hội cho xuất khẩu thủy sản Việt cũng không ít.

Hiện nhu cầu của các thị trường chính đều tăng mạnh, xuất khẩu thuỷ sản Việt tăng trưởng đột phá ở hầu hết các thị trường, đặc biệt là ở thị trường chủ lực Mỹ và Trung Quốc. Các phân khúc nhà hàng, khách sạn, du lịch mở cửa trở lại khiến nhu cầu bùng phát mạnh.

Ngoài ra, lạm phát trên thị trường thế giới đẩy giá trung bình xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản tăng cao. Đây là lợi thế cho phân khúc thuỷ sản Việt có giá phải trăng như cá tra, tôm cỡ nhỏ, chả cá…

Chưa kể, chiến sự Nga – Ukraine với các lệnh cấm thực phẩm và thủy sản Nga tại các nước lớn tạo cơ hội cho thủy sản Việt Nam, nhất là cá tra có thể thay thế một phần cho cá thị minh thái Nga tại các thị trường như EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh,…

2 Likes