Trước giá 26 - 27 sau chia bác múc mạnh thế, giờ nó về 20 - 21 bác lại không dám múc, bác tự hỏi mình tại sao lại thế?
Phải chăng là trước bác múc vì Fomo mà quên chưa tìm hiểu rõ tiềm năng, kỳ vọng và định giá của TCH nên lúc nó giảm không dám múc, hoặc là bác cũng có tìm hiểu nhưng không tin vào DN nên lưỡng lự?
Trong đầu tư, ngoài việc nghiện cứu tìm tòi các thông tin liên quan đến DN mình đầu tư thì bác nên tập suy đoán logic nữa ví dụ như:
- Tại sao TCH nó lại giảm sâu liên tiếp vậy, DN có biến gì sao?
=> Câu trả lời là DN làm ăn vẫn rất tốt, chẳng có tin xấu gì cả mà đây là ảnh hưởng của thị trường chung không chỉ mình TCH. Ngược lại, 1 loạt các tin siêu tốt chuẩn bị ra trong đầu năm 2022. Vụ FLC và THM đồng thời xảy ra vào dịp sát Tết là 1 sự cộng hưởng vô cùng lớn, nó khiến hầu hết các DN dù không liên quan giá cp đều chiết khấu 15 - 20% => nên xem đây là cơ hội hiếm có để gia tăng cp của DN tiềm năng giá trị đang bị định giá quá rẻ.
- Tại sao TCH trong sóng bđs vừa rồi tăng ít trong khi các mã bđs khác phi mã, và không được liệt kê vào danh sách các DN BĐS trên HOSE hay các bài báo đưa tin?
=> Đơn giản, chính vì chưa được công nhận và chưa được nhiều người biết đến thì hiện tại giá nó mới 2x, vốn hóa 15k tỉ. Còn nếu nó đã có thương hiệu và được biết đến là DN BĐS thì với quỹ đất và tiềm lực của TCH cộng thêm mảng KD xe đầu kéo mang lại ln ổn định 3-400 tỉ/năm thì nó cũng phải 5x - 6x, vốn hóa 40 - 50k tỉ là bình thường. Nhưng đây mới là cơ hội cho các NĐT có tầm nhìn xa, dù TCH chưa có tên tuổi trong làng bđs nhưng những gì TCH đang có và đang làm như gom quỹ đất lớn sạch giá trị tại Thủy Nguyên Hải Phòng thuộc Top hot của cả nước, tiềm lực tài chính, tái cơ cấu DN và chuẩn bị IPO cty chuyển về BĐS để xây dựng thương hiệu, huy động vốn và gom quỹ đất thuận tiện hơn, dòng tiền lớn về từ dự án bđs đang triển khai, và sắp tới triển khai dự án tỉ USD… thì chỉ 1 2 năm nữa thôi là nói về BĐS thì sẽ không thể thiếu tên TCH được.
Mà giá cp của DN bđs sẽ tăng đột biến mạnh nhất trong giai đoạn chuyển mình này nên đây mới là cơ hội kiên nhẫn ăn dày bằng lần, còn khi TCH như KBC, NLG, KDH bây giờ thì lúc ấy giá nó cũng lình xình theo sóng chung của TT tăng giảm 10 - 20% thôi nếu không có yếu tố đột biến mới trong KD.
- Bạn định giá TCH giá bao nhiêu trong bao lâu, giá giảm về 21 - 22 mình có nên vào thêm không?
=> Trước khi đầu tư 1 cp thì bạn phải phân tích được tài sản và tiềm năng, kỳ vọng tăng giá của DN và mức độ khả thi biến kỳ vọng đó thành hiện thực chứ không phải đếm cua trong lỗ, tù mù.
Như mình nói từ đầu, dựa vào các thông tin mình thu thập được thì mình định giá trong vòng 2 năm tới vốn hóa TCH khoàng 40 - 50k tỉ, như vậy mình tính ra điểm vào là dưới 26k tức là vốn hóa tầm 17k tỉ vẫn là điểm vào được khi đó lợi nhuận sẽ khoảng 200%/2 năm. Việc lựa chọn được điểm vào tốt sẽ giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận/thời gian đầu tư và giúp bạn tự tin hơn khi thị trường rung lắc. Còn bác nào gom khéo được giá tốt hơn thì lời nhiều hơn, thị trường thuận lợi/kém thì có thể lời nhiều/ít hơn kì vọng, hoặc bác nào đầu tư thậm chị 2-3 tháng thấy lời hài lòng chốt chả sao.
Chứ bác cứ canh đáy của các con sóng thì biết nào mà lần, TT luôn biến đổi 1 năm biết bao nhiêu nhịp chỉnh sao mà vào chính xác được, nên đơn giản cứ trong điểm mua có tiền là gom.
BLĐ TCH bỏ cả nghàn tỉ mua cổ pht giá 12.8, trong lúc đó CEO mua tiếp 15 triệu cổ hồi tháng 9-10/2021 giá trung bình đâu đó 17.5 - 18k, và BLĐ chỉ mua vào không bán ra thì hôm rồi giá 21 - 22k ngán gì mà không múc, tầm nhìn xa tốt với mình dưới 26k chia canh gom theo đợt giá đỏ thoải mái.
=> Chốt lại PP đầu tư của mình rất đơn giản, tìm DN tiềm năng định giá thấp và phân tích kì vọng định giá lại DN trong 1 khoảng thời gian đủ đề kỳ vọng đó thành hiện thực, xác định điểm mua nhằm tối đa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro/thời gian đầu tư. Sau đó cứ có tiền mà giá cp vẫn trong điểm mua là canh gom, gom đủ để đó thì chờ đủ thời gian mình đặt ra mà kì vọng thành hiện thực thì chốt, bỏ qua những con sóng của thị trường. Tất nhiên, là vẫn phải bám sát nhất cử nhất động của DN, để có thể kịp phản ứng tránh rủi ro.