Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Thanh niên kiếm gần 200 tỷ đồng trong 2 năm: Phân tích kỹ thuật phức tạp không hữu ích, nghĩ đơn giản mới dễ ‘ăn tiền’

Năm 2017, Jack Kellogg bắt đầu chơi chứng khoán ở tuổi 19. Vào thời điểm đó, anh không có kế hoạch gì cụ thể và cảm thấy rất lo lắng cho tương lai của mình.

Đúng lúc này, Jack nghe một người bạn kể về đầu tư cổ phiếu và bắt đầu dành thời gian tìm hiểu. Mục tiêu đặt ra là có thể kiếm đủ tiền chi tiêu mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào công việc toàn thời gian.

Trong hơn 5 năm, Jack có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại thị trường khác nhau, bao gồm cả lần “sập” chứng khoán vào năm 2020. Bài học anh chàng này rút ra, là hãy giữ mọi thứ đơn giản và linh hoat.

“Có một từ viết tắt này: KISS (Keep it simple, stupid), tạm dịch “Cứ giữ cho nó đơn giản và ngu ngốc đi”. Tôi không cần đến các chỉ báo siêu phàm để kiếm tiền. Tôi chỉ sử dụng các đường xu hướng cơ bản, xem xét mốc hỗ trợ, kháng cự và khối lượng giao dịch”, Kellogg nói. “Việc phức tạp hóa các chỉ số sẽ thực sự làm hỏng chuyện bởi bạn không mua bán dựa trên xu hướng giá thực tế”.

Cách “đánh” này giúp Jack linh hoạt giao dịch, ngay cả khi thị trường đang trong downtrend (xu hướng xuống) hồi năm 2022. Theo BI, anh chàng này đã lãi hơn 8 triệu USD (gần 200 tỷ đồng) từ các giao dịch trong ngày vào năm 2020 và 2021. Lợi nhuận tăng vọt giúp tổng thu nhập của Jack chạm mốc 6,5 triệu USD.

Chia sẻ với Insider, Jack cho biết 2022 không phải là một năm dễ dàng cho các nhà đầu tư. Anh nhận ra thị trường bắt đầu có xu hướng không mấy khả quan vào tháng 11, tháng 12 và sang đến đầu năm sau, Jack đã lỗ 100.000 USD.

“Xu hướng biến động đã khiến tôi phải chậm lại và suy nghĩ về chiến lược của mình.”

Vào thời điểm thị trường chứng khoán bật tăng, Jack “cưỡi sóng” kiếm lời, song khi thị trường bớt hưng phấn, anh chàng này chuyển sang đặt cược vào các cổ phiếu phổ biến - thứ sau này mang lại cho anh 60.000 USD. Jack cũng giao dịch một vài cổ phiếu vốn hóa nhỏ và kiếm được tiền từ các giao dịch đơn lẻ như Intelligent Living Application Group Inc với hơn 91.000 USD.

Trước đây, Jack thường “vào” vị thế mua sau khi một cổ phiếu phá vỡ mức kháng cự.

Chứng khoán giúp tôi kiếm gần 200 tỷ đồng trong 2 năm: Phân tích kỹ thuật phức tạp không hữu ích, nghĩ đơn giản mới dễ 'ăn tiền'- Ảnh 1.

Chiến lược này hiệu quả từ 60% đến 80% vào năm 2021, song sang đến năm 2023, tỷ lệ lãi chỉ là khoảng 10% đến 20%. Jack bắt đầu chuyển sang theo dõi S&P 500 để đánh giá xem điểm breakout (thời điểm giá cổ phiếu vượt mức kháng cự) đó có phải là thời điểm tốt để tăng vị thế.

Trước đây, Jack thường xuyên đọc tin tức để xem tại sao giá cổ phiếu có thể đi lên, đi xuống, tuy nhiên, cách đánh này dường như không còn phát huy tác dụng trong những đợt tăng giá ngắn hạn. Jack vì vậy ít tập trung vào việc theo dõi lý do tại sao một cổ phiếu tăng/giảm giá. Với anh, thời điểm lý tưởng nhất để giao dịch là trong giờ mở cửa đầu tiên của thị trường, khi mức độ biến động đạt đỉnh điểm.

Dẫu vậy, trong những năm qua, không phải ai cũng có thể kiếm lời từ chứng khoán như Jack. Nhiều nhà đầu tư nghiệp dư đã phải trả cái giá quá đắt, sau khi tiền tiết kiệm suốt nhiều năm “không cánh mà bay”. Những người đặt niềm tin vào các cổ phiếu meme như GameStop lại càng thêm khổ sở.

Nạn nhân có thể là bất kỳ ai, ngay cả những chuyên gia có nền tảng về tài chính. Michael, nhân viên kế toán tại một công ty Mỹ cho biết anh đã rút 69.000 USD từ quỹ hưu trí Vanguard của mình để mua GameStop với giá 230 USD/cổ phiếu với hy vọng bắt được đáy. Không may, cổ phiếu này tiếp tục lao dốc nhiều phiên sau đó và khiến người đàn ông này lỗ 42.000 USD.

“Tôi đã tiết kiệm để có khoản tiền đó trong 3 năm rưỡi. Trong một khoảnh khắc yếu lòng, tôi đã khiến mọi thứ trở nên tồi tệ”, Michael nói.

Giống Michael, Tori Barry cũng sử dụng tiền tiết kiệm để mua cổ phiếu GameStop và công ty điều hành các rạp chiếu phim AMC ở thời điểm chúng gần chạm đỉnh. Ngay lập tức, cô mất trắng 2.500 bảng Anh.

“Chúng tôi không phải những nhà đầu tư lớn. Dù không mất vài triệu bảng, nhưng đối với chúng tôi đó là khoản tiền thuê nhà, hóa đơn dịch vụ. Tôi không biết sẽ lấy lại như thế nào”, Tori Barry chia sẻ.

Kristine Licuanan thì may mắn hơn. Cô sớm từ bỏ ý định trở thành một nhà giao dịch đầu cơ trong ngày sau khi mua cổ phiếu GameStop và AMC theo lời kêu gọi của những người dùng mạng xã hội Reddit.

“Tôi không thể chịu đựng được sự biến động quá lớn”, Licuanan chia sẻ khi nhớ lại khoảng thời gian cô phải kiểm tra điện thoại liên tục để theo dõi giá các mã cổ phiếu. Cô đã quyết định bán chúng đi chỉ sau vài giờ và chịu một khoản thua lỗ nhỏ.

Câu chuyện về Alan Garcia là một ví dụ điển hình khác của các F0 được tờ WSJ dẫn chứng. Thanh niên này bắt đầu giao dịch trên Webull Financial LLC ngay từ những ngày đầu đại dịch, ngồi máy suốt từ 8:30 sáng đến 3 giờ chiều chỉ để quản lý danh mục đầu tư khoảng 2.000 USD. Mọi thứ ám ảnh đến mức anh thậm chí ôm khư khư chiếc điện thoại để xem các video về đầu tư trong suốt 2 năm.

“Anh ấy rõ là đang ở cạnh tôi, nhưng mà thực chất lại không phải”, Rodriguez, vợ Alan Garcia phàn nàn.

Đến đầu năm 2022, Garcia mất tất cả. Đến khi lấy lại được tinh thần, mọi thứ trở nên thật nhẹ nhõm. Anh cho biết mình không còn phải dán mắt vào màn hình máy tính suốt cả ngày để theo dõi biến động thị trường nữa.

Đề xuất luật hóa hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Chứng khoán 2019. Trong đó, hành vi thao túng thị trường chứng khoán sẽ được luật hóa.

Thông qua công tác giám sát, kiểm tra giao dịch thời gian qua, Bộ Tài chính nhận định cần thiết luật hóa quy định về hành vi thao túng tại Nghị định 156 để đảm bảo phù hợp với thực tế diễn ra trên thị trường.

Các hành vi cụ thể được xác định như: Mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường; đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự…

image

Bên cạnh đó, theo Bộ Tài chính, hiện chưa có quy định nghiêm cấm người nội bộ của công ty đại chúng , công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng và người có liên quan của các đối tượng này không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch. Điều này gây khó khăn trong xử lý, phòng ngừa vi phạm trên thị trường. Bộ này đề nghị nghiêm cấm hành vi trên trong hoạt động chứng khoán

Dự thảo của Bộ Tài chính còn đề xuất một số nội dung đáng chú ý về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hồ sơ, tài liệu báo cáo; nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; chào bán chứng khoán…

Với quy định nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp, dự thảo đề xuất bổ sung quy định, nhà đầu tư phải tham gia đầu tư chứng khoán trong thời gian tối thiểu 2 năm; có tần suất giao dịch tối thiểu 10 lần mỗi quý trong 4 quý gần nhất; thu nhập tối thiểu 1 tỷ đồng/năm trong 2 năm gần nhất.

Trước đó, Luật Chứng khoán năm 2019 và Nghị định 65 đã nâng chuẩn điều kiện nhà đầu tư chuyên nghiệp. Dù vậy, nhà đầu tư đáp ứng tiêu chuẩn, cũng không có nghĩa đủ khả năng đánh giá rủi ro của trái phiếu (quy định chỉ xét trên vốn, cá nhân phải đảm bảo danh mục nắm giữ có giá trị trung bình từ 2 tỷ đồng tối thiểu trong vòng 180 ngày, không bao gồm tiền vay).
Theo Bộ Tài chính, về nguyên tắc, thị trường trái phiếu riêng lẻ là thị trường đặc biệt, có mức độ rủi ro cao. Đối tượng tham gia cần được hạn chế, với số lượng nhỏ những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm chuyên môn, có khả năng nhận biết và chấp nhận rủi ro.

Tuy nhiên, thời gian qua, thị trường trái phiếu phát hành riêng lẻ ở nước ta đang hoạt động chưa phù hợp với bản chất, Thực tế cho thấy, nhiều đợt chào bán được phân phối cho hàng nghìn nhà đầu tư cá nhân, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ (trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu trái phiếu thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng mua bán lại…).

Những người này thường có giá trị đầu tư thấp, không thực sự có kinh nghiệm, chuyên môn và khả năng nhận biết rủi ro.

Dự thảo lần này còn có một số điểm mới liên quan đến nâng hạng thị trường chứng khoán . Trong đó, thành viên bù trừ bao gồm công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch trên thị trường cơ sở và phái sinh.

“Cần thiết nghiên cứu, bổ sung quy định để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thành lập công ty con của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) để triển khai cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP), đảm bảo hoạt động này hiệu quả, an toàn và đúng thông lệ quốc tế”, Bộ Tài chính đề nghị.

Đây được coi là những bước đi quan trọng để giải quyết vấn đề ký quỹ trước giao dịch (pre-funding), một trong những “nút thắt” hiện nay của tiến trình nâng hạng.

1 Likes

Em cũng đồng ý nếu luật này được ban hành, giúp bảo vệ lợi ích nđt!

1 Likes

Mỗi lần đạp xuống vậy thật sự chịu không nổi luôn các bác ạ!

1 Likes

Chính thức dựng mái nhà ga hành khách sân bay Long Thành: Phần khung thép 32.000 tấn trị giá 3.500 tỷ đồng

Hạng mục thi công kết cấu thép mái nhà ga chiếm 10% giá trị hợp đồng công trình nhà ga hành khách của giai đoạn 1 tại Sân bay Long Thành.

Vào ngày 25/8, Ban Quản lý Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành cho biết, các đơn vị thi công đã chính thức bắt đầu lắp dựng kết cấu thép mái nhà ga hành khách tại sân bay Long Thành. Đây là một hạng mục có quy mô lớn và tính kỹ thuật cao, với tổng khối lượng các kết cấu thép để lắp dựng khung mái nhà ga lên đến 32.000 tấn. Công trình này đóng vai trò quyết định trong tiến độ chung của toàn dự án.

Hạng mục thi công kết cấu thép mái nhà ga thuộc gói thầu 5.10, có giá trị khoảng 3.500 tỷ đồng, chiếm 10% giá trị hợp đồng công trình nhà ga hành khách của giai đoạn 1 tại Sân bay Long Thành. Gói thầu này bao gồm việc thi công xây dựng nhà ga trung tâm và ba cánh, với kết cấu 1 trệt và 3 lầu, cùng chiều cao đỉnh mái đạt 45,55m. Nhà ga được thiết kế với hai cao trình đi và đến tách biệt, tổng diện tích sàn khoảng 376.451m2, và có 40 vị trí đỗ dành cho các loại tàu bay Code C, E và F.


Bắt đầu lắp dựng kết cấu thép mái nhà ga hành khách tại sân bay Long Thành

>> Chính thức cất nóc công trình 35.000 tỷ tại dự án sân bay lớn nhất Việt Nam

Ngày 22/8/2024, công tác lắp đặt kết cấu thép phần mái cánh nhà ga bắt đầu triển khai, hiện đã lắp được hai khung thép còn phần mái thân chính sẽ lắp dựng từ tháng 9 và kéo dài vài tháng. Phần xây dựng dự kiến hoàn thành trước tháng 12/2025 và lắp dựng mặt đứng trước tháng 3/2026 song song với công tác hoàn thiện, lắp đặt thiết bị vận hành thử từ đầu năm 2026.

Sau khi hoàn thành phần kết cấu bê tông, liên danh nhà thầu đã bắt đầu triển khai lắp dựng kết cấu thép mái đầu tiên của công trình. Đây là một trong những hạng mục thi công quan trọng nhất của dự án Sân bay Quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Do đó, việc kiểm tra chất lượng thép đầu vào được thực hiện rất nghiêm ngặt, các thí nghiệm đều tuân thủ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án để đảm bảo chất lượng công trình.


Hạng mục thi công kết cấu thép mái nhà ga có giá trị khoảng 3.500 tỷ đồng

Nhà ga hành khách là hạng mục quan trọng bậc nhất trong dự án xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Với vai trò trung tâm trong toàn bộ dự án, tiến độ và chất lượng thi công của hạng mục này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ chung của toàn bộ công trình.

Dự án sân bay Long Thành được triển khai trên diện tích 5.000ha với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 336.630 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2026, sân bay Long Thành dự kiến sẽ có công suất phục vụ 25 triệu hành khách mỗi năm, trở thành sân bay lớn nhất cả nước. Vì vậy, ngoài việc nâng cao năng lực khai thác, việc có thêm đường cất hạ cánh sẽ giúp sân bay tránh được tình trạng phải đóng cửa toàn bộ khi có sự cố, bảo trì, hoặc thiên tai.


Nhà ga hành khách Cảng HKQT Long Thành đang dần hoàn thiện

Trên cơ sở phân tích giữa Cảng hàng không quốc tế Long Thành và Tân Sơn Nhất, sản lượng hành khách quốc tế tại Long Thành sẽ chiếm hơn 80% tổng sản lượng hành khách quốc tế của cả hai sân bay. Do đó, dự án Sân bay Quốc tế Long Thành là một trong những dự án hạ tầng quan trọng nhất của Việt Nam, với kỳ vọng sẽ nâng tầm hệ thống giao thông hàng không của quốc gia, cũng như tạo động lực phát triển kinh tế cho khu vực.

2 Likes

Hơn 300 triệu cổ phiếu VNDirect sắp về tài khoản nhà đầu tư, thị giá “bay” 13% so với thời điểm chốt quyền

image

Gần 295 triệu cổ phiếu VND có thể bắt đầu giao dịch luôn kể từ ngày 4/9/2024.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo 22/8 là ngày thay đổi niêm yết có hiệu lực của hơn 304 triệu cổ phiếu VND của Chứng khoán VNDirect. Đây là lượng cổ phiếu VNDirect thực hiện chào bán ra công chúng và phát hành cổ phiếu trả cổ tức.

Trong đó gần 295 triệu cổ phiếu sẽ về tài khoản nhà đầu tư và có thể bắt đầu giao dịch kể từ ngày 4/9/2024.

Còn lại hơn 9,5 triệu cổ phiếu cổ đông không thực hiện quyền và được phân phối cho nhà đầu tư khác sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm. Ngày giao dịch sẽ từ 14/7/2025.

Sau đợt chào bán, tổng số tiền thu về đạt gần 2.436 tỷ đồng. Với tổng lượng cổ phiếu lưu hành hơn 1,52 tỷ cổ phiếu, VNDirect chính thức vượt SSI trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất thị trường (gần 15.223 tỷ).

Trên sàn, cổ phiếu VND đóng cửa phiên 23/8 đạt 15.600 đồng/cổ phiếu. So với thời điểm chốt quyền chào bán hồi cuối tháng 5, giá cổ phiếu giảm gần 13%.

Hơn 300 triệu cổ phiếu VNDirect sắp về tài khoản nhà đầu tư, thị giá

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2024, cổ đông VND còn thông qua các nội dung về chào bán cổ phiếu riêng lẻ; chào bán cổ phiếu theo chương trình người lao động (ESOP) và phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động. Đây đều là các phương án đã được ĐHĐCĐ thường niên 2023 thông qua nhưng chưa thực hiện. Thời gian thực hiện dự kiến trải dài từ năm 2024-2026. Nếu hoàn thành tất cả các phương án chào bán, phát hành kể trên, VNDIRECT sẽ nâng vốn điều lệ lên trên 18.300 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu hoạt động của VNDirect giảm nhẹ 1% xuống 2.843 tỷ. Kết quả, công ty lãi trước thuế 1.193 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ qua đó hoàn thành 47% kế hoạch năm.

Hơn 300 triệu cổ phiếu VNDirect sắp về tài khoản nhà đầu tư, thị giá

1 Likes

Chừng nào thì các doanh nghiệp thi công dự án có thể ghi nhận khoản doanh thu đầu tiên nhỉ

1 Likes

Bộ Công an tìm người bị hại trong vụ án liên quan “Shark Thủy”

Bị can Nguyễn Ngọc Thủy (tức Shark Thủy), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Egroup, công ty Egame, bị cáo cuộc đã huy động vốn trái pháp luật, lừa đảo nhiều nhà đầu tư

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa phát ra thông báo tìm người bị hại trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại công ty CP tập đoàn giáo dục Egroup (Tập đoàn Egroup), công ty cổ phần đầu tư và phân phối Egame (công ty Egame).

Bộ Công an tìm người bị hại trong vụ án liên quan

“Shark Thủy” thời điểm chưa bị khởi tố. Ảnh: T.L.

Theo đó, kết quả điều tra vụ án xác định trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2023, bị can Nguyễn Ngọc Thủy (tức Shark Thủy), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Egroup, công ty Egame và đồng phạm đã sử dụng pháp nhân công ty Egame thực hiện hành vi gian dối trong việc sử dụng cổ phần Tập đoàn Egroup không có thật để huy động vốn bằng các hình thức giao dịch, như: Bán cổ phần nhận thanh toán tiền mặt, chuyển khoản; Bán cổ phần thanh toán bằng bất động sản; Vay mượn tiền nhà đầu tư đảm bảo bằng sở hữu cổ phần.

  • Shark Thuỷ bị bắt về tội lừa đảoĐỌC NGAY

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định những nhà đầu tư này là người bị hại trong vụ án. Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, những người bị hại cần đến làm việc, trình báo và cung cấp thông tin, hồ sơ, chứng từ trong việc mua, cho vay bảo đảm bằng sở hữu cổ phần Tập đoàn Egroup, theo địa chỉ Phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (47 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội); số điện thoại 0993093865.

Nếu hết thời hạn điều tra vụ án theo quy định của pháp luật nhưng người bị hại không đến làm việc, phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an không xem xét, giải quyết trong vụ án.

Trước đó, vào cuối tháng 3-2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án; khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm ra giam đối với: Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP tập đoàn giáo dục Egroup, Công ty CP đầu tư và phân phối Egame (còn gọi là Shark Thủy); Đặng Văn Hiển, Trưởng Ban quan hệ cổ đông Công ty CP đầu tư và phân phối Egame, cùng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Doanh nhân Nguyễn Ngọc Thủy hay còn được biết đến với cái tên Shark Thủy, một trong những khách mời “quyền lực” từng xuất hiện trong chương trình Thương vụ bạc tỉ - Shark Tank Việt Nam.

Shark Thủy được biết đến là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc Tập đoàn Egroup, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax.

Năm 2023, Shark Thủy bị nhiều người tố cáo lừa đảo chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng thông qua các loại hợp đồng dưới hình thức tiền gửi. Nhiều phụ huynh cho con theo học tại hệ thống các trung tâm Anh ngữ Apax Leader của ông Thủy cũng phản ánh được yêu cầu đóng tiền học trước, tuy nhiên sau một thời gian, các trung tâm đột ngột đóng cửa hoặc chuyển sang giảng dạy online.

1 Likes

Chuyên gia: VNINDEX sẽ đạt 1.350 – 1.380 điểm vào cuối năm 2024 Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu thuộc Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) dự báo, chỉ số VN-Index sẽ đạt 1.350 – 1.380 vào cuối năm 2024.

Theo bà Trần Thị Khánh Hiền, đợt tăng mạnh gần đây của thị trường chứng khoán đã khiến một số nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu thị trường đã đạt đỉnh hay chưa?. Tuy nhiên, bà tin rằng nó chưa đạt đến giới hạn.

Chuyên gia: VN-Index sẽ đạt 1.350 – 1.380 vào cuối năm 2024 - Ảnh 1.

Nguồn: MBS

Giám đốc Khối Nghiên cứu thuộc Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) cho hay, tính đến ngày 21 tháng 6, VN-Index giao dịch ở mức 14,6 lần P/E 12 tháng, cao hơn 6% so với mức trung bình 3 năm (13,8 lần) và thấp hơn 14% so với mức đỉnh 3 năm (16,7 lần vào quý 4 năm 2021). Tuy nhiên, sự tăng giá gần đây của các cổ phiếu vốn hóa trung bình (mid-cap) đã đưa định giá VNMID lên 17,1 lần P/E, cao hơn khoảng 17% so với VN-Index.

Thậm chí, các cổ phiếu mid-cap hiện đang được giao dịch ở mức P/B tương đương với các cổ phiếu vốn hóa lớn (large-cap). Trong khi đó, định giá của các cổ phiếu large-cap (được đại diện bởi VN30 và VNX50) thấp hơn khoảng 11% so với trung bình thị trường.

“Chúng tôi tin rằng định giá của các cổ phiếu large-cap có vẻ hấp dẫn về tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận trong năm tài chính 2024-2025 so với các nhóm khác. Nhìn chung, chúng tôi dự đoán VN-Index sẽ đạt 1.350 – 1.380 điểm vào cuối năm, sau khi tăng trưởng lợi nhuận 20% trong năm tài chính 2024 và mục tiêu P/E từ 12 đến 12,5 lần”, bà Hiền nêu rõ.

Nói về động lực cho thị trường, bà Hiền cho biết, tăng trưởng lợi nhuận trong nửa cuối năm 2024 sẽ là tín hiệu tốt cho sự mở rộng hơn nữa của thị trường.

Chuyên gia: VN-Index sẽ đạt 1.350 – 1.380 vào cuối năm 2024 - Ảnh 2.

Nguồn: MBS

Theo đó, sau mức tăng trưởng khiêm tốn chỉ 5,3% trong quý 1 năm 2024, chúng tôi dự đoán tổng lợi nhuận thị trường sẽ tăng 9,5% so với cùng kỳ trong quý 2 năm 2024, và lần lượt tăng 33,1% và 21,9% trong quý 3 và quý 4 năm 2024.

Đối với năm 2024, lợi nhuận thị trường dự kiến sẽ tăng 20% so với cùng kỳ từ mức nền thấp của năm 2023. Các động lực chính cho sự cải thiện lợi nhuận của thị trường sẽ đến từ hoạt động kinh doanh vững chắc của các ngân hàng (tăng 20% so với cùng kỳ, bán lẻ (tăng 204% so với cùng kỳ), vật liệu xây dựng (tăng 56%) và điện (tăng 25%so với cùng kỳ).

Đối với năm tài chính 2025, tăng trưởng lợi nhuận thị trường có thể giảm tốc xuống 15%, được hỗ trợ bởi ngân hàng (đóng góp mức tăng 23%), vật liệu xây dựng (tăng 33%), khu công nghiệp (tăng 26% so với cùng kỳ) và điện (tăng 28% so với cùng kỳ).

Chia sẻ về thị trường chứng khoán trong các tuần gần đây, bà hiền cho hay: Thị trường trong nước đã có 2 tuần phục hồi mạnh, chỉ số VN-Index lấy lại 63 điểm trong số 100 điểm kể từ đáy ngày 5/8. Đà tăng đang có dấu hiệu chậm lại khi chỉ số VN-Index đi vào vùng cản quanh ngưỡng 1.300 điểm.

Đáng chú ý, thanh khoản ở 2 tuần phục hồi vừa qua chỉ đạt bình quân 18.360 tỷ đồng, là mức thanh khoản thấp. Bên cạnh đó, kể từ phiên bùng nổ (tăng gần 30 điểm) ngày 16/8, thanh khoản thị trường có dấu hiệu giảm, ở 2 phiên cuối tuần chỉ còn 18.000 tỷ đồng từ mức 26.000 tỷ đồng.

Về kỹ thuật, nhịp tăng của thị trường sẽ đối mặt với thử thách ở vùng cản 1.293 -1.306 điểm, thanh khoản đang có dấu hiệu suy giảm có thể là điểm hạn chế ở lần “retest” đỉnh cũ lần này. Hỗ trợ thị trường là vùng 1.275 -1.280 điểm.

“Chúng tôi khuyến nghị cơ hội đầu tư đối với các cổ phiếu trong danh mục Alpha hoặc ở một số nhóm cổ phiếu đang thu hút được dòng tiền khỏe như: Chứng khoán, bất động sản, bán lẻ, đầu tư công,… nhà đầu tư có thể xem xét để giải ngân mới hoặc cơ cấu danh mục”, vị chuyên gia này khuyến nghị nhà đầu tư.

2 Likes

Hơn 26.000 gốc sầu riêng tại Lào của bầu Đức sắp cho thu hoạch giá cao

Bầu Đức thông tin, khoảng 1/4 diện tích sầu riêng tại Lào của HAGL sẽ cho thu hoạch vụ đầu trong những tháng cuối năm 2024, dự kiến đem về hàng trăm tỷ đồng doanh thu.

Nông trại sầu riêng trên cao nguyên Bolaven, tỉnh Pakson, Lào của HAGL

Tại ĐHCĐ thường niên 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã HAG) - ông Đoàn Nguyên Đức từng chia sẻ, doanh nghiệp hiện tập trung xây dựng kế hoạch kinh doanh cho năm 2025, khi sầu riêng bắt đầu thu hoạch trên diện rộng, với mức đóng góp “cực lớn” cho năm nay. Diện tích sầu riêng trồng lớn nhất ở cao nguyên Bolaven, Lào, sẽ thu hoạch trái vụ từ tháng 10-11 tới.

Cách đây không lâu, ông Đức tiếp tục thông tin, công ty sẽ thu hoạch 300-400ha sầu riêng trong năm 2024 bao gồm cả diện tích trồng tại Việt Nam, cao gấp 10 lần năm trước đó.

Tại Lào, khoảng 200-300ha sẽ cho thu hoạch trái bói (vụ thu hoạch đầu tiên) trong tháng 10-11 tới. Theo ước tính của bầu Đức, mỗi cây bói cho từ 20-30 quả, mỗi quả từ 2-4kg, sản lượng dự kiến 2.000 tấn, doanh thu khoảng 200 tỷ đồng (100.000 đồng/kg).

Diện tích sầu riêng 300ha sắp cho thu hoạch tại Lào của HAGL tương ứng khoảng 89 cây/ha (tổng cộng hơn 26.000 gốc), sản lượng trung bình từ 6,7-10 tấn/ha. Con số này tương đương với năng suất thu hoạch sầu riêng trồng (vụ bói) tại tỉnh Gia Lai năm ngoái khoảng 10 tấn/ha. Tuy nhiên, giá bán trái vụ tại Lào có thể cao hơn 50% so với thu hoạch chính vụ.

Theo bầu Đức, đến năm 2025, doanh thu từ sầu riêng tại Lào có thể đem về cho HAGL cả nghìn tỷ đồng, qua đó tiếp tục trở thành mặt hàng chủ lực trong cấu phần doanh thu.

Được biết, HAGL hiện sở hữu nông trại trồng sầu riêng quy mô lớn nhất thế giới tại Lào, rộng tới 1.200ha.

2 Likes

tks ad đưa tin

Lịch trình của đoàn 4.500 khách du lịch Ấn Độ sắp tới Việt Nam

Đoàn khách gồm 4.500 nhân viên tập đoàn dược Sun Pharmaceuticals Industries Limited (Ấn Độ) dự kiến đến Việt Nam du lịch từ 27/8 đến 7/9.

Tỷ phú Dilip Shanghvi, Chủ tịch Tập đoàn dược Sun Pharmaceuticals Industries Limited, một trong những người giàu nhất Ấn Độ, dự định cũng có mặt trong chuyến đi này.

Đoàn khách Ấn Độ sẽ chia làm 6 đến 7 nhóm nhỏ, tới Việt Nam thành nhiều đợt. Theo kế hoạch, đoàn sẽ ở Hà Nội, tham quan nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Lăng Bác, nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Sau đó, đoàn khách tới vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và khu danh thắng Tràng An (Ninh Bình).

Lịch trình của đoàn 4.500 khách du lịch Ấn Độ sắp tới Việt Nam- Ảnh 1.

Khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam. (Ảnh minh họa: Ngô Trần)

Đoàn khách sẽ sử dụng dịch vụ lưu trú cao cấp tại các khách sạn 4-5 sao và có yêu cầu riêng về đồ ăn, phù hợp với tín ngưỡng, tôn giáo. Ngoài ra, họ cũng yêu cầu tối thiểu ba hướng dẫn viên cho mỗi nhóm khoảng 30 - 35 người để đảm bảo được trải nghiệm tốt nhất. Các hướng dẫn viên được chọn đều phải biết tiếng Hindu, phần giới thiệu tại các điểm tham quan thường bằng tiếng Anh - Việt sẽ có thêm bảng thông tin được dịch ra tiếng Hindu.

Hiện tại, các địa phương nằm trong lịch trình du lịch của đoàn du khách trên cũng đã sẵn sàng tiếp đón. Ông Phạm Duy Phong, Phó Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình cho biết, đoàn khách chia thành 7 đợt tham quan khu du lịch sinh thái Tràng An.

“Với kinh nghiệm đã từng đón tiếp nhiều đoàn khách có số lượng người lớn, sau khi nhận được văn bản của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam và Công ty Du lịch Vietravel, Sở Du lịch Ninh Bình đã phối hợp với các sở, ngành, doanh nghiệp có liên quan để chuẩn bị những điều kiện tốt nhất đón tiếp đoàn khách”, ông Phong nói.

Theo ông Phong, việc đoàn khách của tỷ phú Ấn Độ lựa chọn đến Tràng An tham quan, du lịch đã khẳng định sức hút của vẻ đẹp Tràng An đối với du khách quốc tế. Đồng thời, sự kiện này cũng được kỳ vọng sẽ giúp ích cho việc truyền thông, quảng bá rộng rãi hình ảnh du lịch Ninh Bình tới bạn bè quốc tế.

Về lưu trú, đại diện Sở Du lịch Ninh Bình cho biết, thành phố Ninh Bình hiện có khoảng 10 khách sạn đủ tiêu chuẩn 4-5 sao, có thể đáp ứng được nhu cầu đoàn khách. Vấn đề ẩm thực có thể có khó khăn bởi người Ấn thường yêu cầu ăn uống riêng theo văn hóa. Sở này đã hướng dẫn các doanh nghiệp mở lớp đào tạo nghiệp vụ nấu ăn cấp tốc theo phong cách của người Ấn.

Trước đó, đại diện Công ty du lịch Vietravel cho biết, do số lượng khách du lịch đi theo đoàn lần này quá lớn, doanh nghiệp đã chuẩn bị kịch bản rất chi tiết về chuỗi hoạt động mà các du khách sẽ tham gia.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2024, Ấn Độ đứng vị trí thứ 7 trong danh sách 10 thị trường du khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam.

Đối với du khách Ấn Độ, Việt Nam có sức hút mạnh mẽ từ cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa sôi động, di sản thiên nhiên mang đậm nét văn hóa bản địa. Hơn nữa, du khách Ấn Độ có thể dễ dàng tới Việt Nam bởi được hỗ trợ thủ tục visa đơn giản cùng các yếu tố địa lý thuận lợi, quá trình di chuyển không quá dài khi chỉ mất khoảng 4-5h cho việc đi máy bay từ Ấn Độ sang Việt Nam.

Còn đối với du lịch Việt Nam, thị trường Ấn Độ với hơn 1,4 tỷ dân, có tầng lớp trung lưu phát triển mạnh, nhiều người sẵn sàng chi tiền cho du lịch là yếu tố rất quan trọng để các doanh nghiệp tập trung khai thác, thúc đẩy phát triển ngành du lịch nội địa.

Tuy nhiên, du khách Ấn Độ có những đặc trưng về văn hóa, tín ngưỡng, thói quen sinh hoạt khác biệt, đòi hỏi phải có những dịch vụ và tiêu chuẩn hết sức khắt khe nên việc khai thác triệt để, thu hút lượng khách du lịch đến từ thị trường này là không dễ dàng.

2 Likes

Hàng tỉ USD sẽ được rót vào nếu Việt Nam được nâng cấp thành thị trường mới nổi

Theo WB, các chính sách nhằm tạo điều kiện nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, kết hợp với những cải cách nhằm nâng cao minh bạch thị trường và bảo vệ các nhà đầu tư, sẽ giúp thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài.

Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) mang tên Điểm lại công bố hôm nay 26-8 đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ cao hơn trong năm 2024 nhờ sự phục hồi xuất khẩu các mặt hàng chế tạo chế biến, du lịch, tiêu dùng và đầu tư.

Hàng tỉ USD sẽ được rót vào nếu Việt Nam được nâng cấp thành thị trường mới nổi- Ảnh 1.

Chuyên gia cao cấp về khu vực tài chính của WB Ketut Ariadi Kusuma: “Hàng tỉ USD của các quỹ đầu tư trên toàn cầu sẽ được rót vào các thị trường vốn nếu Việt Nam được nâng cấp thành thị trường mới nổi”. Ảnh chụp màn hình

Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,1% trong năm 2024, và 6,5% trong hai năm 2025 và 2026, cao hơn so với mức 5% năm 2023, theo báo cáo Điểm lại. Báo cáo cho thấy khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng trên toàn cầu.

Với tiêu đề “Vươn tới tầm cao mới trên thị trường vốn”, báo cáo ghi nhận nền kinh tế vẫn chưa quay lại lộ trình tăng trưởng như trước đại dịch. Do đó, cần đẩy mạnh đầu tư công để vừa kích cầu ngắn hạn, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt hạ tầng - đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, giao thông và logistics - vốn đang là những nút thắt cản trở tăng trưởng. Bên cạnh đó, cần theo dõi sát sao chất lượng tài sản của các ngân hàng do nợ xấu gia tăng.

“Trong nửa đầu năm nay, nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi do nhu cầu hàng xuất khẩu phục hồi” - ông Sebastian Eckardt, Trưởng Ban Kinh tế Vĩ mô, Thương mại và Đầu tư khu vực Đông Á Thái Bình Dương của WB, cho biết. “Để duy trì đà tăng trưởng từ nay đến cuối năm và các năm tới, các cấp có thẩm quyền cần tiếp tục cải cách thể chế, đẩy mạnh đầu tư công, đồng thời quản lý, giám sát các rủi ro trong thị trường tài chính”.

Chuyên đề đặc biệt của báo cáo nhấn mạnh rằng phát triển các thị trường vốn sẽ tạo ra nguồn vốn dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, giúp Việt Nam đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Báo cáo chỉ ra những thách thức chính của thị trường vốn, bao gồm tỉ trọng thấp của các nhà đầu tư tổ chức trong cơ cấu nhà đầu tư và đầu tư từ quỹ của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH) chưa được khai thác đúng mức.

Báo cáo khuyến nghị cần có khung chính sách mạnh mẽ hơn, trong đó BHXH sẽ trở thành một nhân tố chính đẩy mạnh sự phát triển của thị trường vốn. Các chính sách nhằm tạo điều kiện nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, kết hợp với những cải cách nhằm nâng cao minh bạch thị trường và bảo vệ các nhà đầu tư, sẽ giúp thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài. Sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong khu vực tài chính là một yếu tố quan trọng góp phần đạt được những mục tiêu đó.

“Hàng tỉ USD của các quỹ đầu tư trên toàn cầu sẽ được rót vào các thị trường vốn nếu Việt Nam được nâng cấp thành thị trường mới nổi”- ông Ketut Ariadi Kusuma, chuyên gia cao cấp về khu vực tài chính của WB nói. “Đồng thời, cần từng bước đa dạng hóa kênh đầu tư quỹ của BHXH để cải thiện lợi nhuận dài hạn đồng thời tăng nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư vào khu vực doanh nghiệp” - ông Ketut Ariadi Kusuma khuyến nghị.

Nhà đầu tư cá nhân vẫn “cân tất” thị trường chứng khoán?

1 Likes

VIC: Muốn làm khu đô thị nghỉ dưỡng hơn 6 tỷ USD tại Hậu Giang

Tập đoàn Vingroup (mã cổ phiếu VIC) vừa có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang về đề xuất làm khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng quy mô 6,2 tỷ USD.

Quang cảng buổi làm việc giữa đại diện Tập đoàn Vingroup và lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang vừa có buổi làm việc với đại diện Tập đoàn Vingroup (mã cổ phiếu VIC - sàn HoSE) về đề xuất tiếp cận dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong.

Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư xây dựng dự kiến 6,2 tỷ USD, tổng diện tích khoảng 2.945 ha, toạ lạc tại huyện Châu Thành. Dân số dự kiến 300.000 người, phục vụ khách du lịch 10.000 lượt khách/ngày.

Dự án hiện đã được cập nhật vào đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Châu Thành đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và được UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt vào tháng 8/2023. Đồng thời, danh mục dự án đã được phê duyệt trong Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Các hạng mục chính của dự án gồm: Khu công viên nước, khu công viên giải trí cảm giác mạnh, khu phố đi bộ ẩm thực và chợ nổi Mekong, khu làng - bảo tàng Mekong, sân khấu thực cảnh Mekong, sân golf 36 lỗ, trung tâm điều dưỡng - dưỡng lão, đại học nghệ thuật, khu nhà vườn - kết hợp vườn cây ăn trái…

Mục tiêu của dự án là kết hợp giữa du lịch nghỉ dưỡng và trải nghiệm văn hóa đặc sắc của vùng, tạo ra một khu du lịch nổi bật, du khách có thể thưởng thức di sản văn hóa và cảnh quan độc đáo của miền sông nước bên dòng Mekong.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Việt Quang - Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup cho biết: “Dự án sẽ làm đẹp hơn hình ảnh địa phương và tăng sức hút đầu tư cho tỉnh Hậu Giang. Tập đoàn Vingroup quan tâm Dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong do phù hợp định hướng phát triển của tập đoàn. Đây cũng là dự án có vị trí thuận lợi về giao thông thủy bộ. Tập đoàn Vingroup đề nghị các sở, ngành của tỉnh Hậu Giang làm nhanh, đúng pháp luật nhằm hoàn tất các thủ tục để đến năm 2027 chính thức đầu tư dự án."

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, ông Nghiêm Xuân Thành - Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang đánh giá dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong là dự án lớn mở ra cơ hội phát triển kinh tế mạnh mẽ cho tỉnh và hiện thực hóa mục tiêu đưa huyện Châu Thành trở thành Trung tâm công nghiệp - đô thị của tỉnh.

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup từ đầu năm 2024 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao Tập đoàn Vingroup bởi sự chuyên nghiệp, quan trọng là làm thực và dự án sẽ triển khai nhanh. Với những quan điểm trong thu hút đầu tư, từ tỉnh đến cơ sở đều nhất quán phương châm “doanh nghiệp đến, Hậu Giang vui”, lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ngành, địa phương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp chặt chẽ để Tập đoàn Vingroup tiếp cận dự án thành phố nghỉ dưỡng du lịch bên sông, tỉnh rất mong Tập đoàn Vingroup tiếp tục đồng hành và cùng với Hậu Giang chung sức để nhanh chóng triển khai dự án…

Ông Nghiêm Xuân Thành cũng yêu cầu các sở, ban, ngành địa phương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp chặt chẽ để Tập đoàn Vingroup tiếp cận dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong theo đúng quy định pháp luật, hướng đến việc chính thức triển khai dự án vào năm 2027.

Vingroup, Novaland, Hòa Phát và Vietnam Airlines sẽ nhận thêm hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận

Tỷ giá USD tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024 khiến nhiều công ty lớn chịu khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng do vay nợ bằng đồng tiền này. Tuy nhiên, xu hướng đang đảo chiều vào nửa cuối năm.

Tại thời điểm ngày 26/8, tỷ giá ở mức 24.863 VND/USD, giảm 2,3% so với thời điểm ngày 30/6. Sự hạ nhiệt diễn ra trong bối cảnh chỉ số sức mạnh đồng USD (DXY) sụt giảm từ 106,1 về 100,8 (-4,8%) cùng giai đoạn.

Trước đó, tỷ giá tăng gần 5% trong 6 tháng đầu năm 2024 đã khiến nhiều doanh nghiệp vay nợ bằng đồng USD ghi nhận khoản lỗ tỷ giá rất lớn như Vingroup (-4.068 tỷ đồng), Vietnam Airlines (-1.224 tỷ đồng), Novaland (-834 tỷ đồng); lần lượt chiếm 62%, 22%, và 61% lợi nhuận trước thuế.

Tại hội nghị tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh ngày 14/3, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines - ông Đặng Ngọc Hòa từng tiết lộ, với 1% thay đổi tỷ giá, hãng mất 300 tỷ đồng. Nếu tỷ giá biến động 5%, chi phí một năm của hãng bay này tăng lên 1.500 tỷ đồng. “Vietnam Airlines rất mong muốn tỷ giá ổn định, ở mức thấp nhất có thể” - ông Hòa nói.

Như vậy, với diễn biến hiện tại, hàng nghìn tỷ đồng sẽ quay trở về trong quý III/2024 do chênh lệch tỷ giá, bởi các khoản nợ và lãi vay bằng USD quy đổi sang VND giảm sút.


Tác động của tỷ giá USD đến lợi nhuận doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2024 (Nguồn: BSC Research)

Dù không chịu mức lỗ lớn do tỷ giá như 3 công ty kể trên, một số công ty cũng phải chịu thiệt hại đáng kể như Hòa Phát (-229 tỷ đồng), POW (-178 tỷ đồng), MWG (-146 tỷ đồng)…

Ngược lại, nhiều công ty hưởng lợi từ việc tỷ giá tăng cao trong nửa đầu năm như HSG (231 tỷ đồng), NKG (73 tỷ đồng), FPT (141 tỷ đồng)… chủ yếu là nhóm xuất khẩu thu ngoại tệ về, nhưng có thể đối mặt với việc hụt nguồn thu do vị thế đã đảo chiều.

DXG: Dự án DXG Riverside của Tập đoàn Đất Xanh đón “tin vui”

Theo cập nhật mới đây, dự án khu căn hộ cao cấp DXH Riverside (TP.Thủ Đức) của Tập đoàn Đất Xanh (mã cổ phiếu DXG) đã đạt được sự thống nhất với chính quyền địa phương về phí sử dụng đất.

BOT Ninh Thuận của CII báo lãi bất thường, gấp 42 lần trong nửa đầu năm

BOT Ninh Thuận của CII ghi nhận kết quả kinh doanh “thăng hoa” trong 6 tháng đầu năm 2024, báo lãi gấp 42 lần so với cùng kỳ.

Công ty TNHH MTV BOT tỉnh Ninh Thuận (BOT Ninh Thuận) vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính bán niên 2024 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và người sở hữu trái phiếu.

Theo đó, BOT Ninh Thuận này ghi nhận tình hình kinh doanh khởi sắc trong 6 tháng đầu năm nay, báo lãi sau thuế đạt 208 tỷ đồng, gấp 42 lần so với cùng kỳ năm 2023 (4,9 tỷ đồng).

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) là 0,27%, con số này ở cùng kỳ năm 2023 là 0,01%.

Về sức khỏe tài chính, tính đến thời điểm 30/6/2024, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 774 tỷ đồng, 22,9% so với cùng kỳ. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 2,52 lần, tương ứng dư nợ phải trả là 1.951 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu là 1.185 tỷ đồng.

BOT Ninh Thuận của CII báo lãi bất thường, gấp 42 lần trong nửa đầu năm- Ảnh 1.

BOT Ninh Thuận ghi nhận lợi nhuận tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm 2024.

Trước đó, vào ngày 29/1/2024, BOT Ninh Thuận đã phát hành thành công lô trái phiếu BNTCH2433001, với giá trị 1.200 tỷ đồng, kỳ hạn 117 tháng (gần 10 năm). Ngày đáo hạn là ngày 29/10/2033.

Đáng chú ý, đây là lô trái phiếu “ba không”: Không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo, …

Được biết, BOT Ninh Thuận là công ty con của Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII; HoSE: CII) được sở hữu gián tiếp qua do Công ty cổ phần Đầu tư cầu đường CII (CII B&R HoSE: LGC).

BOT Ninh Thuận được thành lập ngày 25/07/2014, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Doanh nghiệp có trụ sở chính tại 477 – 479 An Dương Vương, P.11, Q.6, TP.HCM.

Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp là Giám đốc Huỳnh Thái Hoàng (sinh năm 1972, quê Bến Tre). Ngoài ra, ông Huỳnh Thái Hoàng còn là người đại diện pháp luật cho Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng Ninh Thuận.

Doanh nghiệp này được thành lập nhằm thực hiện và quản lý dự án Phan Rang – Tháp Chàm giai đoạn 2 – mở rộng Q L.1A, đoạn qua tỉnh Ninh Thuận.

Dự án mở rộng QL.1A đoạn qua tỉnh Ninh Thuận có tổng chiều dài mở rộng là 36,75 km, tổng mức đầu tư theo dự toán 2.111 tỷ đồng, chủ đầu tư là CII B&R.

Hiện tại, dự án đang hoạt động thu phí hoàn vốn theo lộ trình ước tính từ 2017 – 2034. Tính đến cuối năm 2022, dự án có doanh thu thu phí bình quân 740 triệu đồng/ngày.

Bộ Xây dựng liên quan loạt sai phạm trong cổ phần hóa, thoái vốn tại DIG
Thanh tra quá trình cổ phần hóa và thoái vốn tại Tổng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót và vi phạm.

Thanh tra cổ phần hóa, thoái vốn tại DIC Corp
Thanh tra cổ phần hóa, thoái vốn tại DIC Corp

Ngày 27/8, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra liên quan tới cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp, HoSE: DIG).

Nhiều sai phạm trong xác định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất

Theo kết luận thanh tra, quá trình cổ phần hoá và thoái vốn tại doanh nghiệp đã phát sinh những hạn chế, thiếu sót, vi phạm như: không lập phương án sử dụng đất; không xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý đối với đất thuê là loại đất đô thị để tính vào giá trị doanh nghiệp.

Bộ Xây dựng ban hành quyết định phê duyệt giá trị vốn nhà nước tại thời điểm 0 giờ ngày 13/3/2008 để bàn giao doanh nghiệp nhà nước là Công ty Đầu tư phát triển xây dựng sang Tổng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng không đảm bảo đúng thời gian theo quy định.

Về xác định giá trị tài sản là công trình xây dựng trên đất, theo kết luận thanh tra, đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Giám định, thẩm định Việt Nam (VIVACO) xác định không đúng suất vốn đầu tư và nguyên giá của 2 công trình xây dựng trên đất dẫn đến giá trị tài sản được đánh giá chênh lệch giảm so với quy định số tiền hơn 2,4 tỷ đồng; không xác định lại giá trị quyền sử dụng đất 25 căn biệt thự thuộc Khu biệt thự Phương Nam.

Tuy nhiên, doanh thu từ việc chuyển nhượng 14/25 căn biệt thự sau ngày 1/1/2007 đã được hạch toán vào kết quả kinh doanh của công ty nhà nước theo quy định; 11 căn còn lại đã được Kiểm toán Nhà nước xác định bổ sung tiền sử dụng đất và Công ty Đầu tư phát triển xây dựng đã nộp vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp sau khi Bộ Xây dựng có quyết định phê duyệt giá trị vốn nhà nước tại thời điểm 0 giờ ngày 13/3/2008 để bàn giao doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.

“VIVACO và Bộ Xây dựng không xác định lại giá trị quyền sử dụng đất dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước mà sử dụng tập hợp chi phí đầu tư và giá trị quyền phát triển dự án để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, không đúng quy định”, kết luận nêu.

Thanh tra Chính phủ đã đề nghị và được UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản xác định vị trí dự án chưa được ghi nhận trong bảng giá đất giai đoạn 2006 - 2008, không có giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở giai đoạn 2006 - 2008 nên không xác định được giá thị trường.

Thanh tra Chính phủ nhận thấy UBND tỉnh Đồng Nai cần rà soát để xử lý theo đúng quy định của pháp luật về cổ phần hoá doanh nghiệp (nếu giá trị quyền sử dụng đất xác định lại thấp hơn tập hợp chi phí đầu tư và giá trị quyền phát triển dự án đã tính vào giá trị doanh nghiệp thì giữ nguyên, nếu cao hơn thì thu nộp bổ sung vào ngân sách nhà nước).

khu đô thị đại phước.jpg

VIVACO và Bộ Xây dựng không xác định lại giá trị quyền sử dụng đất dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước mà sử dụng tập hợp chi phí đầu tư và giá trị quyền phát triển dự án để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá là không đúng quy định.

Làm rõ các khoản lỗ của 3 công ty con

Về xử lý tài chính trong giai đoạn từ khi xác định giá trị doanh nghiệp đến khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần, theo Thanh tra Chính phủ, trong quá trình quyết toán giá trị vốn nhà nước, Công ty Đầu tư phát triển xây dựng đã hạch toán các khoản lỗ của 3 công ty con, được Bộ Xây dựng phê duyệt quyết toán vào giá trị vốn nhà nước tại thời điểm 0 giờ ngày 13/3/2008 để bàn giao sang công ty cổ phần, không đúng quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 109/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Xây dựng và người đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đối với các khoản lỗ trên để xử lý theo đúng quy định.

Đối với việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ, theo kết luận, Bộ Xây dựng với vai trò là chủ sở hữu chưa làm hết trách nhiệm trong việc chỉ đạo về giá chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2009, cần được kiểm điểm, xử lý theo quy định.

Về trình tự, thủ tục thoái vốn và việc xác định giá trị cổ phần để thoái vốn nhà nước, Thanh tra Chính phủ kết luận Bộ Xây dựng ban hành Văn bản số 2649/BXD-QLDN ngày 7/11/2017 phê duyệt phương án thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng nhưng không xin ý kiến của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ngoài ra, Tổng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng cung cấp thông tin không đầy đủ, dẫn đến đơn vị tư vấn không xác định lại giá trị quyền sử dụng đất của 3 địa chỉ đất nhằm bảo đảm sát với giá thị trường tại thời điểm thẩm định giá cổ phần. Tổng số tiền chưa được xác định theo giá thị trường để đưa vào định giá cổ phần tạm ước tính là 1.821 đồng/CP, ước giá cổ phần sẽ là 14.251 đồng (= giá do tư vấn đã xác định là 12.430 đồng + 1.821 đồng).

Tuy nhiên, kết quả thẩm định giá của đơn vị tư vấn và lịch sử giá giao dịch trên thị trường chứng khoán của mã cổ phiếu DIG đã được Bộ Xây dựng tham khảo, trên cơ sở đó Bộ Xây dựng xác định giá bán cổ phiếu tối thiểu là 15.000 đồng, cao hơn giá thẩm định của đơn vị tư vấn (12.430 đồng); giá bán khớp lệnh trên Sàn Giao dịch chứng khoán đã thực hiện là 19.250 đồng/CP, cao hơn giá do Bộ Xây dựng xác định.

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật về phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước nêu tại điểm a khoản 4 Điều 38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì giá bán cổ phần theo phương thức khớp lệnh trên Sàn Giao dịch chứng khoán sẽ do thị trường quyết định.

Chuyển cơ quan điều tra nếu vi phạm hình sự

Từ những sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh trách nhiệm thuộc về Ban Chỉ đạo cổ phần hoá Công ty Đầu tư phát triển xây dựng, lãnh đạo Bộ Xây dựng giai đoạn 2007 - 2008, năm 2009, giai đoạn năm 2016 - 2017 và các tổ chức, cá nhân có liên quan; đơn vị tư vấn là VIVACO; người đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng.

Trên cơ sở kết quả thanh tra, Tổng Thanh tra kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng tổ chức kiểm điểm để có hình thức xử lý theo quy định đối với tập thể lãnh đạo giai đoạn 2007 - 2008, 2016 - 2017 và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra những hạn chế, vi phạm được chỉ ra qua thanh tra.

Đôn đốc các tổ chức, cá nhân có liên quan khắc phục số tiền vi phạm trong xác định giá trị tài sản được chỉ ra qua thanh tra; xác định nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ tại Công ty CP DIC số 1, Công ty Cổ phần DIC Vật liệu Xây dựng và Công ty Cổ phần DIC Du lịch để có biện pháp xử lý đối với các khoản lỗ đã quyết toán vào giá trị vốn Nhà nước tại Công ty Đầu tư phát triển xây dựng theo đúng quy định; làm rõ việc chỉ đạo về giá chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2009; kiểm điểm, làm rõ việc không xác định lại giá trị quyền sử dụng đất của 3 vị trí đất trong quá trình thẩm định giá cổ phần để thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng.

Đồng thời, Tổng Thanh tra đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai rà soát lại việc xác định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước. Nếu giá trị quyền sử dụng đất được xác định lại thấp hơn tập hợp chi phí đầu tư và giá trị quyền phát triển dự án đã tính vào giá trị doanh nghiệp thì giữ nguyên, nếu cao hơn thì thu nộp bổ sung vào ngân sách nhà nước.

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị trong quá trình kiểm điểm, rà soát, xử lý, khắc phục các hạn chế, vi phạm được chỉ ra qua thanh tra, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, Bộ Xây dựng chuyển thông tin đến cơ quan điều tra xem xét xử lý theo thẩm quyền.

Một cá nhân đăng ký bán 5% vốn tập đoàn PC1 sau 4 tháng làm Thành viên HĐQT, dự thu gần 450 tỷ đồng

image

Trước PC1, vị doanh nhân này từng giao dịch lượng lớn cổ phiếu LCG với quy mô hàng triệu đơn vị.

Mới đây, ông Phan Ngọc Hiếu, Thành viên HĐQT tập đoàn Xây lắp điện 1 (mã: PC1) đăng ký bán toàn bộ 15,5 triệu cổ phiếu PC1 đang nắm giữ, tương đương 5% vốn. Mục đích ông bán ra nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 30/8 đến ngày 27/9 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Trên thị trường, cổ phiếu PC1 đang giao dịch quanh mốc 29.000 đồng/cp. Ước tính với thị giá như trên, ông Phan Ngọc Hiếu có thể thu về khoảng 450 tỷ đồng khi hoàn tất thương vụ.

Một cá nhân đăng ký bán 5% vốn tập đoàn PC1 sau 4 tháng làm Thành viên HĐQT, dự thu gần 450 tỷ đồng- Ảnh 1.

Tại ĐHĐCĐ thương niên năm 2024 của PC1, ông Phan Ngọc Hiếu được bổ nhiệm làm Thành viên HĐQT của PC1 từ ngày 26/4/2024 khi công ty miễn nhiệm ông Mai Lương Việt. Cuối tháng 1/2024, ông Hiếu đã trở thành cổ đông lớn của PC1 sau khi CTCP BEHS thoái vốn. Việc trở thành cổ đông lớn đã giúp ông được bổ nhiệm làm Thành viên HĐQT PC1.

Theo tìm hiểu, ông Phan Ngọc Hiếu sinh năm 1975 trình độ kỹ sư cơ khí từng làm Tổng Giám đốc của CTCP Cơ ký Kết cấu thép Sóc Sơn (1997 – 2015). Hiện ông Phan Ngọc Hiếu còn là Thành viên HĐQT của CTCP Điện lực Licogi 16, CTCP Lizen (mã: LCG), CTCP Dây cáp điện Việt Nam (mã: CAV), CTCP Cơ khí và Xây lắp Đại Dũng và CTCP Cơ điện miền Trung.

Trước PC1, ông Hiếu từng giao dịch lượng lớn cổ phiếu LCG với quy mô hàng triệu đơn vị. Cụ thể, trong tháng 3/2021 vị doanh nhân này đã bán 4,7 triệu cổ phiếu LCG với mục đích tương tự như lần thoái vốn này khỏi PC1.

DIC Corp (DIG) lên tiếng về kết luận thanh tra vi phạm trong cổ phần hóa, thoái vốn, mong cổ đông bình tĩnh sau khi 7% công ty đổi chủ

Ngay sau khi kết luận thanh tra được công bố, cổ phiếu DIG đã giảm mạnh 4% phiên 28/8, xuống mức 24.050 đồng/cp với 42 triệu cổ phiếu được sang tay, tương đương gần 7% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của DIC Corp.

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp - mã DIG) vừa có thông cáo báo chí phản hồi thông tin xoay quanh Kết luận thanh tra số 1764/TB-TTCP về việc “Chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại Công ty Đầu tư phát triển - Xây dựng (nay là Tổng CTCP Đầu tư phát triển xây dựng)”.

Về việc thực hiện các kiến nghị kết luận thanh tra: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại Kế hoạch số 4559/KH-BXD ngày 13/8/2024 của Bộ Xây dựng về việc thực hiện Kết luận số 1288/KL-TTCP, DIC Corp đã xây dựng “Kế hoạch thực hiện Kết luận thanh tra số 1288/KL-TTCP ngày 20/6/2024 của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hoá và thoái vốn Nhà nước tại Tập đoàn DIC”.

Theo đó, DIC Corp xác định nội dung và thời gian thực hiện toàn bộ kiến nghị & Kết luận số 1288/KL-TTCP như sau:

Về việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính, DIC Corp tiến hành nộp số tiền 2.467.707.028 đồng vi phạm trong xác định giá trị tài sản trên đất nêu tại Phụ lục số 3 kèm theo Kết luận số 1288/HL-TTCP trước ngày 25/9/2024.

Về kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân, DIC Corp sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện kiểm điểm về mặt hành chính theo Kết luận Thanh tra trước ngày 25/9/2024.

DIC Corp cho biết, tập đoàn nhận thức rõ hoạt động thanh kiểm tra của Thanh tra Chính phủ nói riêng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung góp phần giúp doanh nghiệp xây dựng và củng cố hệ thống điều hành, quản trị doanh nghiệp theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và Pháp luật.

Tập đoàn khẳng định luôn theo đuổi tôn chỉ và nguyên tắc hoạt động thượng tôn pháp luật, minh bạch, trung thực, bảo vệ quyền lợi của cổ đông và khách hàng. DIC Corp cũng đề nghị cổ đông bình tĩnh, chọn lọc thông tin, để bảo toàn lợi ích của mình và tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp như thời gian qua.

Trên thị trường chứng khoán, ngay sau khi kết luận thanh tra được công bố, cổ phiếu DIG đã giảm mạnh 4% phiên 28/8, xuống mức 24.050 đồng/cp. Giao dịch đặc biệt sôi động với 42 triệu cổ phiếu được sang tay, tương đương gần 7% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của DIC Corp. Con số này gấp 2 lần mức bình quân phiên trong vòng một năm trở lại đây.

photo-1724864686672

Về tình hình kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, DIC Corp ghi nhận doanh thu thuần đạt 822 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi cùng kỳ. Chi phí tăng mạnh và hụt khoản thu hoạt động tài chính khiến lợi nhuận sau thuế giảm sâu 95% xuống còn vỏn vẹn gần 4 tỷ đồng.

Theo Thanh tra Chính phủ, trong quá trình cổ phần hóa và thoái vốn tại DIC Corp đã phát sinh những hạn chế, thiếu sót và vi phạm như trình tự, thủ tục cổ phần hóa không thực hiện theo quy định; việc xác định giá trị tài sản không đúng suất vốn đầu tư xây dựng trên đất dẫn đến giá trị tài sản được đánh giá chênh lệch giảm so với quy định.

Việc xác định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất cũng có những vi phạm như đơn vị thẩm định giá không xác định lại giá trị quyền sử dụng đất 25 căn biệt thự thuộc khu biệt thự Phương Nam; không xác định lại giá trị quyền sử dụng đất dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước (Đồng Nai) mà sử dụng tập hợp chi phí đầu tư và giá trị quyền phát triển dự án để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là không đúng quy định của Chính phủ.

Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra, trong quá trình quyết toán giá trị vốn nhà nước, DIC Corp đã hạch toán các khoản lỗ của 3 công ty con vào giá trị vốn nhà nước để bàn giao sang công ty cổ phần là không đúng quy định của Chính phủ. Cùng với đó là nhiều vi phạm khác trong việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ; trình tự, thủ tục thoái vốn và xác định giá cổ phần vốn nhà nước.

Cơ quan thanh tra xác định, những vi phạm trên có trách nhiệm của lãnh đạo Bộ Xây dựng giai đoạn 2007-2009 và giai đoạn 2016-2017; có trách nhiệm của Ban Chỉ đạo cổ phần hóa DIC Corp.