[Tin nóng] Bất động sản truyền kỳ

, , , , , , ,

Khải Hoàn Land dừng kế hoạch phát hành 1.800 tỷ đồng cổ phiếu riêng lẻ

HĐQT của Công ty CP Tập đoàn Khải Hoàn Land (KHG) đã quyết định rút hồ sơ đợt phát hành riêng lẻ 1.800 tỷ đồng do diễn biến thị trường chứng khoán không thuận lợi.

Đợt phát hành riêng lẻ 180 triệu cổ phiếu dự kiến được thực hiện trong quý IV/2023-quý I/2024 sẽ không được triển khai sau khi HĐQT của KHG công bố rút hồ sơ chào bán vào ngày 7/11.

Nguyên nhân được công bố là KHG cần điều chỉnh lại phương án chào bán cho phù hợp với tình hình diễn biến thị trường. Được biết, trên thị trường chứng khoán, thị giá của cổ phiếu KHG cuối phiên giao dịch 7/11 chỉ là 5.490 đồng/cổ phiếu trong khi theo kế hoạch, giá phát hành tối thiểu là 10.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn thị giá tới 82%.

Trong tháng 9 và tháng 10, KHG đã sụt giảm lần lượt 18,73% và 17,6%.

Việc dừng kế hoạch tăng vốn sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch tài chính của doanh nghiệp bởi KHG dự kiến sử dụng 1.800 tỷ đồng để góp vốn vào Công ty TNHH Tập đoàn Khải Hoàn - Vũng Tàu (1.250 tỷ đồng), Công ty CP Khải Minh Land (450 tỷ đồng) và bổ sung 100 tỷ đồng cho vốn lưu động.

Trước đó, KHG đã công bố phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị là 840 tỷ đồng và phát hành thành công lô trái phiếu KHGH2328001 kỳ hạn 5 năm, với giá trị 240 tỷ đồng, lãi suất 13,5% vào cuối tháng 9.

Trong giai đoạn giữa năm nay, Công ty đã thực hiện cơ cấu lại 2 lô trái phiếu KHGH2123001, KHGH2123002 với tổng mệnh giá là 600 tỷ đồng. Theo đó, KHGH2123001 đã được các trái chủ đồng ý tăng lãi suất thêm 1,5% lên 13,5%, thanh toán lãi định kỳ 1 tháng một lần và gia hạn đến tháng 4/2024.

Trong khi đó, lô trái phiếu KHGH2123002 được gia hạn thêm 1 năm đến ngày 22/6/2024; đồng thời điều chỉnh lãi suất lên 13,5%/năm và điều chỉnh kỳ tính lãi là 2 tháng một lần.

Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của KHG đạt 299,15 tỷ đồng, giảm hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu từ hoạt động tài chính của KHG thậm chí còn lớn hơn doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, đạt 299,38 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính quý III/2023, lãi từ hợp đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động tài chính, đạt 260 tỷ đồng. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế 9 tháng đã được phần nào bù đắp, giảm 40% xuống 116,45 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Khải Hoàn Land dừng kế hoạch phát hành 1.800 tỷ đồng cổ phiếu riêng lẻ

4 yếu tố rủi ro trên thị trường chứng khoán tháng 11/2023

Hầu hết các rủi ro hiện tại của thị trường đều đến từ bên ngoài (quốc tế) và chúng ta có thể đánh giá lại về vấn đề suy thoái kinh tế thế giới cũng như thị trường bất động sản Trung Quốc.

4 yếu tố rủi ro chính đối với thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) trong tháng 11, phần lớn đến từ tác động bên ngoài.

Nhận diện 4 yếu tố rủi ro trên thị trường chứng khoán tháng 11/2023 chủ yếu đến từ tác động bên ngoài. Ảnh minh họa: Internet

Thứ nhất, là yếu tố biến động tỷ giá VND/ USD. Các biến động trong thời gian qua và sắp tới chủ yếu đến từ chênh lệch chính sách tiền tệ giữa Việt Nam và Mỹ, cùng với đó là các ngân hàng trong nước dư thừa thanh khoản.

Việc biên độ dao động của tỷ giá ngoài ngưỡng kiểm soát có thể khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN, SBV) có thể dùng các biện pháp đặc biệt để can thiệp, trong đó lo ngại lớn nhất của chúng tôi đến từ việc chính sách tiền tệ có thể mạnh tay hơn để giảm bớt căng thẳng.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, với việc Fed giữ nguyên lãi suất trong kỳ họp vừa qua, NHNN tạm ngừng hút ròng và trả một khoản vốn ròng ra thị trường theo kỳ đáo hạn, cộng hưởng nhiều yếu tố đang đồng thời hỗ trợ để tỷ giá VND/USD giảm nhiệt thì có khả năng tỷ giá không còn chịu áp lực cao trong thời gian tới.

Song chúng ta cần lưu ý rằng mới đây nhất, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cũng đã lại nêu thông điệp Fed không chắc chắn về việc đã đủ để dừng tăng lãi suất hay chưa, và rằng “Fed can wait” - có thể đợi để xem các dữ liệu và có quyết định phù hợp vào kỳ họp tháng 12 tới, thì tỷ giá dù giảm nhiệt, vẫn cần được theo dõi. Cụ thể trong một cuộc họp với IMF, ông đã cảnh báo ngân hàng trung ương Hoa Kỳ về nguy cơ bị “đánh lừa” bởi dữ liệu tốt về giá cả, đồng thời cho biết sứ mệnh đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% còn “một chặng đường dài”.

Trong quá khứ VN-Index thường vẫn giữ xu hướng tăng tốt khi mà Fed tăng lãi suất và chỉ giảm khi nền kinh tế đã bước vào giai đoạn suy thoái

Thứ hai, suy thoái kinh tế thế giới và tại Mỹ. Lãi suất cao tại các quốc gia phát triển bắt đầu thẩm thấu vào thị trường tác động tương đối xấu nền kinh tế toàn cầu. Các rủi ro nhỏ hơn đối với kinh tế thế giới gồm: (1) nợ xấu, (2) tài chính bị thắt chặt dẫn đến (3) mất động lực tăng trưởng. Tại Mỹ, mục tiêu “hạ cánh mềm” của Fed dường như đang gặp rủi ro, trong bối cảnh lợi suất trái phiếu 10 năm đang ở mức cao nhất kể từ năm 2007. Tại thời điểm hiện nay, chúng tôi đánh giá yếu tố rủi ro này ở trạng thái trung bình, nhưng khả năng vẫn tác động cao đến TTCK và có rủi ro cao.

Thứ ba, thị trường bất động sản Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc vẫn cần thời gian hấp thụ các chính sách kích cầu, vì vậy số liệu kinh tế vẫn còn nhiều u ám. Bên cạnh đó, lo ngại lớn nhất đến từ việc nền kinh tế thứ hai thế giới có thể đối diện với giảm phát, một phần là hệ quả của các vấn đề bất động sản chưa được giải quyết, gây ra những rủi ro đáng lo ngại cho phần còn lại của thế giới.

Cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc tại Country Garden đang cho thấy thị trường bất động sản quan trọng nhất của Trung Quốc đang suy thoái, gây mối đe dọa lớn cho triển vọng tăng trưởng của đất nước này. Tuy nhiên, mặt khác chúng ta cũng thấy là Chính phủ Trung Quốc đã có lựa chọn đầu tiên để “giải cứu”, đó là Tập đoàn bất động sản China Vanke, tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc tính theo doanh số hợp đồng. Cùng với toàn ngành bất động sản Trung Quốc, tập đoàn này đang đối mặt thách thức mang tính sinh tồn. Câu chuyện ở đây là đã có sự phá sản của 2 ông lớn Evergrande và Country Garden, do đó, lựa chọn giải cứu này có thể mang đến niềm hy vọng lạc quan hơn, một phần do đây cũng là doanh nghiệp mà Nhà nước có một phần sở hữu.

Chúng tôi cũng đánh giá sức tác động của yếu tố này với TTCK và mức độ rủi ro là cao.

Thứ tư, lạm phát trở lại do căng thẳng địa chính trị. Các sự kiện chiến tranh gần đây có thể có tác động sâu rộng đến thị trường năng lượng và thực phẩm, thương mại toàn cầu và các mối quan hệ địa chính trị. Nhiều chuyên gia đánh giá rủi ro xung đột khiến giá dầu tăng có khả năng gia tăng áp lực lên lạm phát (thậm chí round 2) cũng như đẩy kinh tế toàn cầu vào suy thoái.

Cuộc chiến lạm phát dai dẳng và rủi ro suy thoái. Nguồn biểu đồ từ Bloomberg: Diễn biên lãi suất FFR và dự báo

Nền kinh tế Mỹ tiếp tục bền vững, tuy nhiên lạm phát vẫn còn dai dẳng và khá xa so với mức mục tiêu 2%, cần tiếp tục theo dõi thêm trước những diễn biến vĩ mô phức tạp.

Tác động của yếu tố này với TTCK và trạng thái rủi ro, tuy vậy ở mức trung bình.

Về tổng thể, hầu hết các rủi ro hiện tại của thị trường đều đến từ bên ngoài (quốc tế). Rủi ro thị trường trong tháng 11 có xu hướng xấu đi đáng kể so với tháng trước đó, trong đó chúng tôi đánh giá lại rủi ro về suy thoái kinh tế thế giới cũng như sự bất định tại thị trường bất động sản Trung Quốc một cách thận trọng hơn.

Với hầu hết trạng thái rủi ro của thị trường ở mức cao, chúng tôi cho rằng thị trường cần phản ánh hết những rủi ro này để đạt trạng thái cân bằng, do đó trong tháng 11 nhà đầu tư có thể tiếp tục chứng kiến sự phân hóa đi ngang của thị trường mà chưa thể tìm được xu hướng mới.

Nguồn bài viết: https://diendandoanhnghiep.vn/4-yeu-to-rui-ro-tren-thi-truong-chung-khoan-thang-11-2023-254092.html

NHNN công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường bát động sản

NHNN công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường bất động sản, đang rà soát Thông tư 03 và Thông tư 06 để ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung phù hợp.

Ngày 13/11/2023, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Hội nghị do đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc NHNN, đồng chí Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng, đồng chí Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Thường trực NHNN, đồng chí Nguyễn Văn Sinh – Thứ trưởng Bộ Xây dựng đồng chủ trì. Tham dự Hội nghị còn có đại diện các bộ, ngành; các vụ, cục thuộc NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố; các NHTM; các hiệp hội Bất động sản và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

Theo bà Hà Thu Giang –Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, hiện nay, thị trường BĐS vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong đó có nhiều tồn tại, vướng mắc đã kéo dài như vướng mắc về hệ thống thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng; Sự mất cân đối cung cầu tại các phân khúc, dư thừa nhà ở cao cấp, biệt thự trong khi nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ còn hạn chế; Nhu cầu của thị trường tại một số phân khúc đang có sự sụt giảm mạnh.

Bên cạnh đó, năng lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế và phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn huy động từ bên ngoài như vốn vay, trái phiếu, huy động của người mua nhà; các kênh huy động vốn khác chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là thị trường vốn (thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán) đang tồn tại một số vấn đề và chưa phát triển tương xứng với vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế; mặt bằng giá nhà ở cao so với khả năng tài chính và mức thu nhập của nhiều người dân…

Để góp phần thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững, bà Giang cho rằng, cần thực hiện các giải pháp tổng thể với sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành, địa phương nhằm tiếp tục xử lý, giải quyết các vướng mắc về thủ tục pháp lý với lĩnh vực BĐS; phát triển thị trường vốn trung – dài hạn; đồng thời tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại các văn bản như Nghị quyết 33/NQ-CP, Công điện số 993/CĐ-TTg.

Về phía ngành Ngân hàng, thời gian tới, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế. Đồng thời, tiếp tục triển khai đồng bộ 5 giải pháp chính.

Thứ nhất, tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng, chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng phù hợp với thực tiễn. Hiện nay, NHNN đang khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 03 và Thông tư 06 để kịp thời ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn thị trường, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, tiếp tục chỉ đạo TCTD thực hiện các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân; tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.

Thứ ba, theo dõi, bám sát tình hình triển khai Chương trình 120.000 tỷ đồng để phối hợp với Bộ Xây dựng xem xét, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình, góp phần thúc đẩy việc đầu tư, xây dựng cũng như mua nhà ở xã hội của người dân

Thứ tư, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành để hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường BĐS phát triển bền vững đồng thời kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD.

Thứ năm, tăng cường công tác, giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD.

Nguồn bài viết: NHNN công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường bát động sản

VPB, CTR, CEO và 3 cổ phiếu Việt Nam vừa được thêm vào rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI

VPB, CTR, CEO và 3 cổ phiếu Việt Nam vừa được thêm vào rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI

Hiện có rất nhiều quỹ lớn, quy mô hàng trăm triệu USD đang phân bổ vào các thị trường cận biên (bao gồm Việt Nam) dựa trên rổ MSCI Frontier Markets Index.

MSCI vừa công bố danh sách review tháng 11 với bộ chỉ số quan trong nhất của thị trường cận biên MSCI Frontier Markets Index.

Cụ thể, MSCI đã thêm mới 6 cổ phiếu Việt Nam vào danh mục MSCI Frontier Markets Index, bao gồm CEO, EVF, KOS, SIP, VPB và CTR. Ở chiều ngược lại, rổ chỉ số không loại cổ phiếu Việt Nam nào.

Ngoài thêm mới 6 cổ phiếu Việt Nam, rổ MSCI Frontier Markets Index cũng thêm mới 4 cổ phiếu SriLanka, 2 cổ phiếu Oman, 1 cổ phiếu Morocco và 1 cổ phiếu Tunissia. Ở chiều ngược lại, rổ chỉ số này loại ra 2 cổ phiếu tới từ SriLanka. Như vậy, sau đợt cơ cấu này, số lượng cổ phiếu trong rổ MSCI Frontier Markets Index sẽ lên 211 mã.

Việt Nam hiện là thị trường lớn nhất trong rổ MSCI Frontier Markets Index. Tại ngày 31/10, tỷ trọng thị trường Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets Index là 25,76%, xếp tiếp theo là Romania (11,11%), Morocco (10,88%)…Hiện có rất nhiều quỹ lớn, quy mô hàng trăm triệu USD đang phân bổ vào các thị trường cận biên (bao gồm Việt Nam) dựa trên rổ MSCI Frontier Markets Index.

photo-1700014446547

Tỷ trọng các thị trường trong rổ MSCI Frontier Markets Index

Top 10 cổ phiếu lớn nhất trong rổ MSCI Frontier Markets Index tại ngày 31/10 có 4 cổ phiếu Việt Nam, bao gồm HPG (tỷ trọng 2,71%), VNM (2,06%), VCB (2,01%) và VIC (1,92%)

photo-1700014397280

Top 10 cổ phiếu trong rổ MSCI Frontier Markets Index tại gnafy 31/10

Trong khi đó, với bộ chỉ số ít quan trọng hơn là MSCI Frontier Markets Smallcaps Indexes, chỉ số này đã thêm mới 7 cổ phiếu Việt Nam, bao gồm LHC, TVS, VFS, VIP, VNS, IDV và YEG vào danh mục. Ở chiều ngược lại, rổ chỉ số loại CEO và EVF (để thêm vào rổ MSCI Frontier Markets Index).

Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ MSCI Frontier Markets Smallcaps Indexes với tỷ trọng 29,04%. Dù vậy, không có quỹ nào đáng chú ý hiện đang giải ngân vào các thị trường cận biên theo bộ chỉ số này.

Sự thay đổi của các bộ chỉ số kể trên sẽ có hiệu lực từ 1/12/2023. Lần cơ cấu tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 12/2/2024.

Nguồn bài viết: VPB, CTR, CEO và 3 cổ phiếu Việt Nam vừa được thêm vào rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI

Phát Đạt (PDR) muốn vay 3.200 tỷ đồng từ MB Bank để “bơm máu” cho bộ đôi “siêu dự án” tại Bình Dương

Phát Đạt sẽ triển khai hoạt động vay vốn thông qua hai công ty con, cũng là chủ đầu tư của hai dự án Thuận An 1, Thuận An 2. Bộ đôi này có tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 10.800 tỷ đồng, hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện pháp lý.


Phát Đạt (PDR) muốn vay 3.200 tỷ đồng từ MB Bank để “bơm máu” cho bộ đôi “siêu dự án” tại Bình Dương

Mới đây, Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) đã công bố nghị quyết HĐQT ngày 14/11 thông qua chủ trương vay vốn tại công ty con.

Theo đó, hai công ty con của Phát Đạt là Công ty CP Bất động sản Đầu tư và Phát triển Cao ốc Thiên Long và Công ty CP Bất động sản Đầu tư và Phát triển Cao ốc Hòa Phú sẽ thực hiện các thủ tục vay vốn và phát hành bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Sài Gòn (MB Sài Gòn).

Việc vay vốn nhằm mục đích tài trợ các chi phí để triển khai dự án Khu nhà ở phức hợp cao tầng Thuận An 1 và dự án Khu nhà ở phức hợp cao tầng Thuận An 2 tại phường Thuận Giao, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương do hai công ty con nói trên làm chủ đầu tư.

Nghị quyết của Phát Đạt nêu rõ, tổng hạn mức cấp tín dụng/vay vốn tối đa là 3.200 tỷ đồng, nhằm thanh toán bù đắp chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thanh toán chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thanh toán chi phí đầu tư để thực hiện xây dựng. Số tiền này không bao gồm khoản tiền trị giá 699 tỷ đồng mà MB Sài Gòn đã hoàn tất giải ngân cho Thiên Long và Hòa Phú.

Theo nghị quyết, tài sản bảo đảm cho các khoản vay nói trên là toàn bộ cổ phần của Phát Đạt đang sở hữu tại Công ty CP Bất động sản đầu tư và Phát triển Cao ốc Bình Dương, các quyền sử dụng đất của Thiên Long và Hòa Phú thực hiện dự án Thuận An 1 và Thuận An 2, tài sản của bên thứ 3.

Phát Đạt cam kết sẽ thông qua Cao ốc Bình Dương thực hiện việc góp vốn bổ sung vào Thiên Long và Hòa Phú để triển khai dự án Thuận An 1 và Thuận An 2 khi dự án thiếu hụt nguồn vốn triển khai (nếu có). Bên cạnh việc hỗ trợ các công ty con trong việc triển khai các dự án, phía công ty mẹ là Phát Đạt cũng sẽ hoàn thành việc phát hành toàn bộ 67,16 triệu cổ phiếu PDR của đợt chào bán cổ phần riêng lẻ trong năm 2023 và sử dụng nguồn tiền thu được cho mục đích tất toán nghĩa vụ trái phiếu của công ty đồng thời sử dụng nguồn tiền thặng dư từ hoạt động kinh doanh, phát hành cổ phiếu để tham gia vốn tự có vào việc phát triển 2 dự án nói trên.

Tính đến cuối tháng 9/2023, Thiên Long và Hoà Phú là hai công ty con gián tiếp do Phát Đạt nắm 99,9% vốn và quyền biểu quyết.

Về hai dự án Thuận An 1 và Thuận An 2, bộ đôi này có tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 10.800 tỷ đồng, hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện pháp lý. Hai dự án được UBND tỉnh Bình Dương đã phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư vào tháng 8 vừa qua.

Đến ngày 14/9/2023, dự án Thuận An 1 được UBND TP/ Thuận An phê duyệt quy hoạch 1/500. Theo đó, dự án này sẽ được phát triển trên quỹ đất 18.146,7 m2. Nhà đầu tư được xây cao tối đa 39 tầng, cung cấp ra thị trường khoảng 3.133 căn hộ, với quy mô dân số hơn 3.800 người. Được biết, Thuận An 1 có tổng vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng.

Chưa đầy một tháng sau đó, ngày 10/10/2023, UBND TP. Thuận An tiếp tục phê duyệt quy hoạch dự án Thuận An 2 được phê duyệt quy hoạch. Theo đó, Thuận An 2 có quy mô diện tích là 26.530,7 m2. Dự án được xây cao tối đa 39 tầng, dự kiến cung cấp khoảng 3.500 căn hộ và 17 căn nhà ở liên kề, cao tối đa 5 tầng; với quy mô dân số gần 4.000 người.

Dự kiến dự án Thuận An 1 sẽ có giấy phép xây dựng trong tháng 11/2023 và dự án Thuận An 2 sẽ được trao giấy phép xây dựng trong tháng 12/2023. Theo đó, cả hai dự án có thể tiến hành mở bán ngay trong quý I/2024. Bộ đôi này cũng được Phát Đạt xác định là dự án trọng điểm trong năm 2024.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý III/2023, Phát Đạt ghi nhận doanh thu thuần đạt 355 tỷ đồng, cao gấp gàn 32 lần so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do tình hình kinh doanh chung của thị trường khiến cho việc đầu tư kinh doanh các dự án bất động sản không được thuận lợi và doanh nghiệp đang tái cơ cấu danh mục đầu tư, Phát Đạt chỉ lãi vỏn vẹn 102 tỷ đồng, sụt giảm 86% so với cùng kỳ. Dù vậy, nếu loại trừ khoản lợi nhuận đột biến nhờ chuyển nhượng công ty con ghi nhận vào cùng kỳ năm trước, khoản lợi nhuận này được xem là tích cực hơn, bởi lẽ nó dựa vào hoạt động kinh doanh cốt lõi hơn là doanh thu tài chính.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Phát Đạt ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 550 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng sụt giảm tới 72%, đạt xấp xỉ 400 tỷ đồng. Điểm tích cực là dòng tiền kinh doanh của Phát Đạt đã chuyển dương 406 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1.758 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 15/11/2023, cổ phiếu PDR đóng cửa ở mức 26.450 đồng/cổ phiếu, tăng gần 82% so với thời điểm đầu năm nay

Nguồn bài viết: Phát Đạt (PDR) muốn vay 3.200 tỷ đồng từ MB Bank để “bơm máu” cho bộ đôi “siêu dự án” tại Bình Dương

Tập đoàn Novaland (NVL) đề xuất điều chỉnh quy hoạch “siêu” dự án Aqua City

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Novaland (mã cổ phiếu NVL) về những kiến nghị, đề xuất điều chỉnh quy hoạch “siêu” dự án Khu đô thị Aqua City nhằm phục vụ phát triển du lịch.

Phát Đạt và MB Bank ký kết hợp tác toàn diện và tài trợ tài chính dự án Thuận An 1&2

Ngày 17/11/2023, Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt (HoSE: PDR) và Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank) đã ký kết hợp tác toàn diện với mục đích tài trợ tài chính cho chủ đầu tư và khách hàng tại các dự án của Phát Đạt.

Đại diện BLĐ Phát Đạt và MB Bank ký kết hợp tác toàn diện.

Theo thỏa thuận được ký kết, Phát Đạt và MB Bank sẽ tăng cường hợp tác và trở thành đối tác toàn diện trong lĩnh vực tài chính nhằm khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh của hai bên.

Dự án được tài trợ là Khu nhà ở phức hợp cao tầng Thuận An 1&2 có quy mô 4.47ha nằm ở vị trí đắc địa ngay khu vực trung tâm thành phố Thuận An, kết nối với nhiều cụm công nghiệp lớn tại Bình Dương. Dự án đã hoàn thiện pháp lý với mức đầu tư hơn 10.800 tỷ đồng, bao gồm các sản phẩm căn hộ, shophouse, nhà phố liên kế…

MB Bank sẽ cung cấp giải pháp tài chính toàn diện liên quan đến dự án với giá trị hơn 6.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và khách hàng sở hữu sản phẩm tại dự án.

Ông Bùi Quang Anh Vũ – Tổng Giám đốc Công ty CP PT BĐS Phát Đạt và ông Lê Hòa Thuận – Giám đốc MB Bank, chi nhánh Sài Gòn bắt tay hợp tác.

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Hà Trọng Khiêm – Phó Tổng Giám đốc MB Bank cho biết: MB Bank đánh giá cao những nỗ lực của Phát Đạt trong giai đoạn thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn vừa qua: “Trải qua quá trình thẩm định nghiêm ngặt, MB Bank hoàn toàn tin tưởng vào uy tín và năng lực của chủ đầu tư Phát Đạt với một dự án hoàn thiện về pháp lý, phân khúc sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực của khách hàng”.

Sự hợp tác giữa MB Bank và Phát Đạt tại dự án Thuận An 1&2 là bước khởi đầu cho những dự án tiếp theo mà hai bên đang thảo luận như dự án Khu đô thị Bắc Hà Thanh (Bình Định) hay dự án tại 223 Trần Phú (Đà Nẵng)… Đây sẽ là sự hợp tác mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan, ông Khiêm phát biểu.

Ông Bùi Quang Anh Vũ – Tổng Giám đốc Phát Đạt nhận định: “Thỏa thuận hợp tác toàn diện với MB Bank sẽ giúp Phát Đạt nâng cao tiềm lực tài chính, đảm bảo tiến độ xây dựng và bàn giao dự án; tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, sự bảo lãnh từ MB Bank sẽ tạo điều kiện để khách hàng dễ dàng sở hữu các sản phẩm và tối ưu hóa lợi ích đầu tư”.

Năm 2023, Phát Đạt đã tập trung thực hiện chiến lược tái cơ cấu danh mục đầu tư, hướng trọng tâm vào dự án tại những thị trường tiềm năng. Trong đó, Khu nhà ở phức hợp cao tầng Thuận An 1&2 là dự án trọng điểm với tổng vốn đầu tư hơn 10.800 tỷ đồng, dự kiến triển khai ra thị trường vào quý I/2024.

“Quan hệ hợp tác toàn diện giữa Phát Đạt và MB Bank là minh chứng cho quyết tâm đồng hành để thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của cả hai đơn vị. Dựa trên những thế mạnh riêng, hai bên sẽ có sự bổ trợ và phát huy lợi thế để mang lại hiệu quả hợp tác cao nhất” – ông Vũ phát biểu.

Nguồn: Phát Đạt ký kết hợp tác toàn diện với MB | Fili

Triển vọng lạc quan của cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp

Dù KQKD quý III/2023 không thực sự tích cực, loạt CTCK vẫn đánh giá cao cổ phiếu BĐS KCN nhờ vào nhiều yếu tố hỗ trợ như: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn dòng vốn FDI, nguồn cung hạn chế và nhu cầu cao giúp giá cho thuê KCN duy trì ở mức cao…

Cổ phiếu BĐS KCN có nhiều dư địa tăng trưởng trong dài hạn. Ảnh minh họa: Internet.

Thống kê của Nhadautu.vn cho thấy tính từ đầu năm đến nay (phiên 17/11), hàng loạt cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp (BĐS KCN) tăng tốt như SZC (+80,49%), IDC (+71,17%), VGC (57,32%). Bên cạnh đó, nhiều mã cùng nhóm cũng tăng hàng chục phần trăm như ITA (+46,42%), TIP (+44,77%), GVR (+43,44%), KBC (+29,96%)…

Đà tăng của nhóm BĐS KCN được hỗ trợ bởi nhiều thông tin tích cực trong thời gian qua. Theo đó, báo cáo thị trường quý III/2023 công bố trong tháng 11 của Bộ Xây dựng đánh giá nhu cầu về BĐS KCN tăng trưởng tích cực nhờ vào xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia vào Việt Nam. Số liệu FDI 9 tháng đầu năm 2023 ghi nhận ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu thu hút FDI với số vốn hơn 14 tỷ USD, chiếm gần 69,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Chưa kể, dư địa để thành lập KCN mới tại miền Bắc và miền Nam đến năm 2025 đều còn khoảng trên 5.000ha (theo kế hoạch sử dụng đất quốc gia của Chính phủ tại quyết định 326/QĐ-TTg) cũng là chất xúc tác tích cực với nhóm BĐS KCN. Trong đó, các tỉnh được tập trung mở rộng bao gồm Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên ở miền Bắc và Đồng Nai, Long An, Bình Dương ở miền Nam.

Cùng với đó, các dự án hạ tầng giao thông được đẩy nhanh xây dựng sẽ giải quyết nút thắt cổ chai “logistic” hỗ trợ trực tiếp cho ngành BĐS KCN. Chi phí logistics tại Việt Nam chiếm khoảng 16,8% giá trị hàng hóa trong khi mức chi phí này trên thế giới chỉ khoảng 10,6%. Hiện, Chính phủ đang nỗ lực trong việc cải thiện hạ tầng giao thông với hàng loạt dự án đầu tư công giúp kết nối giao thông liên tỉnh và chuyển dịch sản xuất ra các tỉnh ngoài trung tâm như Cao tốc Bắc – Nam, đường vành đai 4 - Hà Nội, đường vành đai 3 - TP.HCM, và các dự án cảng biển, sân bay đang được nằm trong quy hoạch và triển khai.

Dù có nhiều yếu tố hỗ trợ là vậy, song KQKD quý III/2023 của các công ty niêm yết BĐS KCN lại có sự phân hóa.

Xếp ở vị trí đầu tiên về tăng trưởng lợi nhuận quý III/2023 là CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HoSE: ITA). Theo đó, doanh thu thuần ITA trong kỳ đạt 181 tỷ đồng, tăng 110,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ đi các chi phí, lãi ròng công ty còn 78,2 tỷ đồng, tăng 224,48%. ITA cho biết nguyên nhân chủ yếu nhờ doanh thu cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN Tân Đức của hợp đồng thuê lại đất đã phát sinh trước năm 2022.

Dù vậy, lãi ròng 9 tháng đầu năm 2023 của ITA chỉ là 113 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ. ITA giải trình kết quả suy giảm này do ảnh hưởng từ thông tin mở thủ tục phá sản lan truyền, dù công ty không nhận được tống đạt chính thức từ tòa án.

Đứng ở vị trí thứ 2 là CTCP Sonadezi Châu Đức (HoSE: SZC) với doanh thu quý III/2023 là 208 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ năm ngoái; Lãi ròng hơn 55 tỷ đồng, tăng hơn 136%. Trong khi đó, CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa (HoSE: TIP) cũng báo lãi ròng tăng 69,7% đạt 69,4 tỷ đồng dù doanh thu giảm 59,6%. Kết quả này là nhờ quý III/2023 phát sinh khoản lãi hợp tác 70 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Xếp sau TIP là Tổng công ty Viglacera – CTCP (HoSE: VGC) với lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng 64% đạt 433 tỷ đồng.

Ngược lại, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HoSE: KBC) bất ngờ báo lãi quý III/2023 giảm mạnh 99,04% xuống 18,5 tỷ đồng. Lý giải về việc lợi nhuận lao dốc, KBC cho biết chủ yếu do trong kỳ công ty chưa kịp bàn giao đất cho khách hàng tại các KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, Quang Châu và Tân Phú Trung, với tổng diện tích 50ha đã ký. Tổng giá trị hợp đồng ký lên tới 1.700 tỷ đồng và dự kiến có thể bàn giao trong quý IV/2024.

Tương tự, Tổng Công ty IDICO (HNX: IDC) ghi nhận doanh thu thuần quý III/2023 đạt gần 1.444 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng chỉ còn 194 tỷ đồng, giảm hơn 68,3%. IDICO cho biết doanh thu giảm do các hợp đồng cho thuê hạ tầng khu công nghiệp (KCN) chưa đến thời điểm đáp ứng điều kiện ghi nhận doanh thu một lần theo quy định, khiến lợi nhuận giảm. Bên cạnh đó, một phần do chi phí lãi vay của IDC tăng 64% so với cùng kỳ lên gần 43 tỷ đồng.

Một tên tuổi lớn khác cũng báo lãi giảm là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP (HoSE: GVR). Theo đó, doanh thu thuần GVR quý III/2023 tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái đạt gần 6.200 tỷ đồng. Nhưng do giá vốn bán hàng tăng mạnh 16,3% nên lãi gộp GVR giảm gần 22% còn 1.234,5 tỷ đồng. Trừ đi các chi phí và thuế, GVT báo lãi 493,6 tỷ đồng, giảm 50,33%.

Nhiều yếu tố hỗ trợ cổ phiếu BĐS KCN

CTCP Chứng khoán BSC đánh giá lạc quan về triển vọng nhóm BĐS KCN trong quý IV/2023 – 2024 dựa trên việc Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn doanh nghiệp nước ngoài; nguồn cung hạn chế và nhu cầu cao vẫn là yếu tố giúp giá cho thuê KCN duy trì ở mức cao; và hạ tầng giao thông được cải thiện giúp các KCN ở xa vùng kinh tế trung tâm dễ tiếp cận được với dòng vốn FDI hơn.

Về phần mình, SSI Research thông tin diện tích cho thuê của các KCN Việt Nam đạt 620 ha trong 9 tháng đầu năm 2023, đạt 56% kế hoạch năm. SSI Research kỳ vọng vốn FDI giải ngân sẽ tăng trưởng tốt hơn trong năm 2024, tập trung vào doanh nghiệp sản xuất như các doanh nghiệp liên quan đến chất bán dẫn và năng lượng tái tạo.

SSI Research nhìn nhận nhu cầu thuê KCN ở miền Bắc tăng tích cực do xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, chủ yếu trong ngành điện tử và bán dẫn. Các KCN ở miền Nam được dự báo sẽ phục hồi từ mức thấp trong năm 2023, chủ yếu là các doanh nghiệp trong ngành xuất khẩu, logistics, sản xuất thực phẩm và đồ uống. SSI Research ước tính diện tích cho thuê các KCN sẽ tăng 20 - 25% trong năm 2024.

Dù có triển vọng trong dài hạn, song BSC cho rằng ngành BĐS KCN sẽ phải xử lý vấn đề giá thuê KCB tiếp tục tăng cao do nguồn cung mới hạn chế khiến. Theo đó, sự thiếu hụt nguồn cung KCN đến từ quá trình triển khai KCN mới bị trì hoãn do thủ tục pháp lý chồng chéo, giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc, và cơ chế chuyển đổi sang đất KCN của mỗi loại hình đất là khác nhau, gây khó khăn trong việc thực hiện. Do vậy, giá thuê KCN trung bình trong năm 2024 ước tính sẽ tiếp tục tăng 7-8% so với năm 2023. Tuy nhiên, ở góc độ khác, BSC cho rằng đây là cơ hội với những doanh nghiệp nắm trong tay quỹ đất sẵn sàng cho thuê lớn.

Bên cạnh đó, việc áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu có thể ảnh hướng đến thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, BSC đánh giá tác động sẽ là không nhiều do: Ưu đãi thuế không phải là yếu tố hàng đầu trong việc chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp FDI, Chính phủ đang nghiên cứu các ưu đãi khác để cấn trừ vào nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp như “Hỗ trợ chi phí đào tạo nguồn nhân lực”; “Xây dựng phương án triển khai các khoản hỗ trợ bằng tiền”.

Công ty chứng khoán này lưu ý nhiều hơn đến mức độ cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gia tăng giữa các quốc gia trong khu vực. Trong bối cảnh ASEAN đang nổi lên như là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất linh kiện điện tử và chất bán dẫn, Việt Nam cũng cần phải nâng cao sức hút để cạnh tranh với các đối thủ khác trong khu vực. Theo JLL, Việt Nam đang kém hơn Thái Lan, Indonesia hay Malaysia các chỉ số về cơ sở hạ tầng, năng suất lao động và môi trường kinh doanh. Mặc dù vậy, dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn xếp hàng đầu trong khu vực ASEAN.

Nguồn bài viết: Triển vọng lạc quan của cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp

BSC dự báo PDR được thêm vào rổ FTSE Vietnam, VNM ETF không thay đổi danh mục

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán BIDV dự báo cổ phiếu PDR sẽ được thêm mới vào rổ FTSE Vietnam và không loại bỏ cổ phiếu nào.

Đến hẹn lại lên, ngày 1/12 tới đây, FTSE dự kiến sẽ công bố danh mục cổ phiếu thành phần bộ chỉ số FTSE Vietnam All-share và FTSE Vietnam Index. Tiếp sau đó 1 tuần, tức ngày 8/12, MarketVector cũng sẽ công bố danh mục cổ phiếu thuộc chỉ số MarketVector Vietnam Local Index.

Đối với bộ chỉ số FTSE Vietnam 30 Index (ETF Fubon tham chiếu) sẽ chưa đến kỳ rà soát cổ phiếu thành phần. Ngày 15/12/2023 dự kiến là ngày hoàn tất việc cơ cấu toàn bộ danh mục của các ETF tham chiếu theo các bộ chỉ số này.

Trên cơ sở dữ liệu tại ngày 22/11/2023, CTCK BIDV (BSC) dự báo danh mục cổ phiếu thành phần và số lượng cổ phiếu mua/bán đối với các ETF tham chiếu theo các chỉ số.

Với rổ MarketVector Vietnam Local Index, BSC dự báo sẽ không thêm mới và loại bỏ cổ phiếu nào. Tuy nhiên, cần lưu ý đối với cổ phiếu HNG có nguy cơ bị loại do không đáp ứng điều kiện ngưỡng tỷ trọng vốn hóa lũy kế.

Với rổ FTSE Vietnam Index, BSC dự báo sẽ thêm mới cổ phiếu PDR và sẽ không loại bỏ cổ phiếu nào. Giá trị tính toán có thể thay đổi do ngày chốt dữ liệu, hệ số tỷ lệ free-float mà MarketVector và FTSE áp dụng. Với dự báo được đưa ra, BSC ước tính hai quỹ ETF sẽ mua ròng hơn 4,5 triệu cổ phiếu PDR.

Ngoài mã bất động sản trên, nhiều cổ phiếu khác cũng được dự báo mua ròng trên 1 triệu đơn vị như VNM (2,98 triệu cp), VIC (5,9 triệu cp), VHM (2 triệu cp), GEX (2 triệu cp). Chiều ngược lại, các cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất trong giai đoạn cơ cấu danh mục có VIX, SSI, VRE, PVD.

Dự báo cơ cấu danh mục ETF. (Nguồn: BSC).

Nguồn: BSC dự báo PDR được thêm vào rổ FTSE Vietnam, VNM ETF không thay đổi danh mục

VinHomes vừa huy động thành công 2.000 tỷ trái phiếu, lãi suất 12%/năm

Tại thời điểm 30/9, nợ vay tài chính của VinHomes ở mức 43.126 tỷ đồng trong đó phần lớn là nợ dài hạn.

Vinhomes vừa huy động thành công 2.000 tỷ trái phiếu, lãi suất 12%/năm - Ảnh 1.

Mới đây, CTCP Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) công bố thông tin phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ mã VHMB2325004. Lô trái phiếu này có mệnh giá 100 triệu đồng, được phát hành vào ngày 23/11, kỳ hạn 2 năm tức đáo hạn vào ngày 23/11/2025.

Lãi suất được công bố ở mức 12%/năm, do CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) làm đơn vị lưu ký. Các thông tin liên quan đến tài sản đảm bảo, kỳ hạn trả lãi… không được doanh nghiệp công bố.

Vinhomes cũng cho biết công ty được phép mua lại trước hạn một phần hoặc toàn bộ số trái phiếu trên vào bất kỳ ngày nào sau ngày phát hành bằng việc gửi một thông báo chào mua đến cho trái chủ. Công ty có thể mua lại trước hạn một hoặc nhiều đợt.

Tại thời điểm cuối tháng 9, tổng nợ phải trả của Vinhomes là 236.174 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay tài chính ở mức 43.126 tỷ đồng trong đó phần lớn là nợ dài hạn. Dư nợ trái phiếu của công ty là gần 6.500 tỷ đồng, dư nợ ngân hàng ở mức 26.000 tỷ đồng, còn lại là vay từ các đối tác.

Cách đây 1 tháng, công ty mẹ của Vinhomes là Vingroup (mã chứng khoán: VIC) đã hoàn thành giao dịch chào bán 250 triệu USD trái phiếu quốc tế. Trái phiếu có thể hoán đổi thành cổ phiếu có thể hoán đổi thành cổ phiếu Vinhomes do Vingroup sở hữu, đáo hạn vào năm 2028. Lãi có thể giao động từ 9,5% đến 10%/năm, trả hàng quý và được tính bằng đồng USD. Giá hoán đổi với cổ phiếu Vinhomes có thể từ 51.635 đồng đến 53.880 đồng mỗi cổ phiếu.

Nguồn bài viết: VinHomes vừa huy động thành công 2.000 tỷ trái phiếu, lãi suất 12%/năm

Hủy niêm yết trên HOSE, cổ phiếu IBC của Apax Holdings có khả năng bị đình chỉ giao dịch khi về UPCoM

CTCP Đầu tư Apax Holdings (mã cổ phiếu IBC) hiện chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, báo cáo tài chính quý 1, 2/2023, báo cáo kiểm toán bán niên 2023, báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2023 và chưa tổ chức ĐHCĐ thường niên 2023.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây thông báo sẽ đình chỉ giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp UPCoM không thực hiện công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm từ 3 năm tài chính liên tiếp trở lên.

Theo đó:

  • Đưa vào diện hạn chế giao dịch cổ phiếu của các tổ chức đăng ký giao dịch chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin theo quy định.

  • Đình chỉ giao dịch cổ phiếu của các tổ chức đăng ký giao dịch trong diện hạn chế giao dịch mà không có biện pháp khắc phục, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, không thực hiện công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm từ 3 năm tài chính liên tiếp trở lên.

Ở diễn biến liên quan, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) mới đây đã thông báo về việc hủy niêm yết bắt buộc đối với 83,1 triệu cổ phiếu IBC của CTCP Đầu tư Apax Holdings - doanh nghiệp do ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) làm Chủ tịch HĐQT. Thời gian hủy niêm yết là ngày 6/12/2023.


Diễn biến giá cổ phiếu IBC

Trước đó HOSE đã đưa cổ phiếu IBC vào diện đình chỉ giao dịch từ 11/9/2023 do công ty tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.

Được biết Apax Holdings hiện chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, báo cáo tài chính quý 1, 2/2023, báo cáo kiểm toán bán niên 2023, báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2023 và chưa tổ chức ĐHCĐ thường niên 2023.

Với thực trạng này, trong trường hợp được chấp thuận đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM tới đây, nhiều khả năng cổ phiếu IBC có thể bị HNX đưa vào diện hạn chế giao dịch hoặc đình chỉ giao dịch căn cứ theo thông báo mới nhất của Sở này.

Nguồn bài viết: Hủy niêm yết trên HOSE, cổ phiếu IBC của Apax Holdings có khả năng bị đình chỉ giao dịch khi về UPCoM

Quỹ ETF 600 triệu USD bắt đầu mua vào CEO

Giai đoạn từ 04-11/12, quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) bắt đầu mua vào CEO – mã được thêm mới vào danh mục MarketVector Vietnam Local Index (chỉ số tham chiếu của Quỹ) trong đợt review quý 4/2023 của MarketVector Indexes.

Thay đổi cổ phiếu quỹ VNM ETF từ 04-11/12/2023

Cụ thể trong giai đoạn trên, quỹ VNM ETF không có động thái mua bán gì ngoài việc bổ sung thêm gần 682 ngàn cp CEO. Đây cũng là thời điểm công bố kết quả đợt review quý 4/2023 của MarketVector Indexes.

Được biết, CEO là mã duy nhất được thêm mới trong danh mục MarketVector Vietnam Local Index (chỉ số tham chiếu của VNM ETF). Theo dự báo, CEO sẽ được mua mới với giá trị gần 6.6 triệu USD, tương đương khoảng 6.8 triệu cp. Vậy nên trong thời gian tới, rất có thể VNM ETF sẽ tiếp tục mở két mua thêm cổ phiếu này.

Tại ngày 11/12, tổng giá trị tài sản ròng của VNM ETF đạt gần 566 triệu USD, tăng so với mức 539 triệu USD vào ngày 04/12. Toàn bộ đều là các mã cổ phiếu Việt, với top tỷ trọng thuộc về HPG (6.86%), VNM (6.8%), VHM (6.53%), VIC (6.35%), và VCB (6.22%).

Nguồn: Quỹ ETF 600 triệu USD bắt đầu mua vào CEO | Fili

IR Newsletter Quý 3/2023

Xem dạng PDF: 202311 - VIE - IR Newsletter 3Q2023.pdf - Google Drive












Nguồn: https://angia.com.vn/

Nhóm quỹ Dragon Capital hạ sở hữu tại Khang Điền

Nhóm quỹ Dragon Capital ghi nhận tỷ lệ sở hữu tại CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã: KDH) đạt 10,99% vốn tại ngày 18/12.

Amersham Industries thuộc Dragon Capital thực hiện bán 200.000 cổ phiếu KDH vào ngày 14/12, hạ sở hữu về 10,6 triệu đơn vị, tương đương với 1,32% vốn điều lệ. Nếu chiếu theo giá kết thúc phiên, lượng cổ phiếu trên trị giá khoảng 61 tỷ đồng.

Theo đó, nhóm quỹ ngoại ghi nhận giảm sở hữu xuống còn 87,8 triệu đơn vị, tương đương với 10,98% vốn vào 18/12. Thành viên nắm giữ nhiều nhất là CTBC Vietnam Equity Fund với 27,1 triệu đơn vị (3,4% vốn).

Lần gần nhất cổ đông ngoại báo cáo giao dịch làm tỷ lệ sở hữu thay đổi quá 1% là vào 28/7, khi mua 880.000 đơn vị, nâng sở hữu lên 79,5 triệu đơn vị, tương đương với 11,09% vốn.

Danh sách cổ đông lớn tại KDH còn đang bao gồm một số cái tên như Công ty Đầu tư Tiến Lộc (11% vốn), Công ty Đầu tư Gam Ma (8,8% vốn), Công ty Đầu tư Thương mại Á Âu (8,5% vốn) và Vietnam Enterprise Investments (7,1% vốn).

Trên sàn HOSE, cổ phiếu KDH kết phiên 19/12 tại 30.100 đồng/cp, giảm 4% qua 1 tháng gần đây, khối lượng giao dịch bình quân phiê đạt 1,6 triệu đơn vị.

Doanh nghiệp bất động sản vừa công bố việc thông qua đơn từ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc của bà Nguyễn Thùy Trang kể từ 8/12. Sau đó, ngày 14/12, Khang Điền tiếp tục công bố nhận đơn xin từ nhiệm chức vụ như trên của ông Trương Duy Minh.

Thị giá KDH từ đầu năm đến 19/12. Biểu đồ: TradingView.

Nguồn: Nhóm quỹ Dragon Capital hạ sở hữu tại Khang Điền

Báo cáo phân tích cổ phiếu AGG - VPBS












Link chi tiết: https://www.vpbanks.com.vn/_files/ugd/dada75_5dbd94bee2d74deba55d6a0f90ae0082.pdf

Bất động sản Phát Đạt (PDR): Đã chính thức đưa dư nợ trái phiếu về 0 đồng

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã cổ phiếu PDR) vừa có thông báo về việc mua lại toàn bộ 02 lô trái phiếu có tổng mệnh giá phát hành 800 tỷ đồng, việc mua lại được thực hiện trong ngày 25/12.


Bất động sản Phát Đạt đã chi tổng cộng gần 459 tỷ đồng để mua lại toàn bộ 02 lô trái phiếu cuối cùng.

Cụ thể, Bất động sản Phát Đạt (mã cổ phiếu PDR - sàn HoSE) đã chi 421,2 tỷ đồng để mua lại toàn bộ lô trái phiếu PDR12101 (tổng mệnh giá phát hành là 500 tỷ đồng). Lô trái phiếu này được phát hành vào ngày 23/12/2021 với kỳ hạn 02 năm và đáo hạn vào ngày 23/12/2023.

Đồng thời, doanh nghiệp bất động sản này chi 37,5 tỷ đồng để mua lại trước hạn toàn bộ lô trái phiếu PDR12204 (tổng mệnh giá phát hành là 300 tỷ đồng). Lô trái phiếu này được phát hành vào ngày 25/03/2022 với kỳ hạn 02 năm và đáo hạn vào ngày 25/03/2024.

Như vậy, Bất động sản Phát Đạt đã chi tổng cộng 458,7 tỷ đồng để mua lại toàn bộ 02 lô trái phiếu trên; qua đó, đưa dư nợ trái phiếu của doanh nghiệp này về mức 0. Trước đó, ban lãnh đạo Bất động sản Phát Đạt đã đề ra mục tiêu xử lý toàn bộ dư nợ trái phiếu vào cuối năm nay, chỉ để lại nợ ngân hàng và vay các bên khác (tổng cộng khoảng 2.384 tỷ đồng, tính đến cuối quý 3/2023).

Việc xử lý dứt điểm nợ trái phiếu đã giúp tỷ lệ nợ vay ngắn & dài hạn/vốn chủ sở hữu của Bất động sản Phát Đạt trong năm 2023 sẽ chỉ còn khoảng 0,22 lần - thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung của ngành bất động sản Việt Nam hiện nay.


Các dự án đang được Bất động sản Phát Đạt tập trung triển khai. (Nguồn: Bất động sản Phát Đạt, VPBankS Research)

Về triển vọng kinh doanh, trong thời gian tới, Bất động sản Phát Đạt sẽ dồn lực tập trung phát triển 03 dự án, gồm: Khu phức hợp cao tầng Thuận An (Bình Dương), Khu dân cư Bắc Hà Thanh (Bình Định), và Cadia Ngô Mây (Quy Nhơn). Cả 03 dự án này đang chiếm 22% tỷ trọng hàng tồn kho của Bất động sản Phát Đạt (tính đến cuối quý 3/2023).

Trong đó, dự án Khu dân cư Bắc Hà Thanh được kỳ vọng sẽ mở bán trong quý 1/2024 và dự án Khu phức hợp cao tầng Thuận An được kỳ vọng sẽ mở bán trong quý 4/2024. Hai dự án này sẽ đóng góp từ 6.000 - 8.000 tỷ đồng doanh số bán trước, chiếm 70% doanh số bán trước dự phóng của Bất động sản Phát Đạt trong năm 2024, theo VPBankS Research.

Trong một diễn biến có liên quan, Bất động sản Phát Đạt hiện muốn chào bán tối đa 134 triệu cổ phiếu PDR với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Thời gian dự kiến chào bán trong năm 2023 hoặc 2024 sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Nếu đợt phát hành trên diễn ra thành công, Bất động sản Phát Đạt dự kiến thu về tối đa 1.343 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được dùng để triển khai loạt dự án trọng điểm của doanh nghiệp này và các công ty con trong năm 2024.

Trên thị trường chứng khoán, trong ngày 25/12, cổ phiếu PDR có giá tham chiếu tại mức 26.800 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 96% so với hồi đầu năm nay.

Nguồn: Bất động sản Phát Đạt (PDR): Đã chính thức đưa dư nợ trái phiếu về 0 đồng (tapchicongthuong.vn)

An Gia (AGG) vượt trên 30% kế hoạch doanh thu, lợi nhuận trong năm 2023

Trải qua một năm đầy thử thách của thị trường bất động sản và thị trường vốn, Tập đoàn BĐS An Gia (AGG) vẫn vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2023, chủ yếu nhờ bàn giao khu phức hợp Westgate (Bình Chánh).

Những con số ấn tượng

Năm 2023, trong bối cảnh thị trường bất động sản chứng kiến nhiều doanh nghiệp “đổ vỡ” hoặc bắt buộc phải cắt giảm quy mô tài sản để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp, An Gia vẫn ghi nhận nhiều kết quả khả quan so với thị trường chung nhờ chiến lược quản trị nguồn vốn thận trọng và giải pháp bán hàng linh hoạt, sáng tạo, từ đó duy trì tiến độ bán hàng và tiến độ bàn giao dự án đúng thời hạn cho khách hàng.

Khu phức hợp Westgate tại trung tâm hành chính Bình Chánh

Doanh thu năm 2023 ước đạt khoảng 3,800 tỷ đồng, vượt 27% kế hoạch năm. Lãi ròng ước đạt 135 tỷ đồng, vượt 35% kế hoạch đã được phê duyệt tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.

Doanh thu chủ yếu đến từ việc An Gia bàn giao khu phức hợp Westgate với quy mô hơn 2,000 sản phẩm tại Bình Chánh (TP.HCM), trong bối cảnh thị trường bất động sản không mấy thuận lợi, ít dự án đủ pháp lý được bán ra và người mua nhà gặp nhiều trở ngại tiếp cận vốn ngân hàng.

Tuy nhiên, An Gia đã chủ động thích ứng và linh hoạt điều chỉnh kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chủ trương xây dựng các chính sách thanh toán linh hoạt, hỗ trợ tối đa cho người mua nhà.

Công ty tiếp tục “trung thành” với phân khúc nhà ở vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu ở thực - sản phẩm được xác định có thể “sống khỏe” trong bất kỳ hoàn cảnh nào của thị trường.

Chiến lược này đã nhiều lần được Chủ tịch HĐQT Nguyễn Bá Sáng và ban lãnh đạo chia sẻ, là triết lý kinh doanh của An Gia, giúp doanh nghiệp vượt qua các giai đoạn thị trường, kể cả khi khó khăn nhất và thực tế đã chứng minh chiến lược trên là đúng đắn.

Ngoài ra, để đa dạng nguồn vốn phát triển dự án, củng cố tiềm lực tài chính, tối ưu hoạt động kinh doanh, An Gia đã tăng cường đầu tư hợp tác với các tổ chức, quỹ đầu tư nước ngoài.

Đáng chú ý trong năm qua, đối tác Nhật Koterasu Partners đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác - đầu tư với An Gia, giá trị 10 triệu USD thông qua việc mua cổ phiếu thứ cấp của An Gia. Khoản đầu tư này đồng thời mở ra cơ hội cho Koterasu quyền chọn tham gia góp vốn trực tiếp vào dự án The Gió Riverside tại Bình Dương. Việc hợp tác thể hiện sự tin tưởng của Koterasu và nhóm nhà đầu tư Nhật Bản vào năng lực phát triển và tín nhiệm của An Gia sau nhiều dự án đã hợp tác thành công trước đây.

Ông Nguyễn Bá Sáng - Chủ tịch HĐQT An Gia phát biểu tại ĐHCĐ 2023

Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng khác cũng được An Gia cải thiện đáng kể trong năm 2023. Tính đến cuối năm, hàng tồn kho của An Gia dự kiến giảm mạnh khi doanh nghiệp hoàn tất bán hàng tại dự án Westgate, cho thấy việc bàn giao, bán hàng tại các dự án diễn ra thuận lợi. Công ty cũng đã thanh toán các khoản gốc, lãi trái phiếu đúng hạn trong năm 2023. Dư nợ trái phiếu tại ngày 31/12 ở mức thấp.

Trong năm 2024, An Gia có 778 tỷ đồng nợ vay đến hạn, bao gồm 317 tỷ đồng là nợ vay trái phiếu và 461 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn phục vụ cho vốn lưu động. Công ty cho biết nguồn tiền để chi trả các khoản nợ này sẽ đến từ việc thu tiền theo tiến độ đối với các sản phẩm đã bán, đồng thời tiếp tục triển khai kế hoạch kinh doanh các sản phẩm còn lại tại khu biệt lập The Standard (Bình Dương) cùng với dòng tiền thu về từ việc triển khai mở bán tại dự án The Gió (Bình Dương).

Đón chu kỳ tăng trưởng mới

Theo dự báo của giới chuyên gia tại Hội nghị BĐS Việt Nam 2023 vừa qua, thị trường dự kiến sẽ ghi nhận tín hiệu đảo chiều vào Quý 02 - 04/2024 với sự cải thiện về giá và thanh khoản, đặc biệt là tại các phân khúc “nhu cầu thực”. Những quan ngại về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp vẫn còn đó, đặc biệt là với nhóm doanh nghiệp có dư nợ trái phiếu lớn trong và ngoài sổ sách. Tuy nhiên, đồng thuận chung của thị trường là điều tồi tệ nhất đã qua đi.

Bước sang năm 2024, với sự hỗ trợ quyết liệt, kịp thời của Chính phủ hướng tới một thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và thực chất, những doanh nghiệp có cơ cấu tài sản tinh gọn và định hướng phát triển dự án phù hợp với trọng tâm của Nhà nước sẽ được hưởng lợi nhiều nhất trong xu hướng phục hồi của toàn nền kinh tế.

Dự án The Standard được An Gia triển khai theo mô hình khu biệt lập

Với những kết quả đã đạt được, năm 2024, ban lãnh đạo An Gia dịch chuyển chiến lược quản trị và kinh doanh từ “thận trọng và ứng phó” sang “chủ động và thích ứng” để bứt phá trong bối cảnh cán cân năng lực giữa các doanh nghiệp trong ngành có sự thay đổi, đồng thời duy trì trạng thái sẵn sàng để thích ứng thành công với mọi biến động bất lợi của thị trường.

Cụ thể, An Gia tiếp tục hoàn thiện và áp dụng các thực hành quản trị doanh nghiệp tốt nhất theo thông lệ quốc tế, đồng thời tập trung vào hai năng lực cốt lõi đã được thị trường và khách hàng bảo chứng hơn 10 năm qua đó là năng lực phát triển dự án tầm trung với chất lượng cao cấp và năng lực bán hàng, chăm sóc khách hàng.

Đồng thời, công ty đặt mục tiêu tiếp tục mở rộng các quỹ đất sạch, ưu tiên các dự án đã có chấp thuận chủ trương đầu tư, phù hợp phát triển dự án vừa túi tiền và thời gian triển khai nhanh. Đại diện công ty chia sẻ về 2 quỹ đất tiềm năng tại quận 8 và Thủ Đức (TP.HCM) đang trong quá trình thẩm định chuyên sâu, dự kiến cung cấp hơn 4,000 sản phẩm. Ngoài ra, công ty dự kiến triển khai dự án The Gió Riverside (Bình Dương) - đã được cấp hạn mức tín dụng 2,000 tỷ đồng, với tiềm năng doanh thu toàn dự án tối thiểu đạt 8,200 tỷ đồng.

Về chiến lược nguồn vốn, An Gia tiếp tục duy trì tỷ lệ nợ vay lành mạnh, gia tăng tích lũy tiền mặt và tương đương tiền, đồng thời đảm bảo đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính đối với các bên liên quan. Tầm nhìn 5 năm, An Gia đặt mục tiêu trở thành thương hiệu bất động sản đáng tin cậy, hướng tới việc xây dựng những khu phức hợp quy mô lớn tại TP.HCM và các tỉnh thành lận cận, mang đến giá trị thiết thực cho khách hàng, cổ đông và đối tác.

Nguồn: An Gia (AGG) vượt trên 30% kế hoạch doanh thu, lợi nhuận trong năm 2023 | Fili

Tái khởi động đấu giá đất Thủ Thiêm: Gọi tên những “đại gia” sở hữu đất vàng: PDR, NVL, CII, DXG, Đại Quang Minh…

Có 4 lô đất “vàng” đã bị bỏ cọc từng gây dậy sóng 2 năm về trước khi mức giá khởi điểm lên đến 2,44tỷ/m2 (bao gồm lô đất diện tích 10.015 m2 đã được Tập đoàn Tân Hoàng Minh đấu giá thành công với con số cao bất ngờ - 24.500 tỷ đồng).

Tham gia tại Chương trình “Dân hỏi - chính quyền trả lời” phát sóng trực tiếp trên HTV9 ngày 7/1/2024 vừa qua, ông Huỳnh Văn Thanh - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM (Sở TN&MT Tp.HCM) - cho biết hiện Thành Ủy và UBND Thành phố đã phê duyệt nội dung kế hoạch đấu giá đất cho khu vực Thủ Thiêm.

Đề án này tập trung nghiên cứu 6 nhóm vấn đề: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai; tài chính đất đai; quản lý tài sản công; hành chính về đất đai và cơ chế hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất.

Đối với giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc xác định giá đất cụ thể, sở đã thực hiện phân nhóm, phân loại và rút ra được 13 vướng mắc chính, xây dựng một đề án làm cơ sở để giải quyết. Với từng vướng mắc thì tại đề án, sở cũng làm rõ 5 thẩm quyền xem xét giải quyết để có giải pháp thích hợp. Tiếp đến là giải pháp về tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với quỹ đất sạch sẵn có. Trong năm 2024 sẽ xây dựng kế hoạch đấu giá cho các lô đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm và các khu vực ngoài Thủ Thiêm.

Trước đó, hồi tháng 7/2023, Tp.HCM cũng từng lên kế hoạch đấu giá hàng chục lô đất và 3.790 căn hộ tại Thủ Thiêm, trong đó có 4 lô đất “vàng” đã bị bỏ cọc. Cần nhấn mạnh, 4 lô đất “vàng” đã bị bỏ cọc từng gây dậy sóng 2 năm về trước khi mức giá khởi điểm lên đến 2,44tỷ/m2 (bao gồm lô đất diện tích 10.015 m2 đã được Tập đoàn Tân Hoàng Minh đấu giá thành công với con số cao bất ngờ - 24.500 tỷ đồng).

Lúc bấy giờ, loạt doanh nghiệp nắm giữ đất vàng tại Thủ Thiêm được chú ý. Trên thị trường, cổ phiếu của những đơn vị này gồm NVL, CII, PDR, DXG… cũng tăng mạnh theo “cơn sốt” giá đất Thủ thiêm.

CII – “ông trùm” đất Thủ Thiêm

Cùng điểm lại các đại gia đất vàng tại Thủ Thiêm, đầu tiên phải kể đến Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (CII) – được mệnh danh là ông “trùm” đất Thủ Thiêm. Thực tế, CII cũng là cổ phiếu hưởng lợi nhiều nhất từ thương vụ đấu giá năm 2021 nhờ sở hữu quý đất lớn tại đây.

CII là chủ đầu tư của dự án Thủ Thiêm River Park ngay Khu đô thị mới Thủ Thiêm với vốn đầu tư 400 triệu USD có hợp tác với HongKong Land. Cuối tháng 12/2017, CII và Hongkong Land đã chính thức tiến hành ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư Dự án Thủ Thiêm River Park trên quỹ đất lớn tại bán đảo Thủ Thiêm được thành phố giao cho theo hình thức ổn định lâu dài và cho thuê trong 50 năm. Khuôn viên xây dựng dự án căn hộ Thủ Thiêm River Park quận 2 rộng khoảng 3,5ha, trong đó lô 3 – 15 rộng 15.376m2, cao từ 10 – 15 tầng và lô 3 – 16 rộng 19.881m2, cao 10 – 20 tầng.

CII còn có dự án The Riverin tại khu Thủ Thiêm. Cụ thể, UBND Tp.HCM đã chấp thuận cho CII triển khai dự án Khu nhà ở chung cư tại lô 3-15 và 3-16 (The Riverin) thuộc Khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 theo hợp đồng BT. Dự án The Riverin có tổng diên tích 35.259 m2, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Một thành viên Khu Bắc Thủ Thiêm (công ty con của CII).

Dự án Thủ Thiêm Lake View và Marina Bay Thủ Thiêm là 2 dự án khu đô thị mới được CIIký kết hợp đồng tín dụng với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh TP.HCM đầu tư xây dựng có số vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng, với tổng diện tích 85.255 m2, thuộc phân khu 3 và 4 tại khu đô thị Thủ Thiêm. Bên cạnh đó, CII cũng đã đầu tư cơ sở hạ tầng cho hai khu này với tổng mức đầu tư lên đến 2.600 tỷ đồng.

Về Năm Bảy Bảy (NBB) - công ty có liên quan mật thiết đến CII, tháng 5 vừa qua đã góp 635 tỷ đồng góp vốn với thời hạn 36 tháng để thực hiện các dự án tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức, Tp.HCM). Tháng 9, NBB tiếp tục rót thêm 490 tỷ đồng để thực hiện hợp đồng hợp tác với Công ty Khu Bắc Thủ Thiêm.

Năm 2023, CII thông báo khởi động lại dự án BT Thủ Thiêm sau hơn 4 năm dừng thi công. CII cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu các dự án hạ tầng mới có tổng mức đầu tư từ 5.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng như dự án đường trên cao, các nút giao thông trong TP HCM, cầu Thủ Thiêm 4,…

Phát Đạt (PDR) – sở hữu đến 16 lô nhà đất nhờ tham gia BT Cầu Thủ Thiêm

Kế tiếp là CTCP Phát triển BĐS Phát Đạt (PDR), doanh nghiệp này đang sở hữu 16 lô nhà đất “vàng” trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, chủ yếu là các quỹ đất thanh toán khi Công ty tham gia xây dựng các dự án BT Cầu Thủ Thiêm.

Cụ thể, gồm quỹ đất để cân đối thanh toán cho phần chi phí xây lắp và thiết bị của dự án Xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 bao gồm 11 lô đất thuộc Khu chức năng số 3 và số 4 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Theo quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của Khu đô thị mới Thủ Thiêm được duyệt, 11 lô đất nêu trên có tổng diện tích đất phát triển dự án khoảng 99.904m2.

Về quỹ đất để cân đối thanh toán cho phần kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng (phía Quận 7) và chi phí khác: Khu đất tại số 462-464 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 2, quận 1, diện tích 1.186,3m2; Khu đất tại số 1310 Kha Vạn Cân, phường Linh Trung , quận Thủ Đức, diện tích 5.300m2; Khu đất tại số 11 Linh Trung, phường Linh Trung , quận Thủ Đức, diện tích 11.764m2; Khu đất tại số 540/21 Cách Mạng Tháng Tám, phường 11, quận 3, diện tích 7.000m2.

Novaland: Dự án 6.000 tỷ đã được gỡ vướng trong năm 2023

Một “ông lớn” bất động sản khác là Tập đoàn Novaland (NVL) cũng đang sở hữu quỹ đất lớn ở quận 2, liền kề khu Thủ Thiêm. Trong đó, The Water Bay do NVL làm chủ đầu tư là một trong số những dự án bất động sản được Tp.HCM gỡ vướng năm 2023. Theo tìm hiểu, dự án có quy mô 30,2ha tại phường Bình Khánh (Tp.Thủ Đức), chủ đầu tư đã rót vào khoảng 6.000 tỷ đồng.

The Water Bay đã được NVL nhiều lần gửi thư giải trình, kiến nghị đến UBND Tp.HCM, Bộ Xây dựng và Chính phủ với mong muốn có các biện pháp gỡ vướng. Tập đoàn cũng từng gửi thư khẩn cầu đến Bộ Xây dựng để cho công ty con là Công ty TNHH phát triển quốc tế Thế kỷ 21 được tiếp tục phát triển dự án.

Hay dự án The Sun Avenue là dự án căn hộ nằm tại mặt tiền đại lộ Mai Chí Thọ, đoạn giao với đường Đồng Văn Cống, phường An Phú, Tp.Thủ Đức. Dự án này do chủ đầu tư NVL triển khai xây dựng năm 2015 và hoàn thành vào quý 2/2018, tổng quy mô dự án khoảng 4,6 ha.

Đất Xanh với dự án trọng điểm Gem Riverside

Là doanh nghiệp sở hữu quỹ đất lớn, Tập đoàn Đất Xanh (DXG) không sở hữu trực tiếp đất ở Khu đô thị Thủ Thiêm song công ty đang có dự án Gem Riverside vốn đầu tư hơn 5.600 tỷ tại khu Nam Rạch Chiếc, An Phú, Quận 2 Tp.HCM - liền kề ngay khu Thủ Thiêm. Dự án với diện tích 67.142m2 quy hoạch 6 toà tháp, 3500 căn hộ.

Giữa năm 2022, ban lãnh đạo DXG lùi hạn việc mở bán dự án này do tâm lý thị trường kém tích cực trong quý 4/2022. Cụ thể, Gem Riverside được nở bán trong năm 2023 thay vì đầu quý 4/2022 như kế hoạch trước đây. Đây là một trong những dự án trọng điểm dự kiến đem về nguồn thu lớn cho DXG những năm tới.

Đại Quang Minh, QCGL, Sunshine Homes cũng góp mặt

Hay Địa ốc Đại Quang Minh - công ty con của THACO, với việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng ở Thủ Thiêm theo hình thức BT, đổi lại Đại Quang Minh được giao làm chủ đầu tư khoảng 106ha (trong đó gồm 45ha đất ở và thương mại, còn lại là đất xây dựng hạ tầng giao thông và các công trình tiện ích), để xây dựng Khu đô thị Sala với các sản phẩm gồm biệt thự, nhà phố thương mại và căn hộ cao cấp, công viên, bệnh viện, trường học…

CTCP Phát triển Sunshine Homes (SSH) cũng có dự án Venicia đang mở bán tại khu Thủ Thiêm quy mô hơn 7.000 m2.

Cuối cùng là Quốc Cường Gia Lai (QCGL) với dự án De Capella. Dự án tọa lạc ngay mặt tiền Lương Định Của - Thủ Thiêm quận 2 (Tp.HCM) với 4.684.5 m² là một trong những dự án QCG đang triển khai trong năm 2023 cùng với Premium Central (Quận 8, Tp.HCM), Lavida Plus (Quận 7, Tp.HCM).

Bất chấp thị trường khó khăn, 99% căn hộ Westgate được tiêu thụ

(ĐTCK) Bất chấp khó khăn của thị trường, 99% sản phẩm tại khu phức hợp Westgate (Bình Chánh) vẫn được tiêu thụ. Kết quả này cho thấy chiến lược đúng đắn của An Gia (AGG) trong việc định hướng phát triển căn hộ vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thực.

Phân khúc sản phẩm chủ đạo

Theo An Gia, khoảng 99% số lượng sản phẩm tại khu phức hợp Westgate (Bình Chánh) đã được thị trường tiêu thụ. Tổng doanh thu toàn dự án ước tính lên đến 6.000 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn tất việc bàn giao và ghi nhận toàn bộ doanh thu còn lại trong năm 2024. Kết quả này góp phần nâng tổng doanh thu của An Gia trong năm 2023 lên khoảng 3.800 tỷ đồng, cao hơn 27% so với kế hoạch đề ra.

Khu phức hợp Westgate tại trung tâm hành chính Bình Chánh\ 640x425
Khu phức hợp Westgate tại trung tâm hành chính Bình Chánh

Trên thực tế, các căn hộ Westgate luôn ghi nhận mức độ quan tâm và tỷ lệ hấp thụ khả quan, bất chấp sự giảm tốc của thị trường. Dự án được bàn giao từ quý 2/2023, có mức giá sát với nhu cầu thực chỉ từ 37 triệu đồng/m2, thuộc top tốt nhất thị trường trong 3 năm gần đây. Biên độ tăng giá trung bình ổn định ở mức 10-15% mỗi năm.

Chưa kể, vị trí trung tâm hành chính Bình Chánh cũng mở ra cơ hội lớn cho Westgate, đặc biệt sau đề án thành lập thành phố năm 2025.

“Trong nhiều năm xây dựng và phát triển, An Gia luôn tập trung vào dòng sản phẩm trung - khá. Đây là phân khúc có tỷ trọng người mua nhiều nhất trên thị trường bất động sản với mức giá dễ sở hữu nhất và chất lượng đảm bảo nhất. Do đó, dù kinh tế đi lên hay xuống thì nhu cầu an cư luôn rất cao, đặc biệt trong thời kỳ “dân số vàng” như hiện nay với lượng khách hàng tiềm năng rất lớn và kéo dài 20-30 năm nữa”, đại diện An Gia nhận định.

Theo chuyên gia, dòng sản phẩm căn hộ là loại hình bất động sản có yếu tố khai thác dòng tiền ổn định, khả thi hơn các phân khúc khác. Đồng thời với tính thanh khoản cao, phù hợp số đông người mua ở thực thay vì đầu tư lướt sóng… căn hộ, chung cư, đặc biệt là nhà ở vừa túi tiền, vẫn được lựa chọn nếu đặt lên bàn cân so những phân khúc khác trong bối cảnh thị trường biến động như bất động sản nghỉ dưỡng, đất nền, shophouse…. Chưa kể, thời điểm này, khi khách hàng ngại mua nhà, thì xu hướng cho thuê lại đang tăng lên và người có căn hộ cho thuê rất lợi thế. Chính khả năng khai thác tạo dòng tiền đều đặn được xem như điểm mấu chốt giúp phân khúc căn hộ thu hút dòng tiền.

Căn hộ Westgate có mức giá từ từ 37 triệu đồng/m2\ 640x369
Căn hộ Westgate có mức giá từ từ 37 triệu đồng/m2

Ngoài 2.000 căn hộ tại khu phức hợp Westgate, tính đến cuối năm 2023, An Gia đã hoàn thành bàn giao các dự án The Standard (Bình Dương), The Sóng (Vũng Tàu), Sky89, River Panorama, Skyline, Riverside (Quận 7), The Star (Bình Tân), The Garden (Tân Phú)… Đây đều là các sản phẩm hướng đến người mua ở thực với mức giá hợp lý, pháp lý hoàn thiện, thời gian triển khai nhanh.

Chiến lược xuyên suốt

Trong năm 2024, An Gia tiếp tục “trung thành” với phân khúc nhà ở vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu ở thực. Đồng thời, bám sát việc mở rộng tìm kiếm các đối tác có uy tín và tiềm lực tài chính vững mạnh để hợp tác cùng triển khai các dự án mới, đầy đủ pháp lý.

Hiện An Gia đang trong quá trình thẩm định chuyên sâu về 2 quỹ đất tiềm năng tại quận 8 và Thủ Đức (TP.HCM), dự kiến cung cấp ra thị trường hơn 4.000 sản phẩm. Ngoài ra, công ty dự kiến triển khai dự án The Gió Riverside (Bình Dương) - đã được cấp hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng, với tiềm năng doanh thu toàn dự án tối thiểu đạt 8.200 tỷ đồng.

Khu biệt lập The Standard tại TP. Tân Uyên, Bình Dương\ 640x426
Khu biệt lập The Standard tại TP. Tân Uyên, Bình Dương

“Phân khúc mà chúng tôi hướng đến là người mua ở thực tại TP.HCM và khu vực giáp ranh như Bình Dương, Đồng Nai. Do đó, các sản phẩm, dự án của An Gia sẽ có mức giá phù hợp với điều kiện tài chính của các gia đình trẻ”, đại diện An Gia cho biết.

Theo chuyên gia, trong các năm qua, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến sự “lệch pha”, tức có quá nhiều sản phẩm cao cấp - hạng sang mà vắng bóng nhà ở vừa túi tiền, biểu hiện mất cân đối và phát triển chưa bền vững.

Báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) chỉ ra năm 2020, nhà ở cao cấp chiếm 70% thị trường TP.HCM và 9 tháng đầu năm 2023 vẫn chiếm tới trên 66%. Do đó, HoREA nhiều lần kêu gọi các doanh nghiệp bất động sản cơ cấu lại sản phẩm, hướng về nhu cầu nhà ở thực để thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Mặt khác, Nghị quyết 33 của Chính phủ cũng đã xác định mục tiêu thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, tăng nguồn cung, đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản phẩm hợp lý hơn, chú trọng phát triển nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân…

Như vậy để thấy, nhiều cánh cửa đã mở ra với sản phẩm nhà ở vừa túi tiền. Đó cũng là chính sách, chủ trương chung của Nhà nước trong việc ổn định, phát triển bền vững thị trường bất động sản, tạo cơ hội sở hữu nhà cho người dân.

Với An Gia, trong nhiều năm qua, công ty đã kiên định với chiến lược phát triển dòng sản phẩm chủ lực - căn hộ vừa túi tiền tại các vị trí giàu tiềm năng. Tính đến nay, công ty đã tung ra thị trường khoảng 7.000 sản phẩm căn hộ, nhà phố, đạt được sự tin cậy của khách hàng.

Nguồn: Bất chấp thị trường khó khăn, 99% căn hộ Westgate được tiêu thụ | Tin nhanh chứng khoán

An Gia (AGG) bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Sơn làm Tổng Giám đốc

Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển BĐS An Gia (HoSE: AGG) chính thức bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Sơn làm Tổng Giám đốc mới.

Theo ông Nguyễn Bá Sáng - Chủ tịch HĐQT An Gia, việc bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Sơn giữ chức Tổng Giám đốc thay cho bà Huỳnh Thị Kim Ánh, hiện đảm nhiệm vị trí Giám đốc Khối Tài chính Đầu tư sẽ góp phần hoàn thiện đội ngũ lãnh đạo cấp cao, phù hợp với định hướng, chiến lược tăng trưởng chung của doanh nghiệp trong giai đoạn tới.

Trước khi gia nhập An Gia, ông Nguyễn Thanh Sơn từng là Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng Vincom 2, 5 - Tập đoàn Vingroup, Phó Tổng Giám đốc MIK Group và đảm nhiệm một số vai trò lãnh đạo tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Ông Sơn cũng từng có nhiều năm làm việc tại Tập đoàn Nam Long trên nhiều cương vị khác nhau, như Giám đốc Chuyển đổi trong dự án chiến lược tăng trưởng Nam Long 2030, Tổng Giám đốc Nam Long Land - đơn vị phụ trách mảng kinh doanh nhà ở gắn liền với các dự án, khu đô thị quy mô lớn.

Theo ông Nguyễn Bá Sáng - Chủ tịch HĐQT An Gia, công ty có định hướng phát triển mạnh mẽ các dự án bất động sản trong phân khúc trung cấp và vừa túi tiền tại TP.HCM và các tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Vũng Tàu… Đồng thời, An Gia cũng sẽ không ngừng gia tăng mở rộng các quỹ đất sạch, thời gian triển khai nhanh, hướng tới xây dựng những dự án nhà ở, khu đô thị quy mô lớn.

Ông Sáng kỳ vọng với chuyên môn, kinh nghiệm và tâm huyết nhiều năm trên thị trường bất động sản, ông Nguyễn Thanh Sơn sẽ cùng đội ngũ nhân sự của An Gia hoàn thành các kế hoạch đề ra trong chu kỳ tăng trường mới.

Về phần mình, ông Nguyễn Thanh Sơn cảm ơn sự tin tưởng của Hội đồng Quản trị và Ban lãnh đạo An Gia đã giao phó vị trí đứng đầu ban điều hành. Đáp lại sự tin tưởng đó, ông Sơn sẽ xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để hiện thực hóa tầm nhìn, chiến lược của An Gia trên chặng đường mới.

Chiến Lược Phát Triển của Tập đoàn An Gia năm 2024

Trong năm 2024, Ban lãnh đạo An Gia chủ trương xây dựng chiến lược “chủ động và thích ứng” để bứt phá trong bối cảnh cán cân năng lực giữa các doanh nghiệp trong ngành có sự thay đổi, đồng thời duy trì trạng thái sẵn sàng để thích ứng thành công với mọi biến động bất lợi của thị trường.

Cụ thể, An Gia tiếp tục hoàn thiện và áp dụng các thực hành quản trị doanh nghiệp tốt nhất theo thông lệ quốc tế, đồng thời tập trung vào hai năng lực cốt lõi đã được thị trường và khách hàng bảo chứng hơn 10 năm qua đó là năng lực phát triển dự án tầm trung với chất lượng cao cấp và năng lực bán hàng, chăm sóc khách hàng.

Đồng thời, công ty đặt mục tiêu tiếp tục mở rộng các quỹ đất sạch, ưu tiên các dự án đã có chấp thuận chủ trương đầu tư, phù hợp phát triển dự án vừa túi tiền và thời gian triển khai nhanh. Đại diện công ty chia sẻ về 2 quỹ đất tiềm năng tại quận 8 và Thủ Đức (TP.HCM) đang trong quá trình thẩm định chuyên sâu, dự kiến cung cấp hơn 4.000 sản phẩm. Ngoài ra, công ty dự kiến triển khai dự án The Gió Riverside (Bình Dương) – đã được cấp hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng, với tiềm năng doanh thu toàn dự án tối thiểu đạt 8,200 tỷ đồng.

Về chiến lược nguồn vốn, An Gia tiếp tục duy trì tỷ lệ nợ vay lành mạnh, gia tăng tích lũy tiền mặt và tương đương tiền, đồng thời đảm bảo đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính đối với các bên liên quan.

Trước đó, với chiến lược quản trị, kinh doanh “thận trọng và ứng phó”, An Gia vẫn ghi nhận những kết quả khả quan, bất chấp các biến động của thị trường.

Hàng tồn kho của An Gia tại thời điểm cuối năm 2023 giảm mạnh khi doanh nghiệp hoàn tất bán hàng tại dự án Westgate (Bình Chánh), cho thấy việc bàn giao, bán hàng tại các dự án diễn ra thuận lợi. Công ty cũng đã thanh toán các khoản gốc, lãi trái phiếu đúng hạn trong năm 2023. Dư nợ trái phiếu tại ngày 31/12 ở mức thấp.

Đặc biệt, doanh thu năm 2023 của An Gia ước đạt khoảng 3.800 tỷ đồng, vượt 27% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ước đạt 135 tỷ đồng, vượt 35% kế hoạch đã được phê duyệt tại cuộc họp Đại hội Cổ đông thường niên 2023.