Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Sembcorp hoàn tất thương vụ mua lại ba công ty năng lượng thuộc Gelex

Sembcorp Solar Vietnam Pte Ltd vừa công bố hoàn tất việc mua lại phần lớn vốn góp tại ba công ty con thuộc hệ thống của Tập đoàn Gelex trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Theo thông cáo của Sembcorp Solar Vietnam Pte Ltd - công ty con do Sembcorp sở hữu 100%, công ty đã hoàn thành 3 giao dịch nói trên trong thương vụ mua lại.

Sau giao dịch này, Sembcorp đã bổ sung tổng cộng 196 MW công suất năng lượng mặt trời và gió đang hoạt động vào danh mục đầu tư của mình.

Là một phần của thương vụ mua lại, Sembcorp cũng sẽ mua 73% cổ phần của một công ty con trong hệ thống của Gelex. Công ty này sở hữu nhà máy thủy điện công suất 49 MW. Sau khi hoàn thành toàn bộ, tổng công suất năng lượng tái tạo của Sembcorp tại Việt Nam sẽ đạt 455 MW, còn tổng công suất năng lượng tái tạo của Tập đoàn này trên toàn cầu sẽ đạt 14,4 GW.

Phía Sembcorp cho biết, dự kiến việc mua lại tài sản thủy điện 49 MW sẽ được hoàn tất vào nửa cuối năm 2024 sau khi đạt được các phê duyệt theo quy định.

Gelex đẩy mạnh chiến lược hệ sinh thái đối tác, tìm kiếm các cơ hội mới. (Ảnh: Gelex).

Trao đổi về vấn đề này, đại diện Tập đoàn Gelex cho biết, thời gian qua, công ty đã tiến hành cơ cấu lại danh mục đầu tư, trong đó, mảng thiết bị điện, phát triển hạ tầng khu công nghiệp và bất động sản công nghiệp, năng lượng tái tạo vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đầu tư của doanh nghiệp.

“Làn sóng đầu tư vào năng lượng tái tạo trong 5 năm qua đã giúp Gelex rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm, chúng tôi mong muốn đồng hành với những nhà đầu tư có năng lực. Thời điểm này, Gelex chỉ thoái một phần danh mục đầu tư để tìm, lựa chọn đối tác cùng đồng hành trong các dự án tiếp theo.

Việc hợp tác với Sembcorp – tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đến từ Singapore sẽ giúp Gelex cộng hưởng được tối đa tiềm lực, hỗ trợ nhau phát triển mạnh mẽ hơn tại thị trường Việt Nam và quốc tế, mở ra những cơ hội mới trong tương lai”, đại diện Tập đoàn Gelex khẳng định.

Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024, lãnh đao Tập đoàn Gelex đã cho biết, một trong các chiến lược quan trọng của Gelex hiện nay và giai đoạn tiếp theo là đẩy mạnh chiến hệ sinh thái đối tác với các tập đoàn đa quốc gia (trong và ngoài nước) để đưa Gelex tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, mở rộng và nâng cấp phân khúc sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn cho các lĩnh vực cốt lõi, đẩy mạnh xuất khẩu và hướng tới mục tiêu trở thành Tập đoàn đầu tư hàng đầu Việt Nam.

Điểm chung đặc biệt giữa hai cổ phiếu “tăng như tên lửa” Viettel Global và VIMC

image

Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian gần đây chứng kiến không ít cổ phiếu “tăng như tên lửa”. Trong đó, hai “gã khổng lồ” trên sàn UPCoM là Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global – mã VGI)Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC – mã MVN) đang gây ấn tượng rất mạnh.

Từ đầu tháng 6, cổ phiếu MVN đã tăng 150% qua đó leo lên mức 48.000 đồng/cp. Vốn hóa thị trường của VIMC cũng theo đó tăng gần 35.000 tỷ (~1,5 tỷ USD) chỉ sau chưa đầy 3 tuần, lên mức gần 57.500 tỷ đồng (~2,5 tỷ USD), cao nhất ngành cảng và vận tải biển. Con số này chỉ còn kém đôi chút so với mức kỷ lục mà doanh nghiệp này từng đạt được hồi tháng 8/2021.

Trong khi đó, VGI là một trong những cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn chứng khoán từ đầu năm với 310%. Cổ phiếu này đang dừng ở mức 105.900 đồng/cp, cao nhất kể từ khi lên sàn tháng 9/2018. Vốn hóa Viettel Global cũng theo đó lập kỷ lục gần 322.000 tỷ đồng (~13,5 tỷ USD), tăng gần 250.000 tỷ (~10 tỷ USD) sau chưa đầy nửa năm.

Con số này đưa Viettel Global vượt qua Vingroup, Vinhomes, Hòa Phát, FPT, Vinamilk cùng hàng loạt ngân hàng như BIDV, VietinBank, Techcombank, VPBank trong danh sách những cái tên giá trị nhất sàn chứng khoán, chỉ kém duy nhất Vietcombank. Vốn hóa của “gã khổng lồ” viễn thông, công nghệ này đã xấp xỉ tổng giá trị toàn bộ hơn 300 doanh nghiệp đang niêm yết trên HNX.

“:“1718699806785_9”,“anchoroffset”:0,“focusoffset”:0,“anchornodeattribute”:“rangy-anchor”,“focusnodeattribute”:“rangy-focus”,“anchorpath”:“0”,“focuspath”:“0”}”="">Một điểm khá trùng hợp giữa VGI và MVN là cả hai cổ phiếu đều lên sàn chứng khoán năm 2018, VGI chào sàn ngày 25/9 còn MVN là 8/10. Bộ đôi cổ phiếu này lên sàn nằm trong làn sóng các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cổ phần hóa và lên giao dịch trên UPCoM sau khi Thông tư 180/2015/TT-BTC (Thông tư 180) ra đời.

Câu chuyện xoá lỗ luỹ kế, điểm chung đặc biệt giữa hai "gã khổng lồ"

Ngoài việc cùng lên sàn chứng khoán năm 2018, Viettel Global và VIMC thực tế là hai doanh nghiệp có nhiều sự khác biệt về quy mô, lĩnh vực hoạt động, thị trường,… Tuy nhiên, đà tăng của hai cổ phiếu VGI và MVN thời gian qua lại bất ngờ được hỗ trợ bởi một điểm chung đặc biệt là câu chuyện xoá lỗ luỹ kế.

Trong quá khứ, VIMC (tên cũ là Vinalines) có nhiều năm kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến lỗ luỹ kế hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình đã chuyển biến tích cực hơn, đặc biệt trong giai đoạn 2021-2023, doanh nghiệp này đều thu về hàng nghìn tỷ lợi nhuận mỗi năm qua đó thu hẹp đáng kể khoản lỗ luỹ kế tồn đọng.

Quý đầu năm 2024, VIMC ghi nhận doanh thu đạt 3.596 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 576 tỷ đồng, lần lượt tăng 26% và 19% so với cùng kỳ 2023. Lợi nhuận sau thuế thu về 479 tỷ đồng, tăng 21% so với quý 1/2023, trong đó lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 342 tỷ đồng. Kết quả này giúp VIMC chính thức xoá sạch lỗ luỹ kế sau rất nhiều năm.

Năm 2024, VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 13.450 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.730 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 28% so với thực hiện 2023. Với kết quả đạt được sau quý đầu năm, doanh nghiệp đầu ngành cảng và vận tải biển đã thực hiện 26% kế hoạch doanh thu và 21% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Tương tự, Viettel Global cũng đang gần mục tiêu xoá lỗ luỹ kế sau nhiều năm kinh doanh khởi sắc. Quý 1/2024, tổng công ty ghi nhận doanh thu al đạt 7.907 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Viettel Global đạt 1.633 tỷ đồng, tăng 175% so với cùng kỳ năm 2023 và là mức cao nhất kể từ quý 3/2022.

Tính đến cuối quý 1/2024, Viettel Global vẫn còn lỗ luỹ kế gần 2.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, ban lãnh đạo tổng công ty cho biết với đà tăng trưởng như hiện tại, Viettel Global sẽ cố gắng tối đa để xử lý và nếu không có rủi ro lớn phát sinh, dự kiến năm 2025 sẽ hết lỗ lũy kế. Khi đó, Viettel Global sẽ có thể tính toán phương án chia cổ tức.

Năm 2024, Viettel Global đặt mục tiêu có thêm 2 triệu thuê bao viễn thông và 6 triệu thuê bao số. Tương ứng, tổng công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất năm 2024 đạt 31.746 tỷ đồng (tương đương năm 2023), lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.477 tỷ đồng, tăng 41,2% so với thực hiện 2023.

VIMC là đơn vị sở hữu đội tàu lớn nhất cả nước và đóng vai trò vận tải quan trọng của nền kinh tế. Đội tàu của VIMC hiện đang chiếm tới 25% tổng dung tích đội tàu trong cả nước, trong đó có những loại tàu hàng rời cỡ lớn đến 73.000 DWT, hàng năm chuyên chở 60% hàng hóa xuất và nhập khẩu vào Việt Nam, góp phần vào việc mở rộng giao thương của Việt nam tới rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tổng công ty hiện có 34 doanh nghiệp thành viên, trong đó sở hữu cổ phần của 16 doanh nghiệp cảng biển, quản lý khai thác hơn 13.000 m cầu bến (chiếm khoảng 30% tổng số m cầu bến quốc gia). Một số cảng trọng điểm của cả nước có thể kể đến như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng và cảng Quy Nhơn.

Đà tăng của cổ phiếu này cũng được hỗ trợ bởi giá cước container tăng phi mã như thời Covid. Theo dự báo của giới chuyên gia, giá cước vận tải có thể tiếp tục tăng khi xung đột khu vực biển Đỏ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhu cầu hàng hóa phục hồi và tình trạng thiếu container tại các cảng xuất lớn gây áp lực mạnh lên giá cước khi bước vào mùa cao điểm. Việc giá cước neo cao được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến các doanh nghiệp vận tải biển.

Bên cạnh đó, việc xoá hết lỗ luỹ kế còn là tiền đề để VIMC triển khai kế hoạch tăng vốn điều lệ đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua. Theo chủ trương, tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước tại VIMC sẽ giảm xuống 65% vốn điều lệ. Ban lãnh đạo VIMC cho biết, mục tiêu phát hành cổ phiếu tăng vốn lần này có xét ưu tiên cho cổ đông hiện hữu, phát hành cho các đối tác chuyên về vận tải container để hợp tác phát triển loại hình vận tải hàng hoá đặc thù này.

Trong khi đó, Viettel Global được thành lập từ năm 2007, mang sứ mệnh đưa Viettel trở thành tập đoàn viễn thông lớn mạnh tầm quốc tế. Mới đây, Movitel - một thương hiệu của Viettel Global đã vươn lên top 1 tại Mozambique giúp doanh nghiệp có 7 trong tổng số 10 thương hiệu viễn thông đứng đầu thị phần các nước sở tại, bao gồm gồm: Movitel (Mozambique), Lumitel (Burundi), Telemor (Đông Timor), Metfone (Campuchia), Mytel (Myanmar), Unitel (Lào) và Natcom (Haiti).

Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán ABS đánh giá, với lợi thế có 7/10 công ty thị trường đứng top 1 thị phần ở các mảng di động, Viettel Global sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới và các quốc gia đang phát triển khác. Tuy nhiên, dịch vụ viễn thông truyền thống đã dần bão hòa và mức độ thâm nhập viễn thông tại nhiều quốc gia đang bắt đầu đạt đến ngưỡng.

Do đó, việc thực hiện chiến lược đầu tư mới của Viettel Global là chuyển dịch dần sang dịch vụ số KHDN, dịch vụ số KHCN và Tài chính điện tử sẽ là nước đi giúp tổng công ty nâng cao vị thế, tiếp tục phát triển hiệu quả hoạt động kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành Viễn thông thế giới.

FPT: Lãi tăng vọt, vốn hoá của Tập đoàn FPT lên mức cao kỷ lục

Tập đoàn FPT (mã cổ phiếu FPT) cho biết đã đạt hơn 4.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 5 tháng đầu năm nay, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, giá trị vốn hoá của tập đoàn công nghệ này đang ở vùng cao kỷ lục.

Khối công nghệ, đặc biệt là tại thị trường nước ngoài, tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của Tập đoàn FPT.

Tập đoàn FPT (mã cổ phiếu FPT - sàn HoSE) vừa công bố kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm nay với mức doanh thu ước đạt 23.916 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 4.313 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,9% và 19,5% so với năm trước.

Tập đoàn công nghệ này cũng cho biết, riêng trong tháng 5 vừa qua, đã thắng thầu thêm 6 dự án lớn với quy mô trên 5 triệu USD/dự án, đưa tổng số dự án ký mới từ đầu năm đến nay lên 26 dự án.

Xét về cơ cấu doanh thu, trong 5 tháng đầu năm nay, khối công nghệ đem về 14.513 tỷ đồng doanh thu cho Tập đoàn FPT, tăng trưởng 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm xấp xỉ 61% tổng doanh thu, đóng góp bởi đà tăng trưởng mạnh mẽ từ mảng dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài (tăng 29,8%).

Thị trường Nhật Bản và châu Á - Thái Bình Dương (APAC) tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao, tăng lần lượt 34,2% (tương đương tăng trưởng 43% theo tỷ giá Yên Nhật) và 31,1% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, khối lượng đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài đạt 16.341 tỷ đồng, tăng 17,2%, chủ yếu do đẩy sớm việc ký mới ngay trong tháng 12/2023, Tập đoàn FPT cho biết.

Khối viễn thông của Tập đoàn FPT mang về 6.787 tỷ đồng doanh thu, tăng 6,4% so với cùng và chiếm 28% tổng doanh thu trong 5 tháng đầu năm nay.

Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT trong 12 tháng qua. (Nguồn: TradingView)

Đáng chú ý, Tập đoàn FPT cho biết, đã cùng các doanh nghiệp viễn thông và dịch vụ trung tâm dữ liệu hàng đầu trong khu vực chính thức thành lập liên minh AseanConnect.One với mục tiêu trở thành nhà cung cấp “một điểm đến cho mọi nhu cầu“ với các giải pháp kết nối và trung tâm dữ liệu cho các nhà mạng/OTT trong khu vực ASEAN. Động thái này được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới cho khối viễn thông.

Trong khi đó, khối giáo dục và đầu tư khác đóng góp 2.615 tỷ đồng doanh thu cho Tập đoàn FPT trong 5 tháng đầu năm nay, tăng 35,3% so với cùng kỳ và chiếm 11% tổng doanh thu.

Mới đây, tập đoàn công nghệ này đã đề xuất UBND tỉnh Hải Dương cho phép xây dựng Tổ hợp giáo dục FPT quy mô từ 5 - 10 ha và được áp dụng ưu đãi chính sách 100% xã hội hóa cho giáo dục, dự kiến gồm tổ hợp giáo dục phổ thông liên cấp chất lượng cao từ bậc tiểu học, THCS, THPT.

Năm nay, Tập đoàn FPT lên kế hoạch kinh doanh cao kỷ lục với doanh thu 61.850 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 10.875 tỷ đồng, tăng khoảng 18% so với kết quả thực hiện năm 2023. Với kết quả đạt được sau 5 tháng đầu năm, Tập đoàn FPT đã đạt gần 39% kế hoạch doanh thu và 40% kế hoạch lợi nhuận.

Đáng chú ý, cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT đang có nhịp tăng “ấn tượng” với mức tăng 60% chỉ sau chưa đầy 6 tháng, đưa giá trị vốn hoá lên mức cao kỷ lục 187.000 tỷ đồng (khoảng 7,35 tỷ USD).

Gu đầu tư ‘không chốt lời, cắt lỗ’ của Warren Buffett phiên bản Thái Lan

Từ 300.000 USD, TS. Niwes Hemvachivarakorn nâng tổng tài sản hiện tại lên 300 triệu USD nhờ nắm cổ phiếu dài hạn thay vì chớp nhoáng “chốt lời - cắt lỗ”.

Giữa tháng 6, TS. Niwes Hemvachivarakorn - nhà đầu tư được ví von “Warren Buffett phiên bản Thái Lan” đến Việt Nam, dự hội nghị của nhà đầu tư giá trị vào thị trường Việt Nam (VVI). Bên lề hội nghị, nhân vật nằm trong danh sách 99 nhà đầu tư vĩ đại của tác giả Magnus Angenfelt có buổi trò chuyện cùng VnExpress.

Gần một thập kỷ sau lần đầu ghé thăm đất nước hình chữ S, ông Niwes gọi thị trường này là “mãnh hổ mới” ở khu vực ASEAN. Trong đó, đầu tư chứng khoán là kênh hấp dẫn với các nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt khi Việt Nam có nền kinh tế ở mô hình Goldilocks - trạng thái tối ưu để tăng trưởng bền vững. Ông cũng nêu những nguyên tắc giúp ông nhân ba giá trị tài sản, phù hợp nhà đầu tư cá nhân bắt đầu học cách đặt lệnh.

Tiến sĩ Niwes Hemvachivarakorn tham quan các khu sầm uất nhất TP HCM sau hội nghị. Ảnh: Hoài Phương

Tiến sĩ Niwes Hemvachivarakorn tham quan các khu sầm uất nhất TP HCM sau hội nghị. Ảnh: Hoài Phương

Nhìn ra xu hướng thị trường

Khái niệm đầu tiên mà Tiến sĩ Niwes nhắc đến là Mega Trends - xu hướng lớn, tác động toàn thị trường.

Năm 1997, Thái Lan bước vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Từ công việc trong ngành tài chính với mức thưởng 6-10 tháng lương mỗi năm, ông Niwes trở thành người ba không: không nhà, không xe, không việc làm, ở độ tuổi 42.

Giữa tâm khủng hoảng, thị trường chứng khoán Thái Lan giảm 50% so với thế giới. Nhà đầu tư sinh năm 1953 lúc này nhìn thấy cơ hội: mua cổ phiếu với giá rẻ kinh ngạc - điều không thể có trong điều kiện bình thường. Biến khủng hoảng thành cơ hội, ông dùng tất cả tiền mặt dành dụm sau hai thập kỷ làm việc - 300.000 USD - để mua cổ phiếu. Một năm sau, thị trường phục hồi với tỷ lệ tăng trưởng trên 60%, mang lại cho danh mục đầu tư của ông mức lãi trên 140%. Đến năm 2016, tổng tài sản từ chứng khoán của ông tăng lên 100 triệu USD. Tính đến tháng 6 năm nay, con số này đạt 300 triệu USD.

Ngoài nắm bắt xu hướng để chọn thời điểm gia nhập, nhà đầu tư Thái Lan cho biết cần phân tích dòng chảy nhu cầu, đặt mục tiêu ở những ngành nghề có tiềm năng tăng trưởng cao.

Thời điểm bắt đầu, Tiến sĩ Niwes nhận định trong bối cảnh tài chính khó khăn, nhiều người mất việc, các gia đình thắt chặt chi tiêu nên mặt hàng mì gói được tiêu thụ rất mạnh. Danh mục của ông lúc đó tập trung vào các công ty mì gói - sản phẩm bán chạy nhất. Khi nền kinh tế phục hồi, ông đánh giá nhu cầu tiêu dùng sẽ nở rộ. Tại Thái Lan, cứ 100 m là có một cửa hàng tiện lợi 7-Eleven. Vì vậy, ông gia tăng số lượng cổ phiếu công ty 7-Eleven trong danh mục của mình.

Ông Niwes cho biết, sau giai đoạn bùng nổ “như mơ”, khoảng 10 năm trước, thị trường chứng khoán Thái Lan có sự chững lại. “Các công ty lớn không thể mở rộng quy mô, dân số giảm. Nếu bạn đầu tư vào nền kinh tế không phát triển, bạn không thể có khoản lợi nhuận tốt. Vì vậy tôi quyết định tìm kiếm khắp ASEAN”, doanh nhân sinh năm 1953 phân tích.

Đó cũng là thời điểm Thái Lan mở cửa, cho phép mọi người đầu tư ra nước ngoài. Lúc này, “Warren Buffett của Thái Lan” chú ý đến thị trường Việt. Khi thấy có những doanh nghiệp trả cổ tức khá cao (khoảng 10% trở lên) so với Thái Lan, ông thay đổi chiến lược, đầu tư có chọn lọc hơn. Ông nhận định Việt Nam có nhiều nét tương đồng Thái Lan thời điểm nhà đầu tư này này bắt đầu hành trình trên thị trường khoán.

Quảng cáo

Ông đánh giá Việt Nam đang ở giai đoạn vàng với dân số lực lượng lao động trẻ dồi dào, khoảng 67,4% trong tổng số 100 triệu dân. Thu nhập bình quân đầu người tăng, sức mua nội địa dần ấm lên. Bên cạnh đó, tiềm năng nhân lực của Việt Nam cũng rất tốt khi học sinh Việt Nam có điểm PISA cao thứ nhì khu vực ASEAN và Chính phủ đang chú trọng giáo dục STEM. Việt Nam cũng dần tăng vị thế trên chuỗi cung ứng toàn cầu. Nền kinh tế đang ở giai đoạn Goldilocks - trạng thái tối ưu cho trưởng bền vững, tức mức tăng không quá nóng dẫn đến lạm phát cũng không quá lạnh đến mức tạo ra cuộc suy thoái.

Trong bối cảnh đó, ông đánh giá thị trường Việt có những ngành tiềm năng như công nghệ, hàng không, tiêu dùng, bán lẻ.

Với công nghệ cao, nhà đầu tư Niwes có niềm tin đây sẽ là ngành nghề thống lĩnh thế giới, tất cả sản phẩm đều được phát triển từ các công ty công nghệ cao này. Kế đến là hàng không - xu hướng di chuyển của tương lai. Khi thu nhập người dân tăng lên, họ sẵn sàng chi trả mức phí cao hơn để rút ngắn thời gian đi lại. Khoảng cách giữa các tỉnh, thành Việt Nam cũng khá xa, đòi hỏi việc di chuyển bằng hàng không.

Tiến sĩ Niwes. Ảnh: Hoài Phương

Tiến sĩ Niwes. Ảnh: Hoài Phương

Tìm ra người chiến thắng

Gần ba thập kỷ trước, 300.000 USD là khoản tài sản rất lớn, vì sao có đủ dũng khí đầu tư all in? Nhận câu hỏi, ông Niwes cười, nói rằng: nhìn vào công ty và chỉ all in khi biết đó là “người chiến thắng”.

Như năm 1997, công ty ông đầu tư chuyên sản xuất mì gói. Ông ước tính, chỉ riêng khoản cổ tức 10% mỗi năm cũng có thể đủ cho nhu cầu sinh hoạt của cả gia đình - phương án đảm bảo lâu dài trong hoàn cảnh mất việc. Ngoài ra, doanh nghiệp này không có khoản nợ chết, thua lỗ.

Từ khoản cổ tức nhận về, ông tiếp tục đa dạng danh mục đầu tư. Rổ hàng của Tiến sĩ tài chính là những đơn vị tiềm lực tốt, không gặp phải cuộc khủng hoảng năm 1997, khoản nợ rất thấp, lợi nhuận cao. “Hội đủ những điều cần thiết là tôi đặt”, ông cười, nhớ lại. Và ba năm sau đó, khi nền kinh tế phục hồi, tất cả doanh nghiệp này đều tăng giá chóng mặt, quy mô từ công ty gia đình vươn lên thành tập đoàn đa quốc gia.

Quay lại với 7-Eleven, ông sở hữu mã cổ phiếu CPALL từ khi công ty ở quy mô trung bình. Nhưng nhận định rằng chúng sẽ là “người khổng lồ” trong tương lai, ông quyết định liên tục mua vào và CAPLL sau này trở thành nhóm chính yếu giúp ông tăng tài sản, lợi nhuận từ chứng khoán.

“Đầu tư vào công ty tốt nhất - những người chiến thắng”, ông khẳng định với âm sắc chậm rãi.

Tại thị trường Việt, công thức này áp dụng ra sao? Với xu hướng công nghệ, nhà đầu tư từ Thái Lan hiện sở hữu 6 triệu cổ phiếu FPT vì có niềm tin: Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc công nghệ trong 10 năm tới. Ông cũng mua nhiều cổ phiếu ACV (Tổng ty Cảng hàng không Việt Nam).

Ngoài ra, ông lựa chọn các công ty tiện ích, cơ sở hạ tầng. Triệu phú người Thái cũng nêu hai cái tên nổi bật là: Thế Giới Di Động - có tiềm năng thành vua bán lẻ và Masan - ông lớn trong ngành tiêu dùng.

Với nhà đầu tư cá nhân vừa tham gia thị trường, ông dành lời khuyên lựa chọn từ rổ VN Diamond - danh mục các cổ phiếu đầu ngành ở nhiều lĩnh vực, với triển vọng tăng trưởng lớn.

Tiến sĩ Niwes trao đổi về tiềm năng đầu tư cùng đại diện Dragon Capital Việt Nam (trái), bên lề hội nghị. Ảnh: NVCC

Tiến sĩ Niwes trao đổi về tiềm năng đầu tư cùng đại diện Dragon Capital Việt Nam (trái), bên lề hội nghị. Ảnh: NVCC

Đừng mua với giá đắt đỏ

“Tôi sử dụng chiến lược Warren Buffett, mua cổ phiếu tốt nhất ở mức giá hợp lý và nắm giữ nó”, Tiến sĩ Niwes Hemvachivarakorn nói.

Theo ông, cổ phiếu đáng mua có chỉ số P/E cần ở mức 20 lần hoặc không quá 30. P/E (Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Chỉ số càng thấp thể hiện cổ phiếu đang được định giá thấp hơn giá trị thực của nó, đó là thời điểm đáng để rót tiền.

Như với cổ phiếu Masan hay Thế Giới Di Động, ông chỉ vào lệnh khi mức giá thị trường có sự điều chỉnh hợp lý. Hoặc thời điểm 10 năm trước khi vào thị trường Việt, gọi mình là “tay mơ”, Niwes chọn nhóm giá thấp để giữ tính ổn định cho khoản đầu tư.

Theo ông, năm 2014, chứng khoán Việt bắt đầu hồi phục từ đáy. Vì chưa nắm bắt thị trường, ông chọn đầu tư vào danh mục gồm những cổ phiếu nhỏ với chỉ số P/E thấp và có mức chi trả cổ tức cao. Qua hai năm “để không”, ông bất ngờ với khoản cổ tức thu về. Sau khoảng thời gian quan sát và nghiên cứu thị trường Việt, TS. Niwes mới bắt đầu mua cổ phiếu riêng lẻ có chất lượng tốt và mức giá hợp lý. Cùng thời gian này, khi các chứng chỉ ETF của Dragon Capital Việt Nam được phát hành ở Thái Lan theo dạng DR (Depositary Receipt) như E1VFVN30 (rổ VN30), FUEVFVND (rổ VN Diamond), ông tích cực kêu gọi nhà đầu tư cá nhân Thái Lan đầu tư vào Việt Nam thông qua các quỹ ETF này và nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt.

Đầu tư dài hạn, không "chốt lời - cắt lỗ"

“Đừng làm gì cả”, là lời khuyên ông Niwes nhấn mạnh nhiều lần.

Theo ông, sau các bước tìm thị trường, chọn lọc người chiến thắng, rổ hàng của bạn sẽ chỉ toàn những ông lớn, tiềm lực tốt. Nghĩa là nếu có biến động rớt giá trên thị trường chứng khoán, đó là cơ hội để mua thêm thay vì tâm lý bán “cắt lỗ”. Các biến động này thường đến từ nhiều nguyên nhân, khi khắc phục được mức giá sẽ tăng vọt. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư tiếc nuối vì bán ở thời điểm giá về vùng đáy, khoản đầu tư lỗ đậm. Ngược lại, nếu giá tăng trưởng, thậm chí 30% hoặc 100%, triệu phú Thái Lan khuyên không được bán “chốt lời”. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, quy mô công ty nhân lên nhiều lần, giá trị mà nhà đầu tư nhận được sẽ vượt xa con số của việc “chốt lời - cắt lỗ”.

Ông Niwes có những khoản đầu tư dài hạn hơn 10 năm. Công ty từ quy mô tầm trung vươn lên thành đế chế bán lẻ. Ông đánh giá ở Việt Nam cũng có những công ty tiềm năng trở thành siêu cổ phiếu trên thị trường. Vì vậy nhà đầu tư hãy tìm kiếm và mua, theo dõi hoạt động mỗi quý thông qua báo cáo tài chính. Ngoài xem xét báo cáo, nhà đầu tư còn nên đi vào đời thực: bước vào cửa hàng, đến thăm sân bay…

Kết thúc buổi trò chuyện, Tiến sĩ tài chính tóm gọn những nguyên tắc theo ông suốt nhiều thập kỷ. Ông nhấn mạnh nếu không quá sành sõi thị trường, hãy mua nhóm nhóm VN Diamond hoặc chứng chỉ quỹ ETF DCVFMVN Diamond thay vì VN30 - vốn thiên lệch về ngành tài chính. Với nhà đầu tư kỳ vọng cao hơn, hãy mua siêu cổ phiếu dựa trên bức tranh xu hướng đa ngành, tìm ra người chiến thắng. Chọn được người chiến thắng, hãy cân nhắc giá cả. Cuối cùng, ông lặp lại nhiều lần: hãy đầu tư đều đặn và dài hạn, lợi nhuận thu về sẽ ở mức vượt quá kỳ vọng.

‘Từ nay chúng ta đừng nghĩ giá điện chỉ có tăng, mà sẽ có giảm’

Thông tin liên quan giá điện được Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đưa ra tại họp báo thường kỳ quý 2 của Bộ Công Thương chiều 19-6.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân - Ảnh: C.DŨNG

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân - Ảnh: C.DŨNG

Trước câu hỏi về việc kiểm tra giá thành điện năm 2023 và phương án giá điện, ông Nguyễn Thế Hữu - phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực - cho biết Bộ Công Thương đã thành lập đoàn công tác và đoàn đang trong quá trình làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng các bên liên quan để xem xét, đánh giá các yếu tố đầu vào cấu thành giá điện thời điểm hiện tại, từ đó làm cơ sở xem xét có tăng hay giảm giá điện trong thời gian tới.

Đang kiểm tra giá điện, chưa có kết quả

“Hiện tại Bộ Công Thương đã cử đoàn kiểm tra giá thành điện năm 2023 của EVN để làm cơ sở xem xét, điều chỉnh giá điện năm 2024”, ông Hữu nói, và thêm rằng đến thời điểm này, việc kiểm tra chưa có kết quả. Do đó, việc tăng giá điện bao nhiêu, vào thời điểm nào sẽ phụ thuộc kết quả kiểm tra này.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết trước đây cơ sở chính sách để xem xét điều chỉnh giá điện là quyết định số 24 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên mới đây Thủ tướng đã ban hành quyết định số 05 với nhiều nội dung thay đổi.

“Bây giờ chúng ta đừng nghĩ giá điện chỉ có tăng, mà sẽ có cả giảm”, ông Tân nói và cho hay với quyết định mới, nếu đủ cơ sở, yếu tố để giảm giá điện khi các chi phí đầu vào giảm 1% thì sẽ phải “giảm ngay”.

  • Giá điện khí tới gần 3.000 đồng/kWh, EVN lo lỗ nặng nếu phải huy động nhiều|100%xauto

Đối với việc tăng giá, theo quyết định 05, nếu các khoản chi phí đầu vào khiến giá thành điện tăng tương ứng ở các mức 3%, 5% hay cao hơn nữa sẽ do từng cấp thẩm quyền xem xét điều chỉnh, nhưng chu kỳ để xem xét phải là 3 tháng một lần.

Do đó, ông khẳng định khi chi phí đầu vào, giá thành điện giảm thì Bộ Công Thương sẽ giám sát, xem xét yêu cầu EVN phải giảm ngay. Với trường hợp tăng sẽ báo cáo để xem xét trong thẩm quyền của EVN hoặc của Bộ Công Thương hoặc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

“Đồng thời cũng phải đánh giá tác động về kinh tế - xã hội của việc tăng giá này”, ông Tân cho hay.

Cũng liên quan tới việc đảm bảo cung ứng điện, ông Tân nói trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi thì việc cung ứng điện là sức ép lớn. Vì vậy, với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thường trực Chính phủ, từ quý 1, đầu quý 2-2024 bộ đã chuẩn bị đảm bảo cung ứng điện.

Lập tổ phản ứng nhanh ứng phó thiếu điện

Thứ trưởng cũng cho biết Bộ Công Thương đã tính toán, rà soát, về cơ bản năm nay không thiếu điện. Để đảm bảo việc này, bộ đã tổ chức đoàn giám sát, kiểm tra nguồn nguyên liệu như nước, than, khí; kiểm tra quá trình vận hành, rút kinh nghiệm để điều hành.

“Cùng đó, lãnh đạo Bộ Công Thương đã đề nghị ngay trong Cục Điều tiết điện lực lập tổ phản ứng nhanh, khi có vấn đề thì phải lập tức giải quyết ngay việc cung ứng điện”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nói.

Thông tin thêm, ông Bùi Quốc Hùng - phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - cho biết để đảm bảo điện cho phát triển nói chung, ngành công nghiệp nói riêng, để triển khai thực hiện, năm 2023, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch điện 8

Ông Hùng nói, theo dự báo trong tổng sơ đồ cung cấp điện, nhu cầu điện năm nay tăng từ 8 - 9%, tuy vậy hiện nay đã tăng tới 12%, tới đây phụ tải điện tăng rất nhanh. Vì vậy, sau khi có quy hoạch 8, bộ đã trình Thủ tướng ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch và được Thủ tướng phê duyệt.

Đến nay, bộ đang tiếp tục triển khai những danh mục dự án cần thiết để ban hành kế hoạch tiếp theo, giải pháp cơ chế triển khai dự án. Trong đó các nhà máy điện khí LNG đã có khung giá, tới đây sẽ có cơ chế tháo gỡ triển khai đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành.

Đừng tin vào vẽ vời này nọ, hãy nhìn các cty bơm giấy với lượng khủng khiếp ra thị trường mấy năm nay bán cho nhỏ lẻ lấy tiền, đấy là cách làm giàu dễ nhất, còn broker ăn phí giao dịch, thuế thì bị thu…nhỏ lẻ thực ra là miếng mồi ngon cho họ làm giàu mà thôi. Hãy rút tiền khỏi ck đi tìm lĩnh vực khác giữ lấy tiền mồ hôi nước mắt, đến khi họ trao tay hết xong thì sẽ vô cùng khốc liệt, chứng khoán giờ sẽ tạo ra rất nhiều bẫy để thu hút nhỏ lẻ trao tay

1 Likes

Những cổ phiếu BĐS vẫn đang “bền bỉ leo đỉnh” bất chấp nhóm ngành ảm đạm


Nhóm cổ phiếu bất động sản nhìn chung vẫn trầm lắng khi triển vọng ngành chưa rõ ràng.

Thời gian qua, bất động sản là nhóm ngành yếu thế trên thị trường chứng khoán. Các mã lớn của ngành như VIC, VHM, NVL, DIG, DXG, CEO, KDH, NLG… đều “dò đáy” hoặc lình xình đi ngang, nhưng vẫn có những cổ phiếu đi ngược xu hướng ảm đạm đó.

Cổ phiếu vượt đỉnh là NTL của CTCP Phát triển nhà đô thị Từ Liêm (Lideco). Mã đang giao dịch ở vùng giá cao nhất trong lịch sử là trên 49.000 đồng/cp. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, NTL đã tăng hơn 80% giá trị.

Lideco hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và đầu tư xây dựng các khu đô thị, với các dự án trọng yếu như khu đô thị Bắc Quốc lộ 32 (quy mô 39ha, Hà Nội), khu đô thị Bãi Muối Hạ Long (quy mô 23ha, Quảng Ninh), khu đô thị Dịch Vọng Cầu Giấy (quy mô 22ha, Hà Nội), khu đô thị Núi Hạm (quy mô 68ha, Quảng Ninh)…

Đà tăng của NTL đi cùng với câu chuyện tăng vốn mạnh. Công ty vừa nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước về việc phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ thực hiện là 1:1, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được quyền nhận 1 cổ phiếu mới. Ngày đăng ký cuối cùng là 5/7/2024.

Theo phương án trên, NTL sẽ phát hành 60,98 triệu cổ phiếu mới, qua đó nâng vốn điều lệ gấp đôi lên gần 1.220 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, kết quả năm 2023 của Lideco khá khả quan với mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lần lượt tăng 134% và 240% so với năm trước đó, tương đương 914 tỷ đồng và gần 364 tỷ đồng.

Năm 2024, công ty đặt mục tiêu doanh thu 750 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 256 tỷ đồng, giảm lần lượt 18% và 30% so với năm 2023. Trong quý 1, NTL ghi nhận doanh thu thuần đạt 37 tỷ đồng (giảm 48% so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu đến từ hoạt động bán bất động sản. Nhờ giá vốn bán hàng giảm mạnh nên công ty vẫn lãi sau thuế 5,3 tỷ đồng, tăng gấp hai lần cùng kỳ.


Cổ phiếu NTL bền bỉ leo đỉnh.

TCH của CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (Hoàng Huy Group) cũng khiến các cổ đông hài lòng khi vươn lên vùng giá trên 21.000 đồng/cp, tăng hơn 60% so với hồi đầu tháng 3/2024 và trở lại mức giá cao nhất từ tháng 1/2022. Mức đỉnh của cổ phiếu này là vùng 28.000 đồng/cp. Giai đoạn thị trường chạm đáy cuối năm 2022, TCH từng lùi về vùng giá 5.000 đồng/cp.

Hoàng Huy Group bắt đầu ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh và lắp ráp xe máy, ôtô tải. Doanh nghiệp sau đó lấn sân sang lĩnh vực bất động sản với nhiều dự án quy mô lớn tại Hải Phòng như khu đô thị mới Hoàng Huy New City (Hải Phòng); tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ chung cư cao cấp Hoang Huy Commerce (Hải Phòng); tổ hợp shophouse và căn hộ cao cấp Hoang Huy Grand Tower; khu đô thị nhà ở chất lượng cao Pruksa Town… Doanh nghiệp cũng là chủ đầu tư dự án Golden Land 275 Nguyễn Trãi (Hà Nội), được thực hiện trên khu đất có tổng diện tích 2,4ha với tổng vốn dự kiến trên 4.000 tỷ đồng.

Hoàng Huy được nhà đầu tư đánh giá cao nhờ chiến lược trong mảng bất động sản. Nếu như trong 2020 – 2021, các công ty bất động sản đua nhau ôm càng nhiều dự án càng tốt, thì TCH lại chỉ giữ tiền trong ngân hàng, hàng tồn kho không tăng trưởng. Chính nhờ việc “ẩn mình chờ thời” này mà doanh nghiệp tránh được giai đoạn khủng khoảng.

Khi thị trường bất động sản ấm lên, TCH lại nhanh chóng tăng lượng hàng tồn kho của mình từ trung bình 3.000 - 4.000 tỷ đồng lên gần 10.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 1/2024. Đây lượng hàng lớn nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp. Tiền mặt cũng giảm mạnh tương ứng, từ hơn 6.000 tỷ đồng hồi đầu năm xuống chỉ còn 1.500 tỷ đồng.

Thời gian qua, doanh thu bất động sản của Hoàng Huy chủ yếu đến từ dự án Hoàng Huy Commerce. Công ty đang lên kế hoạch mở bán dự án HH New City quy mô 65 ha tại huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Dự án bao gồm các sản phẩm đất nền biệt thự, liền kề, shophouse, chung cư thương mại và căn hộ nhà ở xã hội.

Đà tăng của TCH thời gian qua còn được kỳ vọng từ dòng tiền khối ngoại. Trong đợt review quý 2/2024 vào ngày 7/6 vừa qua, FTSE Rusell đã chính thức thêm mã này vào rổ chỉ số FTSE Vietnam Index. SSI ước tính TCH sẽ mua khoảng 4,6 triệu cổ phiếu khi được thêm mới vào rổ chỉ số.

Ngoài hai mã đáng chú ý trên, một số cổ phiếu bất động sản nhỏ khác cũng diễn biến tích cực thời gian qua. NHA của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội liên tục tăng giá mạnh và ghi nhận thanh khoản gia tăng trong những phiên gần đây. Phiên 21/6, mã đã tăng trần từ sớm lên mức giá 32.600 đồng/cp, tăng 68% kể từ cuối tháng 4/2024 đến nay. Tuy nhiên so với mức đỉnh gần 70.000 đồng/cp thì còn cách khá xa.

QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng mạnh từ vùng giá 8.000 đồng/cp hồi tháng 2/2024 lên sát 18.000 đồng/cp vào giữa tháng 4. Sau đó mã điều chỉnh và hiện đang giao dịch ở vùng giá gần 14.000 đồng/cp.

API của CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương tăng gấp đôi giá trị kể từ đầu tháng 5/2024 đến nay, từ vùng giá 4.000 đồng/cp lên hơn 8.000 đồng/cp. Đây là một trong ba mã thuộc “họ APEC” cùng “tạo sóng” thời gian qua.

DTD của CTCP Đầu tư Phát triển Thành Đạt vươn lên vùng giá trên 29.000 đồng/cp, tăng 45% chỉ từ giữa tháng 4/2024 đến nay. Vùng đỉnh của mã này là 34.000 đồng/cp, xác lập hồi tháng 1/2022.

DPG của Tập đoàn Đạt Phương tăng hơn 40% kể từ cuối tháng 4/2024 đến nay, trở về vùng giá trên 60.000 đồng/cp, cao nhất kể từ tháng 4/2022. HDG của Tập đoàn Hà Đô tăng 32% so với giữa tháng 4/2024, lên vùng giá 33.000 đồng/cp.

DTD, DPG và HDG ngoài lĩnh vực bất động sản thì còn hoạt động trong các lĩnh vực khác. Với Thành Đạt và Đạt Phương là xây lắp, còn với Hà Đô là năng lượng tái tạo.

Chứng khoán Việt Nam nằm ngoài danh sách xem xét nâng hạng của MSCI

Sáng ngày 21/6, bên cạnh việc công bố quyết định xếp hạng 85 thị trường chứng khoán trên toàn cầu, MSCI cũng lưu ý tới sự rút ngắn của chu kỳ thanh toán ở nhiều quốc gia.

Theo kết quả phân loại thị trường định kỳ công bố vào sáng ngày 21/6, MSCI vẫn chưa thêm Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi (Emerging market). Điều này không quá bất ngờ khi Việt Nam vẫn còn nhiều nút thắt chưa được giải quyết.

Ở khía cạnh tích cực, MSCI đã ghi nhận một số tiến triển từ Việt Nam. Cụ thể, tiêu chí “khả năng chuyển nhượng” đã được nâng từ “cần cải thiện” sang “không có vấn đề lớn”.

“Việt Nam đã có sự cải thiện trong khả năng chuyển nhượng nhờ gia tăng giao dịch ngoài sàn và chuyển nhượng hiện vật mà không cần phê duyệt trước của cơ quan quản lý”, MSCI đánh giá.

Đến nay, các cơ quản quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam rất tích cực hợp tác quốc tế, làm việc với các ủy ban chứng khoán, sở giao dịch và tổ chức xếp hạng thế giới để đẩy nhanh tiến trình nâng hạng.


Một số tiêu chí cần khắc phục

Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị trường chứng khoán Việt Nam cần giải quyết các nút thắt: (1) “Giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài”; (2) chuẩn mực công bố thông tin của công ty đại chúng; (3) cơ chế vận hành giao dịch để cải thiện “khả năng tiếp cận thị trường” trong mắt của các tổ chức đầu tư quốc tế và gián tiếp nâng cao cơ hội nâng hạng thị trường của tổ chức MSCI.

Trong ngắn hạn, VDSC cho rằng các nút thắt (2) và (3) có thể được tháo gỡ sớm và khả thi. Cụ thể, việc áp dụng IFRS bắt buộc từ năm 2025 sẽ giúp tiêu chí “luồng thông tin” đến nhà đầu tư được cải thiện trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, các chuyên viên phân tích kỳ vọng nút thắt “pre-funding” sẽ được tháo gỡ khi quá trình lấy ý kiến và hoàn thiện Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán đang có những tiến triển khả quan.

Hồi tháng 5/2024, Mỹ, Canada, Mexico, Argentina và Jamaica đã chuyển từ cơ chế T+2 sang T+1, trong khi một số thị trường khác như EU, Anh, Thuỵ Sĩ và Úc cũng đang cân nhắc điều chỉnh về chu kỳ T+1.

Trong khi đó, nút thắt (1) liên quan đến giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ cần nhiều thời gian hơn, từ nỗ lực của nhà quản lý và cả từ phía tổ chức niêm yết.

Nhiều công ty chứng khoán dự báo Việt Nam sẽ có khả năng lọt danh sách theo dõi nâng hạng của MSCI vào tháng 6/2025.

VDSC dự báo nếu được MSCI nâng hạng, tỷ trọng vốn hóa các cổ phiếu Việt Nam sẽ chiếm 0,44% trong rổ chỉ số MSCI Emerging Market Index. Điều này hàm ý sẽ có một dòng vốn khoảng 4 tỷ USD của các quỹ đầu tư ngoại tham chiếu chỉ số này rót vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Các cổ phiếu được thêm vào đều thuộc MSCI Vietnam IMI.

Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục vượt 100.000 tỷ đồng năm 2024, dự kiến có lãi sau 4 năm lỗ liên tiếp

Lãnh đạo Vietnam Airlines cũng cho biết tình hình dòng tiền năm 2024 dự kiến rất khó khăn do nhiều khoản nợ tái cơ cấu đến hạn thanh toán trong năm

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán) sẽ tổ chức họp ĐHCĐ vào sáng ngày 21/6. Theo tài liệu họp, hãng hàng không này dự kiến đạt gần 106.000 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Nếu hoàn thành kế hoạch, đây sẽ là mức doanh thu kỷ lục mà doanh nghiệp này đạt được trong lịch sử.

Vietnam Airlines cũng dự kiến sẽ lãi sau thuế hơn 4.233 tỷ đồng trong năm 2023, trong đó lợi nhuận công ty mẹ sẽ ở mức 105 tỷ đồng. Công ty cũng dự kiến tổng chi phí đầu tư trong năm 284 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư tài sản 71 tỷ đồng và dự phòng đầu tư 283 tỷ đồng.

Lãnh đạo Vietnam Airlines cũng cho biết tình hình dòng tiền năm 2024 dự kiến rất khó khăn do nhiều khoản nợ tái cơ cấu đến hạn thanh toán trong năm, đặc biệt là từ tháng 7/2024 khi các khoản vay tái cấp vốn bắt đầu đến hạn hoàn trả.

Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục vượt 100.000 tỷ đồng năm 2024, dự kiến có lãi sau 4 năm lỗ liên tiếp- Ảnh 1.

Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục vượt 100.000 tỷ đồng năm 2024, dự kiến có lãi sau 4 năm lỗ liên tiếp- Ảnh 2.

Theo nhận định của các lãnh đạo Vietnam Airlines, thị trường Việt Nam dự kiến sẽ có những dấu hiệu tích cực so với năm 2023 cả ở nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường hàng không còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Ở trong nước, môi trường vĩ mô về tình hình kinh tế còn tiềm ẩn rủi ro. Bên cạnh đó, việc quá tải về cơ sở hạ tầng của các sân bay vẫn tiếp tục diễn biến trầm trọng.

Đối với thị trường quốc tế đi đến Việt Nam, thị trường dự kiến vẫn chưa thể đạt được mức trước dịch do lo ngại về suy thoái kinh tế. Xung đột chính trị Nga - Ukraine, Israel - Hamas chưa có dấu hiệu giảm nhiệt và mất giá đồng tiền bản tệ tại các thị trường chính (Nhật bản, Hàn Quốc, Châu Âu, v.v) khiến sức mua của khách hàng, nhu cầu du lịch nước ngoài suy giảm. Thị trường Trung Quốc (thị trường khách lớn thứ 2) phục hồi rất chậm, mặc dù Chính phủ nước này đã nới lỏng các chính sách xuất nhập cảnh từ đầu năm 2023.

Vấn đề cuối cùng nhưng là khó khăn lớn nhất trong năm sau, đó là vấn đề động cơ Pratt & Whitney trên các tàu bay A321/320 NEO gây ra tình trạng không ổn định, thiếu hụt nguồn lực tàu bay, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch khai thác, phục hồi và mở rộng mạng bay sau đại dịch.

======
Trên đà phục hồi và sự khởi sắc rõ rệt trong kinh doanh, mục tiêu lớn của Vietnam Airlines trong năm 2024 là giảm lỗ còn lại, tiến tới cân đối được thu chi.

Sáng 21/6, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines; HoSE: HVN) tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2024.

Trình bày báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 tại đại hội, ông Lê Hồng Hà - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết năm 2023, ngành hàng không tiếp tục đứng trước nhiều trở ngại đến từ xung đột địa chính trị làm đứt gãy chuỗi cung ứng, giá nhiên liệu duy trì ở mức cao trên 105 USD/thùng, lãi suất và tỉ giá biến động bất lợi.

Đối với nội địa, kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại dẫn đến sự suy yếu về nhu cầu đi lại trong năm nay. Đối với quốc tế, thị trường trọng điểm là Đông Bắc Á phục hồi chậm hơn kỳ vọng. Điểm sáng là thị trường Australia, Ấn Độ tăng trưởng tích cực, thị trường Đông Nam Á phục hồi mạnh mẽ.

Trên đà phục hồi chung của toàn ngành, Vietnam Airlines đã đạt được những kết quả sản xuất kinh doanh đáng chú ý trong năm 2023. Vietnam Airlines Group đã vận chuyển hơn 24,1 triệu lượt hành khách và 230.000 tấn hàng hóa, tăng lần lượt 16,4% và 5,8% so sánh cùng kỳ. Kết quả khai thác khả quan giúp Vietnam Airlines đạt 93.265 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, cao hơn cùng kỳ năm 2022 gần 30% và tiệm cận mức đỉnh năm 2019. Mức lỗ hợp nhất trước thuế giảm 5.583 tỷ đồng, giảm một nửa so với năm 2022.

Dù năm 2023 vẫn “ngụp lặn” trong “cơn bão” thua lỗ song điểm tích cực có thể nhìn thấy, Vietnam Airlines đã đưa mức lỗ về thấp nhất trong 4 năm qua.

Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà giải trình tại đại hội.

Trong năm 2024, CEO của Hãng hàng không quốc gia cho biết, đối với thị trường quốc tế, hãng sẽ mở rộng mạng bay quốc tế với các đường bay mới đến Tây Âu và Đông Nam Á trong năm 2024. Đối với thị trường nội địa, hãng điều chỉnh tần suất bay để phù hợp với nhu cầu thị trường, duy trì thị phần chính trên các đường bay trọng điểm và tăng tải trên các đường bay du lịch.

Bên cạnh đó, Vietnam Airlines sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng doanh thu và thu nhập, tiếp tục thực hiện quyết liệt việc tối ưu hóa bộ máy quản trị và cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, đặc biệt là đội máy bay.

Vietnam Airlines kỳ vọng kết quả sản xuất kinh doanh công ty mẹ và hợp nhất năm 2024 dự kiến sẽ đạt mục tiêu cân đối thu chi.

“Mục tiêu năm 2024, doanh thu hợp nhất đạt 105.946 tỷ đồng, trong đó doanh thu của công ty mẹ đạt 80.984 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 105 tỷ đồng và hợp nhất là 4.233 tỷ đồng”, ông Hà nhấn mạnh.

Với dự kiến đạt lợi nhuận năm 2024 khoảng 105 tỷ đồng, chỉ tiêu vốn chủ sở hữu cuối năm được cải thiện nhẹ, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng doanh thu đạt mức dương 0,13%.

Nếu đạt kết quả sản xuất kinh doanh như dự kiến trên đây, hoàn thành thoái vốn TCS và được gia hạn tái cấp vốn, Vietnam Airines dự kiến duy trì được cân đối dòng tiền trong năm, dư tiền cuối kỳ khoảng 517 tỷ đồng, khả năng thanh toán ngắn hạn được cải thiện nhẹ lên mức 0,11. Tuy nhiên nhìn chung, trạng thái tài chính cuối năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn.

Hàng không đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất

Tại đại hội, Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hòa đã trả lời các câu hỏi của cổ đông liên về các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước và nỗ lực tự thân của Vietnam Airlines để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Theo ông Hòa, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ ngành hàng không nói chung và Vietnam Airlines nói , như việc giảm, hoãn, miễn các loại thuế, phí, kích cầu du lịch và nhu cầu vận tải,… Đặc biệt là gói hỗ trợ trị giá 12.000 tỉ đồng, gồm việc cho vay tái cấp vốn (4.000 tỷ đồng) và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ (8.000 tỷ đồng).

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, Chủ tịch Vietnam Airlines nhấn mạnh sự nỗ lực tự thân là rất quan trọng. Theo đó, Vietnam Airlines đã triển khai nhiều biện pháp để cắt giảm các khoản chi phí, tối hưu hóa tài chính. Đến nay, hãng bay này đã cắt giảm được tới 42.400 tỷ đồng, trong đó có 18.000 tỷ đồng là các chi phí nội bộ. Vietnam Airlines cũng đã đàm phán với các chủ nợ để giảm và hoãn tiền thuê máy bay, kết quả là có trên 8.300 tỷ đồng các khoản nợ được giảm hoãn.

Ngoài phần tài chính, Chủ tịch Vietnam Airlines cũng cho biết hãng đang tiến hành tái cơ cấu tổ chức, bộ máy vận hành, tăng cường chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số vào hoạt động, tinh giản quy trình, tổ chức và nhân sự để hoạt động đỡ cồng kềnh, hướng đến các tiêu chuẩn quản trị quốc tế. “Đến nay, Vietnam Airlines đã tinh giảm được 4 đầu mối cấp tập đoàn, 51 đầu mối cấp phòng, tập trung giữ lực lượng lao động nòng cốt chất lượng cao, tinh giảm trên 2.400 nhân sự ở các khâu trung gian”, ông Hòa nói.

Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa.

“Bằng nỗ lực tự thân và các gói hỗ trợ của Chính phủ, thời điểm khó khăn nhất của ngành hàng không đã đi qua. Dù hiện tại vẫn đang khó, nhưng chúng ta đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất. Kết quả kinh doanh quý I/2024 với lợi nhuận dương từ chính hiệu quả từ vận tải hàng không càng cho chúng ta có niềm tin về sự khởi sắc của ngành hàng không và Vietnam Airlines”, Chủ tịch Vietnam Airlines nói.

Về việc cổ phiếu tăng giá mạnh trong những tháng vừa qua, ông Đặng Ngọc Hòa cho rằng đây là một diễn biến hoàn toàn theo thị trường, trên cơ sở đánh giá của cổ động, các nhà đầu tư về triển vọng của cổ phiếu HVN. “Chúng tôi chỉ làm đúng các nhiệm vụ công khai các thông tin hoạt động, kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính một cách minh bạch, còn lại là câu chuyện của thị trường”.

Về kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn, ông Đặng Ngọc Hoà cho biết trong kế hoạch tái cơ cấu nguồn vốn 2024-2025, Vietnam Airlines sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền tăng vốn theo hai hình thức: (i) chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư; (ii) phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Phương án này nhằm bổ sung dòng tiền, tạo vốn dài hạn và đưa các chỉ số tài chính không còn mất cân đối, giúp Vietnam Airlines cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

“Dự kiến đến năm 2025 sẽ khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu. Về quy mô phát hành, chúng tôi sẽ công bố sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt”, ông Hoà cho biết.

Đề án cơ cấu lại dự kiến sẽ hoàn thành trong 2024

Một trong những nội dung quan trọng được trình bày tại đại hội là tiến trình triển khai Đề án cơ cấu lại Tổng Công ty giai đoạn 2021-2025.

Trình bày báo cáo tại đại hội, ông Tạ Mạnh Hùng - Thành viên HĐQT cho biết, trong thời gian qua, trên cơ sở các đánh giá về ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính, căn cứ vào các ý kiến góp ý của các Bộ Ban Ngành, Vietnam Airlines đã xây dựng và đang tiếp tục hoàn thiện Đề án tổng thể các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch để sớm phục hồi và phát triển bền vững giai đoạn 2021 2035 (Đề án tổng thể).

Đồng thời, hãng bay này cũng kiến nghị các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các giải pháp nêu tại Đề án tổng thể là cơ sở quan trọng để hang bay hoàn thiện và phê duyệt Đề án cơ cấu lại, đảm bảo tính kết nối, thống nhất giữa hai Đề án.

Ông Tạ Mạnh Hùng - Thành viên HĐQT Vietnam Airlines.

“Cho đến nay, HĐQT chưa phê duyệt Đề án cơ cấu lại do các cơ quan có thẩm quyền vẫn đang trong quá trình xem xét các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines được nêu tại Đề án tổng thể. Thời gian qua, Vietnam Airlines đã và đang tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước để báo cáo, giải trình cấp có thẩm quyền về Đề án tổng thể”, ông Hùng cho biết.

Trong thời gian chờ các cấp có thẩm quyền phê duyệt các giải pháp nêu tại Đề án tổng thể và phê duyệt Đề án cơ cấu lại, Vietnam Airlines cho biết sẽ chủ động triển khai các giải pháp phát huy nội lực tự thân để triển khai tái cơ cấu toàn diện doanh nghiệp.

Trên cơ sở các định hướng tái cơ cấu đã báo cáo ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan nhà nước để hoàn thiện Đề án cơ cấu lại sau khi các cấp có thẩm quyền thông qua nguyên tắc đối với các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hãng (dự kiến trong năm 2024).

Có ngân hàng 3 lần tăng lãi suất trong tháng để hút vốn từ dân cư

Lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh tăng nhằm thu hút dòng vốn nhàn rỗi từ dân cư. Đáng chú ý, có ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm đến lần thứ 3 kể từ đầu tháng 6 tới nay.

Hoạt động giao dịch tại Eximbank chi nhánh Hà Nội (19 Trần Hưng Đạo). Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa tiếp tục điều chỉnh biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm, nâng lãi suất kỳ hạn từ 6-9 tháng lên 4,5%/năm, tăng 0,2%/năm so với trước đó.
Trước đó, Eximbank đã có 2 lần tăng lãi suất vào các ngày 7 và 14/6. Lãi suất tiết kiệm đang được áp dụng tại ngân hàng này dao động từ 3,5 đến 5,2%/năm.
Không riêng Eximbank, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) và Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương (OceanBank) cũng đã 2 lần tăng lãi suất trong tháng 6, mức tăng từ 0,2-0,4%/năm tùy từng kỳ hạn. Lãi suất cao nhất tại các ngân hàng này hiện là 6,1%/năm áp dụng cho kỳ hạn từ 18 tháng trở lên gửi tiền ở NCB và OceanBank, còn tại TPBank cao nhất ở mức 5,7%/năm cho kỳ hạn từ 24 tháng.

Khách hàng giao dịch tại TPBank. Nguồn: TPBank

Cùng xu hướng tăng lãi suất còn có sự tham gia của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)…
Lãi suất tiết kiệm tại ACB hiện dao động từ 2,8 đến 4,9%/năm, tùy vào số tiền gửi và kỳ hạn; tại LPBank dao động từ 3,4 đến 5,6%/năm; tại Techcombank từ 2,95 đến 5%/năm.
Theo khảo sát của phóng viên TTXVN, một số ngân hàng niêm yết lãi suất tiết kiệm cao cho kỳ hạn 12 tháng từ 5,5-5,7%/năm bao gồm: Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank), Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank)…
Đối với kỳ hạn từ 6-9 tháng, lãi suất cao nhất từ 5,05-5,45%/năm được niêm yết tại NCB, Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Xây dựng Việt Nam (CBBank), Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank)…
Ngoài ra, một số ngân hàng mới đây đã ra mắt sản phẩm chứng chỉ tiền gửi với lãi suất hấp dẫn. Như tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank), chứng chỉ tiền gửi đợt 2 năm 2024 có mệnh giá từ 10 triệu đồng, lãi suất cố định tới 8%/năm, cao hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm 5,5%/năm mà ngân hàng này đang niêm yết.
Hay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), chứng chỉ tiền gửi mang tên FLEXI có mệnh giá tối thiểu 1 tỷ đồng dù không niêm yết lãi suất cụ thể nhưng theo bảng minh họa, người mua sẽ có lãi từ 3-3,2% sau từ 1-3 tháng, trong khi lãi suất tiết kiệm từ 1-3 tháng tối đa tại VietinBank chỉ 2%/năm.

Khách hàng giao dịch tại VietinBank. Ảnh: BNEWS phát

Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tiền gửi từ dân cư vào các tổ chức tín dụng tăng mạnh lên gần 6,7 triệu tỷ đồng tính đến cuối tháng 3/2024, tăng 2,2% so với cuối năm ngoái.
Điều đáng nói, thời điểm tháng 3/2024 cũng là lúc mặt bằng lãi suất huy động gần như ở mức thấp nhất tại hầu hết các kỳ hạn. Bất chấp điều đó, tiền gửi vẫn tăng mạnh. Theo giới chuyên gia, dòng tiền vẫn tìm về ngân hàng dù lãi suất thấp có nguyên nhân chính là do các kênh đầu tư khác nhiều biến động khó lường, kém ổn định và triển vọng sinh lời thấp.
Theo dự báo của Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcombank (VCBS), lãi suất huy động đang có xu hướng tăng dần từ mức đáy. Mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng từ 0,5-1%/năm, nhưng sẽ khó tạo ra một cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi của toàn thị trường.
Tương tự, Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng nhận định lãi suất huy động có thể phục hồi về thời điểm đầu năm nay trong các tháng tới, tương đương với mức tăng bình quân từ 0,5-1%/năm so với vùng đáy

TS. Lê Xuân Nghĩa: Đang có cơn sốt vàng giả tạo

Vàng ở Việt Nam không khan hiếm nhưng vì sao vẫn khó mua. Phải chăng có một bộ phận đầu cơ đang tìm cách tạo ra sự khan hiếm giả tạo?

TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia

Cơn sốt vàng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong thời gian qua. Không còn cảnh người dân nườm nượp đổ ra các cơ sở bán vàng miếng SJC vì giờ đây việc xếp hàng được chuyển từ trực tiếp sang online. Tuy nhiên, người dân đang phải đối mặt với cảnh “có tiền cũng không mua được vàng” vì chưa kịp đăng ký đã hết lượt bán.

Đi tìm lời lý giải cho câu hỏi: “Vì sao vàng được săn lùng sôi sục? Và giá vàng sẽ có diễn biến như thế nào”, VietTimes đã có những trao đổi với TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia.

Nhu cầu vàng của Việt Nam chỉ ngang số tiền nhập rượu, thuốc lá ngoại

Phân tích về nguyên nhân dân đổ đi mua vàng, TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết Ngân hàng Nhà nước bán giới hạn số lượng mỗi ngày và mỗi điểm ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ cung ứng vàng miếng SJC trong một thời gian nhất định, thậm chí có những ngày chỉ bán trong 1-2 tiếng đồng hồ. Điều này khiến người dân đồn nhau rằng Ngân hàng Nhà nước không đủ nguồn cung và lo ngại giá vàng tăng trở lại.

Ông Nghĩa cho rằng có dấu hiệu thao túng thị trường khi nhiều người được thuê để đi xếp hàng mua vàng. Một bộ phận nhà đầu cơ, cá nhân, tổ chức buôn vàng cảm thấy phương án điều hành của Ngân hàng Nhà nước đang làm lung lay vị thế độc quyền của họ nên đã có những động thái lũng đoạn thị trường. Điều này tạo ra sự khan hiếm giả tạo.

“Ngân hàng Trung ương có nguồn cung dư thừa và có thể nhập thêm vàng về với tốc độ rất nhanh. Khối lượng tiền để nhập thực chất không lớn. Mỗi một năm Việt Nam có nhu cầu khoảng 50 tấn vàng, với giá hiện tại chỉ mất 3-4 tỷ USD. Số tiền chỉ ngang nhập khẩu rượu, thuốc lá ngoại, hoặc tương đương mức giá nhập khẩu mỹ phẩm. Hoàn toàn không phải con số lớn”, ông Nghĩa phân tích.

“Có thể, họ đã lợi dụng sự hạn chế về công suất dập vàng miếng để tạo ra hiệu ứng tâm lý Ngân hàng Nhà nước không đủ vàng, khan hiếm vàng, gây ra những trò lũng đoạn thị trường, cố tình tạo ra sự khan hiếm giả tạo, gây bức xúc về mặt công luận với Ngân hàng Nhà nước”

TS. Lê Xuân Nghĩa

Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, công suất dập vàng miếng hàng ngày có thể gặp khó khăn khi nhu cầu cùng lúc quá lớn. Điều này, các nhà kinh doanh vàng hiểu rõ hơn ai hết.

Về câu hỏi có hay không việc người dân đổ xô đi mua vàng vì lo ngại đồng tiền trượt giá do lạm phát, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn chung ổn định, lạm phát chỉ khoảng 4%. Tuy nhiên đây là góc nhìn của quản lý Nhà nước, còn trong mắt dân chúng lại khác. Người dân đang cảm nhận được giá cả lương thực, thực phẩm ngoài chợ tăng khá mạnh.

Trong số liệu của Tổng cục Thống kê, nhóm hàng lương thực thực phẩm có giá tăng nhanh nhất. Trong 100% lạm phát, tăng giá của lương thực thực phẩm chiếm tới 32%, 19% do giá nhà ở, vật liệu xây dựng, điện nước, bên cạnh đó chi phí y tế và giáo dục cũng đều tăng.

Theo ông Nghĩa, đây là những thứ đập vào mắt người dân hàng ngày, nên họ có tâm lý lo ngại về lạm phát và tích trữ vàng để mong đồng tiền không trượt giá. Điều này càng đúng trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp, thị trường chứng khoán bấp bênh, thị trường bất động sản ảm đạm.

“Tuy nhiên, điểm đáng mừng là không hề có dấu hiệu tâm lý hoảng loạn ở người dân, nhưng có hiện tượng đầu cơ, tích trữ, gây lũng đoạn thị trường. Những đối tượng thuê người xếp hàng đi mua vàng chắc chắn không phải là những người dân bình thường mà có thể nhận diện là những nhà đầu cơ, những nhà đi buôn vàng”, TS. Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh một lần nữa.

"Vàng trong dân cũng là dự trữ quốc gia"

Đưa ra góc nhìn về đề xuất giải pháp đánh thuế giao dịch vàng, ông Nghĩa cho biết phần lớn chuyên gia nhìn nhận không nên đánh thuế người mua vàng, vì lẻ tẻ, tản mạn, công sức truy thu có khi còn hơn số tiền thuế thu được.

“Theo quan điểm của tôi, đánh thuế của để dành của người dân là không nên. Phải hiểu rằng người dân mua vàng để dự trữ, vàng để dành của dân cũng là dự trữ quốc gia. Vàng tại Ngân hàng Nhà nước là dự trữ quốc gia tập trung. Vàng do người dân để dành là dự trữ phân tán. Đều là dự trữ quốc gia, cần phải được nhìn nhận công bằng”, TS. Lê Xuân Nghĩa đưa ra quan điểm.

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng không nên đánh thuế người mua vàng.

Về phương án lâu dài, theo ông Nghĩa, Ngân hàng Nhà nước đang chuẩn bị trình Chính phủ về phương án điều chỉnh Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng quản lý vàng theo hàm lượng, có thể bỏ độc quyền SJC.

Trong tương lai, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ cho phép các ngân hàng thương mại và một số công ty vàng bạc có trình độ về công nghệ và kinh doanh ngoại thương tốt nhập khẩu vàng, sau đó bán sỉ cho các công ty vàng bạc và để các công ty này bán lẻ cho dân.

Mô hình này đang được Trung Quốc áp dụng. Trung Quốc hiện có 13 đơn vị được phép nhập khẩu vàng theo quy định của Chính phủ, trong đó có 5 ngân hàng quốc doanh, 4 ngân hàng nước ngoài và 4 công ty vàng bạc trong nước. TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng mô hình có thể sẽ được áp dụng ở Việt Nam trong tương lai.

Năm 2020, một loạt vụ buôn lậu vàng ở phía Nam bị bắt và kiểm soát chặt buôn lậu vàng qua biên giới. Chính từ thời điểm này đã gây phát sinh chênh lệch giá cả và cung cầu.

Lý do khác đến từ đồng USD đang ở mức khá cao, cuối năm 2024, Mỹ có thể giảm lãi suất khiến đồng USD giảm giá, đồng nghĩa lúc này giá vàng sẽ tăng. Mỗi một năm, sản lượng vàng thế giới chỉ tăng 1,5%, trong khi số lượng USD in ra là 3,5%.

Giá vàng giảm sâu và dần ổn định khi Ngân hàng Nhà nước có giải pháp can thiệp.

Dự báo trong thời gian tới, vị chuyên gia nhận định: “Giá vàng chắc chắn sẽ xuống”. Khi lượng cung tăng lên, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế sẽ giảm. Từ 2012 – 2020, Chính phủ tuy không nhập vàng nhưng giá vàng trong nước và quốc tế cũng không có sự chênh lệch quá nhiều. Lý do vì Chính phủ không nhập, nhưng lượng nhập lậu rất lớn.

Một khuynh hướng khác là kinh tế thế giới phục hồi, người dân sẽ tập trung vốn vào đầu tư các thị trường khác như sản xuất kinh doanh, chứng khoán, bất động sản. Lúc đó, dòng tiền sẽ không cần trú ẩn ở thị trường vàng như hiện nay.

Từ hai khuynh hướng này, TS. Lê Xuân Nghĩa dự báo giá vàng từ nay đến đầu năm 2025 có thể nhích lên không đáng kể hoặc đi ngang. Thị trường vàng trong nước phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung của thị trường.

Nếu Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập khẩu vàng để tăng nguồn cung thì giá vàng tiếp tục giảm, cho đến khi ngang bằng với giá vàng thế giới. Trước đây, có những thời điểm giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chỉ chênh nhau trên dưới 1 triệu đồng (khoảng 2%), hoặc có thời điểm còn thấp hơn.

“Nhìn từ sự điều hành này, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới. Hiện tại giá vàng miếng SJC đang bình ổn ở mức 75.690.000 đồng/lượng đã cho thấy nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua”, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định.

Có tiền cũng khó mua vàng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/6, giá vàng thế giới tăng lên 2.363 USD/ounce, tăng hơn 28 USD so với hôm trước. Quy đổi tương đương theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank, giá vàng thế giới đang ở mức 72.500.000 đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí). Hiện vàng miếng SJC vẫn đứng yên nên chỉ còn cao hơn giá thế giới 4,5 triệu đồng. Riêng vàng nhẫn trong nước đắt hơn từ 3 - 3,5 triệu đồng.

Theo ghi nhận, hiện nhiều người không thể đăng ký mua vàng, tình trạng này diễn ra thường xuyên tại trang thông tin của các ngân hàng. Nhiều khách hàng nhận được hiển thị “đã hết lượt đăng ký trong ngày” hoặc “đã nhận đủ số lượng khách hàng đăng ký mua vàng miếng SJC của ngày hôm nay”.

Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng vàng của Bảo Tín Minh Châu, PNJ, DOJI đều đồng loạt báo hết vàng và chưa rõ ngày vàng về. Không chỉ vàng miếng, mặt hàng vàng nhẫn trơn cũng được người dân mua vào rất nhiều. Điều này khiến nhiều người dân rơi vào cảnh có tiền cũng không mua được vàng.

:red_circle: DIG: DIC Corp công bố KQKD quý II/2024, lợi nhuận trước thuế “bứt phá” hơn 800%, đạt 160 tỷ đồng

Lợi nhuận quý II tăng mạnh chưa đủ để xua tan tâm lý lo ngại của nhà đầu tư đối với cổ phiếu DIG. DIC Corp vẫn “hụt hơi” trước kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Tổng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp, HOSE: DIG) là một trong những “ông trùm” bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu. Tiền thân DIC Corp là Nhà nghỉ Bộ Xây dựng, được thành lập ngày 26/5/1990 với nhiệm vụ ban đầu kinh doanh dịch vụ du lịch và làm công tác điều dưỡng theo kế hoạch của Bộ.

Sau nhiều năm phát triển, giai đoạn 2007 - 2008, doanh nghiệp được cổ phần hóa và lấy tên là Tổng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng. Đến năm 2009, DIC Corp chính thức lên sàn với mã chứng khoán DIG.

Trước kết quả kinh doanh khác xa kỳ vọng, tâm lý nhà đầu tư đang bị lung lay, phản ánh qua việc giá cổ phiếu DIG trên sàn liên tiếp giảm điểm từ vùng 3X.000 đồng/cp hồi tháng 3 xuống còn 26.150 đồng/cp ở phiên cuối tuần qua. (Ảnh minh họa)

Trong thông báo mới đây, DIC Corp đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý II/2024, với doanh thu hợp nhất đạt 874 tỷ đồng, tăng mạnh 439% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế đạt 160 tỷ đồng, tăng tới 815%.

Những con số này không chỉ chênh lệch rất lớn so với quý II/2023, mà còn bỏ xa kết quả ghi nhận ở quý I liền kề (doanh thu chỉ đạt 489 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế âm 121 tỷ đồng).

Như vậy, lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất của họ đạt khoảng 875 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 40 tỷ đồng, lần lượt tăng 143% và giảm 66% so với cùng giai đoạn năm 2023. Kết quả này đã hoàn thành 38% kế hoạch về doanh thu (2.300 tỷ đồng), nhưng chỉ xấp xỉ 4% kế hoạch về lợi nhuận (1.010 tỷ đồng) cả năm.

Nói về kết quả kinh doanh sa sút ở quý I, DIC Corp cho biết nguyên nhân do phát sinh khoản hàng bán bị trả lại lên đến gần 185,7 tỷ đồng, khiến doanh thu thuần giảm 99,8% so với cùng kỳ năm 2023 và dẫn tới khoản lỗ 121 tỷ đồng, như đã biết. Nhiều khả năng, vấn đề trên đã được doanh nghiệp giải quyết êm đẹp trong quý II, giúp kết quả kinh doanh tốt lên.

Song, nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra lo lắng bởi kết thúc nửa chặng đường 2024, DIC Corp chưa hoàn thành nổi 4% chỉ tiêu về lợi nhuận. Liệu rằng, doanh nghiệp sẽ lại tiếp tục gây chán chường cho cổ đông như hai năm trước, khi sử dụng chung một kịch bản được lặp đi lặp lại, là đưa ra kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng, vượt quá khả năng để rồi ôm thất vọng?

Nên biết, phá vỡ niềm tin của cổ đông còn tạo cản trở cho kế hoạch huy động vốn của DIC Corp trên thị trường chứng khoán. Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của doanh nghiệp đã thông qua kế hoạch chào bán thêm hàng trăm triệu cổ phiếu trong năm nay, bao gồm 200 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/cp, tương đương số tiền huy động 3.000 tỷ đồng.

Trong đó, DIC Corp sẽ sử dụng 1.135 tỷ đồng bổ sung vốn đầu tư dự án Khu phức hợp Cap Saint Jacques giai đoạn 2 và 3 tại 169 Thuỳ Vân, phường 8, TP. Vũng Tàu; 965 tỷ đồng bổ sung vốn đầu tư dự án Khu dân cư thương mại Vị Thanh tại phường 4, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; còn lại 900 tỷ đồng để thanh toán một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ gốc, lãi trái phiếu đã phát hành năm 2021.

Thương vụ thứ hai là chào bán tối đa 150 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá tối thiểu 20.000 đồng/cp, thu về ít nhất 3.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp dự kiến dùng 2.000 tỷ đồng để bổ sung vốn cho dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên tại TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; 1.000 tỷ đồng bổ sung vốn đầu tư dự án Khu nhà ở Lam Hạ Centre Point tại phường Lam Hạ, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Song song với đó là kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP, chia cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu… Trước kết quả kinh doanh khác xa kỳ vọng, tâm lý nhà đầu tư đang bị lung lay, phản ánh qua việc giá cổ phiếu DIG trên sàn liên tiếp giảm điểm từ vùng 3X.000 đồng/cp hồi tháng 3 xuống còn 26.150 đồng/cp ở phiên cuối tuần qua, cũng đồng thời làm giảm sức hấp dẫn của các thương vụ chào bán cổ phiếu sẽ thực hiện trong tương lai gần.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo DIC Corp vẫn tự tin cho biết, họ sẽ cố gắng để đảm bảo lợi nhuận trước thuế hợp nhất kịp thời cán đích 1.010 tỷ đồng. Dựa trên kế hoạch hạch toán từ việc chuyển nhượng sản phẩm tại các dự án như: Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước (Đồng Nai), Khu nhà ở Lam Hạ Center Point (Hà Nam), Khu đô thị mới DIC Nam Vĩnh Yên City Vĩnh Phúc, Khu đô thị DIC Victory City Hậu Giang, Khu dân cư Hiệp Phước, Chung cư Vũng Tàu Gateway, dự án CSJ giai đoạn 1.

Các thủ tục pháp lý của dự án đang được DIC Corp tập trung đẩy mạnh, nỗ lực giải quyết trong quý II này, làm cơ sở hạch toán các chỉ tiêu ở giai đoạn 6 tháng cuối năm.

Tin đồn ‘thổi bay’ gần 3.600 tỷ vốn hoá của Tập đoàn Masan

Mặc dù Tập đoàn Masan đã lên tiếng đính chính song cổ phiếu MSN vẫn quay đầu giảm điểm. Vốn hoá thị trường của nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam theo đó “bốc hơi” gần 3.600 tỷ đồng.

Áp lực bán tháo đã xuất hiện ngay trong phiên giao dịch đầu tuần đã khiến bảng điện tử chìm trong sắc đỏ. Không thể chống đỡ, các chỉ số trên thị trường đồng loạt lao dốc. VN-Index đánh mất 18,03 điểm, tương ứng giảm 2,18%, xuống còn 1.254,12 điểm, thủng mốc 1.270 điểm. VN30-Index giảm 2,28%, xuống còn 1.289,85 điểm.

Trong rổ VN30, cổ phiếu MSN của Công ty CP Tập đoàn Masan là một trong những mã điều chỉnh giảm trên 3%. Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/6, mã này đóng cửa ở mức 73.700 đồng/cp. Giá trị vốn hoá thị trường tương ứng đạt 106.006 tỷ đồng.

image

Cổ phiếu MSN giảm xuống mức 73.700 đồng/cp sau 2 tháng rung lắc tại vùng giá 75.000 - 78.000 đồng/cp

Tuần trước, con số này là 109.602 tỷ đồng. Như vậy, vốn hoá thị trường của Tập đoàn Masan đã bị ‘thổi bay’ 3.596 tỷ đồng.

Biến động nói trên diễn ra trong bối cảnh tin đồn về việc “gã khổng lồ” Hàn Quốc SK Group thoái vốn khỏi Tập đoàn Masan lan rộng. Mặc dù doanh nghiệp của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã nhanh chóng lên tiếng đính chính nhưng cổ phiếu MSN vẫn không thoát khỏi áp lực giảm điểm.

Cuối tuần trước, tờ Maeil Business Newspaper - nhật báo kinh tế của Hàn Quốc đã đưa tin về việc SK Group đang có ý định bán cổ phần đang nắm giữ tại các “gã khổng lồ” tại Việt Nam để thu hồi lại 1.000 tỷ won tiền đầu tư ban đầu (khoảng 18.320 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại). Đây được xem là một động thái nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của tập đoàn này.

Nội dung bài báo của Maeil Business Newspaper

Cũng theo Maeil Business Newspaper, SK Group đã thực hiện quyền chọn bán để chuyển nhượng lại 9% cổ phần nắm giữ tại Tập đoàn Masan và đang hoàn tất đàm phán giao dịch. Dự kiến, toàn bộ khoản đầu tư gốc trị giá 450 triệu USD (khoảng 530 tỷ won theo tỷ giá năm 2018) mà Tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc đã rót vào Masan cùng với lãi sẽ được thu hồi vào cuối năm nay.

Trước thông tin nói trên, ngay trong sáng nay 24/6, trước giờ giao dịch, Tập đoàn Masan lên tiếng bác bỏ.

Tập đoàn này khẳng định, thông tin về việc SK Group đã thực hiện quyền chọn bán để chuyển nhượng 9% cổ phần sở hữu tại Masan Group là không chính xác. Cho đến nay, SK Group chưa thực hiện quyền chọn bán.

Theo Tập đoàn Masan, cả hai doanh nghiệp hiện đang trong giai đoạn cuối cùng về một lộ trình cụ thể, theo điều kiện thuận lợi của thị trường để SK Group giảm cổ phần sở hữu tại Masan. Chaebol lớn thứ hai tại Hàn Quốc đã xác định được các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có quy mô tầm vóc quốc tế và am hiểu hoạt động kinh doanh của Masan để chuyển nhượng cổ phần. Lộ trình này được xây dựng để bảo vệ và giúp tối đa hóa giá trị cho cổ đông của cả hai doanh nghiệp.

Trước đó, chia sẻ với các nhà đầu tư tại cuộc gặp hồi tháng 5 vừa qua, ông Danny Le - Tổng giám đốc Tập đoàn Masan cho hay, chaebol Hàn Quốc sẽ không bán cổ phiếu MSN một cách ồ ạt. Ông nhấn mạnh, Masan sẽ tiếp tục hợp tác với SK Group với tư cách là đối tác, bên cạnh vai trò là cổ đông của Tập đoàn.

“SK cũng sở hữu riêng cổ phần tại The CrownX và WinCommerce. Họ cam kết sẽ đầu tư dài hạn ở Việt Nam. Masan Group và SK dự kiến sẽ thực hiện thoái vốn có lộ trình trong vòng 24 tháng. Các nhà đầu tư không nên lo lắng về việc bán tháo sẽ gây áp lực lên giá cổ phiếu”, ông Danny Le nói.

Thực tế, cuối năm ngoái, giới đầu tư đã râm ran tin đồn về việc SK Group có thể rút khỏi Việt Nam, mà khởi đầu là việc thoái vốn khỏi Masan. Thông tin này khiến cổ phiếu MSN giảm mạnh, đồng thời đẩy ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan rời khỏi danh sách tỷ phú.

Tuy nhiên, sau đó, chính SK Group đã bác tin đồn và xác nhận với truyền thông Hàn Quốc về việc hợp tác lâu dài với Chính phủ và các doanh nghiệp lớn của Việt Nam với tầm nhìn biến dải đất hình chữ S thành một “cứ điểm” kinh doanh tại Đông Nam Á.

Về phía SK Group, theo báo chí Hàn Quốc, chaebol này hiện đang có kế hoạch tái cơ cấu hoạt động kinh doanh mà việc thoái vốn khỏi các “gã khổng lồ” Việt Nam là một phần trong đó.

Được biết, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sẽ tổ chức cuộc họp chiến lược từ ngày 28-29/6 tới đây nhằm xem xét các chiến lược tái cơ cấu khoản đầu tư. Theo đó, danh mục kinh doanh của tập đoàn sẽ được thẩm định lại để nâng cao hiệu quả quản lý và nuôi dưỡng các động lực tăng trưởng mới.

Đồng thời, cuộc họp cũng sẽ đề cập tới các vấn đề về nhân sự, sau khi ông Park Sung-ha, CEO SK Square và ông Sung Min-seok, CCO SK On vừa bị sa thải vì kết quả kinh doanh bết bát của doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong bối cảnh vụ ly hôn tỷ USD của Chủ tịch Chey Tae-won đang gây không ít nghi ngại cho nhân viên và các bên liên quan, các biện pháp quản lý rủi ro cũng sẽ được thảo luận trong cuộc họp.

Năm 2018, SK Group đã chi ra khoảng 530 tỷ won (khoảng gần 11.000 tỷ đồng theo tỷ giá thời điểm đó) để mua 9,5% vốn của Tập đoàn Masan. Đến giữa tháng 11/2021, chaebol lớn thứ hai Hàn Quốc thông qua công ty con là SK South East Asia Investment đã mua lại 16,3% cổ phần của WinCommerce với giá 460 tỷ won (khoảng 9.700 tỷ đồng) như một phần của quan hệ đối tác chiến lược với tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Sau đó, SK Group tiếp tục đầu tư 340 triệu USD để sở hữu 4,9% cổ phần của The CrownX - nền tảng tiêu dùng bán lẻ tích hợp nắm giữ lợi ích của Tập đoàn Masan tại MasanConsumerHoldings và WinCommerce.

VNINDEX giảm mạnh nhất Châu Á sau tin quỹ ngoại rút khỏi Việt Nam

Việc tập đoàn quản lý tài sản lớn nhất thế giới tuyên bố đóng quỹ ETF đang nắm giữ cổ phiếu Việt là nguyên nhân khiến nhà đầu tư đẩy bán tháo phiên hôm nay 24-6.

Trước phiên hôm nay, nhà đầu tư đón nhận thông tin tập đoàn quản lý tài sản lớn nhất thế giới BlackRock đóng quỹ iShares Frontier and Select EM TET. Đây là quỹ đầu tư nắm giữ lượng lớn cổ phiếu Việt Nam.

Theo BlackRock, iShares Frontier and Select EM ETF, với cổ phiếu Việt Nam chiếm 28% trên tổng quy mô tài sản 425 triệu USD, sẽ ngừng giao dịch và không chấp nhận các lệnh mua bán sau khi thị trường đóng cửa vào ngày 31-3-2025. Từ khi thông báo được phát hành, quỹ đã tiến hành thanh lý cổ phiếu một cách mạnh mẽ và tiếp tục bán dần các tài sản trong danh mục.

Thông tin này ngay lập tức ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, nhất là trong bối cảnh khối ngoại vẫn :miệt mài" bán ròng trên thị trường trong thời gian khá dài. Trong sự hoảng loạn về thông tin, phần lớn nhà đầu tư chọn giải pháp bán tháo. Lệnh bán xuất hiện ở tất cả các nhóm ngành, từ cổ phiếu nhỏ cho đến các mã bluechip đều rơi vào tình trạng bị bán ra rất mạnh.

Áp lực xả hàng khiến cho VN Index gần như “rơi tự do” trong những phút cuối, và đóng cửa với 27,9 điểm (2,18%) xuống còn 1.254,12 điểm. Toàn sàn HoSe có 378 mã giảm (24 mã sàn), 74 mã tăng (8 mã trần) và 50 mã đi ngang. Bảng điện VN30 cũng chìm trong sắc đỏ với duy nhất mã POW đóng cửa với sắc xanh.

Tuy nhiên, việc nhà đầu tư “xả hàng” ồ ạt lại giúp cho thanh khoản của thị trường bật tăng mạnh với 1,25 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng, tương đương giá trị giao dịch đạt 31.815 tỷ đồng. Tính trên cả 3 sàn, tổng giá trị giao dịch phiên hôm nay đạt hơn 36.800 tỷ đồng.

Trái ngược với sự hoảng loạn của nhà đầu tư nội, khối ngoại dù duy trì trạng thái bán ròng, nhưng mức độ bán ra vẫn tương đương các phiên trước. Thống kê, phiên hôm nay khối ngoại bán ròng 934 tỷ đồng trên sàn HoSE.

Đáng chú ý, khối ngoại bán ròng cực mạnh mã FPT, với giá trị lên đến 590 tỷ đồng. Các mã bị khối ngoại bán ròng mạnh kế tiếp là NLG (64 tỷ đồng), SSI (57 tỷ đồng), HDB (57 tỷ đồng), VRE (55 tỷ đồng).

Do khối ngoại bán ròng mạnh nên FPT cũng dẫn đầu về giá trị giao dịch với 1.762 tỷ đồng. Các mã có giá trị giao dịch trên ngàn tỷ còn có DGC (1.126 tỷ đồng), HPG (1.081 tỷ đồng).

Quỹ ETF ngoại quy mô hơn 400 triệu USD đã ‘xả’ 50% cổ phiếu đang nắm giữ tại Việt Nam

Theo cập nhật đến ngày 21/6/2024, tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của iShares MSCI Frontier and Select EM ETF còn khoảng hơn 363 triệu USD, trong đó tiền mặt chiến đến 76,25%. Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam chỉ còn chiếm vỏn vẹn 5,55% tương ứng tổng giá trị gần 20,3 triệu USD (500 tỷ đồng).

Trước đó, Việt Nam thường xuyên là thị trường có tỷ trọng cao nhất trong danh mục của iShares MSCI Frontier and Select EM ETF. Thời điểm cuối quý 1/2024, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam chiếm đến 28,5% NAV của quỹ. Dù vậy, con số này đã liên tục giảm xuống thời gian qua khi quỹ quyết định dừng hoạt động.

1 Likes

Pyn Elite Fund tự tin VN-Index lên 1.700 điểm, hé lộ lý do đầu tư lớn vào loạt cổ phiếu “hot” STB, ACV, HVN, DBC

Các CTCK đồng thuận dự báo VN-Index sẽ đạt tới 1.400-1.500 điểm trong phần còn lại của năm nhưng Pyn Elite Fund tin rằng chỉ số có thể tăng cao hơn nữa với quan điểm tích cực dựa trên tăng trưởng thu nhập.

Petri Deryng - người đứng đầu Pyn Elite Fund vừa có thư gửi nhà đầu tư quý 2/2024 tiếp tục bày tỏ sự tự tin vào việc VN-Index có thể đạt 1.700 điểm vào cuối năm 2024. Dựa theo dự báo đồng thuận của các CTCK, VN-Index sẽ đạt tới 1.400-1.500 điểm trong phần còn lại của năm. Tuy nhiên, với quan điểm tích cực dựa trên tăng trưởng thu nhập, quỹngoại này tin rằng chỉ số có thể tăng cao hơn nữa trong năm nay.

photo-1719224636343

Ngoài sự tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ, quỹ ngoại này còn chỉ ra các yếu tố khác cũng có thể thúc đẩy tâm lý của các nhà đầu tư trong nước, thậm chí dẫn đến một động lực mạnh mẽ ở mức thị trường chứng khoán. Đầu tiên là kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất sắp tới của Mỹ sẽ làm giảm bớt áp lực lên VND, điều đang tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bên cạnh đó, hệ thống giao dịch KRX mới dự kiến sẽ được triển khai trong năm nay và nút thắt về việc ký quỹ trước giao dịch của các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể được tháo gỡ ngay sau quý 3 tới đây sẽ tác động tích cực đến thị trường. Ngoài ra, Pyn Elite Fund cũng kỳ vọng lãi suất ở Việt Nam sẽ duy trì ở mức rất vừa phải, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Pyn Elite Fund là một trong những quỹ ngoại lớn nhất đang đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam với quy mô tài sản quản lý vào cuối tháng 5 lên đến 780 triệu EUR (21.000 tỷ đồng). Quỹ có khẩu vị đầu tư khá thoáng với danh mục trải dài từ các Bluechips đến Midcap, Penny, thậm chí cả các công ty chưa niêm yết.

Cập nhật đến ngày 24/6, 16 khoản đầu tư lớn nhất danh mục của quỹ chiếm tổng tỷ trọng 86,8%. Trong đó, nhiều cổ phiếu “hot” tăng mạnh thời gian gần đây như ACV, Vietnam Airlines (HVN), FPT, CMC Corp (CMG), Dabaco (DBC),… đều góp mặt. Ngoài ra, danh mục của Pyn Elite Fund còn có cái tên chuẩn bị niêm yết trên HoSE là DNSE.

photo-1719224663307

Trong thư gửi nhà đầu tư, người đứng đầu Pyn Elite Fund cũng lý giải một số khoản đầu tư trong danh mục của quỹ:

Sacombank (STB) hiện là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục Pyn Elite Fund với tỷ trọng 16,5%. Quỹ đầu tư vào cổ phiếu này từ tháng 11/2022, tức là đã nắm giữ được khoảng 1,5 năm. Quỹ ngoại đến từ Phần Lan kỳ vọng mức tăng giá đáng chú ý nhất của cổ phiếu sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 2024 đến năm 2026.

Câu chuyện hỗ trợ cho STB là việc đấu giá 32,5% cổ phần của Trầm Bê (do Ngân hàng Nhà nước kiểm soát). Nếu thành công, Pyn Elite Fund kỳ vọng Sacombank sẽ có thể ghi nhận gần như toàn bộ khoản phải thu 20.000 tỷ đồng trên vốn chủ sở hữu, làm tăng đáng kể lợi thế của ngân hàng. Theo quỹ ngoại này, Sacombank có thể tăng vốn chủ sở hữu của công ty lên 102.000 tỷ đồng giai đoạn 2024-2026 từ mức hiện tại là 48.000 tỷ đồng.

photo-1719224793221

Khoản đầu tư lớn thứ 2 trong danh mục của Pyn Elite Fund là Cảng hàng không (ACV) - cổ phiếu mà quỹ mở vị thế từ giai đoạn Covid. ACV hiện đang đầu tư một nhà ga bổ sung tại Sân bay Tân Sơn Nhất và siêu dự án Sân bay Long Thành. Cả hai dự án sẽ được hoàn thành đúng tiến độ hoặc thậm chí nhanh hơn một chút so với kế hoạch.

Theo Pyn Elite Fund, lượng hành khách trong hoạt động giao thông hàng không đang tăng trưởng nhanh chóng và ACV dự kiến sẽ đạt được mức tăng trưởng thu nhập tốt vào năm 2024 và 2025. “Kinh doanh sân bay cũng giống như in tiền: dòng tiền mạnh và khả năng sinh lời cao là điển hình của ngành này. Biên lợi nhuận hoạt động của ACV sẽ dễ dàng duy trì ở mức trên 60%”, người đứng đầu quỹ nhấn mạnh.

Một cổ phiếu hàng không rất đáng chú ý khác trong danh mục của Pyn Elite Fund là Vietnam Airlines (HVN). Quỹ ngoại này gom cổ phiếu HVN từ tháng 5 và hiện nắm khoảng 1% cổ phần công ty, tương ứng với khoảng 3% danh mục đầu tư. Theo người đứng đầu quỹ, Vietnam Airlines lỗ lũy kế trong vài năm qua, nhưng dự kiến thu nhập sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ trong năm nay và thực tế những tháng đầu tiên trong năm đã có lãi.

photo-1719224861714

Đối với DNSE, Pyn Elite Fund đang nắm 11% vốn của CTCK này (4,8% danh mục của quỹ). Theo quỹ ngoại này, các cổ phiếu chứng khoán có “beta” cao, dễ tăng vọt trong thị trường giá lên và giảm mạnh trong thị trường giá xuống. “Khó có khả năng PYN Elite Fund sẽ nắm giữ các cổ phiếu của CTCK lâu dài, nhưng DNSE lại khác”, ông Petri Deryng cho biết.

DNSE đã thực hiện IPO thành công vào tháng 1/2024 và sẽ là tâm điểm chú ý khi niêm yết HoSE vào đầu tháng 7 tới. PYN Elite Fund đánh giá cao khả năng tăng trưởng thị phần của công ty. Mục tiêu ngắn hạn của DNSE là đạt được thị phần 3%, dài hạn là 5%. Quỹ ngoại này kỳ vọng khối lượng giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

photo-1719224823613

Đối với ngành thuỷ sản, Pyn Elite Fund cho rằng Việt Nam là nước sản xuất các sản phẩm cá lớn. Trong khi đó, giá và chu kỳ sản xuất cá tra phi lê khá rõ ràng đã chạm đáy vào năm ngoái, đó là lý do tại sao quỹ đã thêm Vĩnh Hoàn (VHC)Sao Mai (ASM) làm cổ phiếu mới vào danh mục đầu tư của mình vào cuối năm 2023.

“Các công ty xuất khẩu có mức giá cố định được ấn định trước 6–12 tháng cho các khách hàng quốc tế lớn, điều đó có nghĩa là có một sự chậm trễ trước khi sự thay đổi trong chu kỳ giá được phản ánh trong thu nhập”, người đứng đầu Pyn Elite Fund nhận định.

Đối với ngành chăn nuôi, Pyn Elite Fund lựa chọn Dabaco (DBC). Với mức giá lợn hiện tại, quỹ đánh giá các công ty trong ngành dự kiến sẽ mang lại thu nhập cao vào năm 2024. Trong vài năm qua, Dabaco đã tích cực phát triển hoạt động kinh doanh mới là việc nghiên cứu vắc-xin tả lợn châu Phi. Đây mới là lý do chính quỹ ngoại này đầu tư vào Dabaco.

1 Likes

Masan Consumer chốt danh sách trả cổ tức còn lại bằng tiền mặt tỷ lệ 55%, cổ đông ‘ngóng’ tiếp cổ tức đặc biệt có thể lên tới 17.000 đồng/cp

ĐHCĐ thường niên 2024 cũng thông qua phương án chia cổ tức đặc biệt, sử dụng LNST chưa phân phối của năm 2023 để tạm ứng cổ tức năm 2024, tương đương khoảng 17.000 đồng/CP - nếu trả bằng tiền mặt.

CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, mã chứng khoán MCH, Upcom) thông báo ngày 3/7/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản và chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 55%. Việc trả cổ tức được thực hiện vào ngày 12/7/2024.

Đây là phần cổ tức còn lại với tổng tỷ lệ 100% của năm 2023 được ĐHCĐ 2024 thông qua. Trước đó, vào tháng 7/2023, công ty đã tạm ứng 45%.

Báo cáo phân tích mới đây của chứng khoán Vietcap lưu ý, mức chi trả cổ tức 10.000 đồng/cổ phiếu cho năm 2023 của MCH cao hơn mức chi trả hàng năm là 4.500 đồng/cổ phiếu trong 5 năm qua (ngoại trừ năm 2022 không chia).

671 triệu cổ phần tương đương 93,8% vốn đều lệ của Masan Consumer đang được nắm giữ bởi Công ty TNHH Masan Consumer Holdings – một công ty con của Masan Group (mã chứng khoán MSN). Như vậy, trong đợt này, Masan Consumer Holdings sẽ nhận về gần 3.700 tỷ đồng cổ tức tiền mặt.

Ngoài ra, ĐHCĐ thường niên 2024 cũng thông qua phương án chia cổ tức đặc biệt, sử dụng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm tài chính 2023 để tạm ứng cổ tức năm tài chính 2024. Theo ước tính của Vietcap, nếu Masan Consumer chia toàn bộ LNST chưa phân phối của năm tài chính 2023 dưới dạng tạm ứng cổ tức tiền mặt, thì cổ tức bổ sung mà các cổ đông của công ty sẽ nhận được khoảng 17.000 đồng/CP.

Từ đầu năm 2024 đến nay, cổ phiếu MCH đã tăng 153%, chốt phiên giao dịch ngày 21/6 tại mức giá 220.400 đồng, tương ứng giá trị vốn hóa hơn 158.000 tỷ đồng và trở thành doanh nghiệp lớn nhất trong ngành thực phẩm đồ uống trên sàn chứng khoán Việt.

Giá trị của Masan Consumer thậm chí đang cao hơn gần 40% so với giá trị của tập đoàn mẹ Masan Group.

Theo đánh giá của CTCK SSI, Masan Consumer ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội so với các công ty cùng ngành trong các năm qua (CAGR doanh thu đạt 10% và CAGR LNST đạt 11% trong giai đoạn 2019-2023).

SSI cho rằng đà tăng trưởng này sẽ tiếp tục được duy trì trong 2024-2025 nhờ tiêu dùng phục hồi, hoạt động nghiên cứu tung sản phẩm mới cho thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu. Khả năng cạnh tranh của Masan Consumer nhờ nằm trong hệ sinh thái với Wincommerce sẽ thúc đẩy tăng trưởng của công ty. Biên lợi nhuận gộp được duy trì trên 45% nhờ hoạt động cao cấp hóa sản phẩm.

Tính đến hiện tại, 98% các hộ gia đình ở Việt Nam có ít nhất 1 sản phẩm của Masan Consumer khi công ty này đã xây dựng hệ thống dòng sản phẩm bắt đầu từ nhà bếp, tủ lạnh đến phòng khách, phòng tắm. Trong một thị trường có quy mô khoảng 8 tỷ USD, về cơ bản, Masan Consumer đã phục vụ cơ bản đầy đủ các nhu cầu thiết yếu tại nhà.

Tuy nhiên so với quy mô toàn thị trường FMCG tại Việt Nam lên đến 32 tỷ USD thì thị phần của Masan Consumer chưa đến 5%. Do đó, lãnh đạo của Masan Group định hướng hướng đến thị trường lớn hơn, cao cấp hơn là out-of-home mà mở đầu với dòng sản phẩm lẩu tự sôi, cơm tự chín mang thương hiệu OMACHI.

Với chiến lược “Go Global”, Masan Consumer đặt mục tiêu xuất khẩu ra thị trường toàn cầu 8 tỷ dân. Bước đầu với dòng sản phẩm CHIN-SU đã đạt được thành công trên các sàn thương mại lớn như Amazon (Mỹ), Coupang (Hàn Quốc), đặt mục tiêu doanh thu quốc tế chiếm từ 10-20% tổng doanh thu.

Bước vào những thị trường lớn hơn, Masan Consumer được kỳ vọng tăng trưởng doanh thu lớn hơn. Đi kèm, công ty cũng cho biết biên lợi nhuận ngày càng cải thiện nhờ cơ cấu ngành hàng có biên lợi nhuận tốt và xu hướng giảm giá nguyên vật liệu.

Trong các báo cáo phân tích của CTCK, vấn đề cần quan tâm đối với Tập đoàn Masan Group là tỷ lệ đòn bẩy cao. Việc giảm đòn bẩy là một yếu tố quan trọng để công ty đạt được tăng trưởng lợi nhuận trong trung hạn. MSN đặt mục tiêu nợ ròng/EBITDA <3,5 lần trong 12 – 18 tháng tới.

CTCK BSC cho rằng nỗ lực giảm đòn bẩy nợ với Net debt/ EBITDA từ mức 6,5 lần năm 2023 xuống mức 3 lần vào năm 2025 có thể đạt được nhờ vào (i) nguồn vốn đầu tư từ Bain capital với giá trị hơn 6.000 tỷ VND, (ii) Dòng tiền từ cổ tức MCH và TCB ước tính hơn 3.700 tỷ VND và (iii) nguồn tiền đến từ sự kiện MSR thoái vốn HCStack.

Cụ thể, vào ngày 23/4, Masan hoàn tất thành công việc huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital - quỹ đầu tư tư nhân với tổng tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD. Theo đó, Masan tiếp nhận 6.228 tỷ đồng tiền mặt thuần từ khoản đầu tư này.

Bên cạnh đó, việc CTCP MaSan High - Tech Materials (MSR) thoái vốn toàn bộ 100% vốn sở hữu tại H.C. Starck (HCS) cho Mitsubishi Materials Corp (MMC) với giá 134,5 triệu USD sẽ đem lại lượng tiền giúp MSR giảm đòn bẩy tài chính, đồng thời có thể ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường khoảng 40 triệu USD vào năm 2024.

Vào ngày 20/4 vừa qua, Techcombank (mã chứng khoán: TCB) - đơn vị liên kết của tập đoàn đã thông qua phương án chia cổ tức tỷ lệ 15% bằng tiền mặt. Sở hữu 19,9% cổ phần, Masan Group dự kiến sẽ nhận được hơn 1.000 tỷ đồng tiền mặt trong 6 tháng tới, giúp giảm đòn bẩy tài chính.

Ban lãnh đạo cũng chia sẻ, chi phí lãi vay của Tập đoàn sẽ giảm ít nhất 400 tỷ đồng trong năm 2024 nhờ các nỗ lực giảm nợ vay

Ngoài ra, CTCK HSC cho rằng việc niêm yết trên HOSE và phát hành cổ phiếu (nếu xảy ra) của Masan Consumer sẽ giúp tăng giá trị thị trường của chính Masan Consumer và tạo ra tiền mặt dòng vốn vào cho Masan Group, giúp công ty giảm nợ và đầu tư vào hoạt động kinh doanh hiện tại.

98% hộ gia đình Việt Nam sở hữu ít nhất 1 sản phẩm, Masan Consumer tiếp tục muốn nước mắm, tương ớt… có mặt ở mọi gia đình trên thế giới

Lý do khiến Cổ phiếu doanh nghiệp sở hữu đội tàu container lớn nhất Việt Nam tăng bốc lên đỉnh 2 năm, giá trị giao dịch mỗi phiên hàng trăm tỷ đồng :face_with_monocle:

So với đầu năm 2024, thị giá đã tăng 35%, thanh khoản trong vài tháng gần đây cũng trở nên sôi động.

Giá cước vận tải biển tăng vọt trong thời gian qua đang “phả hơi nóng” vào nhóm cổ phiếu doanh nghiệp vận tải biển trên sàn chứng khoán. Trong đó, mã HAH của Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An bất ngờ “tím lịm” trong phiên 25/6, leo lên ngưỡng 44.200 đồng/cp. Đây là mức giá cao nhất trong vòng hơn 2 năm trở lại đây của cổ phiếu này.

So với đầu năm 2024, thị giá HAH đã tăng 35%, thanh khoản trong vài tháng gần đây cũng trở nên sôi động với hàng triệu đơn vị được giao dịch mỗi phiên, giá trị hàng trăm tỷ đồng.

Screen Shot 2024-06-25 at 21.58.49.png

Hải An hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực bốc xếp, giao nhận, các dịch vụ tại cảng biển, vận tải đường thủy bộ và các hoạt động logistics khác. Đây được đánh giá là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực vận tải biển tại Việt Nam, sở hữu đội tàu lớn, trẻ và hiện đại lên đến 15 chiếc, chiếm 30% thị phần vận tải nội địa cả nước. Hoạt động vận tải của doanh nghiệp nằm trên 16 tuyến nội địa và 6 tuyến quốc tế (hầu hết là giữa Việt Nam và Trung Quốc).

Bên cạnh đó, HAH còn sở hữu một cảng biển ở miền Bắc Việt Nam là Cảng Hải An với sản lượng trung bình hơn 300.000 TEU/năm. Doanh nghiệp vẫn đang liên tục mở rộng đội tàu để gia tăng công suất, kỳ vọng có thể tăng thêm 21.000 TEUs tương ứng 20% công suất trong năm 2024.

Cơ hội lớn nhờ giá cước vận tải tăng vọt, “tranh thủ” ký thêm 2 hợp đồng thuê tàu, LN dự phóng bùng nổ

Về tình hình kinh doanh, quý 1/2024, HAH tiếp tục bị ảnh hưởng của chu kỳ đi xuống của ngành container. Công ty ghi nhận 704 tỷ đồng doanh thu, tăng 7 % so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận ròng của cổ đông công ty mẹ giảm tới 57%, còn 51 tỷ đồng.

Trong báo cáo vừa cập nhật, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) kỳ vọng giá cước vận tải HAH năm nay sẽ tăng 15% so với cùng kỳ theo diễn biến tăng chung của cước vận tải thế giới, trọng tâm là nửa cuối năm nay. Theo KBSV, giá cước vận tải dự kiến vẫn tiếp tục tăng trưởng tích cực ít nhất đến quý 4/2024 với động lực chủ yếu đến từ xu hướng gia tăng hàng tồn kho tại Mỹ và châu Âu vẫn đang tiếp tục, đặc biệt việc Mỹ áp thêm thuế nhập khẩu với nhiều mặt hàng của Trung Quốc từ tháng 8 tới đây khiến nhu cầu nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Mỹ tăng đột biến. Bên cạnh đó, khủng hoảng tại Biển Đỏ kéo dài cũng sẽ khiến hải trình của các tuyến tàu dài thêm đáng kể. Nhu cầu vận tải tăng đột biến cùng với thời gian vận tải tăng lên kéo theo lo ngại về nguy cơ thiếu hụt container rỗng, sẽ tiếp tục đẩy giá cước vận tải lên cao.

Screen Shot 2024-06-25 at 21.59.19.png

KBSV nhận định Hải An không chịu tác động trực tiếp từ khủng hoảng Biển Đỏ do chủ yếu tàu của HAH chạy tuyến nội địa và nội Á. Tuy nhiên, nguy cơ thiếu hụt container rỗng và nhu cầu về tàu biển cao trên thế giới sẽ tác động gián tiếp đến giá cước chung, đẩy giá cước vận tải của Hải An lên cao hơn.

Theo đà tăng của giá cước vận tải giao ngay thế giới, giá cho thuê tàu cũng đã hồi phục đáng kể từ hồi đầu năm. Hoạt động cho thuê tàu của HAH dự kiến sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn trong nửa cuối năm khi mà ngoài 3 hợp đồng cho thuê ký từ đầu năm (hợp đồng đến hết 2024) và hợp đồng cho thuê Anbien Bay (hết hạn vào giữa 2025), công ty đã ký cho thuê thêm được 2 tàu thời hạn từ 7/2024 đến tháng 1/2025.

Không chỉ vậy, sản lượng khai thác tàu của HAH kì vọng hồi phục mạnh, KBSV dự kiến tổng sản lượng vận tải 2024 đạt hơn 500.000 Teu (+20% so với cùng kỳ) nhờ nhu cầu hàng hóa tại các thị trường lớn Mỹ và EU phục hồi. Trong khi đó, HAH cũng đang tăng cường hợp tác với các đối tác là các hãng tàu lớn để phát triển sâu rộng mạng lưới vận tải ở thị trường nội Á, mở thêm các tuyến tàu mới như Việt Nam - Singapore, ghé các cảng mới, đồng thời tìm thêm nhiều đối tác để trao đổi chỗ trên tuyến, góp phần củng cố và mở rộng hoạt động cho đội tàu tự vận hành.

Dự kiến công ty sẽ đón thêm 1 tàu đóng mới 1.800 Teu nữa trong quý 3/2024, nâng quy mô đội tàu lên 16 chiếc. KBSV cho rằng đội tàu mới, hiện đại kì vọng sẽ thu hút nhiều đối tác là các hãng tàu nước ngoài mới. Nhu cầu vận tải cao hiện nay cũng như khủng hoảng dai dẳng ở Biển Đỏ sẽ phần nào giảm bớt lo ngại về nguy cơ dư cung tàu trong năm nay.

Screen Shot 2024-06-25 at 21.59.33.png

Song song với đó, hoạt động khai thác cảng sẽ đem lại nguồn thu ổn định cho HAH khi thị trường vận tải vẫn nhiều biến động. Việc Hải An liên tục đẩy mạnh hợp tác mở thêm nhiều tuyến tàu mới cũng góp phần đem về nguồn hàng ổn định cho cảng. Đầu 2024, công ty đã đồng loạt tăng giá cước dịch vụ cảng đối với cả tuyến quốc tế và nội địa với mức điều chỉnh dao động từ 0-20% tùy loại hình dịch vụ. Trong đó, giá cước nâng hạ container tuyến nội địa và giá xếp dỡ container tuyến quốc tế có sự điều chỉnh từ 10 – 20%.

KBSV dự phóng doanh thu 2024 của HAH có thể đạt 3.200 tỷ, tương ứng 96% kế hoạch năm. Tuy vậy, LNST có thể lên tới 442 tỷ, vượt 52% kế hoạch lãi (290 tỷ đồng).

ĐHCĐ Gemadept: Giá cước vận tải biển đã tăng 300% so với cùng kỳ và sẽ còn tăng tiếp đến hết năm 2024

“Chúng tôi tin tình trạng giá cước trên tất cả các tuyến sẽ tăng đến hết 2024 do các biến động tại Biển đỏ, xung đột chính trị, tình trạng thiếu tàu, thiếu thiết bị sẽ khó có thể khắc phục trong thời gian ngắn”, lãnh đạo Công ty cho biết.

Sáng ngày 24/6, CTCP Gemadept (mã chứng khoán GMD) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024, thông qua kế hoạch thông qua kế hoạch doanh thu 4.000 tỷ - tăng 4% so với thực hiện năm ngoái. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế thu về dự kiến 1.686 tỷ đồng – giảm 46%.

Lợi nhuận kinh doanh cốt lõi năm 2024 dự kiến tăng 15%

Lợi nhuận năm nay giảm mạnh do không còn nguồn thu đột biến từ việc chuyển nhượng tài sản. Năm 2023, Công ty hoàn tất thương vụ Cảng Nam Hải Đình Vũ mang về lợi nhuận hơn 1.800 tỷ đồng. Nếu không tính khoản lợi nhuận từ chuyển nhượng, kế hoạch lãi 2024 của Gemadept từ hoạt động cốt lõi vẫn tăng trưởng 15%.

Chia sẻ tại Đại hội, Chủ tịch HĐQT Đỗ Văn Nhân bày bỏ năm 2023 là năm khó khăn nhất trong một thập kỷ trở lại đây. Trong đó, đơn hàng giảm một nửa và số lượng doanh nghiệp rời bỏ thị trường lớn. Ghi nhận, đơn hàng bắt đầu trở lại từ cuối quý 3/2023.

Sang năm 2024, thị trường đã có những dấu hiệu khởi sắc song theo đại diện Công ty vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn. Số liệu thống kê cho thấy doanh nghiệp rơi bỏ thị trường gấp 1,5 lần số lượng thành lập mới trong quý đầu năm, tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức quanh 4%, khối ngoại bán ròng mạnh trên thị trường chứng khoán…

“Các số liệu này không cho phép Gemadept chủ quan trong năm 2024, Công ty phải chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh. Ngoài ổn định sản xuất kinh doanh để hoàn thành kế hoạch, Công ty còn cần tăng năng lực cạnh tranh”, ông Nhân nói.

Đối mặt với tình hình trên, Gemadept đã liên tục tái cấu trúc hoạt động kinh doanh. Đầu năm nay, Gemadept bán tiếp toàn bộ cổ phần tại Công ty cổ phần Cảng Nam Hải. Theo đó, Gemadept hiện còn sở hữu Cảng Nam Đình Vũ và ICD Nam Hải ở khu vực phía Bắc. Công ty cũng đang tập trung xúc tiến đầu tư hai dự án lớn là Cảng Gemalink giai đoạn 2 và Nam Đình Vũ giai đoạn 3.

ĐHCĐ Gemadept: Giá cước vận tải biển đã tăng 300% so với cùng kỳ và sẽ còn tăng tiếp đến hết năm 2024- Ảnh 1.

Ảnh: Hình ảnh Cảng Gemalink, Website Công ty.

Mặt khác, chiến lược kinh doanh của Gemadept năm nay như sau:

Với khu vực Hải Phòng, nắm bắt xu thế thị trường và dư thừa nguồn cung, Gemadept đã tái cấu trúc hoạt động, nâng cấp vùng cảng Nam Đình Vũ và dự kiến giai đoạn 3 khởi công trong năm nay để trở thành cụm cảng có năng lực cạnh tranh lớn nhất tại Hải Phòng, khi có khả năng tiếp nhận tàu 48.000 DWT. Công ty đã chuyển từ phân tán nhỏ lẻ sang quy mô lớn để tiết giảm chi phí, tăng năng lực và gia tăng hiệu quả kinh tế.

Với khu vực phía Nam, hầu hết cảng đang được vận hành tương đối tốt. Lãnh đạo công ty khẳng định không thỏa mãn mà tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư để đáp ứng nhu cầu gia tăng của khách hàng, thị trường.

Phát hành 103,5 triệu cổ phiếu, tăng vốn lên 4.140 tỷ đồng

Về kế hoạch huy động vốn, Đại hội đã thống nhất phương án chào bán tối đa 103,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương ứng với tỷ lệ thực hiện quyền 3:1. Nếu thành công, vốn điều lệ Công ty dự kiến tăng từ 3.105 tỷ lên tối đa 4.140 tỷ đồng.

Với giá chào bán dự kiến 29.000 đồng/cp, Công ty dự thu về hơn 3.000 tỷ đồng. Được biết, phần lớn nguồn tiền huy động 2.213 tỷ đồng sẽ dùng để mua sắm tài sản cố định, chi 231 tỷ đồng trả nợ ngân hàng và còn lại dùng để góp vốn vào CTCP Cảng Nam Đình Vũ.

Ban lãnh đạo đánh giá việc tăng vốn điều lệ là cần thiết nhằm đảm bảo nguồn lực mở rộng quy mô, nâng cao năng lực tài chính, cân đối vốn cho các hoạt động thường xuyên và hoạt động đầu tư thời gian tới.

Thời gian dự kiến chào bán trong năm 2024, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Cổ phiếu chào bán không bị hạn chế chuyển nhượng và cổ đông có quyền chuyển nhượng quyền mua một lần cho nhà đầu tư khác.

Thảo luận tại Đại hội

1. Ước tính kết quả kinh doanh sơ bộ nửa đầu năm?

Với lượng hàng hóa thông qua tốt trong nửa đầu năm, Gemalink đã thu hút được các hãng tàu lớn và các cảng phía bắc gần full công suất. Song song, SCS cũng có thêm khách hàng lớn, lợi nhuận cốt lõi sơ bộ đạt 53% kế hoạch năm dù chưa tính việc vốn cảng Nam Hải.

2. Nhận định giá cước vận tải thời gian tới?

Sau thời điểm tăng nóng giai đoạn 2020-2022 thì giá cước đã hạ nhiệt. Đến cuối 2023, giá cước mới hồi phục tốt trở lại. Hiện giá cước đi các tuyến vận tải đang tăng 300% so với cùng kỳ 2023; đà tăng đang rất mạnh gần đây khi giá cước tháng 6 đã cao hơn 30% so với tháng 5.

Chúng tôi tin tình trạng giá cước trên tất cả các tuyến sẽ tăng đến hết 2024 do các biến động tại Biển đỏ, xung đột chính trị, tình trạng thiếu tàu, thiếu thiết bị sẽ khó có thể khắc phục trong thời gian ngắn.

3. Giá dịch vụ xếp dỡ cảng tăng có tác động ra sao đến HĐKD của Công ty?

Giá xếp dỡ dịch vụ cảng Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với thế giới, thậm chí chưa đến một nửa so với các cảng trong khu vực dù chất lượng dịch vụ không thua kém thế giới.

Việc tăng giá cước là nỗ lực của Bộ Giao thông Vận tải giúp doanh nghiệp cảng cải thiện doanh thu và khuyến khích doanh nghiệp cảng tái đầu tư, đã có lộ trình tăng 10% trong 4 năm qua.

Tuy nhiên, tùy khu vực và điều kiện cảng mà có cách triển khai khác nhau. Như Gemalink có lợi thế cao nhất về cảng nước sâu nên tận dụng tối đa Thông tư 39, thậm chí còn tăng giá hơn mức này. Trong khi khu vực Hải Phòng chứng kiến sự cạnh tranh cao, nên công ty khá uyển chuyển áp dụng thông tư 39, doanh thu dù tăng nhưng chi phí cũng tăng theo.

4. Tiến độ đầu tư cảng Nam Đình Vũ Giai đoạn 3 ra sao?

Giai đoạn 1 và 2 của cảng Nam Đình Vũ khi vào hoạt động đến nay đã đạt 90% công suất nên Công ty quyết định triển khai sớm giai đoạn 3. Công ty đã có những nghiên cứu và chọn lựa phương án tối ưu. Về lộ trình đến thời điểm này các bước chuẩn bị đã xong hết, đang xin giấy phép xây dựng và dự kiến khởi công xây dựng từ tháng 7, dự kiến hoàn thành cuối 2025.

5. Chiến lược phát triển vận tải thủy nội địa ra sao?

Hệ thống sông, rạch của Việt Nam rất thuận lợi để phát triển thủy nội địa. Gemadept đã đề xuất Bộ Giao thông Vận tải phát triển tuyến mẫu đồng bằng Sông Cửu Long ra Cái Mép giúp tiết kiệm nhiều thời gian, tăng tải trọng và giảm chi phí logistics đến 30%.

Tuyến này là giải pháp hàng hóa thuận lợi và cắt giảm chi phí, tăng sản lượng hàng hóa cho Gemalink và phù hợp định hướng phát triển cảng xanh. Sản lượng có thể tăng 20-30% cho Gemalink, nhưng sẽ phát triển dần dần khi sản lượng hàng hóa phù hợp.

6. Tiến độ Gemalink giai đoạn 2 đến đâu?

Giai đoạn 2A chúng tôi đánh giá là cấp thiết do giai đoạn 1 đang gần hết công suất. Dự án cần thời gian xin giấy phép triển khai, dự kiến từ quý II//2025 để nâng tổng lên 2,1 triệu Teus. Giai đoạn 2B sẽ bắt đầu khi dự án 2A đạt công suất khai thác 80-85%, chúng tôi dự kiến cần khoảng 2 năm sẽ triển khai 2B.

Gemalink giai đoạn 2 dự kiến sẽ đạt được công suất 50% vào năm 2026, tăng lên 70-75% vào năm 2027 và sẽ full công suất thiết kế trong vòng 3 năm. Giai đoạn 2 khi hoàn thành có thể đón được các tàu lớn nhất thế giới với vị trí thuận lợi để kết nối với hệ sinh thái GMD bao gồm depot, ICD, vận tải thủy và kết nối với Hải Phòng…

ĐHCĐ Gemadept: Giá cước vận tải biển đã tăng 300% so với cùng kỳ và sẽ còn tăng tiếp đến hết năm 2024- Ảnh 2.

Ảnh: Hình ảnh Cảng Gemalink, Website Công ty.

7. Tổng capex đến năm 2025 khoảng bao nhiêu?

Với chiến lược phát triển dẫn đầu ngành thì tiếp tục phát triển các dự án trọng điểm, như Nam Đình Vũ 3 và Gemalink 2, mua sắm phương tiện tàu song tàu biển, để gia tăng chất lượng dịch vụ để “làm giàu hệ sinh thái”, tổng capex khoảng 10.000 tỷ đồng.

Gemadept đưa chiến lược tiếp tục làm giàu hệ sinh thái, gia tăng lợi nhuận qua từng năm, tỷ trọng lợi nhuận mảng logistics đang tăng dần chiếm 15-25% trong hệ sinh thái. Hiện Gemadept có hệ sinh thái giàu và rộng khắp về tàu sông, tàu biển, các dự án sinh thái bổ trợ là động lực hỗ trợ cho dự án chính hiệu quả.

8. Công ty có kế hoạch thoái vốn Nam Hải ICD không?

Nam Hải ICD đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, đây là hệ thống nói dài với cụm cảng và cả kho hàng trong hệ thống Nam Đình Vũ thuộc chuỗi cảng Hải Phòng. Gemadept trong năm nay có kế hoạch liên doanh, liên kết để khai thác hết hạ tầng Nam Hải ICD với mục tiêu hướng tới vận hành tối ưu hệ sinh thái nên chưa có kế hoạch thoái vốn.

Tiến độ thoái vốn đất trồng rừng?

Ban quản lý dự án đã làm việc sâu với đối tác, có kế hoạch thực hiện trong năm nay, đang dần hoàn thiện nốt các hồ sơ thoái vốn. Lợi nhuận dự án tùy thuộc vào thị trường và chi phí đầu tư.

9. Vì sao Công ty lại chọn phương án phát hành thay vì đi vay với lãi suất thấp?

Gemadept là doanh nghiệp được các tổ chức tín dụng đánh giá cao, được ngân hàng quan tâm, nên lãi suất các dự án đúng là rất tốt. Tuy nhiên, mỗi dự án đều phải cần có vốn đối ứng, nên Gemadept phải tăng vốn các công ty dự án để đối ứng vốn thực hiện mở rộng hệ sinh thái.

Công ty sẽ cố gắng nộp hồ sơ chào bán cổ phiếu cho cổ đông và thực hiện trong năm nay.

Khi tham gia dự án nào ban điều hành cũng yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng, lập ban dự án lớn để có những phân tích, tìm giải pháp hiệu quả trình ban lãnh đạo, các ngân hàng và tổ chức tín dụng đều sẵn sàng cấp vốn.

Công ty không có kế hoạch nào khác ngoài phát hành cho cổ đông. Các phương án phát hành thưởng không làm tăng vốn chủ sở hữu và tạo cảm giác công ty không có tiền mặt để trả, không tạo ra nguồn vốn cụ thể để triển khai dự án và M&A, trong khi công ty cần tiền thật. Do đó, Gemadept sẽ chưa chia thưởng trong vài năm tới.

Dự án Gemalink giai đoạn 2 cần đầu tư khoảng 300 triệu USD, sẽ dùng nguồn vốn giữ lại, vốn đối ứng và sau đó vay ngân hàng trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả. Công ty đang tìm thêm đối tác chiến lược để gia tăng nguồn hàng cho GML.

Còn Cảng Nam Đình Vũ với mục tiêu cảng nước sâu lớn nhất tại Hải Phòng nên tất cả nhà đầu tư chiến lược không có ý định thoái vốn. Do đó khi đơn vị này tăng vốn sẽ tăng đều cho các bên, Gemadept sẽ giữ nguyên tỷ trọng 60% tại cảng này.

10. Công ty có kế hoạch tiếp cận dòng vốn xanh không?

Chiến lược ESG là chiến lược trọng tâm của Tập đoàn, Gemadept đang tiếp tục phát triển và bền vững, là điều kiện để có lợi thế cạnh tranh khi chào thầu. Ngày 28/5, Công ty ký hợp đồng liên kết bền vững để tiếp cận dòng vốn xanh tốt nhất, đem lại hiệu quả kinh doanh.

1 Likes