Tính chu kỳ của nền kinh tế việt nam

, , , , , , , , ,

I. NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ĐANG TRONG PHA GIẢM CỦA CHU KỲ KINH TẾ LỚN KÉO DÀI TỪ 2017

1. Tăng trưởng GDP là yếu tố chính để xem xét tính chu kỳ của nền kinh tế
Sau khi loại bỏ yếu tố mùa vụ trong dữ liệu tăng trưởng GDP, chúng tôi nhận thấy tăng trưởng kinh tế Việt Nam chạy theo chu kỳ nhỏ kéo dài 4 năm (2005 – 2008, 2009 – 2012, 2013 – 2016, 2017 – 2020) và chu kỳ lớn kéo dài

12 năm (pha giảm kéo dài từ năm 2005 – 2010 và pha tăng kéo dài từ 2011 – 2016). Các sự kiện gây ra suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế là kết thúc cho một chu kỳ nhỏ tương ứng bao gồm khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2008, khủng hoảng nợ công châu Âu 2012, sự kiện Brexit 2016 và suy thoái kinh tế toàn cầu do dịch bệnh covid 2020.

Với việc xây dựng quan điểm dựa trên tính chu kỳ của nền kinh tế và phân tích dữ liệu, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 hiện đang nằm trong pha tăng của chu kỳ kinh tế nhỏ 2021 – 2024 và nằm trong pha giảm của chu kỳ kinh tế lớn kéo dài từ 2017.

Sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế năm 2022 là khởi đầu của chu kỳ kinh tế 4 năm 2021 – 2024 với mức nền thấp của năm 2021. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng quý tăng lần lượt 5,1%, 7,8%, 13,7%, 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, tăng trưởng GDP ước đạt 8,02%. Kinh tế Việt Nam được đánh giá là điểm sáng của khu vực trong năm 2022. Tăng trưởng GDP của 3 quý đầu năm luôn ở mức cao: Việt Nam (5,1%, 7,8%, 13,7%), Philippines (8,2%, 7,5%, 7,6%), Malaysia (5,0%, 8,9%, 14,2%), Indonesia (5,0%, 5,4%, 5,7%), Thái Lan (2,3%, 2,5%, 4,6%). Theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới tháng 10/2022 của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), kinh tế Việt Nam có triển vọng tăng trưởng cao trong năm 2022: Việt Nam (+7.0%yoy), Philippines (+6,5%yoy), Malaysia (+5,4%yoy), Indonesia (+5,3%yoy), Thái Lan (+2,8%yoy).

Tăng trưởng GDP của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực (%) 20%

  1. Áp lực lạm phát gia tăng trong pha giảm của chu kỳ kinh tế lớn
    Nhìn lại chu kỳ kinh tế trước, trong pha giảm kéo dài từ 2005 đến 2010, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân hàng năm luôn ở mức cao, trên 7% so với năm trước. CPI trong giai đoạn này chịu sức ép của cả các yếu tố bên cung (giá cả lương thực – thực phẩm, giá các nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất như xăng dầu, sắt thép, phân bón,… liên tục biến động mạnh) và các yếu tố bên cầu (thể hiện qua sự tăng trưởng cao của vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ). Trong pha tăng của chu kỳ kinh tế (2011 – 2016), khi các yếu tố tác động ở cả hai phía cung và cầu dần trở nên ổn định hơn, chỉ số CPI bình quân hàng năm có xu hướng giảm dần và duy trì ở mức dưới 4%. Chuyển sang chu kỳ kinh tế mới với pha giảm bắt đầu từ 2017, các yếu tố ảnh hưởng có xu hướng biến động hơn so với giai đoạn trước – nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid – đã gây áp lực lên lạm phát.

Kết thúc năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm tăng 3,15% so với năm trước, hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% của Chính phủ. Tuy nhiên, CPI bình quân hàng tháng so với cùng kỳ năm trước có xu hướng tăng dần. Lạm phát tăng cao đến từ áp lực tăng giá xăng dầu và giá nguyên, nhiên liệu đầu vào. Cụ thể, chỉ số giá bình quân của nhóm giao thông (chiếm ~10% trong CPI) tăng cao, đạt mức 11,27%yoy; giá cả nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (bao gồm tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng – chiếm ~19% CPI) tăng 3,11% so với năm 2021; giá cả nhóm lương thực, thực phẩm cũng theo xu hướng tăng từ đầu năm. Trong đó, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, giá thịt lợn tăng theo đà tăng của giá thức ăn chăn nuôi, giá thủy hải sản tăng do giá dầu tăng khiến cho chi phí khai thác ở mức cao.

2 Likes

1 Likes

1 Likes

Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,66%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,47%; khu vực dịch vụ chiếm 43,65%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,22% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2022 là 11,57%; 37,08%; 42,06%; 9,29%). Về sử dụng GDP quý I/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 46,11% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 0,02%, đóng góp 0,14%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 8,33%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 10,52%, chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 53,75%.

Vietnam’s GDP forecast to reach 6.3% in 2023: World Bank (theinvestor.vn)

Nếu Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất, tạo động lực để các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cả huy động và cho vay, thì tiêu dùng nội địa sẽ tăng, qua đó kích thích sản xuất, kinh doanh. Với thị trường gần 100 triệu dân, sức mua rất lớn, cần phát triển thị trường nội địa, thay vì chủ yếu tập trung vào xuất khẩu. Theo dự báo của nhiều định chế tài chính, thì tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu năm nay giảm một nửa so với năm 2022, mà nguyên nhân chính là sức mua ở các thị trường khổng lồ bị giảm.

1 Likes