[Tin nóng] Bất động sản truyền kỳ

, , , , , , ,

Một cổ phiếu trên UPCoM tăng 140% trong tháng 9

(ĐTCK) Trên sàn UPCoM, cổ phiếu ghi nhận tăng giá mạnh nhất trong tháng 9 là mã chứng khoán CCT của CTCP Cảng Cần Thơ với giá đóng cửa cuối kỳ đạt 10.800 đồng, tăng 140% so với cuối tháng trước.

Tiếp theo là GSM của CTCP Thủy điện Hương Sơn với giá đóng cửa đạt 27.500 đồng, tăng 77,42 % so với cuối tháng trước.

Ngoài ra , trong nhóm tăng giá mạnh nhất còn có cổ phiếu MRF của CTCP Merufa , TBH của CTCP Tổng Bách hóa, LTC của CTCP Điện nhẹ Viễn thông.

image

Thị trường UPCoM tháng 9/2023 có diễn biến kém sôi động so với tháng trước. Chỉ số UPCoM-Index có xu hướng giảm, và giảm mạnh trong nửa cuối của tháng, đóng cửa tháng 9/2023 đạt 88,78 điểm, giảm 4,86% so với cuối tháng 8/2023. Thanh khoản thị trường cũng giảm mạnh, khối lượng giao dịch (KLGD) bình quân giảm 18,07%, đạt xấp xỉ 68,92 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị giao dịch (GTGD) bình quân giảm 16,02% so với tháng 8/2023, đạt hơn 1.046 tỷ đồng/phiên.

Về khối lượng giao dịch, 5 cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trong tháng là BSR, SBS, AAS, C4G, OIL với khối lượng giao dịch lần lượt là 228 triệu, 89 triệu, 74 triệu, 72 triệu và 46 triệu cổ phiếu.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh so với tháng 8/2023, với tổng GTGD đạt hơn 903 tỷ đồng, giảm xấp xỉ 74% so với tháng trước. Trong đó, giá trị mua vào đạt 515 tỷ đồng và bán ra 388 tỷ đồng, tính chung trong tháng 9/2023, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng xấp xỉ 126 tỷ đồng. Các cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều nhất là BSR, QNS, MPC, LTG, VEA. Các cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài bán nhiều nhất là VEA, QNS, OIL, MPC, BSR.

Giao dịch của khối tự doanh các CTCK đạt 363 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 2% so với tháng 8/2023, trong đó giá trị mua vào đạt 193,2 tỷ đồng, bán ra đạt 170,1 tỷ đồng.

Thị trường UPCoM trong tháng 9 đón nhận thêm 1 doanh nghiệp đăng ký giao dịch mới và có 2 doanh nghiệp hủy đăng để lên niêm yết trên HNX. Tại thời điểm cuối tháng 9/2023, tổng số doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên thị trường đạt 859 doanh nghiệp, giá trị đăng ký giao dịch đạt hơn 420.000 tỷ đồng. Giá trị vốn hóa thị trường tại ngày 30/9/2023 đạt hơn 1.075 nghìn tỷ đồng, tăng 1,57% so với tháng trước.

Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2023, KLGD bình quân trên thị trường UPCoM đạt 57,2 triệu cổ phiếu/phiên, GTGD bình quân đạt 777,3 tỷ đồng/phiên, giảm 13,98% về KLGD và 38,60% GTGD so với cùng kỳ năm 2022.

Nguồn: Một cổ phiếu trên UPCoM tăng 140% trong tháng 9 | Tin nhanh chứng khoán

Đất Xanh Services (DXS) chốt ngày phát hành 121 triệu cổ phiếu thưởng tăng vốn điều lệ

Cổ phiếu DXS hiện đang dừng ở mức 8.480 đồng/cp, giảm gần 30% sau chưa đầy một tháng nhưng vẫn cao hơn 26% so với thời điểm đầu năm.

Ngày 16/10 tới đây, CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Đất Xanh Services, mã DXS) sẽ chốt danh sách cổ đông đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Theo đó, công ty dự kiến phát hành tối đa 121 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 1.000:267, tương ứng cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu được nhận 267 cổ phiếu mới.

Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá tối đa là 1.210 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành từ nguồn thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối luỹ kế đến thời điểm ngày 31/12/2022 trên BCTC công ty mẹ đã kiểm toán của Đất Xanh Services. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của doanh nghiệp này sẽ tăng từ mức 4.531 tỷ đồng lên 5.741 tỷ đồng.

Ngoài phương án thưởng cổ phiếu, trong năm nay, Đất Xanh Services còn dự kiến phát hành 5 triệu cổ phiếu ESOP. Số lượng cổ phiếu phát hành thêm để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu sẽ được làm tròn xuống đến hàng đơn vị. Cổ phiếu lẻ phát sinh do làm tròn xuống sẽ bị huỷ bỏ, xem như không được phát hành.

Trên thị trường cổ phiếu DXS đã quay đầu giảm mạnh sau khi lên đỉnh 11 tháng. Thị giá DXS hiện đang dừng ở mức8.480 đồng/cp, giảm gần 30% sau chưa đầy một tháng nhưng vẫn cao hơn 26% so với thời điểm đầu năm.

Mới đây, DXS tiếp tục nằm trong danh sách cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ quý 4/2023 của HoSE. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC Hợp nhất soát xét bán niên năm 2023 là số âm.

Trước đó, ĐHĐCĐ bất thường của Đất Xanh Services diễn ra ngày 17/8 đã thống nhất thông qua việc Tập đoàn Đất Xanh (DXG) tăng tỷ lệ sở hữu mà không phải thực hiện chào mua công khai. Theo đó, Đất Xanh dự kiến sẽ nhận chuyển nhượng 27,5 triệu cổ phiếu DXS từ các quỹ thành viên của VinaCapital, Dragon Capital qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ 60% lên 66%. Giá giao dịch dự kiến theo thỏa thuận giữa các bên.

Về kết quả kinh doanh, theo BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2023, Đất Xanh Services ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 991 tỷ đồng, giảm 54% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp này lỗ ròng gần 61tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2022 lãi đến gần 475 tỷ đồng.

Nguồn: Đất Xanh Services (DXS) chốt ngày phát hành 121 triệu cổ phiếu thưởng tăng vốn điều lệ

Tập đoàn Đèo Cả: nợ phải trả 31.200 tỷ đồng, loạt công trình trọng điểm sẽ ra sao?

Gánh nặng nợ vay đang bào mòn lợi nhuận của Tập đoàn Đèo Cả.

Mới đây, ngày 3/7 vừa qua, hầm Núi Vung đã được Tập đoàn Đèo Cả đào thông, đánh dấu mốc quan trọng của hạng mục Dự án Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, tiến tới đưa toàn dự án hoàn thành trước 30/4/2024.

Dự án Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo khởi công vào tháng 11/2021 với tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, thời gian thi công 24 tháng. Hạng mục hầm Núi Vung có tổng vốn đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng, do Công ty CP cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo (Tập đoàn Đẻo Cả) làm nhà thầu thi công, thời gian thi công dự kiến là 30 tháng.

Nhắc tới Tập đoàn Đèo Cả, giai đoạn gần đây khi tiến độ các đường cao tốc thường xuyên được cập nhật, thì Tập đoàn Đèo Cả lại càng được nhắc tới nhiều hơn bởi đây là một trong số những doanh nghiệp “hiện diện” nhiều trên những đoạn cao tốc.

Nhận nhiều công trình trọng điểm, tình hình tài chính của Tập đoàn Đèo Cả đang ra sao?

Tập đoàn Đèo Cả: nợ phải trả 31.200 tỷ đồng, loạt công trình trọng điểm sẽ ra sao?

Nợ phải trả 31.200 tỷ đồng, chiếm 71% tổng tài sản

Báo cáo tài chính bán niên 2023 của Tập đoàn Đèo Cả ghi nhận tổng tài sản tăng khoảng 4,8% so với thời điểm đầu năm, lên 43.778 tỷ đồng, tương ứng khoảng 1,8 tỷ USD.

Trong số tài sản của Tập đoàn, lượng hàng tồn kho chỉ gần 1.200 tỷ đồng. Tài sản dài hạn 37.289 tỷ đồng, chiếm trên 85% tổng tài sản.

Tổng nợ phải trả 31.236 tỷ đồng, tăng 4,8% so với thời điểm đầu năm, tương ứng khoảng 1,3 tỷ USD. Trong số tổng nợ phải trả ghi nhận dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 1.589 tỷ đồng, tăng 382 tỷ đồng so với đầu năm; dư vay nợ thuê tài chính dài hạn 19.724 tỷ đồng, giảm 447 tỷ đồng so với đầu kỳ.

Gánh nặng nợ vay cũng bào mòn lợi nhuận. BCTC năm 2022 ghi nhận doanh thu thuần cả năm đạt 4.184 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế tăng 2% lên gần 419 tỷ đồng.

Còn 6 tháng đầu năm 2023 doanh thu Tập đoàn Đèo Cả đạt 1.919 tỷ đồng, giảm 2,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế tăng 19% lên 307 tỷ đồng.

Lãi hàng trăm tỷ, song so với quy mô vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Đèo Cả, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 10,67% vào năm 2022 và ở mức 6,61% trong nửa đầu năm 2023.

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận của Tập đoàn Đèo Cả là gánh nặng chi phí lãi vay. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2023 Đèo cả chi 360 tỷ đồng trả lãi tiền vay, tăng 32 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 6T/2023
Vốn chủ sở hữu 7.538 8.720 9.268
Nợ phải trả 28.644 29.824 31.233
Nợ trái phiếu 43 200 200
Lãi sau thuế 410 418 307

Trong các khoản nợ phải trả, có 200 tỷ đồng trái phiếu. Lô trái phiếu này đáo hạn vào tháng 10/2024, lãi suất 11,5%/năm, huy động để tài trợ dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Lô trái phiếu này được đảm bảo bởi hơn 22,9 triệu cổ phần của CTCP Đầu tư Hải Thạch B.O.T sở hữu tại CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả.

Chủ nợ lớn nhất của Tập đoàn Đèo Cả hiện nay là Ngân hàng Công thương (Vietinbank – mã chứng khoán CTG) với số dư nợ dài hạn 18.351 tỷ đồng. Ngoài ra còn hơn 935 tỷ đồng vay nợ tài chính ngắn hạn.

Những khoản phải thu ngắn hạn với các cá nhân

Báo cáo tài chính của Tập đoàn Đèo Cả ghi nhận công ty còn khoản “phải thu ngắn hạn” 3.397 tỷ đồng, giảm 150 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Đáng chú ý, trong số này có 1.132 tỷ đồng “phải thu về cho vay ngắn hạn” và 939 tỷ đồng “phải thu ngắn hạn khác”. Những khoản phải thu ngắn hạn này có nhiều khoản là phải thu với các cá nhân.

Cụ thể, năm 2023 phát sinh khoản “phải thu về cho vay ngắn hạn” với ông Đỗ Mạnh Hùng, số tiền 50 tỷ đồng.

Số tiền cho vay ngắn hạn với ông Vũ Văn Thành tăng từ 20 tỷ đồng đầu năm lên 30 tỷ đồng đến hết quý 2/2023.

Ngoài ra, các khoản “phải thu ngắn hạn khác” với các cá nhân với số tiền lớn hàng trăm tỷ đồng, như ông Phạm Đình Thuận (hơn 88 tỷ đồng); ông nguyễn Văn Tùng (hơn 54,8 tỷ đồng); ông Đinh Văn Chương (hơn 48 tỷ đồng).

Nửa đầu năm 2023 cũng phát sinh khoản phải thu ngắn hạn khác với bên liên quan, trong đó có khoản phải thu mới với ôngVõ Thụy Linh, Phó Chủ tịch HĐQT, (52 tỷ đồng).

Với ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn, vẫn duy trì khoản phải thu 50 tỷ đồng từ trước đó.

Những khoản phải thu với cá nhân này đều không được thuyết minh cụ thể.

Doanh nghiệp duy nhất trong hệ sinh thái đang giao dịch trên sàn

Tập đoàn Đèo Cả tiền thân là Công ty CP Đầu tư Xây dựng Cầu đường Sài Gòn, thành lập tháng 7/2015. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực: Đầu tư, xây dựng công trình hạ tầng giao thông; tổng thầu thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị,…

Tính đến 30/6/2023, Tập đoàn Đèo Cả có 8 công ty con, 4 công ty liên doanh liên kết và các văn phòng, xí nghiệp khác. Các công ty con của Tập đoàn phần lớn lập ra để quản lý các dự án thành phần như các dự án BOT, kinh doanh vật liệu xây dựng, thu phí BOT,…

Trong các công ty trong hệ sinh thái Tập đoàn Đèo Cả có 1 doanh nghiệp đã đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán là, Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã chứng khoán HHV). Hiện tại HHV đang giao dịch trên HoSE với thị giá quanh mức 16.800 đồng/cổ phiếu.

Tình hình kinh doanh của Giao thông Đèo Cả ghi nhận doanh thu lợi nhuận mới có sự khởi sắc mấy năm gần đây, trong đó năm 2021 cà 2022 lãi sau thuế xấp xỉ 300 tỷ đồng.

Tập đoàn Đèo Cả san rừng tự nhiên để mở đường?

Báo Tuổi trẻ Online đưa tin, Tập đoàn Đèo Cả bị Cơ quan chức năng mời làm việc khi hàng nghìn m2 rừng tự nhiên bị tàn phá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhằm phục vụ thi công hầm số 2,3 thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi, Hoài Nhơn đi xuyên rừng.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Tuổi trẻ Online, tuyến đường phục vụ thi công của Tập đoàn Đèo Cả có đoạn đi xuyên qua rừng keo sản xuất, và có đoạn xuyên qua rừng tự nhiên.

Trước đó hạt kiểm lâm Thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi phát hiện tuyến đường mở xuyên rừng, đã yêu cầu đơn vị này cung cấp hồ sơ liên quan đến vụ việc.

Liên quan vụ việc Tập đoàn Đèo Cả cho biết đang phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ vụ việc.

Nguồn: Tập đoàn Đèo Cả: nợ phải trả 31.200 tỷ đồng, loạt công trình trọng điểm sẽ ra sao?

Công ty của con gái chủ tịch Hoàng Quân mua 5% lượng cổ phiếu đăng ký vì thiếu tiền

CTCP Đầu tư Nam Quân đã mua 1 triệu cổ phiếu HQC của CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân trong ngày 5/10.

Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), CTCP Đầu tư Nam Quân cho biết mua 1 triệu cổ phiếu HQC trên tổng số 20 triệu cổ phiếu đăng ký (chiếm 5% lượng đăng ký), với lý do chưa sắp xếp được đủ nguồn tài chính.

Giao dịch được thực hiện ngày 5/10, theo phương thức giao dịch thỏa thuận. Trong phiên 5/10, cổ phiếu HQC ghi nhận hai giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng 1,02 triệu đơn vị và tổng giá trị 3,56 tỷ đồng (trung bình 3.500 đồng/cp).

Sau giao dịch, sở hữu của Đầu tư Nam Quân tại Địa ốc Hoàng Quân tăng từ 0,2% (tương đương 1 triệu cổ phiếu) lên 0,4% (2 triệu cổ phiếu).

Trước đó, cùng với lý do chưa sắp xếp được đủ nguồn tài chính, Đầu tư Nam Quân cũng chỉ mua thỏa thuận 1 triệu cổ phiếu HQC trên tổng số 20 triệu cổ phiếu đăng ký trong thời gian từ ngày 2/8 đến ngày 25/8.

Đầu tư Nam Quân là tổ chức do bà Trương Nguyễn Song Vân (Phó Tổng Giám đốc Hoàng Quân) làm Thành viên HĐQT. Bà Vân còn là con gái ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Hoàng Quân. Hiện cá nhân bà Vân không nắm giữ cổ phiếu HQC.

Trên thị trường, giá cổ phiếu HQC đang có nhịp điều chỉnh trong vòng một tháng qua. Kết phiên sáng 11/10, giá mã cổ phiếu này dừng tại 3.770 đồng/cp, mất hơn 24% giá trị sau một tháng giao dịch.

Diễn biến giá cổ phiếu HQC từ đầu năm đến nay. (Nguồn: VNDirect).

Nguồn bài viết: Công ty của con gái chủ tịch Hoàng Quân mua 5% lượng cổ phiếu đăng ký vì thiếu tiền

Tín dụng kinh doanh BĐS tăng nhanh, hơn 150.000 tỷ được bơm cho các dự án

Dư nợ kinh doanh bất động sản tính đến hết tháng 7 tăng trưởng gần 19%, có nghĩa các ngân hàng đã cho các chủ đầu tư dự án vay thêm hơn 150.000 tỷ đồng.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 7/2023, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực này đạt hơn 2,7 triệu tỷ đồng, tăng gần 5% so với cuối năm 2022.

Trong đó, dư nợ kinh doanh bất động sản trong 7 tháng đầu năm đã tăng trưởng 18,95%, vượt tốc độ tăng trưởng của cả năm 2022 (10,73%). Theo đánh giá, đây là mức tăng trưởng rất cao, gấp hơn 4 lần mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (4,54%).

Diễn biến trên cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường vừa qua đã bắt đầu phát huy tác dụng. Các khó khăn về mặt pháp lý của các dự án bất động sản đã dần được tháo gỡ, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của chủ đầu tư dự án.

Trong khi đó, dư nợ tín dụng tiêu dùng, tự sử dụng bất động sản chiếm 65% dư nợ tín dụng bất động sản lại giảm 1,36%. Đây là năm đầu tiên trong 3 năm gần đây xuất hiện xu hướng giảm, như cuối năm 2022 tăng hơn 31%.

Tính đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt khoảng 800.000 tỷ đồng. Như vậy, trong 7 tháng đầu năm 2023, các ngân hàng đã cho các chủ đầu tư dự án vay thêm hơn 150.000 tỷ đồng.

(Nguồn: SBV, H.L tổng hợp).

(Nguồn: SBV, H.L tổng hợp).

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia đánh giá, tín dụng kinh doanh bất động sản tăng cao trong khi tín dụng nhà ở tăng thấp, thậm chí giảm chứng tỏ nhu cầu thực giảm do thu nhập giảm, lãi suất cao, người dân thận trọng hơn.

Vị này cho rằng, hiện nay rất cần chú trọng điều tiết cung cầu, giá cả thị trường bất động sản và cần sớm giải quyết dứt điểm những vụ việc vướng mắc, vi phạm pháp lý còn tồn đọng để lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó cũng cần phân nhóm thị trường bất động sản để dễ dàng kiểm soát quản lý cung ứng, điều tiết đánh thuế phù hợp. Thị trường bất động sản có 4-5 phân khúc, từ đó phân nhỏ hơn để có hướng kiểm soát quản lý và đó cũng là nền tảng cho ngân hàng điều hành tín dụng phù hợp.

Còn theo đánh giá của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA nhiều doanh nghiệp bất động sản thì vẫn có nhu cầu vay tín dụng nhưng lại khó tiếp cận. Nguyên nhân chủ yếu là do các dự án bất động sản, nhà ở thương mại bị vướng pháp lý. Mặc dù các chủ đầu tư đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đã tạo lập được quỹ đất dự án phù hợp với quy hoạch nhưng lại chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư nên chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, chưa được giao đất, chưa được cấp phép xây dựng.

Trong khi đó, các ngân hàng thương mại thì yêu cầu doanh nghiệp phải có chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, phải có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, phải có Giấy phép xây dựng, dự án phải có tính khả thi thì mới được vay tín dụng.

Đại diện HoREA cho rằng, chỉ cần các ngân hàng thương mại xem xét “nới tay” một chút cho doanh nghiệp được vay tín dụng để bù đắp tài chính trong khi có dự án đầu tư bảo đảm tính khả thi hoặc có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của các thửa đất đã nhận chuyển nhượng trong dự án và doanh nghiệp chấp nhận thị giá của các sổ đỏ này do ngân hàng thương mại định giá sẽ giúp cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Giải pháp này cũng sẽ góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 14% của năm 2023. Bởi đến ngày 15/9, tăng trưởng tín dụng nền kinh tế mới đạt gần 12,6 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 5,56% so với cuối năm 2022, còn gần 1 triệu tỷ đồng có thể bơm vào nền kinh tế.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, nhà điều hành cho biết sẽ tiếp tục kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với phân khúc bất động sản cao cấp đang dư thừa nguồn cung, bất động sản không có nhu cầu thực, kinh doanh có tính chất đầu cơ làm giá, lũng đoạn thị trường bất động sản. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm tra, kiểm soát việc cấp tín dụng, sử dụng vốn, nhất là việc tập trung quá lớn tín dụng vào một số doanh nghiệp trong hệ sinh thái hoặc doanh nghiệp nội bộ có nguy cơ rủi ro lớn.

Nguồn bài: Tín dụng kinh doanh BĐS tăng nhanh, hơn 150.000 tỷ được bơm cho các dự án - Tạp chí Doanh Nhân VN

1 Likes

Ngân hàng cho vay liên tục, liệu có thanh khoản phục hồi trong năm nay không đây?

Cổ phiếu IDC tăng 7 phiên liên tiếp, Tổng Idico dự lãi 800 tỷ trong quý 3

Sau nhịp tăng 14%, giá cổ phiếu IDC (Idico) hiện lên cao nhất 1 năm.

Cổ phiếu IDC của Tổng CTCP Idico (sàn HNX) kết phiên giao dịch 12/10 tăng 4,5% lên mức 51.000 đồng/cp; khối lượng khớp lệnh gấp 2,5 lần trung bình 10 phiên trước đó, đạt gần 8,3 triệu cp.

Đáng nói, sau chuỗi 7 phiên tăng giá liên tiếp (+14%), giá IDC hiện giao dịch ở ngưỡng cao nhất 1 năm. Tính từ mức 28.900 đồng tại thời điểm đầu năm, cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp này đã tăng 76,5% giá trị.

Với phiên tăng giá gần nhất, cổ phiếu IDC chính thức xác nhận xu hướng tích cực ngắn hạn với giá mục tiêu tại ngưỡng 57.0 - 60.0 đồng (kháng cự cũ cuối tháng 8 năm ngoái).

Thông tin đáng chú ý:

Công ty TNHH Kinh doanh và Cho thuê nhà Tân Bách Việt vừa đăng ký mua 6 triệu cổ phiếu IDC từ ngày 10/10 - 9/11 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh nhằm nâng lượng sở hữu lên 11,59 triệu đơn vị (tỷ lệ 3,51% vốn)

Tân Bách Việt là doanh nghiệp do ông Đặng Chính Trung - Tổng Giám đốc Idico góp vốn và giữ vai trò HĐTV.

Trong báo cáo phân tích cập nhật, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đưa ra giá mục tiêu cổ phiếu IDC tại mức 59.500 đồng/cp với luận điểm Idico là doanh nghiệp khu công nghiệp có tài chính tốt, quỹ đất sẵn sàng cho thuê còn nhiều và nằm ở vị trí thuận lợi với mức giá cao.

IDC có quỹ đất sẵn sàng cho thuê dồi dào với hơn 677 ha diện tích đất có thể cho thuê, tập trung chủ yếu tại Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Ninh, Thái Bình.

Bên cạnh đó, IDC đang làm thủ tục để phát triển khoảng 2.000 ha đất khu công nghiệp ở các khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc và phía Nam. Kế hoạch mở rộng này sẽ đảm bảo dòng tiền tăng trưởng trong dài hạn của mảng khu công nghiệp.

Ngoài ra, IDC lên kế hoạch đầu tư khoảng 110 ha đất dành cho nhà xưởng và bắt đầu với khoảng 4,96 ha nhà xưởng xây sẵn tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 và 9,3 ha nhà xưởng xây sẵn và nhà kho xây sẵn tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh.

Mới đây, Công ty Chứng khoán BSC đã đưa ra ước tính kết quả kinh doanh quý 3/2023 của Idico với lợi nhuận trước thuế đạt 798 tỷ đồng, giảm 3% so với quý trước song tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng, ước tính công ty thu về gần 1.840 tỷ đồng lãi trước thuế - giảm gần 38% so với ghi nhận trong cùng thời điểm năm ngoái. Kết quả này tương đương 72,8% kế hoạch đã đề ra cho cả năm.

Nguồn: Cổ phiếu IDC tăng 7 phiên liên tiếp, Tổng Idico dự lãi 800 tỷ trong quý 3

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Một cổ phiếu sàn HOSE tăng gần 40%

Sau những tín hiệu hồi phục tại vùng 1.100 trong tuần trước, VN-Index ngược dòng tăng điểm trong phiên cuối tuần (13/10), qua đó nối dài chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp. Dòng tiền cũng có xu hướng chảy vào các cổ phiếu nhỏ để tìm kiếm cơ hội như ở nhóm bất động sản…

Kết thúc tuần 9/13-10,VN-Index tăng 26,19 điểm (+2,32%) lên mức 1.154,73 điểm với tâm lý ngắn hạn cải thiện tốt hơn. HNX-INDEX cũng duy trì 5 phiên giao dịch tăng điểm liên tiếp lên mức 239,05 điểm (+3,73%).

Thanh khoản trên sàn HOSE đạt 69.569,45 tỉ đồng, giảm 5% so với tuần trước, khối lượng giao dịch giảm 9,5%. Khối lượng giao dịch giảm mạnh hơn thể hiện mức độ phục hồi vẫn kém ở các mã vốn hóa nhỏ. Thanh khoản HNX tăng 7,0% với 9.355,49 tỉ đồng, gia tăng tích cực ở nhóm cổ phiếu dầu khí, khu công nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài gia tăng bán ròng tuần thứ 6 liên tiếp trên HOSE, giá trị bán ròng tăng với 1.905,96 tỉ đồng; mua ròng khá tốt trên HNX với giá trị 153,08 tỷ đồng.

Trong tuần qua, thị trường đón nhận nhiều thông tin như: Ngân hàng Nhà nước cho biết dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng gần 7% (cùng kỳ năm 2022 tăng 11,05%). Tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 177,693 tỷ đồng (tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2022).

Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 0,4% trong tháng 9 và cao hơn 3,7% so với một năm trước, CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng đã tăng 4,1% so với cùng kỳ và tăng 0,3% so với tháng 8, phù hợp với dự đoán.

Theo Bloomberg, Bắc Kinh đang có kế hoạch bơm 1 nghìn tỷ NDT (137 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế. Ngoài ra, mới đây, quỹ đầu tư quốc gia nước này cũng mua một loạt cổ phiếu các ngân hàng lớn nhằm “giải cứu” TTCK.

Trong tuần nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su có diễn biến tích cực, nổi bật so với thị trương chung khi nhiều mã tăng giá tốt, vượt vùng giá đỉnh cũ, thanh khoản gia tăng như IDC (+11,70%), SZC (+9,60%), DPR (+9,06%), DTD (+8,93%), VGC (+5,88%)… ngoài BCM (-4,035), SZN (-0,74%0, D2D (-0,37%)…

Các cổ phiếu dầu khi cũng có diễn biến nổi bật, vượt trội so khi nhiều mã bắt đầu có những thông tin kết quả kinh doanh tăng trưởng, nhiều mã vượt đỉnh giá năm 2022 như PVD (+10,27%), PVT (+8,51%), PVS (+8,42%)… Các cổ phiếu phân bón, hóa chất cũng có diễn biến tích cực, vượt đỉnh gần nhất, thanh khoản cải thiện tốt như CSV (+8,41%), DGC (+4,53%)… BFC (+7,77%), LAS (+4,51%), DCM (+4,40%), DPM (+4,07%)…

Trong khi đó nhóm cổ phiếu bất động sản có diễn biến phục hồi kém hơn so với thị trường, phân hóa mạnh với thanh khoản suy giảm sau 4 tuần liên tiếp giảm điểm mạnh, một số mã phục hồi tăng giá tốt với QCG (+17,17%), LGL (+14,25%), CEO (+12,97%), PDR (+12,77%), NHA (+12,34%), DXG (+9,88%)… ngoài các mã điều chỉnh như D11 (-3,52%), SJS (-1,93%).

Trên sàn HOSE, Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn ghi nhận mức tăng cao nhất là 38% và thấp nhất là 13%. Nổi bật là cổ phiếu VAF của Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển tăng mạnh nhất với 4/5 phiên tăng trần. Tính chung cả tuần, thị giá VAF tăng 38% lên ở mức 15.000 đồng/cp, tiến sát vùng đỉnh 18 tháng. So với thời điểm đầu năm, cổ phiếu này đã tăng gần 84%.

Cổ phiếu QCG của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai được mua bắt đáy mạnh mẽ sau khi thuộc nhóm giảm sâu nhất sàn với mức giảm hơn 14% trong tuần trước.

Ngược lại, nhiều cổ phiếu trên sàn HOSE ghi nhận mức giảm phổ biến 6% - 10%, áp lực bán mạnh nhất tại cổ phiếu L10.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Một cổ phiếu sàn HOSE tăng gần 40%

Trên sàn HNX, Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất cũng có mức tăng từ 14-37%. Trong đó, nổi bật là cổ phiếu PEN của Công ty CP Xây lắp III Petrolimex khi tăng trần 3 phiên trong tuần qua, thị giá PEN tăng 37% lên mức 10.800 đồng/cp. Dù vậy, thanh khoản chỉ vỏn vẹn vài trăm đến hơn nghìn cổ phiếu khớp lệnh trong phiên.

Trái lại, nhiều cổ phiếu cũng ghi nhận mức giảm từ 10% - 26% trên HNX.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Một cổ phiếu sàn HOSE tăng gần 40%

Tại thị trường UPCOM, biên độ giao dịch rộng hơn nên hàng loạt cổ phiếu có biên độ tăng mạnh từ 20%-108% trong tuần qua. Nổi bật nhất là cổ phiếu TEL của Công ty CP Phát triển Công trình Viễn thông có mức tăng vượt trội với cả năm phiên đều tăng kịch trần. Tuy nhiên, thanh khoản “lẹt đẹt” với phiên cao nhất chỉ 20.000 cổ phiếu, phiên thấp nhất vỏn vẹn 100 cổ phiếu.

Ngược chiều giảm, nhiều mã tại UPCOM ghi nhận mức giảm từ 16% - 34%. Đáng chú ý là cổ phiếu TLI của Công ty CP May Quốc tế Thắng Lợi “rơi điểm” mạnh với liên tiếp những phiên nằm sàn.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tại UPCom

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Một cổ phiếu sàn HOSE tăng gần 40%

Trên thị trường phái sinh, kỳ hạn VN30F2310 kết thúc tuần ở mức 1.161,1 điểm, mức chênh lệch gia tăng âm -5,56 điểm so với VN30, khối lượng giao dịch giảm mạnh trong tuần, khối lượng mở OI xu hướng giảm, thể hiện mức độ đầu cơ trong phiên giảm mạnh, dịch chuyển trở lại thị trường cơ sở khi có nhiều vị thế sinh lợi ngắn hạn tốt.

Các kỳ hạn lớn hơn VN30F2311, VN30F2312, VN30F2403 chênh lệch từ -6,76 điểm đến -19,06 điểm, mức chênh lệch giữa các kỳ hạn gia tăng, cho thấy các trader lại nghiên về khẳ năng điều chỉnh của VN30 và phòng ngừa rủi ro ở các kỳ hạn lớn khi kỳ hạn VN30F2310 sẽ đáo hạn trong cuối tuần sau.

Nguồn bài viết: Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Một cổ phiếu sàn HOSE tăng gần 40%

FLC mua lại thành công gần 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

FLC mua lại thành công gần 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Tổng giá trị trái phiếu được FLC mua lại là 983 tỷ đồng.

Cập nhật từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Tập đoàn FLC (mã FLC) đã công bố kết quả mua lại trái phiếu trước hạn.

Cụ thể, FLC đã mua lại trước hạn 153 tỷ đồng trái phiếu của mã FLCH2123003 trong khoảng thời gian từ ngày 30/12/2020 – 15/9/2023. Đây là trái phiếu có kỳ hạn 24 tháng, mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu, sẽ đáo hạn vào ngày 28/12/2023. Sau giao dịch mua lại, lượng trái phiếu lưu hành giảm xuống còn 997 tỷ đồng.

Đồng thời, FLC đã mua lại toàn bộ lượng trái phiếu đang lưu hành của hai mã FLCH2124002 với 430 tỷ đồng và FLCH2023001 với 400 tỷ đồng. Đây là hai mã trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, dự kiến đáo hạn vào 4/10/2024.

Như vậy, tổng giá trị trái phiếu được FLC mua lại là 983 tỷ đồng.

FLC mua lại thành công gần 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn - Ảnh 1.

Liên quan tới FLC, doanh nghiệp vừa thông báo đã nhận 19 quyết định về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của Cục thuế TP Hà Nội bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tại các ngân hàng. Tổng số tiền bị cưỡng chế khoảng gần 82 tỷ đồng từ các tài khoản của FLC tại nhiều ngân hàng.

Ở diễn biến khác, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) trong động thái mới nhất đã có thông báo đơn vị được ủy thác đã hoàn tất thu về toàn bộ số công nợ từ CTCP Tập đoàn FLC (FLC) với số tiền hơn 304 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 12/10/2023, HBC đã thu hồi tổng cộng số tiền hơn 304 tỷ đồng, bao gồm tiền mặt với tổng số tiền hơn 270 tỷ đồng, bất động sản tại dự án khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn được chuyển nhượng cho HBC để cấn trừ cho 34 tỷ đồng nợ còn lại.

Bên cạnh việc thu hồi toàn bộ công nợ từ FLC, HBC cũng cho biết sắp tới có thể thu về tổng cộng 262 tỷ đồng tiền nếu thắng kiện.

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) trong ngày 17/10 đã thông báo đấu giá tài sản gắn liền với đất thuộc khu đô thị du lịch sinh thái FLC, phường Quảng Cư, TP Sầm Sơn, Thanh Hóa. Đơn vị tổ chức đấu giá là Công ty Đấu giá Hợp danh Thành Trí.

Trong danh mục tài sản này sẽ bán chung toàn bộ, không bán riêng lẻ, dự kiến tổ chức vào ngày 20/10. Giá khởi điểm của tài sản là hơn 549 tỷ đồng, tiền đặt trước là 27 tỷ đồng. Hồi tháng 9, OCB từng thông báo đấu giá loạt tài sản nói trên với mức giá khởi điểm hơn 610 tỷ đồng.

Nguồn: FLC mua lại thành công gần 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Quỹ đầu tư của Mỹ cam kết mua tối đa 1 tỷ USD cổ phiếu VinFast

Yorkville, quỹ quản lý chuyên đầu tư vào công ty niêm yết, vừa cam kết, trong vòng 36 tháng, bất cứ khi nào VinFast yêu cầu sẽ mua tối đa 1 tỷ USD cổ phiếu phổ thông VFS.

VinFast Auto (VFS) vừa cho biết đã ký kết thỏa thuận với quỹ YA II PN (Yorkville) về việc mua cổ phiếu VFS. Theo thỏa thuận, VinFast có quyền yêu cầu Yorkville mua tới 1 tỷ USD cổ phiếu phổ thông VFS, vào bất kỳ thời điểm nào trong 36 tháng. Các điều khoản về giá mua không được đề cập.

Yorkville Advisors là quỹ quản lý đầu tư của Mỹ có hơn 20 năm kinh nghiệm đầu tư vào các công ty niêm yết. Tiêu chí đầu tư của Yorkville tập trung vào đội ngũ quản lý, các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp và các chỉ số giao dịch chứng khoán.

VFS bắt đầu giao dịch trên sàn Nasdaq của Mỹ từ 15/8.

“VinFast là một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực xe điện. Yorkville rất hào hứng khi được tham gia vào quá trình phát triển và tăng tưởng của VinFast”, ông Mark Angelo, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của Yorkville, cho biết.

Theo ông David Mansfield, Giám đốc tài chính VinFast, nguồn vốn mới từ thoả thuận này sẽ đem đến cho nhà phát triển xe điện này sự linh hoạt và chủ động, nhằm tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cầu, đồng thời cải thiện tính thanh khoản của cổ phiếu công ty.

Mới đây, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup (VIC), đã công bố tặng 99,8% cổ phần của công ty sản xuất pin VinES - doanh nghiệp có vốn điều lệ 6.500 tỷ đồng - cho VinFast.

Trước đó, vào cuối tháng 4, Chủ tịch Vingroup đã công bố tặng 1 tỷ USD cho VinFast từ nguồn tài sản cá nhân. Cùng với ông Vượng, Tập đoàn Vingroup cũng thông báo tài trợ không hoàn lại lên tới 500 triệu USD và cho vay khoản tiền lên tới 1 tỷ USD.

Tính đến cuối tháng 9, Vingroup đã giải ngân khoản vay khoản vay 23.000 tỷ đồng và trong tháng 9, ông Phạm Nhật Vượng cũng tặng 7.000 tỷ đồng cho VinFast.

Trong 6 tháng tới, nhà sản xuất ôtô điện của Việt Nam dự kiến nhận thêm 12.000 tỷ đồng tài trợ không hoàn lại từ Vingroup. Bên cạnh đó, hai cổ đông kiểm soát bởi Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Asian Star Trading & Investement và Tập Đoàn Đầu Tư Việt Nam (VIG), sẽ tặng cho VinFast toàn bộ số tiền ròng thu được từ bán 46 triệu cổ phiếu VFS.

Tổng nguồn tiền VinFast kỳ vọng nhận về trong các quý tiếp theo có thể đạt 29.000 tỷ đồng.

Nguồn: Quỹ đầu tư của Mỹ cam kết mua tối đa 1 tỷ USD cổ phiếu VinFast - VnExpress Kinh doanh

Gần 30 triệu cổ phiếu VHM nằm sàn sau giao dịch bất thành của ông Phạm Nhật Vượng

Mở cửa phiên giao dịch 26/10, cổ phiếu VHM bất ngờ sàn cứng với số lượng kê bán gần 15 triệu đơn vị

Mở cửa phiên giao dịch 26/10, chỉ số VN-Index bất ngờ giảm sâu với hơn 300 mã cổ phiếu chìm trong sắc đỏ. Ghi nhận tại thời điểm 9h30 phút, VN-Index giảm gần 30 điểm với thanh khoản tương đối mạnh. Đà giảm của thị trường chủ yếu chịu tác động tiêu cực từ cổ phiếu Vinhomes (HOSE: VHM).


Báo cáo kết quả giao dịch của ông Phạm Nhật Vượng.

Mở cửa phiên ATO, cổ phiếu VHM bất ngờ lộ sàn với số lượng dư bán lên tới hơn 9 triệu đơn vị. Đến phiên tiếp diễn, số lượng dư bán đã lên tới gần 30 triệu đơn vị. Đà giảm của cổ phiếu VHM diễn ra trong bối cảnh công ty riêng của gia đình ông Phạm Nhật Vượng không thực hiện mua đủ số lượng cổ phiếu đã đăng ký.

Việc nằm sàn của VHM trong sáng nay đã tạo ra tác động tới toàn thị trường chung, gây ảnh hưởng tâm lí tới các cổ phiếu cùng ngành. Tại thời điểm 9h30 sáng, DIG, HDC, DXG, CEO, NLG, NVL,… đồng loạt chìm trong sắc đỏ với đà giảm trên 4%.

Kết thúc quý 3/2023, VHM ghi nhận tổng doanh thu thuần hợp nhất đạt 32.700 tỷ đồng, tăng tới 84% so với cùng kỳ năm 2022. Vinhomes cho biết, kết quả tăng trưởng ấn tượng này được thúc đẩy bởi việc bàn giao 2.400 căn bất động sản thấp tầng tại đại dự án Vinhomes Ocean Park 3 theo đúng kế hoạch.

Theo đó, lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu thuần hợp nhất của Vimhomes đạt 94.600 tỷ đồng. Tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi (bao gồm doanh thu từ các hoạt động của Vinhomes, các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và chuyển nhượng bất động sản được ghi nhận vào doanh thu tài chính) đạt 108.400 tỷ đồng, tăng 118% so với cùng kỳ, phần lớn nhờ bàn giao đúng tiến độ hai dự án Vinhomes Ocean Park 2 và 3.

Sau cùng, doanh nghiệp báo lãi sau thuế luỹ 9 tháng đầu năm đạt 32.400 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ. Được biết, năm 2023, Vinhomes đặt mục tiêu đạt mức doanh thu kỷ lục 100.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 30.000 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã hoàn thành gần 95% mục tiêu doanh thu và đã vượt 8% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Tại thời điểm 30/9/2023, tổng tài sản của Vinhoems đạt 417.000 tỷ đồng, tăng 15% so với tại thời điểm 31/12/2022, còn vốn chủ sở hữu ghi nhận ở mức 181.000 tỷ đồng, tăng 22%.

Bên cạnh kết quả kinh doanh ấn tượng, Vinhomes cho biết, trong quý III, doanh nghiệp đã cho ra mắt loại hình sản phẩm mới với chính sách hấp dẫn và được khách hàng đón nhận tích cực. Theo đó, các căn thương mại thấp tầng tại tổ hợp Mega Grand World thuộc Thành phố Ocean City đã nhận được 500 đăng ký nguyện vọng từ khách hàng sau khi được giới thiệu ra thị trường vào tháng 7.

Với mục tiêu phát triển Ocean City thành điểm đến mua sắm – vui chơi – giải trí quy mô bậc nhất miền Bắc, ngày 23/9/2023, Vinhomes đã phối hợp với “người anh em” Vincom Retail tổ chức lễ ký kết đối tác khách thuê chiến lược với sự tham gia của gần 20 thương hiệu lớn ngành F&B và 500 khách hàng tiềm năng cho phân khu này. Doanh nghiệp này khẳng định, đây không chỉ là bước đà quan trọng cho sự phát triển của thương hiệu thành phố điểm đến Ocean City mà còn là nỗ lực của Vinhomes trong việc tạo ra giá trị dài hạn cho khách hàng.

Vinhomes cho biết thêm, sau một tháng chào thuê kể từ tháng 9/2023, Tổ hợp thương mại dịch vụ The Center Point được ra mắt tại Vinhomes Ocean Park 2 cũng đạt công suất cho thuê 100% với hơn 200 thương hiệu thuộc nhiều ngành hàng.

Bên cạnh đó, các hoạt động thi công cũng được Vinhomes triển khai mạnh mẽ và hiệu quả. Tiêu biểu nhất phải kể đến lễ cất nóc Vinhomes Sky Park (TP. Bắc Giang) được tổ chức vượt kế hoạch vào tháng 9 vừa qua.

Nguồn: Gần 30 triệu cổ phiếu VHM nằm sàn sau giao dịch bất thành của ông Phạm Nhật Vượng

Link văn bản: https://storage.googleapis.com/vinhomes-data-02/VIG-%20Bao%20cao%20ket%20qua%20giao%20dich%20co%20phieu%20VHM%20cua%20NCLQ%20cua%20NNB_23102023-%20ban%20CBTT_1698112126.pdf

Khẩn trương gỡ khó cho bất động sản (*): Thúc tiến độ gói 120.000 tỉ đồng

Cần đẩy nhanh thủ tục cấp phép cho các dự án nhà ở xã hội và tăng cường quỹ đất cho phân khúc này

Theo Công điện 993/CĐ-TTg ngày 24-10 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng rà soát kỹ các thủ tục điều kiện cho vay thuận lợi, thông thoáng, kiểm soát được và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình tín dụng 120.000 tỉ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng chung cư cũ.

Nhiều dự án vẫn nằm trên giấy

Chỉ đạo của Thủ tướng được đưa ra trong bối cảnh gói hỗ trợ 120.000 tỉ đồng sau nửa năm triển khai mới giải ngân được 83 tỉ đồng, tức chưa đến 0,07%. Trong khi đó, gói hỗ trợ này vốn được kỳ vọng có thể kích thích thị trường bất động sản phục hồi bên cạnh những chính sách hỗ trợ khác của Chính phủ.

Khẩn trương gỡ khó cho bất động sản (*): Thúc tiến độ gói 120.000 tỉ đồng - Ảnh 1.

Một dự án nhà ở xã hội tại TP HCM .Ảnh: TẤN THẠNH

Lý giải về việc chậm trễ trong giải ngân gói hỗ trợ gói tín dụng 120.000 tỉ đồng, một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chỉ ra vấn đề nằm ở thủ tục xây dựng các dự án NƠXH rất phức tạp, mất nhiều thời gian để hoàn thiện.

Nhiều địa phương còn đang trong quá trình tổng hợp danh mục dự án và nhu cầu của chủ đầu tư nên chưa công bố danh mục. Đặc biệt, nguồn thu nhập của khách hàng mua nhà ở bị sụt giảm do ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế, sản xuất - kinh doanh khó khăn.

TS Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP HCM, cho biết các dự án NƠXH phần lớn vẫn đang nằm trên giấy, dẫn tới nhu cầu thị trường có nhưng nguồn cung chưa đáp ứng đủ. Chưa kể, các doanh nghiệp (DN) cũng không mặn mà đầu tư dự án NƠXH vì biên lợi nhuận thấp hơn nhiều so với xây dựng các dự án nhà ở thương mại.

Thực tế là thị trường bất động sản đang dư thừa dự án căn hộ ở phân khúc cao cấp, trong khi thiếu vắng dự án nhà ở thương mại, NƠXH giá phù hợp nhu cầu và thu nhập của người dân.

“Để tăng nguồn cung nhà ở phân khúc này, cần đẩy nhanh thủ tục cấp phép cho các dự án NƠXH, tăng cường quỹ đất, có chính sách hỗ trợ chủ đầu tư để họ sẵn sàng tham gia. Giai đoạn trước đây, không ít DN bất động sản lớn cam kết đầu tư vào dự án NƠXH nhưng việc triển khai lại không đơn giản và đến giờ, số lượng dự án phân khúc này chưa như kỳ vọng của thị trường” - TS Nguyễn Hữu Huân nhận xét.

Ông Michael Kokalari, chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital, nhận định nút thắt đầu tiên mà các chủ đầu tư đang phải đối mặt khi xây thêm chung cư, đơn vị nhà ở là quy trình phê duyệt và quy hoạch - vốn luôn khắt khe, nhất là trong những năm gần đây. Các chủ đầu tư cũng đang rất cần được hỗ trợ tài chính cho các hoạt động thu mua đất, quỹ đất và xây dựng dự án - việc này cũng làm chậm tiến độ dự án nhà ở.

Thời gian qua, Chính phủ đã có những nỗ lực nhằm giảm bớt trở ngại mà các nhà phát triển bất động sản đang gặp phải khi xin phê duyệt cần thiết để tiến hành triển khai dự án. Những nỗ lực đó một phần xuất phát từ hoạt động phát triển bất động sản chậm lại, làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng. Điều này cũng gây sức ép lên mức chi tiêu của người dân.

Ở góc nhìn khác, đại diện Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng các chính sách hiện nay còn bất cập, thiếu đồng bộ, tạo rào cản đối với chủ đầu tư khi tiếp cận dự án NƠXH. Chẳng hạn, Nghị định 49/2021/NĐ-CP quy định dự án nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2 ha trở lên tại đô thị loại đặc biệt và loại I, từ 5 ha trở lên tại đô thị loại II và loại III phải dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng NƠXH.

Trong khi đó, ở các đô thị lớn như TP HCM rất khó thực hiện quy định này. Chưa kể, không phải dự án nhà ở thương mại nào cũng phù hợp xây dựng NƠXH trong cùng dự án, nhất là đối với dự án nhà ở trung và cao cấp. Do đó, nếu dự án không thể triển khai thì việc vay vốn lãi suất thấp cũng không có ý nghĩa.

Rút ngắn thủ tục cấp phép

Dưới góc độ DN, ông Nguyễn Hồng Lương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP NƠXH TP HCM, cho rằng để hiện thực hóa chủ trương của Chính phủ và đạt được mục tiêu của đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, TP HCM cần phải chuẩn bị tốt quỹ đất và nguồn vốn. Đặc biệt, cần có cơ chế, chính sách và nguồn vốn để người thu nhập thấp vay vốn với lãi suất thấp, thời gian vay dài hạn (15 - 20 năm) để mua và thuê NƠXH.

Ông Lương kiến nghị UBND TP HCM lập ban điều hành thực hiện chương trình NƠXH để có thể phối hợp với các sở, ban, ngành của thành phố và các tập đoàn, DN kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; có cơ chế, giải pháp cụ thể rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng…, nhằm thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện chương trình.

Ở góc độ địa phương, ông Phạm Đăng Hồ, Trưởng Phòng Quản lý nhà ở và thị trường bất động sản - Sở Xây dựng TP HCM, cũng nêu những bất cập, vướng mắc khi thực hiện dự án NOXH như trên. Theo ông, thời gian thực hiện NƠXH kéo dài là vì thủ tục qua nhiều cơ quan. Do đó, kiến nghị xây dựng quy trình giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án NƠXH…

Ông Phạm Đăng Hồ cho rằng cần công bố công khai danh mục dự án đầu tư xây dựng NƠXH độc lập; phải lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu để DN quan tâm, đề xuất tham gia. Bên cạnh đó, rà soát, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm đủ quỹ đất để triển khai các dự án xây dựng NƠXH, nhà ở công nhân theo quy định.

Sở Xây dựng kiến nghị cho phép thành lập DN chuyên biệt trực thuộc UBND TP HCM để đầu tư phát triển NƠXH trên địa bàn; đề xuất nghiên cứu xây dựng đề án hình thành quỹ tiết kiệm nhà ở để tạo suất vốn đầu tư xây dựng NƠXH từ chính đối tượng có nhu cầu.

() Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 26-10*

Chủ đầu tư khó tiếp cận khoản vay

Liên quan nhiều dự án trên địa bàn chưa được tham gia gói hỗ trợ 120.000 tỉ đồng, Sở Xây dựng cho biết các chủ đầu tư đã nêu một số vướng mắc như: khi tiếp cận hồ sơ thẩm định, các ngân hàng có quy định riêng về điều kiện vay, nhằm bảo đảm thu hồi khoản cho vay theo quy định.

Cụ thể, dự án NƠXH, nhà ở công nhân phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ đầu tư phải tuân thủ quy định của Luật Đất đai 2013. Do đó, chủ đầu tư không thể dùng khu đất dự án NƠXH làm tài sản bảo đảm để vay vốn tại ngân hàng thương mại cho chính dự án NƠXH trên đất, mà phải dùng tài sản khác thế chấp.

Ngoài ra, hầu hết chủ đầu tư dự án NƠXH sau khi có quyết định giao đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không đủ thành phần hồ sơ để vay theo quy định của ngân hàng.

Nguồn bài viết: Khẩn trương gỡ khó cho bất động sản (*): Thúc tiến độ gói 120.000 tỉ đồng - Báo Người lao động

Bộ Công an yêu cầu UBCKNN nhận diện và lập danh sách ‘đội lái’

(ĐTTCO) - Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, đang có các sơ hở, thiếu sót của quy định pháp luật về hoạt động chứng khoán, để các đối tượng lợi dụng, thực hiện hành vi phạm tội.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại CTCP Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan, đồng thời chuyển hồ sơ đề nghị truy tố 21 bị can.

Hình phạt thao túng chứng khoán vẫn còn nhẹ

Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra thấy rằng, đang có các sơ hở, thiếu sót của quy định pháp luật về hoạt động chứng khoán, để các đối tượng lợi dụng, thực hiện hành vi phạm tội.

Theo đó, hiện nay, việc mở tài khoản chứng khoán dễ dàng và không kiểm soát, các đối tượng đã lợi dụng thuê, nhờ người khác đứng tên mở tài khoản để mua bán, tạo cung cầu giả, đẩy giá lên cao, bán ra thu lợi bất chính.

Ngoài ra, việc kiểm soát vay vốn theo hình thức hợp tác đầu tư còn nhiều sơ hở, các đối tượng đã lợi dụng công ty chứng khoán và công ty thứ ba để lách luật, ký hợp đồng cho khách hàng vay (dưới hình thức hợp tác đầu tư góp vốn khác) với lãi suất hưởng cố định nhằm thu lợi; từ đó, các đối tượng có nguồn tiền giao dịch, mua bán, đẩy giá, thao túng mã chứng khoán, thu lợi bất chính.

![Theo cơ quan điều tra, hình phạt tội “Thao túng thị trường chứng khoán” hiện nay còn nhẹ ảnh 1](https://image.sggp.org.vn/w800/Uploaded/2023/kvaybun/2023_10_28/trinh-van-quyet-2933.jpeg “Theo cơ quan điều tra, hình phạt tội “Thao túng thị trường chứng khoán” hiện nay còn nhẹ ảnh 1”)
Theo cơ quan điều tra, hình phạt tội “Thao túng thị trường chứng khoán” hiện nay còn nhẹ

Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng cho rằng, tội phạm “Thao túng thị trường chứng khoán" diễn ra rất tinh vi, có tính tổ chức, phức tạp, liên quan nhiều đối tượng, ảnh hưởng lớn đến thị trường và thiệt hại lớn cho nhà đầu tư, chính sách quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, Bộ Luật Hình sự hiện hành quy định mức phạt đối với loại tội phạm này còn thấp: Phạt tiền cao nhất 4 tỷ đồng, phạt tù cao nhất là 7 năm tù giam, thuộc loại tội phạm nghiêm trọng, thời hạn điều tra tối đa 8 tháng, thời hạn tạm giam để điều tra tối đa 5 tháng, gây khó khăn cho công tác điều tra và không đảm bảo răn đe, phòng ngừa.

“Việc thiếu kiểm soát hoạt động của các mạng xã hội, để các đối tượng lợi dụng thành lập các hội, nhóm kín hô hào, kích động, lôi kéo nhà đầu tư, điều khiển và thao túng thị trường, thu lợi bất chính, gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Hiện nay, chưa có các quy định, hướng dẫn làm cơ sở pháp lý trong việc xác định thiệt hại cho các nhà đầu tư tham gia mua bán các mã chứng khoán trong các giai đoạn bị thao túng để có căn cứ xác định thiệt hại”, Cơ quan Cảnh sát điều tra nêu.

Kiến nghị ngăn chặn tăng vốn ảo
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kiến nghị Bộ KH-ĐT tham mưu Chính phủ trước thực trạng nhiều doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở pháp luật sử dụng thủ đoạn tinh vi bằng các thủ thuật nghiệp vụ kế toán và tài chính. Một doanh nghiệp có thể tự tăng vốn mà không cần cổ đông đóng thêm bất kỳ khoản nào, nhằm nâng khống vốn điều lệ để thực hiện hành vi phạm pháp, thu lời bất chính như lừa đảo, thao túng các hoạt động đấu thầu, đấu giá, thao túng thị trường chứng khoán… gây thiệt hại cho tài sản nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Để ngăn chặn tình trạng tăng vốn ảo, Cơ quan Cảnh sát điều tra cho rằng, cần tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan vốn điều lệ của doanh nghiệp. Đặc biệt, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật, cấm doanh nghiệp ủy thác đầu tư bằng vốn doanh nghiệp đối với cá nhân là cổ đông doanh nghiệp.

Đồng thời, quy định cụ thể, rõ thời hạn hoàn góp vốn của cổ đông đối với trường hợp doanh nghiệp tăng vốn; quy định trách nhiệm, cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân đối với hoạt động liên quan vốn điều lệ doanh nghiệp; quy định chức năng, nhiệm vụ, giám sát của cá nhân, tổ chức có trách nhiệm quản lý, nhằm loại trừ trường hợp cấu kết, thông đồng, cố tình làm ngơ, bao che của một bộ phận có trách nhiệm trong cơ quan quản lý nhà nước.

Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng kiến nghị Bộ KH-ĐT tham mưu quy định kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp, đảm bảo dòng vốn góp là dòng tiền thật và chỉ để sử dụng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, không phải cho mục đích quay vòng tăng khống vốn điều lệ; tăng cường chế tài xử phạt và xử lý hình sự để đảm bảo răn đe.

Cơ quan Cảnh sát điều tra đề nghị UBCKNN tăng cường giám sát thị trường chứng khoán. Trong đó, tập trung giao dịch các mã cổ phiếu có dấu hiệu biến động giá mạnh chạm tiêu chí giám sát do các sở giao dịch chứng khoán chuyển nhượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp yếu kém hoặc chuyển từ lỗ thành lãi.

“Kịp thời nhận diện các mã cổ phiếu có giao dịch bất thường và phát hiện các giao dịch của các mã cổ phiếu được lôi kéo, hô hào thông qua các hội, nhóm online, diễn đàn, mạng xã hội, có biến động giá thuộc tiêu chí giám sát của sở giao dịch chứng khoán để xử lý nghiêm”, Cơ quan Cảnh sát điều tra kiến nghị.

Cơ quan Cảnh sát điều tra cho rằng, UBCKNN cần xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho mượn tài khoản chứng khoán dẫn đến hành vi thao túng, theo quy định tại khoản 1, điều 34, Nghị định số 156 đối với các cá nhân, pháp nhân.

Cơ quan Cảnh sát điều tra đồng thời đề nghị Bộ Tài chính thường xuyên trao đổi thông tin với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an về diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán; các hoạt động đăng ký, niêm yết, phát hành đầu tư, giao dịch cổ phiếu.

Nguồn bài viết: Bộ Công an yêu cầu UBCKNN nhận diện và lập danh sách 'đội lái' | Báo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính

CEO Group báo lãi quý 3 sụt giảm 32%, nắm giữ lượng tiền gần 3.000 tỷ đồng

Tập đoàn CEO mới hoàn thành được 31% kế hoạch doanh thu và hơn 28% chỉ tiêu về lợi nhuận sau 9 tháng.

Theo BCTC hợp nhất quý 3/2023 vừa công bố, CTCP Tập đoàn C.E.O (CEO Group, mã chứng khoán CEO) ghi nhận doanh thu đạt 254 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, mảng kinh doanh bất động sản đem lại 160 tỷ đồng và mảng cung cấp dịch vụ thu về 94 tỷ đồng, lần lượt giảm 26% và 21% so với cùng kỳ 2022.

Chi phí giá vốn giảm ít hơn mức giảm doanh thu đẩy lợi nhuận gộp sụt giảm 35% về còn 88 tỷ đồng.

Ngoài ra, doanh thu tài chính duy trì ở mức trên 11 tỷ đồng. Ngược chiều, chi phí tài chính giảm 60% về mức 12 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tiết giảm lần lượt 15% và 3%. Kết quả, CEO báo lãi sau thuế hơn 28 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, CEO Group đạt gần 943 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 89 tỷ đồng lãi sau thuế, tương ứng giảm lần lượt hơn 10% và 20% so với cùng kỳ 2022. Với kết quả này, CEO mới hoàn thành được 31% kế hoạch doanh thu và hơn 28% chỉ tiêu về lợi nhuận đề ra cho cả năm.

Thời điểm 30/9, tổng tài sản CEO Group đã tăng mạnh 35% so với đầu năm lên hơn 9.536 tỷ đồng. Tồn kho cuối kỳ ở mức 1.638 tỷ đồng chủ yếu nằm ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 1.576 tỷ đồng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài hạn của CEO Group nằm ở dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City (1.237 tỷ); Khu du lịch Green Hotel & Resort (57 tỷ),…

Đáng chú ý, khoản tiền và tương đương tiền tăng vọt 2.520 tỷ đồng so với đầu năm lên hơn 2.900 tỷ đồng.

Về phía nguồn vốn, vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối tháng 9 của CEO Group ghi nhận hơn 6.349 tỷ đồng, gấp hơn 1,7 lần so với đầu năm. Nguyên nhân là do trong tháng 9, CEO Group đã hoàn tất bán hơn 252 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành hơn 5 triệu cổ phiếu cho cán bộ nhân viên theo chương trình ESOP, qua đó huy động thành công gần 2.600 tỷ đồng. Sau đợt phát hành, vốn điều lệ của công ty tăng vốn gấp đôi từ 2.573 tỷ đồng lên 5.147 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: CEO Group báo lãi quý 3 sụt giảm 32%, nắm giữ lượng tiền gần 3.000 tỷ đồng

Cổ phiếu Novaland tăng kịch trần sau thông tin ra khỏi diện cảnh báo

(NLĐO)- Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) và công ty CP Đầu tư Hải Phát đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng cổ phiếu NVL và HPX bị cảnh báo.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố quyết định đưa cổ phiếu của công ty CP Tập đoàn Novaland (mã chứng khoán:NVL) và công ty CP Đầu Tư Hải Phát (mã chứng khoán: HPX) ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 3-11.

Lý do là các tổ chức niêm yết này đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị cảnh báo căn cứ theo quy định.

Ngay khi thông tin được công bố, cổ phiếu NVL đã bật tăng hết biên độ (6,87%) lên 14.000 đồng/cp, dư mua giá trần đến cuối buổi sáng lên tới hơn 4 triệu đơn vị. Khối lượng khớp lệnh trong buổi sáng đạt hơn 23,6 triệu cổ phiếu. Đây là phiên tăng giá trần hiếm hoi của NVL sau hơn 2 tháng liên tục giảm giá.

Cổ phiếu Novaland tăng kịch trần sau thông tin ra khỏi diện cảnh báo - Ảnh 1.

Trước đó, Novaland công bố kết quả kinh doanh quý III có lãi trở lại 137 tỉ đồng sau khi lỗ nặng vào quý trước đó. Lũy kế 9 tháng, Novaland ghi nhận doanh thu thuần 2.731 tỉ đồng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế âm 957 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 2.000 tỉ đồng.

Trong khi đó, mã cổ phiếu HPX dù được ra khỏi diện cảnh báo nhưng cổ phiếu vẫn thuộc diện bị đình chỉ giao dịch do công ty tiếp tục vi phạm quy định công bố thông tin sau khi bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.

Về tình hình kinh doanh, 9 tháng đầu năm, Hải Phát đạt doanh thu 1.196 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 61,5 tỉ đồng, lần lượt giảm 8,5% và 50,1% so với cùng kỳ.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu Novaland tăng kịch trần sau thông tin ra khỏi diện cảnh báo - Báo Người lao động

Quỹ đất gần như được lấp đầy, Kinh Bắc (KBC) chuẩn bị đầu tư thêm KCN tại Hậu Giang với tổng vốn hơn 5.500 tỷ đồng, nguồn vốn chủ yếu là đi vay

Cuối năm 2022, KBC sở hữu hơn 6.386 ha đất KCN, chiếm 5,19% quỹ đất KCN của cả nước, tăng 22% so với năm 2021.

Quỹ đất gần như được lấp đầy, Đô thị Kinh Bắc (KBC) chuẩn bị đầu tư thêm KCN tại Hậu Giang với tổng vốn hơn 5.500 tỷ đồng, nguồn vốn chủ yếu là đi vay - Ảnh 1.

HĐQT Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán: KBC) vừa công bố nghị quyết phê duyệt đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Sông Hậu 2. Dự án có quy mô khoảng 380 ha nằm địa bàn thị trấn Mái Dầm và xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Tổng vốn đầu tư cho dự án là gần 5.570 tỷ đồng, trong đó chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật là gần 3.442 tỷ, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng là hơn 2.128 tỷ đồng.

Về nguồn vốn đầu tư, vốn chủ sở hữu là 835 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 15% tổng vốn đầu tư dự án), 4.734 tỷ đồng còn lại là vốn vay. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được giao đất, cho thuê đất.

Về tiến độ thực hiện, Kinh Bắc dự kiến xin thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trong 3 tháng (từ tháng 10 đến tháng 12/2023); tiến hành xây dựng từ tháng 7/2025 đến tháng 12/2026 và dự kiến từ tháng 6/2026 trở đi có thể cho thuê lại đất/nhà xưởng.

Tính đến cuối năm 2022, Kinh Bắc sở hữu hơn 6.386 ha đất KCN, chiếm 5,19% quỹ đất KCN của cả nước, tăng 22% so với năm 2021. Tuy nhiên, hiện quỹ đất của Kinh Bắc tại một số khu công nghiệp gần như đã lấp đầy. Vì vậy việc triển khai đầu tư thêm một khu công nghiệp nữa là cấp thiết vào thời điểm này.

Quý 3/2023, Đô thị Kinh Bắc ghi nhận doanh thu 247,2 tỷ đồng, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù các chi phí của công ty đều giảm, và ghi nhận khoản lỗ hơn 2 tỷ đồng từ công ty liên kết, trong khi cùng kỳ lãi đến gần 2.000 tỷ đồng, Kinh Bắc báo lãi ròng quý này chỉ còn gần hơn gần 5 tỷ đồng, giảm 99,7% so với cùng kỳ năm trước.

Theo lý giải từ phía công ty, lợi nhuận của quý 3/2023 sụt giảm mạnh chủ yếu do trong kỳ Đô thị Kinh Bắc chưa kịp bàn giao đất cho khách hàng tại các KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, Quang Châu và Tân Phú Trung, với tổng diện tích 50 ha đã ký. Tổng giá trị hợp đồng ký lên tới 1.700 tỷ đồng và dự kiến có thể bàn giao trong quý 3/2024.
Nguồn: Quỹ đất gần như được lấp đầy, Kinh Bắc (KBC) chuẩn bị đầu tư thêm KCN tại Hậu Giang với tổng vốn hơn 5.500 tỷ đồng, nguồn vốn chủ yếu là đi vay

Đồng Nai cho phép Novaland (NVL) mở bán thêm 752 biệt thự tại dự án Aqua City

Dự án Aqua City có tổng quy mô 1.000 ha là một trong những dự án trọng điểm của Novaland (NVL) giai đoạn 2017 - 2030.

Thông tin cập nhật, ngày 3/11/2023, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai đã ra văn bản số 4206/SXD-QLN-TTBDS về việc 752 căn nhà ở thấp tầng thuộc 1 phần khu I và V, dự án Aqua City, xã Long Hưng, TP. Biên Hòa đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Số này bao gồm 441 căn nhà ở liên kế, 82 căn biệt thự song lập, 58 căn biệt thự sân vườn, 171 căn nhà ở riêng lẻ.

Trước đó, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cũng đã chấp thuận cho 37 căn nhà thấp tầng khác thuộc khu I + V dự án Aqua City đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Ngoài ra, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ những vướng mắc này và thúc đẩy thị trường Bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, UBND tỉnh Đồng Nai cũng cho phép chủ đầu tư được lập và trình thẩm định điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 song song với việc thực hiện phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu C4.

Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền đã tạo điều kiện cho chủ đầu tư tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng, bán hàng đối với các hạng mục phù hợp với quy hoạch chi tiết được phê duyệt để thực hiện đầy đủ cam kết với khách hàng.

Hiện Novaland cùng các chủ đầu tư đã và đang tích cực, chủ động phối hợp với các Sở ngành để hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan được yêu cầu trong thời gian sớm nhất.

Được biết, dự án Aqua City có tổng quy mô 1.000 ha là một trong những dự án trọng điểm của Novaland giai đoạn 2017 - 2030.

Trước đó, mặc dù siêu dự án Aqua City đã được xây dựng nhưng do chưa thống nhất quỹ đất nhà ở xã hội, sự không đồng bộ giữa các quy hoạch chính là nguyên nhân khiến dự án triển khai dang dở, các sản phẩm không đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Nguồn: Đồng Nai cho phép Novaland (NVL) mở bán thêm 752 biệt thự tại dự án Aqua City

Top10 doanh nghiệp bất động sản lãi lớn nhất quý III/2023

Trong quý III vừa qua, ở nhóm bất động sản trên sàn chỉ có hai doanh nghiệp đạt lợi nhuận trên nghìn tỷ và đều thuộc họ Vin.

Thống kê của Wichart.vn cho thấy, lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản trên sàn ghi nhận khoảng 14.860 tỷ đồng trong quý III/2023, tăng 11% so với quý liền trước nhưng giảm gần 29% so với cùng kỳ. Trong đó, 10 doanh nghiệp lãi ròng lớn nhất đều trên 100 tỷ đồng.

CTCP Vinhomes (Mã: VHM) tiếp tục dẫn đầu ngành với hơn 32.700 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 10.700 tỷ đồng lãi ròng, được đóng góp chính từ bàn giao 2.400 căn bất động sản thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 3 (The Crown).

Kết quả kinh doanh của Vinhomes tăng trưởng 84% về doanh thu nhưng giảm 26% về lợi nhuận do ở cùng kỳ doanh nghiệp có thêm khoản thu nhập 9.000 tỷ từ chuyển nhượng đầu tư.

Kết quả kinh doanh của CTCP Vincom Retail (Mã: VRE) tiếp tục tăng trưởng 66% về cả về doanh thu thuần và lãi ròng, lần lượt đạt 3.332 tỷ đồng và 1.317 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh trung tâm thương mại tăng trưởng 8% và đóng góp khoảng 60% tổng doanh thu. Phần còn lại được đóng góp từ việc Vincom Retail đã hoàn tất bàn giao 268 căn nhà phố thương mại tại dự án Quảng Trị và Điện Biên.

CTCP Phát triển Sunshine Homes (Mã: SSH), chủ đầu tư nhiều dự án lớn mang thương hiệu Sunshine ở TP HCM và Hà Nội, ghi nhận quý thứ 4 liên tiếp tăng trưởng lợi nhuận trên ba chữ số. Cụ thể, doanh thu thuần đạt trên 1.075 tỷ đồng từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản và lãi ròng gần 511 tỷ đồng, tăng 452% doanh thu và trên 600% lợi nhuận so với mức nền thấp ở cùng kỳ.

Hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, Mã: BCM) suy giảm trong quý khi doanh thu thuần giảm hơn một nửa về 1.127 tỷ đồng. Tuy nhiên, biên lãi gộp của doanh nghiệp tăng mạnh từ 30% lên 65%, theo đó duy trì lãi ròng tương đương với cùng kỳ ở mức 217 tỷ đồng.

Tương tự, biên lãi gộp của Tổng CTCP Phát triển Khu Công nghiệp (Sonadezi, Mã: SNZ) cũng được cải thiện trong quý vừa qua, cộng với doanh thu tài chính tăng giúp lãi ròng doanh nghiệp tăng trưởng 61% lên 209 tỷ đồng. Doanh thu thuần của doanh nghiệp giảm hơn 7% về gần 1.300 tỷ đồng.

Đvt: Tỷ đồng. (Nguồn: Wichart.vn).

Kết quả kinh doanh quý III/2023 của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã: KDH) ghi nhận giảm 23% doanh thu thuần và giảm 41% lãi ròng, lần lượt đạt 616 tỷ đồng và 208 tỷ đồng. Trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận gần 3.200 tỷ đồng tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác nhưng không có thông tin cụ thể về thương vụ này.

CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (Mã: SIP) tăng trưởng 13% về doanh thu thuần và 1,5% lãi ròng, lần lượt đạt trên 1.700 tỷ đồng và 194 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) đã có lãi trở lại trong quý III với 171 tỷ đồng sau quý đầu năm lỗ liên tiếp gần 1.000 tỷ đồng. Kết quả này được đóng góp chủ yếu từ hoạt động bán tài sản để tái cấu trúc nợ với doanh thu 2.230 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (Mã: TIG), chủ đầu tư dự án Vườn Vua Resort & Villas (Phú Thọ) đạt hơn 322 tỷ đồng doanh thu thuần và 127 tỷ đồng lãi ròng trong quý, lần lượt tăng 71% và 267% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thông tin tự giới thiệu, TIG đang phát triển các sản phẩm dịch vụ bất động sản định cư châu Âu.

Ngoài lĩnh vực bất động sản, TIG còn kinh doanh năng lượng tái tạo, đầu tư tài chính, chứng khoán… Tổng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ghi nhận tại ngày 30/9 trên 457 tỷ đồng, doanh nghiệp không thuyết minh chi tiết về hạng mục này.

Doanh thu thuần của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã: PDR) cao đột biến trong quý III với gần 355 tỷ đồng so với mức nền thấp hơn 11 tỷ đồng ở cùng kỳ. Lãi ròng giảm mạnh gần 86% khi đạt 102 tỷ đồng do ở cùng kỳ doanh nghiệp có doanh thu nghìn tỷ từ chuyển nhượng cổ phần công ty con.

Một điểm sáng của Phát Đạt là dòng tiền kinh doanh dương 406 tỷ đồng (cùng kỳ âm trên 1.758 tỷ đồng) do giảm các khoản phải thu. Phần lớn các khoản phải thu mà Phát Đạt ghi nhận liên quan đến nhóm doanh nghiệp của CTCP Danh Khôi Holdings.

Hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đạt kết quả kinh doanh tăng trưởng trong quý vừa qua đều đến từ ghi nhận bàn giao các dự án trong quá khứ. Một số doanh nghiệp có doanh thu tăng trưởng nhưng đồng thời các khoản phải thu cũng tăng mạnh. Cùng với tồn kho tiếp tục tăng (bao gồm chi phí xây dựng dở dang và bất động sản thành phẩm) dẫn đến dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ghi nhận âm trong kỳ.

Theo dự báo của chuyên gia và giới phân tích, thị trường bất động sản cần chờ đến quý II/2024 để thấy rõ hơn những chuyển biến tích cực. “Sản phẩm được chào bán ra thị trường trong năm 2024 là những sản phẩm nào, có nằm trong phân khúc phù hợp, đáp ứng được nhu cầu không? Đây là yếu tố còn phải chờ và cũng là mấu chốt để đánh giá thị trường có thể phục hồi hay không”, một chuyên gia nhận định.

Nguồn: Top10 doanh nghiệp bất động sản lãi lớn nhất quý III/2023

Ngân hàng nhà nước gửi công văn hỏa tốc tới các ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản

Ngân hàng Nhà nước sắp có cuộc họp quan trọng với các đơn vị liên quan về thúc đẩy thị trường bất động sản.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn hỏa tốc gửi các đơn vị liên quan dự hội nghị trực tuyến triển khai Công điện 993/CĐ-TTg ngày 24/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, NHNN sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Công điện 933 về tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thời gian tổ chức hội nghị vào 8h ngày 13/11 tới.

Tại điểm cầu trung tâm, trụ sở NHNN sẽ có sự tham dự của lãnh đạo NHNN gồm Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú; lãnh đạo Bộ Xây dựng gồm có Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh.

Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo: Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp; đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Dự báo thống kê, Vụ Pháp chế, Vụ truyền thông, Văn phòng NHNN.

Đáng chú ý, hội nghị còn có sự tham dự của Tổng giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội; Tổng giám đốc của 14 tổ chức tín dụng có trụ sở tại Hà Nội (có dư nợ tín dụng bất động sản trên 20.000 tỷ đồng); đại diện lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và lãnh đạo một số doanh nghiệp, tập đoàn bất động sản.

Còn tại điểm cầu NHNN chi nhánh TP. HCM (số 8 Võ Văn Kiệt, quận 1) có sự tham dự của lãnh đạo Sở Xây dựng TP. HCM; Giám đốc NHNN chi nhánh TP. HCM.

Trước đó, Công điện 933 của Thủ tướng nêu thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, các bộ ngành, địa phương đã nỗ lực vào cuộc, phối hợp thực hiện đồng bộ các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, nhất là các khó khăn vướng mắc về pháp lý, nguồn vốn. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp này đã có hiệu quả, tạo được những chuyển biến tích cực, nhất là việc giảm lãi suất cho vay và tín dụng cho bất động sản.

Từ đầu năm 2023 đến nay, đã có 10 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân được khởi công với tổng số khoảng 19.853 căn, đã có 20 tỉnh công bố danh mục 52 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn là 25.884 tỷ đồng.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp quyết tâm hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa, chủ động tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Với ngành ngân hàng, Thủ tướng yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục thúc đẩy việc cho vay tín dụng với lĩnh vực bất động sản. Có giải pháp phù hợp tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất.

Tiếp tục rà soát cắt giảm hơn nữa các thủ tục hành chính không phù hợp, gây phiền hà, tốn kém để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn. Có chính sách khuyến mại tín dụng đặc biệt dành cho các dự án bất động sản khả thi, tiến độ triển khai nhanh, tạo động lực cho tăng trưởng và thúc đẩy thị trường bất động sản.

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng rà soát kỹ các thủ tục điều kiện cho vay thuận lợi thông thoáng, kiểm soát được và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.

Chỉ đạo các ngân hàng thương mại khẩn trương hướng dẫn các thủ tục vay vốn tín dụng đối với các dự án đã được công bố đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn đối với cả chủ đầu tư và người cần mua nhà của chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ngan-hang-nha-nuoc-gui-cong-van-hoa-toc-toi-cac-ngan-hang-va-doanh-nghiep-bat-dong-san-210098.html

1 Likes