[Tin nóng] Bất động sản truyền kỳ

, , , , , , , , ,

Em trai ông Lương Trí Thìn bán ra hàng triệu cổ phiếu Đất Xanh (DXG) khi thị giá tăng gấp đôi sau 6 tháng

Em trai ông Lương Trí Thìn bán ra hàng triệu cổ phiếu Đất Xanh (DXG) khi thị giá tăng gấp đôi sau 6 tháng

Ông Lương Trí Thìn - Chủ tịch HĐQT Đất Xanh mới đây cũng đã đăng ký bán ra hơn 20 triệu cổ phiếu DXG với mục đích hỗ trợ cho công ty vay vốn.

Ông Lương Trí Tú, em trai ông Lương Trí Thìn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG) vừa thông báo đã bán hơn 3,68 triệu cổ phiếu DXG trên tổng số 4 triệu đơn vị đăng ký trước đó. Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh trong thời gian từ ngày 7/8 đến 5/9/2023.

Sau giao dịch, ông Lương Trí Tú chỉ còn sở hữu 694.057 cổ phiếu DXG, tương đương 0,113% vốn điều lệ Đất Xanh. Trong khi đó, ông Lương Trí Thìn đang là cổ đông lớn nhất tại Đất Xanh, trực tiếp nắm giữ 124,89 triệu cổ phiếu DXG (tỷ lệ 20,47% vốn).

Mới đây, ông Lương Trí Thìn cũng đã đăng ký bán ra hơn 20 triệu cổ phiếu DXG với mục đích hỗ trợ cho công ty vay vốn. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức thoả thuận/khớp lệnh trong khoảng thời gian từ ngày 11/9 đến 10/10/2023. Nếu bán hết số cổ phiếu đăng ký, Chủ tịch HĐQT Đất Xanh sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 17,15% vốn điều lệ.

Trong một diễn biến liên quan, Đất Xanh cũng đã công bố Nghị quyết HĐQT thông qua chủ trương ông Lương Trí Thìn hỗ trợ cho công ty vay vốn với số tiền tối đa 300 tỷ đồng. Thời hạn vay tối đa 6 tháng, lãi suất 6%/năm. Mục đích vay nhằm bổ sung vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty.

Trước đó ít ngày, ông Bùi Ngọc Đức - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Đất Xanh cũng đăng ký bán 430.700 cổ phiếu DXG đang nắm giữ để giảm tỷ lệ sở hữu từ 0,15% xuống 0,082%. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 7/9 đến 6/10/2023.

Động thái thoái vốn dồn dập của lãnh đạo và người nhà diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu DXG đang có nhịp tăng mạnh gần đây. Cổ phiếu này hiện đang dừng ở mức 22.250 đồng/cp, cao nhất trong vòng gần một năm. So với mức thấp nhất kể từ đầu năm ghi nhận vào cuối tháng 2, thị giá DXG đã tăng hơn gấp đôi sau khoảng 6 tháng.

[![Em trai ông Lương Trí Thìn bán ra hàng triệu cổ phiếu Đất Xanh (DXG) khi thị giá tăng gấp đôi sau 6 tháng - Ảnh 1.]

Về kết quả kinh doanh quý 2/2023, Đất Xanh ghi nhận doanh thu giảm giảm 54% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 714 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp bất động sản này lãi ròng 157 tỷ đồng, giảm 40% so với quý 2/2022 nhưng khả quan hơn khoản lỗ trong quý đầu năm.

Luỹ kế 6 tháng, Đất Xanh ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.091 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 40 tỷ đồng, lần lượt giảm 67% và 94% so với nửa đầu năm ngoái. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp mới thực hiện 38% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Nguồn: Em trai ông Lương Trí Thìn bán ra hàng triệu cổ phiếu Đất Xanh (DXG) khi thị giá tăng gấp đôi sau 6 tháng

1 Likes

Chẳng mấy chốc chơi chứng thành nghề chính của các cụ ấy!

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Hàng loạt cổ phiếu bất động sản “nổi sóng”, một mã tăng kịch trần liền mạch 4 phiên

Hàng loạt đại diện các nhóm bất động sản có thể kể đến như TDH, QCG, TN1,…

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Hàng loạt cổ phiếu bất động sản "nổi sóng", một mã tăng kịch trần liền mạch 4 phiên

Thị trường chứng khoán ghi nhận diễn biến tích cực sau kỳ nghỉ lễ. Sự dẫn dắt của cổ phiếu lớn giúp VN-Index nối dài mạch nhịp tăng điểm để tiếp cận lại khu vực đỉnh cũ quanh 1.245. Tuy thị trường vẫn duy trì tốt sự phân hóa nhưng tâm lý thận trọng cũng như áp lực chốt lời tại vùng đỉnh cũ đã khiến cho chỉ số có phần hụt hơi và kết tuần tại mốc điểm 1.241. Thanh khoản khớp lệnh cũng cải thiện so với tuần trước đó với trung bình 23.000 tỷ đồng/ phiên.

Trên sàn HOSE, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất có mức tăng vượt trội so với tuần trước, cao nhất là 31% và thấp nhất là 12%. Hàng loạt đại diện các nhóm bất động sản có thể kể đến như TDH, QCG, TN1,…

Cổ phiếu tăng mạnh nhất HOSE cũng thuộc nhóm bất động sản là PTL của CTCP Victory Capital khi ghi nhận chuỗi 5 phiên tăng giá, trong đó có 4 kịch trần liên tiếp để lên 5.510 đồng/cp. Thanh khoản cũng cải thiện mạnh so với bình quân trước đó, đỉnh điểm phiên 7/9 có gần 2 triệu cổ phiếu “sang tay”.

Đà tăng của PTL diễn ra trong bối cảnh không có nhiều thông tin hỗ trợ. Báo cáo tài chính bán niên năm 2023 của doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 2,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước âm 2,5 tỷ đồng. Theo giải trình từ phía công ty, tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm tiếp tục gặp khó khăn, doanh thu chủ yếu đến từ mảng cho thuê văn phòng và nguồn thu tài chính. Tuy nhiên, thu không đủ bù chi khiến kết quả kinh doanh kỳ này tiếp tục thua lỗ.

Ở chiều giảm, hàng loạt cổ phiếu trên HOSE cũng ghi nhận mức giảm nhẹ trên 5%. Đáng chú ý, áp lực chốt lời tiếp tục xuất hiện tại VIC khi ghi nhận mức giảm 5% trong tuần qua.

Trên sàn HNX, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất cũng có mức tăng từ 14-45%. Những mã tăng điểm chủ yếu là cổ phiếu nhỏ, có tính đầu cơ cao.

Đơn cử như cổ phiếu CMS của Công ty cổ phần Tập đoàn CMH Việt Nam khi tăng kịch trần cả tuần lên 19.900 đồng/cp, tương đương mức tăng 45% chỉ sau một tuần. Thanh khoản mã này cũng sôi động với hàng triệu đơn vị khớp lệnh trong phiên.

Vào ngày 7-8/9 vừa qua, cổ đông lớn Phạm Văn Xuyên liên tục bán ra cổ phiếu CMS để phục vụ nhu cầu cá nhân. Sau hai lần giao dịch, cổ đông lớn trên đã bán ra 500 nghìn cổ phiếu CMS để giảm lượng cổ phiếu nắm giữ về 1,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu giảm từ 7,8% xuống 5,89%.

Ở chiều giảm giá, trong tuần qua nhiều cổ phiếu cũng ghi nhận mức giảm từ 8% - 17% trên HNX.

Trên UPCOM, biên độ giao dịch rộng hơn nên hàng loạt cổ phiếu cũng tăng mạnh từ 27%-51% trong tuần qua.

“Quán quân” tăng giá trên UPCOM tuần này gọi tên MRF của Công ty cổ phần Merufa. Sau 2 phiên tăng tăng trần, MRF đã tăng đến 51% giá trị.

Ngược lại, trong tuần qua nhiều mã trên UPCOM cũng ghi nhận mức giảm từ 15% - 36%. Tuy nhiên, những cổ phiếu này chủ yếu là mã nhỏ, không được nhiều người quan tâm.

Nguồn bài viết: Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Hàng loạt cổ phiếu bất động sản "nổi sóng", một mã tăng kịch trần liền mạch 4 phiên

Tiền ồ ạt bắt đáy cổ phiếu HPX, gần 1/3 công ty đổi chủ chỉ trong một phiên, thị giá vẫn chưa thoát sàn

Vỏn vẹn trong một tuần giao dịch, cổ phiếu HPX đã “bốc hơi” hơn 25% thị giá.

Tiền ồ ạt bắt đáy cổ phiếu HPX, gần 1/3 công ty đổi chủ chỉ trong một phiên, thị giá vẫn chưa thoát sàn

Sau 3 phiên sàn liên tiếp với thanh khoản èo uột, cổ phiếu HPX của CTCP Đầu tư Hải Phát bất ngờ ghi nhận giao dịch tăng vọt trong phiên 14/9. Tiền bắt đáy ồ ạt đổ vào kéo cổ phiếu này có thời điểm thoát mức giá sàn. Thanh khoản ghi nhận hơn 83 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tương đương gần 1/3 tổng lượng cổ phiếu lưu hành của Đầu tư Hải Phát đã đổi chủ chỉ trong một phiên. Trong đó, phần lớn lệnh khớp tại mức giá sàn với 73 triệu cổ phiếu, còn lại rải rác trên các bước giá sát giá sàn.

Đây cũng là phiên thanh khoản lớn thứ 2 của cổ phiếu HPX kể từ khi niêm yết, chỉ sau phiên 30/11 với hơn 165 triệu cổ phiếu được giao dịch.

Tuy nhiên, áp lực bán quá lớn khiến thị giá vẫn đóng phiên giảm hết biên độ 7%, đạt 5.480 đồng/cp, dư bán giá sàn gần 13 triệu cổ phiếu.

Vỏn vẹn trong một tuần giao dịch, cổ phiếu này đã “bốc hơi” hơn 25% thị giá. Đà lao dốc gần đây của Hải Phát diễn ra sau khi cổ phiếu HPX nhận quyết định bị đình chỉ giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE). Theo đó, cổ phiếu HPX sẽ bị đình chỉ giao dịch kể từ ngày 18/9 (phiên thứ 2 tuần sau) do vi phạm liên tục nghĩa vụ công bố thông tin.

Nhìn rộng ra, chỉ trong vòng chưa đầy một năm trở lại đây, cổ phiếu HPX liên tục trải qua những đợt giảm giá mạnh. Đáng chú ý nhất, giai đoạn hai tháng cuối năm 2022, thị giá HPX trượt dốc dài, liên tục ghi nhận những mốc thấp kỷ lục, “bốc hơi” hơn 81%, vốn hóa thị trường bị thổi bay hơn 6.300 tỷ đồng trong chưa đầy 2 tháng. Tình hình kinh doanh bị ảnh hưởng mạnh khiến công ty không hoàn thành nghĩa vụ công bố thông tin, cổ phiếu HPX đã liên tục bị HoSE “tuýt còi” và chuyển vào diện cảnh báo sau đó tới diện kiểm soát do chậm nộp các BCTC kiểm toán. Thị giá HPX chỉ vừa phục hồi trong giai đoạn tháng 8/2023 trước khi quay đầu giảm mạnh như hiện tại.

Lãnh đạo liên tục bị bán giải chấp cổ phiếu

Trong khi cổ đông tháo chạy trước thềm cổ phiếu bị đình chỉ, lãnh đạo Hải Phát cũng bị các công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu. Chứng khoán Dầu khí (PSI) đã thông báo về việc bán giải chấp cổ phiếu HPX thuộc sở hữu của hai lãnh đạo, gồm 1,3 triệu cổ phiếu HPX thuộc sở hữu của ông Đỗ Quý Hải và 480 nghìn cổ phiếu HPX thuộc sở hữu của Phó Tổng giám đốc HPX Lê Thanh Hải. Thời điểm bán giải chấp kể từ 11/9.

Tương tự, Chứng khoán Kỹ thương (Techcombank Securities, TCBS) cũng công bố sẽ thực hiện bán giải chấp gần 2,7 triệu cổ phiếu HPX thuộc sở hữu của ông Đỗ Quý Hải kể từ ngày 12/9/2023 đến khi đủ tỷ lệ ký quỹ theo quy định.

Đáng chú ý về phía Hải Phát, sau khi nhận quyết định đình chỉ, công ty đã thực hiện công bố BCTC bán niên 2023, số liệu không có thay đổi so với báo cáo tự lập. Hải Phát ghi nhận doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 896 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả LNST đạt hơn 57 tỷ, tăng tới 88% so với thực hiện nửa đầu năm 2022.

Ngoài ra, HPX cũng công bố Nghị quyết về việc thông qua kế hoạch tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, thời gian tổ chức dự kiến vào ngày 21/10.

Nguồn bài viết: Tiền ồ ạt bắt đáy cổ phiếu HPX, gần 1/3 công ty đổi chủ chỉ trong một phiên, thị giá vẫn chưa thoát sàn

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm dầu khí khởi sắc, bất động sản bị chốt lời

(ĐTCK) Thị trường có tuần sụt giảm khá mạnh sau khi cố gắng tiếp cận ngưỡng đỉnh của năm gần 1.250 điểm. Dòng tiền tương đối thận trọng khiến nhiều nhóm ngành gần như chỉ biến động nhẹ, ngoài một vài cổ phiếu dầu khí khi giá dầu leo cao, trong khi khá nhiều mã bất động sản bị bán chốt lời mạnh.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 14,12 điểm (-1,14%), xuống 1.227,36 điểm. Thanh khoản trên sàn HOSE tăng hơn 9% so với tuần trước lên hơn 133.213 tỷ đồng, khối lượng giao dịch tăng 7,3%. Tuy nhiên, cần lưu ý là phiên tuần trước thị trường chỉ có 4 phiên giao dịch.

Chỉ số HNX-Index giảm 3,44 điểm (-1,34%), xuống 252,76 điểm. Thanh khoản HNX tăng 11,1% lên gần 12.3369 tỷ đồng được giao dịch.

Tuần qua, thông tin tích cực nhất đối với thị trường, cũng như nền kinh tế chung là việc Việt Nam và Mỹ nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Về thị trường chung, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bất ngờ có yêu cầu các CTCK thực hiện rà soát và dừng ngay việc sử dụng hình thức đặt lệnh tự động bằng Robot nếu có.

Đáng chú ý khác là số tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 8/2023 ghi nhận 188.298, mức cao nhất trong vòng hơn một năm qua.

Ở bên ngoài, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp vào ngày 14/9/2023, trong khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) hạ 0,25% tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 15/9/2023.

Trước đó, Mỹ đã công bố CPI và PPI tháng 8 cho thấy lạm phát tăng trở lại khiến Fed có thể có thêm một lần tăng lãi suất vào cuối năm.

Tuần qua, nhóm cổ phiếu dầu khí có tuần tăng mạnh, khi giá dầu thô đã leo lên mức cao nhất trong 10 tháng, với CNG (+11,76%), PVT (+9,59%), PVB (+8,92%), GAS (+7,24%), OIL (+6,42%), PVS (+6,2%) …

Một số cổ phiếu công ty chứng khoán tiếp tục có diễn biến tích cực, như MBS (+11,43%), BSI (+11,2%), AGR (+8,76%), TVS (+5,7%), SSI (+5,19%) …

Trong khi đó, nhóm bất động sản bị bán khá mạnh và nhiều cổ phiếu đồng loạt giảm như L14 (-10,14%), VIC (-9,31%), LDG (-9,23%), TDC (-7,95%), NLG (-7,63%), DIG (-7,42%), VHM (-6,48%) …

Trên sàn HOSE, tuần giao dịch tương đối khó khăn với dòng tiền thận trọng, khi đa số các cổ phiếu tăng tốt nhất chỉ nhích trên dưới 10%. Ngoài hai mã TCO và CLW, tuy nhiên, ngoài TCO thanh khoản tương đối tích cực thì CLW gần như không có giao dịch.

Đáng kể khác là PTL, khi vẫn tăng tốc sau khi là cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tuần trước với mức tăng hơn 30%.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu nhận án đình chỉ giao dịch bắt đầu từ 18/9 đều giảm sàn và đều là những mã giảm sâu nhất với AGM, TGG, IBD và HPX. Trong đó, HPX tuần này có phiên ngày 14/9 rất đáng chú ý khi nhà đầu tư bắt đáy, khớp lệnh tới hơn 83,2 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, cổ phiếu CMS có tuần thứ hai liên tiếp tăng vọt với thanh khoản tiếp tục luôn ở mức cao trong các phiên giao dịch. Tuần trước, cổ phiếu này đã tăng với hơn 45%.

Cổ phiếu KSV cũng đã tăng mạnh, thanh khoản nhích dần lên trong những phiên gần đây, sau thông tin sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 5/10 tới đây để trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 12%.

Trên UpCoM, tân binh GDA của CTCP Tôn Đông Á sau phiên đầu tiên giao dịch vào tuần trước ngày 7/9 tăng vọt 20% đã bị bán mạnh trong những phiên còn lại và ghi nhận 6 phiên giảm liên tiếp, khớp lệnh trung bình khoảng 0,2-0,3 triệu đơn vị/phiên.

nguồn bài viết: Top 10 cổ phiếu trong tuần | Tin nhanh chứng khoán

Cổ đông Coteccons sắp nhận cổ phiếu thưởng tỷ lệ 3:1

Doanh nghiệp sẽ phát hành 24,8 triệu cổ phiếu để thưởng cho cổ đông. Vốn điều lệ theo đó dự kiến tăng lên 1.036 tỷ đồng.

Một công trình bất động sản được Coteccons xây dựng. (ảnh Conteccons)

Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) thông báo ngày 29/9 đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ thực hiện 3:1, người sở hữu 3 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới.

Theo đó, doanh nghiệp dự kiến phát hành 24,8 triệu cổ phiếu để thưởng cho cổ đông. Nguồn thực hiện từ quỹ đầu tư phát triển trên báo cáo tài chính riêng năm 2022 đã được kiểm toán. Sau phát hành, vốn điều lệ doanh nghiệp dự kiến tăng từ 788 tỷ đồng lên 1.036 tỷ đồng.

Theo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên diễn ra vào tháng 4, doanh nghiệp không chia cổ tức tiền mặt năm 2022, thay vào đó tiến hành thưởng cổ phiếu tỷ lệ 3:1. Trong quá khứ, Coteccons thường chia cổ tức tiền mặt, riêng năm 2021 không chia và lần gần nhất tiến hành thưởng cổ phiếu là năm 2016.

Coteccons không chia cổ tức tiền mặt 2 năm gần đây trong bối cảnh thị trường xây dựng gặp khó. Kết quả kinh doanh đi xuống và doanh nghiệp cần giữ tiền lại để đảm bảo duy trì hoạt động, đón đầu cơ hội khi thị trường hồi phục.

Doanh nghiệp xây dựng chưa công bố BCTC soát xét bán niên 2023. Theo báo cáo tự lập, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần 6.749 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 52,3 tỷ đồng, gấp 10 lần.

Doanh thu tăng nhưng biên lợi nhuận gộp thu hẹp, lợi nhuận gộp giảm 44% xuống 157 tỷ đồng. Doanh thu tài chính cũng giảm 21%. Song, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh từ 449 tỷ đồng xuống 193 tỷ đồng đã giúp lợi nhuận tăng cao. Nguyên nhân là nhờ giảm chi phí trích lập dự phòng phải thu khó đòi từ 257 tỷ đồng xuống 68 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối quý II, Coteccons có tổng tài sản 21.375 tỷ đồng, tăng thêm 2.408 tỷ đồng so với đầu năm. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản là khoản phải thu ngắn hạn với 12.079 tỷ đồng, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 1.118 tỷ đồng. Doanh nghiệp có 1.882 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, 1.955 tỷ đồng tiền gửi hưởng lãi 4% đến 9,8%/năm.

Nguồn bài viết: Cổ đông Coteccons sắp nhận cổ phiếu thưởng tỷ lệ 3:1

Giao dịch mua 16 triệu cổ phiếu VHM (Vinhomes) của tổ chức liên quan đến ông Phạm Nhật Vượng có gì đặc biệt?

Kết phiên 18/9, cổ phiếu Vinhomes (VHM) đóng giảm còn 48.850 đồng/cp.

Như đã thông tin, CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam - đơn vị liên quan đến ông Phạm Nhật Vượng - Thành viên HĐQT CTCP Vinhomes (Mã VHM - HOSE) vừa đăng ký mua mới hơn 16 triệu cổ phiếu VHM nhằm nâng tỷ lệ sở hữu từ 0 lên 0,37% vốn.

Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận/ khớp lệnh từ 21/9 - 20/10. Tạm chiếu theo giá cổ phiếu VHM kết phiên 18/9 (mức 48.950 đồng), ước tính tổ chức trên cần chi khoảng 784 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ.

Dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử giao dịch cổ đông lớn là nội bộ, lần gần nhất VHM phát sinh giao dịch với cá nhân/tổ chức có liên quan đến Tập đoàn Vingourp (Mã VIC - HOSE) và các pháp nhân liên quan đã cách đây tròn 2 năm.

Cụ thể, ngày 6/9/2021, Tập đoàn Vingroup đã bán thành công gần 105 triệu cổ phiếu VHM qua đó giảm tỷ lệ sở hữu về 51,27% vốn (còn hơn 2,23 tỷ cổ phiếu). Thời điểm đó, VHM có giá gần 80.000 đồng/cp. Tuy nhiên, đó là giao dịch bán.

Thực tế, giao dịch mua gần nhất của Tập đoàn Vingroup và các cá nhân/tổ chức có liên quan tại cổ phiếu Vinhomes cách đây đã 31 tháng.

Cụ thể, ngày 9/3/2021, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Vinfast mua vào 89,8 triệu cổ phiếu VHM nâng sở hữu từ 0 lên 2,06% vốn. Toàn bộ số cổ phiếu này sau đó được bán ra cuối tháng 4 cùng năm. Trong thời điểm Vinfast thực hiện giao dịch, cổ phiếu VHM neo tại vùng giá 72.x - 74.x đồng.


Cơ cấu sở hữu tại Vinhomes thời điện hiện tại

Phiên 18/9/2023, cổ phiếu VHM đóng cửa giảm 3,1% còn 48.850 đồng/cp. Với thông tin giao dịch mới nhất, không ngoại trừ khả năng mã sẽ xuất hiện nhịp hồi phục trong những phiên tới.

Nguồn bài viết: Giao dịch mua 16 triệu cổ phiếu VHM (Vinhomes) của tổ chức liên quan đến ông Phạm Nhật Vượng có gì đặc biệt?

Doanh nghiệp bất động sản nhà Becamex IDC (BCM) sắp tăng vốn gấp 5 lần

Hiện, Becamex IDC (BCM) đang sở hữu 40% vốn điều lệ của doanh nghiệp bất động sản này.

Tổng CTCP Đầu tư và phát triển công nghiệp - Becamex IDC (HOSE: BCM) công bố nghị quyết về việc góp vốn vào công ty liên kết.

Theo đó, BCM dự kiến sẽ góp thêm 160 tỷ đồng nhằm tăng vốn điều lệ cho CTCP Becamex Bình Định để thực hiện Dự án đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng Becamex Bình Định. Sau góp vốn, tỷ lệ cổ phần của Becamex IDC tại công ty này vẫn giữ nguyên ở mức 40%.

Hiện, vốn điều lệ của Becamex Bình Định đang là 100 tỷ đồng, với việc góp thêm vốn của Becamex IDC và các cổ đông khác, vốn điều lệ của Becamex Bình Định sẽ tăng lên thành 500 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2023 của Becamex IDC, doanh nghiệp bất động sản này báo lãi sau thuế gần 48,9 tỷ đồng, giảm 96,52% so với cùng kỳ năm 2022.

Nguồn bài viết: Doanh nghiệp bất động sản nhà Becamex IDC (BCM) sắp tăng vốn gấp 5 lần

Tổng Công ty IDICO (IDC): Dự kiến chuyển nhượng dự án 470 tỷ cho Tập đoàn Aeon

Tổng Công ty IDICO (mã cổ phiếu IDC) vừa thông báo sẽ chi tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 20%. Tổng Công ty IDICO được kỳ vọng sẽ hoàn tất thương vụ chuyển nhượng dự án trị giá 470 tỷ cho Tập đoàn Aeon vào quý 4 này.

Tổng Công ty IDICO tạm ứng cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%

Tổng Công ty IDICO – Công ty Cổ phần (mã cổ phiếu IDC – sàn HNX) vừa cho biết sẽ chi tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, tương đương cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu IDC sẽ được nhận 2.000 đồng cổ tức. Ngày chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức là 29/9/2023 và ngày dự kiến thanh toán tạm ứng cổ tức là 13/10/2023.

Với gần 330 triệu cổ phiếu đang được lưu hành, ước tính Tổng Công ty IDICO sẽ cần chi gần 660 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức cho cổ đông đợt này. Theo đó, hai cổ đông lớn nhất của Tổng Công ty IDICO là Công ty Cổ phần Tập đoàn S.S.G (sở hữu 22,5% vốn) và Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bách Việt (sở hữu 11,9% vốn) sẽ lần lượt nhận về hơn 148 tỷ đồng và 79 tỷ đồng tiền cổ tức.


Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu IDC của Tổng Công ty IDICO từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, cổ đông Tổng Công ty IDICO đã thông qua việc chia cổ tức năm 2023 ở mức 40% bằng tiền mặt. Như vậy, doanh nghiệp này vẫn còn ít nhất 01 đợt chia cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 20%. Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 19/9, cổ phiếu IDC đạt 48.700 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 51% so với thời điểm đầu năm nay.

Dự kiến chuyển nhượng dự án 470 tỷ cho Tập đoàn Aeon

Tổng Công ty IDICO đã ký các biên bản ghi nhớ (MOU) cho thuê đất với nhiều khách hàng, tổng diện tích là 101,76 ha đất có thể cho thuê.

Tổng Công ty IDICO là một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam hiện nay với 727 ha đất công nghiệp cho thuê tại các tỉnh Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, và Thái Bình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng đang đầu tư mảng sản xuất điện với 02 dự án thuỷ điện (Srok Phu Miêng và Đăk Mi 3) có tổng công suất 114 MW cùng 03 trạm biến áp; và mảng thu phí BOT với 02 trạm BOT (BOT An Sương - An Lạc và BOT Quốc lộ 51).

Xét về hoạt động kinh doanh, luỹ kế 6 tháng đầu năm nay, Tổng Công ty IDICO ghi nhận hơn 3.550 tỷ đồng doanh thu thuần và 681 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt giảm 29% và giảm 59% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu thuần từ hoạt động hạ tầng khu công nghiệp, vốn đóng góp nhiều nhất trong cơ cấu doanh thu, giảm đến 48% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo chia sẻ của Tổng Công ty IDICO, nhiều hợp đồng cho thuê hạ tầng khu công nghiệp của doanh nghiệp hiện chưa đến thời điểm đáp ứng điều kiện ghi nhận doanh thu một lần theo quy định của Bộ Tài chính.

So với kế hoạch kinh doanh đề ra, sau 6 tháng đầu năm, Tổng Công ty IDICO mới hoàn thành 43% mục tiêu doanh thu và 20% mục tiêu lợi nhuận cả năm nay.

Xem thêm: “Đô thị Kinh Bắc (KBC) có thể thu về hơn 11.500 tỷ từ KCN Tràng Duệ 3” trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Được biết, trong 7 tháng đầu năm nay, Tổng Công ty IDICO đã ký các biên bản ghi nhớ (MOU) cho thuê đất với nhiều khách hàng, tổng diện tích là 101,76 ha đất có thể cho thuê – hoàn thành 101% kế hoạch theo kịch bản thận trọng trong năm nay. Các khách thuê lớn là Pepsico (20 ha tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh với giá thuê 130 USD/m2/chu kỳ thuê), Hyosung (25 ha tại Khu công nghiệp Phú Mỹ II với giá thuê 125 USD/m2/chu kỳ thuê).

Bên cạnh đó, theo SSI Research, Dự án Khu đô thị phường 6, TP. Tân An (Long An) thuộc công ty con IDICO Linco (Tổng Công ty IDICO sở hữu 51%) dự kiến sẽ được chuyển nhượng cho Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) để phát triển trung tâm thương mại. Giá trị giao dịch dự kiến đạt hơn 470 tỷ đồng, với tỷ suất lợi nhuận gộp 80%. Thỏa thuận dự kiến sẽ hoàn tất trong quý 4/2023.

Nguồn bài viết: Tổng Công ty IDICO (IDC): Dự kiến chuyển nhượng dự án 470 tỷ cho Tập đoàn Aeon

2 Likes

MÚC @nhadautuABC

Đếu. Riêng IDC thì không chơi. Nó lừa anh em quá nhiều rồi. Để xem lần này nó cầm cự được bao lâu

Fubon ETF đã giải ngân mua cổ phiếu Việt Nam trong 2 phiên liên tiếp

Động thái giải ngân trở lại của Fubon ETF diễn ra có phần trái ngược với động thái của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chung.

Fubon ETF đã giải ngân mua cổ phiếu Việt Nam trong 2 phiên liên tiếp

Số liệu từ Fubon FTSE Vietnam ETF cho biết trong phiên giao dịch 20/9, quỹ đã phát hành ròng 2,5 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng khoảng gần 1,1 triệu USD (25 tỷ đồng), qua đó đưa quy mô danh mục quỹ lên xấp xỉ 27 tỷ Đài Tệ (khoảng 844 triệu USD, tương đương 20.300 tỷ đồng).

Trong 2 ngày gần nhất (19-20/9), Fubon FTSE Vietnam ETF hút ròng tổng cộng 8,5 triệu USD, tương đương 85 tỷ đồng và toàn bộ số tiền này được giải ngân vào cổ phiếu Việt Nam.

Động thái hút ròng của Fubon ETF diễn ra có phần trái ngược với động thái của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chung. Dữ liệu giao dịch khối ngoại những phiên gần đây ghi nhận áp lực bán ròng duy trì với tổng giá trị khoảng 650 tỷ đồng chỉ trong hai phiên giao dịch.

Fubon FTSE Vietnam ETF là quỹ ETF được thành lập từ tháng 3/2021. Quỹ sử dụng chỉ số tham chiếu là FTSE Vietnam 30 Index, gồm 30 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất HoSE (điều kiện còn room ngoại). Tại ngày 20/9, cơ cấu danh mục của Fubon ETF ghi nhận HPG vẫn là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 9,98% (nắm giữ 71,9 triệu cổ phiếu), xếp tiếp theo lần lượt là VHM (9,51%), VNM (9,3%), VIC (9,2%), MSN (8,4%)…

Trước đó, quỹ ngoại này đã bị rút vốn liên tiếp trong khoảng 4 tháng. Sau hai phiên hút ròng, dòng vốn vào Fubon ETF từ đầu tháng 9/2023 tới nay thu hẹp đà rút ròng còn gần 25 triệu USD (~598 tỷ đồng). Luỹ kế từ đầu năm 2023, dòng tiền vào ETF này còn âm khoảng 11 triệu USD.

Số liệu tháng 9 tính tới thời điểm 20/9

Fubon FTSE Vietnam ETF bắt đầu hút ròng sau động thái cơ cấu danh mục tháng 9. Quỹ ngoại này đã thêm mới cổ phiếu bất động sản là PDR của Phát Đạt vào danh mục. Ở chiều ngược lại, Fubon FTSE Vietnam ETF không loại ra khỏi danh mục. Như vậy, sau kỳ cơ cấu này, số lượng cổ phiếu trong danh mục Fubon FTSE Vietnam ETF lên tới con số 30.

Nguồn bài viết: Fubon ETF đã giải ngân mua cổ phiếu Việt Nam trong 2 phiên liên tiếp

IDC vượt 50 nổ vôn dồi @nhadautuABC
------------------------------------> 8x

Vẫn không quan tâm. Em ăn con khác

Rồi mọi con đường vẫn đưa em đến với IDC thôi

Hai công ty riêng định bán hơn 46 triệu cổ phiếu VinFast, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sắp có thêm hơn 17 nghìn tỷ?

Tạm tính theo thị giá hiện tại của cổ phiếu Vinfast, trị giá khoảng 700 triệu USD.


Mới đây, VinFast đã công bố báo cáo bạch liên quan đến việc chào bán ra công chúng tổng cộng hơn 72 triệu cổ phiếu phổ thông chiếm 3,1% số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành tính đến ngày 20/9. Điều này bao gồm việc bán cổ phiếu của các cổ đông hiện hữu, phát hành cổ phiếu cho đối tác Gotion Inc. cũng như một số giao dịch phát hành khác theo các cam kết liên quan đến việc hợp nhất Black Spade Acquistion và phát hành để thực hiện chứng quyền.

Trong đợt chào bán này nổi bật nhất phải kể đến 2 công ty đầu tư riêng của ông Phạm Nhật Vượng là CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VIG) và Asian Star Trading & Investment (Asian Star) sẽ bán ra 46,29 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 2% số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Nếu tính theo mức giá cổ phiếu VFS hiện tại khoảng 16USD/cổ phiếu, tỷ phú Phạm Nhật Vượng dự thu về khoảng 17 nghìn tỷ đồng.

Được biết, sau khi hoàn tất các giao dịch chào bán, Vingroup cùng với VIG và Asian Star còn sở hữu khoảng 96,6% tương đương hơn 2,25 tỷ cổ phiếu phổ thông của hãng xe VinFast.
image
CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VIG) và Asian Star Trading & Investment (Asian Star) sẽ bán ra 46,29 triệu cổ phiếu.

Cổ phiếu phổ thông và chứng quyền của hãng được niêm yết trên Nasdaq Stock Market LLC (“Nasdaq”) với ký hiệu “VFS” và “VFSWW”. VinFast có tổng cộng hơn 2,3 tỷ cổ phiếu phổ thông đang lưu hành tính đến ngày 20/9 và hơn 3,6 triệu chứng quyền đang lưu hành tính đến ngày 18/9. Tính theo mức giá đóng cửa của cổ phiếu VFS trên sàn Nasdaq trong phiên giao dịch 22/9 là 15,63 USD/cp, số cổ phiếu mà VIG và Asian Star đăng ký bán có giá trị thị trường lên tới 723,5 triệu USD (khoảng 17.500 tỉ đồng).

VinFast cho biết hãng sẽ nhận được toàn bộ số tiền thu được từ việc chào bán cổ phiếu phổ thông theo đăng ký của VIG và Asian Star, sau khi trừ đi mọi khoản hoa hồng bán hàng, phí, phí môi giới, thuế và các chi phí liên quan khác. Số tiền thu được sẽ dựa trên giá bán cổ phiếu phổ thông của hãng trong báo cáo gần đây nhất.

Số tiền này được VIG và Asian Star chuyển cho VinFast theo cam kết của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo thỏa thuận tài trợ được ký trước đó, nhằm tạo khuôn khổ cho khoản tài trợ lên tới khoảng 1 tỷ USD.

Tính đến ngày 30/ 6, được biết khoảng 9,7 tỷ USD đã được sử dụng để tài trợ cho chi phí hoạt động và chi phí vốn của VinFast kể từ năm 2017 bởi Tập đoàn VinGroup, các công ty liên kết và các bên cho vay bên ngoài. Đồng thời, trước khi niêm yết cổ phiếu VFS trên sàn Nasdaq, Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng đã cam kết tài trợ cho hãng xe điện tổng số tiền lên tới 2,5 tỉ USD để phục vụ hoạt động kinh doanh. Khoản tiền này dự kiến sẽ được giải ngân trong vòng 1 năm tiếp theo.

Nguồn: Hai công ty riêng định bán hơn 46 triệu cổ phiếu VinFast, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sắp có thêm hơn 17 nghìn tỷ?