Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Tập đoàn Trung Quốc ngỏ ý muốn làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm đối với các dự án quan trọng của Việt Nam như đường sắt cao tốc Bắc - Nam, tuyến metro…

Trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà diễn ra vào chiều 28/8, ông Wang Hai Huai - Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC) đánh giá Việt Nam hiện đang có nhiều điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, kinh doanh nhờ mức độ hội nhập sâu rộng, hành lang pháp lý cùng môi trường đầu tư cải thiện.

Theo ông Wang, Tập đoàn CCCC hiện đang theo sát các dự án giao thông trọng điểm của Việt Nam như: Đường sắt cao tốc Bắc - Nam, các dự án hạ tầng kết nối giữa Trung Quốc - Việt Nam; các tuyến metro tại 2 TP lớn là Hà Nội và TP. HCM.

Tập đoàn đến từ quốc gia lớn mạnh này cũng bày tỏ sẵn sàng thực hiện các dự án điện gió gần bờ và ngoài khơi với những công nghệ tiên tiến nhất.

Tập đoàn CCCC bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1996. Sau 30 năm hoạt động, tập đoàn này đã thực hiện hơn 30 dự án với tổng giá trị hợp đồng hơn 3 tỷ USD tại Việt Nam, trong đó gồm các dự án về cảng biển, điện gió, các KCN.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Wang Hai Huai - Tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC). Ảnh: VGP

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Wang Hai Huai - Tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC). Ảnh: VGP

Trước mong muốn từ phía Tập đoàn CCCC đến từ Trung Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao những công trình hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, năng lượng, năng lượng tái tạo mà CCCC đã thực hiện.

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đề xuất tập đoàn này có hợp tác thiết thực, hiệu quả trong các lĩnh vực hạ tầng, xây dựng giao thông, nông nghiệp; điều này góp phần thực hiện các thỏa thuận cấp cao giữa 2 Đảng, Nhà nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị CCCC chủ động nghiên cứu và tham gia vào các dự án phát triển hạ tầng ưu tiên của Việt Nam như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; đường sắt Hà Nội - Hải Phòng - Lạng Sơn, Hà Nội - Móng Cái - Lào Cai cùng nhiều dự án hạ tầng kết nối giữa Việt Nam với các tỉnh của Trung Quốc và một số quốc gia khác.

Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là công trình giao thông trọng điểm của Việt Nam. Ảnh: Internet

Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là công trình giao thông trọng điểm của Việt Nam. Ảnh: Internet

Phó Thủ tướng nhấn mạnh đây đều là những công trình ưu tiên và càng được triển khai sớm càng tốt; đồng thời đề nghị CCCC sớm tiếp cận các đối tác Việt Nam; nghiên cứu các quy định pháp luật của 2 bên để hợp tác hiệu quả, từ thiết kế, lựa chọn công nghệ đến quản lý, vận hành và khai thác…

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, điều này sẽ mở ra giai đoạn mới cho sự phát triển hạ tầng của Việt Nam cũng như tăng cường mối quan hệ giữa CCCC với các đối tác Việt Nam.

Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có chiều dài trên 1.500m, dự kiến sẽ được triển khai vào giai đoạn năm 2026-2027 với tổng vốn đầu tư dự kiến gần 69 tỷ USD (nếu đầu tư hạ tầng, thiết bị, phương tiện để khai thác tàu hạng chạy Bắc - Nam thì vốn đầu tư khoảng 72 tỷ USD).

Theo Bộ GTVT, với kịch bản này, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ được làm mới hoàn toàn với 60% cầu, 10% hầm và 30% chạy trên nền đất.

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 có 3.000km đường cao tốc và tăng lên 5.000km vào năm 2030.

Hạ tầng đường sắt, đặc biệt là Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải đa phương thức, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Khối ngoại quay đầu mua ròng cổ phiếu Việt Nam, vẫn “xả” hơn 200 tỷ một mã chứng khoán

Tại chiều mua, cổ phiếu FPT được khối ngoại mua mạnh nhất toàn thị trường với giá trị 188 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên giao dịch trước kỳ nghỉ lễ 2/9 diễn biến khá ảm đạm khi dòng tiền chưa “mặn mà” nhập cuộc. Thêm vào đó, tâm lý thận trọng trước kỳ nghỉ dài của nhà đầu tư cũng khiến thanh khoản trên toàn thị trường duy trì mức thấp. Đóng cửa, VN-Index tăng nhẹ 2,4 điểm lên 1.283,87 điểm. Giá trị giao dịch trên HoSE đạt vỏn vẹn 13.522 tỷ đồng.

Trong khi đó, giao dịch khối ngoại trở thành điểm sáng khi quay đầu mua ròng khoảng 58 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam, dứt chuỗi bán mạnh trước đó. Cụ thể:

Trên HOSE, khối ngoại mua ròng 62 tỷ đồng

Tại chiều mua, cổ phiếu FPT được khối ngoại mua mạnh nhất toàn thị trường với giá trị 188 tỷ đồng. Theo sau, MWG và CCQ FUEVFVND là hai mã tiếp theo được gom 63 và 48 tỷ đồng. Ngoài ra, FRT và CCQ FUESSVFL cũng được mua 32-34 tỷ đồng.

Ngược lại, HPG chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với hơn 206 tỷ đồng, VPB và VCI cũng bị “xả” lần lượt 89 tỷ đồng và 56 tỷ đồng. Cổ phiếu VRE và DGC cũng bị bán gần 50 tỷ đồng mỗi mã.

Phiên 30/8: Khối ngoại quay đầu mua ròng cổ phiếu Việt Nam, vẫn “xả” hơn 200 tỷ một mã chứng khoán- Ảnh 1.

Trên HNX, khối ngoại bán ròng 18 tỷ đồng

Tại chiều mua, PVS được mua ròng mạnh nhất với giá trị 19 tỷ đồng. Bên cạnh đó, IDC xếp tiếp theo trong sách mua ròng mạnh trên HNX với 11 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng gần 1 tỷ đồng để gom ròng BVS, CEO, TVC.

Chiều ngược lại, SHS là mã chịu áp lực bán ròng của khối ngoại với giá trị gần 33 tỷ đồng; TNG cũng bị bán ròng 11 tỷ đồng; theo sau NTP, GKM, VTZ bị bán vài tỷ đồng.

Phiên 30/8: Khối ngoại quay đầu mua ròng cổ phiếu Việt Nam, vẫn “xả” hơn 200 tỷ một mã chứng khoán- Ảnh 2.

Trên UPCOM, khối ngoại mua ròng 14 tỷ đồng

Chiều mua, cổ phiếu MCH được khối ngoại mua khoảng 14 tỷ đồng. Theo sau, OIL, ACV cũng được mua ròng mỗi mã 3 tỷ đồng.

Ngược chiều, QNS bị khối ngoại bán ròng gần 4 tỷ đồng. Ngoài ra khối ngoại cũng bán ròng tại NTC, VAB, DSC, QTP,…

Phiên 30/8: Khối ngoại quay đầu mua ròng cổ phiếu Việt Nam, vẫn “xả” hơn 200 tỷ một mã chứng khoán- Ảnh 3.

Tại chiều mua, cổ phiếu FPT được khối ngoại mua mạnh nhất toàn thị trường với giá trị 188 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên giao dịch trước kỳ nghỉ lễ 2/9 diễn biến khá ảm đạm khi dòng tiền chưa “mặn mà” nhập cuộc. Thêm vào đó, tâm lý thận trọng trước kỳ nghỉ dài của nhà đầu tư cũng khiến thanh khoản trên toàn thị trường duy trì mức thấp. Đóng cửa, VN-Index tăng nhẹ 2,4 điểm lên 1.283,87 điểm. Giá trị giao dịch trên HoSE đạt vỏn vẹn 13.522 tỷ đồng.

Trong khi đó, giao dịch khối ngoại trở thành điểm sáng khi quay đầu mua ròng khoảng 58 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam, dứt chuỗi bán mạnh trước đó. Cụ thể:

Trên HOSE, khối ngoại mua ròng 62 tỷ đồng

Tại chiều mua, cổ phiếu FPT được khối ngoại mua mạnh nhất toàn thị trường với giá trị 188 tỷ đồng. Theo sau, MWG và CCQ FUEVFVND là hai mã tiếp theo được gom 63 và 48 tỷ đồng. Ngoài ra, FRT và CCQ FUESSVFL cũng được mua 32-34 tỷ đồng.

Ngược lại, HPG chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với hơn 206 tỷ đồng, VPB và VCI cũng bị “xả” lần lượt 89 tỷ đồng và 56 tỷ đồng. Cổ phiếu VRE và DGC cũng bị bán gần 50 tỷ đồng mỗi mã.

Phiên 30/8: Khối ngoại quay đầu mua ròng cổ phiếu Việt Nam, vẫn “xả” hơn 200 tỷ một mã chứng khoán- Ảnh 1.

Trên HNX, khối ngoại bán ròng 18 tỷ đồng

Tại chiều mua, PVS được mua ròng mạnh nhất với giá trị 19 tỷ đồng. Bên cạnh đó, IDC xếp tiếp theo trong sách mua ròng mạnh trên HNX với 11 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng gần 1 tỷ đồng để gom ròng BVS, CEO, TVC.

Chiều ngược lại, SHS là mã chịu áp lực bán ròng của khối ngoại với giá trị gần 33 tỷ đồng; TNG cũng bị bán ròng 11 tỷ đồng; theo sau NTP, GKM, VTZ bị bán vài tỷ đồng.

Phiên 30/8: Khối ngoại quay đầu mua ròng cổ phiếu Việt Nam, vẫn “xả” hơn 200 tỷ một mã chứng khoán- Ảnh 2.

Trên UPCOM, khối ngoại mua ròng 14 tỷ đồng

Chiều mua, cổ phiếu MCH được khối ngoại mua khoảng 14 tỷ đồng. Theo sau, OIL, ACV cũng được mua ròng mỗi mã 3 tỷ đồng.

Ngược chiều, QNS bị khối ngoại bán ròng gần 4 tỷ đồng. Ngoài ra khối ngoại cũng bán ròng tại NTC, VAB, DSC, QTP,…

Phiên 30/8: Khối ngoại quay đầu mua ròng cổ phiếu Việt Nam, vẫn “xả” hơn 200 tỷ một mã chứng khoán- Ảnh 3.

Khởi tố hình sự 7 đối tượng lập nhóm hô hào, thao túng cổ phiếu C**

Cơ quan CSĐT Hà Nội đã khởi tố 7 đối tượng liên quan đến vụ thao túng cổ phiếu CMS của Tập đoàn CMH Việt Nam, thu lời bất chính hơn 10 tỷ đồng. Các đối tượng đã lợi dụng hội nhóm trực tuyến để thao túng giá cổ phiếu, gây thiệt hại cho nhà đầu tư chân chính.

Theo An ninh Thủ đô, ngày 15/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Phòng Cảnh sát kinh tế, CATP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với 7 đối tượng về hành vi thao túng thị trường chứng khoán liên quan đến cổ phiếu CMS của CTCP Tập đoàn CMH Việt Nam.

Các đối tượng bị khởi tố gồm: Trần Bình Minh (SN 1982), Nguyễn Hoàng Thi (SN 1986), Lê Xuân Cao (SN 1989), Phùng Tiến Thành (SN 1985), Hà Đức Đạt (SN 1990), Trần Ngọc Sơn (SN 1993), và Trần Bá Tuấn (SN 1975). Trong đó, Trần Bình Minh và Nguyễn Hoàng Thi được xác định là hai đối tượng cầm đầu.

Khởi tố hình sự 7 đối tượng lập nhóm hô hào, thao túng cổ phiếu CMS
Hai đối tượng Trần Bình Minh và Nguyễn Hoàng Thi

Theo điều tra, từ tháng 5 - 10/2023, Minh và Thi đã lập các hội nhóm trên ■■■■ và ■■■■■■■■, kêu gọi thành viên liên tục mua bán cổ phiếu CMS, gây ảnh hưởng đến cung cầu và giá trị cổ phiếu này. Minh mua gom cổ phiếu CMS với giá thấp, sau đó lập nhiều tài khoản tạo cung cầu ảo, đẩy giá lên cao để bán kiếm lời. Các đối tượng khác sử dụng các nhóm chat để thảo luận và định hướng quyết định mua bán của nhà đầu tư, nhằm tạo ảnh hưởng đến diễn biến giá cổ phiếu CMS.

Minh đã lập nhóm chat nội bộ “Nội bộ anh em KTC” trên ■■■■ và ■■■■■■■■ để truyền đạt chỉ đạo cho các thành viên. Khi giá cổ phiếu CMS đạt đỉnh vào tháng 9/2023, Minh và các đối tượng liên quan đã bán ra lượng lớn cổ phiếu CMS để thu lời bất chính, gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư chân chính.

Ủy ban chứng khoán Nhà nước xác định các tài khoản của các đối tượng trong thời gian từ tháng 5 - 10/2023 đã mua vào, bán ra lượng lớn cổ phiếu CMS chiếm tỷ trọng cao, khối lượng lớn trên toàn thị trường, chạm ngưỡng cảnh báo giao dịch đáng ngờ. Kết quả của Cơ quan CSĐT cho thấy, từ ngày 4/5 - 31/10/2023, các đối tượng đã câu kết, lôi kéo để thao túng mã CMS, bán thu lời hơn 10 tỷ đồng. Trong đó riêng tài khoản chứng khoán của cá nhân đối tượng Trần Bình Minh thu lời từ hoạt động giao dịch cổ phiếu CMS là hơn 5,5 tỷ đồng (tạm tỉnh, chưa trừ thuế, phí).

Vụ án đang được mở rộng điều tra, làm rõ vai trò của các đối tượng khác có liên quan cũng như làm rõ hành vi thao túng các mã cổ phiếu khác của nhóm đối tượng này.

Bắt luôn thằng A7 được roi

Kỳ vọng sân bay Long Thành khi hoạt động sẽ đóng góp từ 3 - 5% GDP

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là công trình trọng điểm quốc gia, nằm trong top 16 dự án sân bay được mong chờ nhất thế giới, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.

image

Toàn cảnh công trường thi công nhà ga sân bay Long Thành. Ảnh: Công Phong/TTXVN

Sau khi đi vào hoạt động, dự án kỳ vọng có thể đóng góp cho tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 3-5%. Thông tin trên được ông Võ Tấn Đức - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai tại nêu ra tại hội thảo chuyên đề “Cơ hội và thách thức đối với tỉnh Đồng Nai khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào hoạt động” diễn ra ngày 30/8.

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được xây dựng đạt cấp 4F, tổng mức đầu tư cho toàn bộ dự án khoảng 16 tỷ USD, được chia làm 3 giai đoạn. Khi hoàn thành, Cảng hàng không quốc tế Long Thành có 4 đường cất hạ cánh, 4 nhà ga hành khách cùng với các hạng mục phụ trợ đồng bộ, công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Ông Võ Tấn Đức cho biết: Hiện nay, giai đoạn I của dự án đang triển khai xây dựng 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách, 1 đài kiểm soát không lưu và các công trình phụ trợ; công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 109.111 tỷ đồng, hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2026.

“Để phát huy tối đa hiệu quả của Cảng Long Thành, trong Đồ án Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xác định lấy Cảng hàng không quốc tế Long Thành làm trung tâm động lực mới cho phát triển đột phát, phấn đấu đưa Đồng Nai trở thành đầu mối lớn về giao thông và logistics; phát huy tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế hàng không; thu hút ngành công nghiệp công nghệ cao, đổi mới sáng tạo sớm trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại vào năm 2030”, ông Võ Tấn Đức nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Hữu Nguyên – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai cho biết: Quy hoạch tỉnh Đồng Nai cũng đã xác định thêm những dư địa mới cho sự phát triển của tỉnh trong đó tập trung khai thác lợi thế của sân bay Long Thành và sân bay lưỡng dụng Biên Hòa, khai thác, mở rộng thêm không gian phát triển dọc tuyến sông Đồng Nai.

“Trong quá trình học tập mô hình phát triên sân bay ở các quốc gia trên thế giới như: Hàn Quốc, Singapore, Hà Lan, Trung Quốc, thì xu hướng phát triển Đô thị sân bay hay quy hoạch vùng phụ trợ quanh sân bay đang trở nên phổ biến trên thế giới; mô hình này ngày càng được hoàn thiện theo hướng tích hợp đa chức năng, hiện đại, tích hợp các khu đô thị, khu kinh tế tri thức, khu công nghệ thông tin, logistics, khu công nghiệp mới, tổ chức sự kiện, khu vui chơi giải trí. Các khu đô thị sân bay giữ vai trò vô cùng quan trọng, là động lực phát triển kinh tế, thúc đẩy hội nhập, tăng cường thu hút đầu tư, phát triển nhanh các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, logistics”, ông Nuyễn Hữu Nguyên cho biết.

Giáo sư, Tiến sĩ Frank Fichert - Đại học Khoa học Ứng dụng Worms (WUAS, Cộng hòa Liên bang Đức) chia sẻ về phát triển bền vững cảng hàng không – hợp tác giữa cảng hàng không và các bên liên quan trong khu vực EU. Giáo sư Frank Fichert lấy dẫn ví dụ đối với cảng hàng không Munich – Cộng hòa Liên bang Đức cho rằng, cảng hàng không đã mang lại giá trị “vị thế đắc địa” cho khu vực lân cận. Từ đó phát triển các công ty đổi mới sáng tạo, công ty du lịch, trung tâm thương mại.

“Tác động kinh tế từ cảng hàng không tạo ra đối với khu vực lân cận, cụ thể tại cảng hàng không Munich chiếm 69% giá trị gia tăng và 65% việc làm. Đặc biệt, gần như không có người dân thất nghiệp tại vùng này”, Giáo sư Frank Fichert cho biết.

Bên cạnh, Giáo sư Frank Fichert cũng lưu ý, ngoài những tác động tích cực thì cảng hàng không cũng khiến giá bất động sản trong khu vực tăng; cấu trúc kinh tế thay đổi, và gây ra tiếng ồn.

Còn Tiến sĩ Đinh Công Khải – Phó Giám đốc Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh cho rằng các xu hướng phát triển tác động đến ngành hàng không, trong đó nhấn mạnh lấy con người làm trung tâm; kết nối đa phương thức, đầu tư kết nối mạng lưới giao thông công cộng; tích hợp giữa di chuyển hàng hóa và hành khách, khuyến khích giảm vận chuyển ôtô cá nhân đến sân bay. Cùng với đó, các xu hướng như mục tiêu “net zero”, đổi mới công nghệ, đổi mới lực lượng lao động và thực hiện cuộc cách mạng trải nghiệm hành khách, sẽ là những xu hướng tác động đến cảng hàng không.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức, thực tế cách tiếp cận của tỉnh Đồng Nai để tận dung tối đa lợi thế, cơ hội khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành đi vào hoạt động chưa toàn diện; chưa nhận diện được hết những thách thức, rủi ro và cách nhìn chưa bao quát hết vấn đề có thể phát sinh sau dự án đi vào hoạt động để từ đó có giải pháp phù hợp phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Do đó, với mục đích tiếp nhận được những chia sẻ từ những góc nhìn khác nhau của các chuyên gia có chuyên môn, giúp Đồng Nai loại bỏ những tiêu cực và tối đa hóa lợi ích đối với một cảng hàng không mới, nhằm tạo động lực cho sự phát triển của Đồng Nai bền vững trong tương lai.

cảm ơn ad

1 Likes

bài viết chi tiết quá ạ

1 Likes

Thực hư thông tin bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù

Bà Nguyễn Phương Hằng - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam - vẫn đang chấp hành án phạt tù, không được về nhà trong dịp 2/9 này như các thông tin lan truyền trên mạng xã hội.

Từ trưa nay (30/8), trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một người phụ nữ được cho là bà Nguyễn Phương Hằng - Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) - được ra tù, đang sinh hoạt ở nhà với nhiều người khác.

Thông tin này sau đó được chia sẻ nhanh chóng trên mạng xã hội và gây ra nhiều tranh luận, do bà Hằng chưa hết thời gian chấp hành án phạt tù. Một số ý kiến khác cho rằng bà Hằng được đặc xá dịp Lễ Quốc khánh 2/9.

Đầu tháng 4 vừa qua, TAND cấp cao tại TPHCM đã tuyên phạt bà Nguyễn Phương Hằng 2 năm 9 tháng tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Bà Nguyễn Phương Hằng tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: Nguyễn Huế

Trước thông tin trên, một nguồn tin của PV VietNamNet cho biết, việc bà Nguyễn Phương Hằng được đặc xá và ra tù là không chính xác. Bà Hằng hiện đang chấp hành án phạt tù tại Trại giam An Phước (thuộc Cục Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp - Bộ Công an, trú đóng trên địa bàn xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương).

Cũng theo nguồn tin này, trong đợt xét đặc xá với tù nhân vào dịp Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay cũng không có ai tên Nguyễn Phương Hằng.

Qua rà soát hồ sơ, bà Hằng hiện đang phải chấp hành án phạt tù với thời gian còn lại là 3 tháng 24 ngày, hoàn toàn không có việc đã mãn hạn tù như thông tin chia sẻ trên mạng xã hội.

“Sau đợt xét đặc xá dịp lễ, các tù nhân cải tạo tốt cũng được xem xét để cho hưởng đặc xá bình thường. Việc xét đặc xá phải tuân theo các trình tự đầy đủ và gửi đến các cơ quan tố tụng” - nguồn tin cho hay.

Hàng loạt mã chứng khoán bị cắt margin sau mùa BCTC soát xét bán niên, bao gồm Quốc Cường Gia Lai, cổ phiếu đối thủ của VinFast tại Việt Nam…

Danh sách chứng khoán không được giao dịch margin trên HoSE hiện bao gồm 95 mã.

Mùa BCTC quý 2 kết thúc cũng là lúc các doanh nghiệp lần lượt công bố báo cáo soát xét bán niên. Hàng loạt khoản lỗ 6 tháng đã lộ diện trên các báo cáo đã kiểm toán dẫn tới việc nhiều cổ phiếu bị đưa vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ của các sàn chứng khoán.

Cập nhật tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE), tính đến 30/8/2024, nhiều mã chứng khoán vừa được bổ sung vào danh sách cổ phiếu bị cắt margin vì thua lỗ trong 6 tháng đầu năm 2024.

Cụ thể, các cổ phiếu FCM của Công ty cổ phần Khoáng sản FECON, HAS c ủa Công ty Cổ phần HACISCO, PGV của Tổng Công ty Phát điện 3 - Công ty cổ phần, QCG của Quốc Cường Gia Lai, SGR của Tổng Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn, TMT của Công ty Cổ phần Ô tô TMT vừa bị bổ sung vào danh sách cắt margin, cùng với nguyên nhân LNST của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2024.

Trong đó, mã QCG của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai đã công bố BCTC soát xét bán niên với doanh thu 6 tháng giảm mạnh 69% xuống hơn 65 tỷ. Công ty lỗ sau thuế gần 17 tỷ, trong đó lỗ công ty mẹ hơn 15 tỷ đồng.

Với TMT, công ty ghi nhận doanh thu nửa đầu năm 2024 đạt 1.322 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ; lỗ sau thuế công ty mẹ gần 100 tỷ đồng. Với kết quả này, tính tới ngày 30/6/2024, TMT Motors đã xóa bỏ toàn bộ lãi tích lũy nhiều năm, lỗ lũy kế lên tới 46 tỷ đồng. Công ty cho biết tình hình kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu… đã khiến lượng tiêu thụ ô tô giảm sâu bất chấp giá bán liên tục giảm.

TMT Motors được biết tới là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và phân phối mẫu xe điện Wuling Hongguang MiniEV tại thị trường Việt Nam. Với mức giá bán khởi điểm vào loại rẻ nhất thị trường, cùng kiểu dáng thiết kế có thể xem là “độc, lạ”, đây có thể xem là đối thủ nặng ký với mẫu VF 3 của VinFast.

Trước đó, HoSE vừa bổ sung cổ phiếu TLH của CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên, EVE của CTCP Everpia và STK của CTCP Sợi Thế Kỷ vào danh sách cắt margin cũng với lý do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC soát xét bán niên 2024 là số âm.

Như vậy, danh sách chứng khoán không được giao dịch margin trên HoSE hiện bao gồm 95 mã. Các nguyên nhân bị HOSE cắt margin gồm chứng khoán thuộc diện cảnh báo/kiểm soát/hạn chế giao dịch; lợi nhuận sau thuế là số âm, báo cáo kiểm toán có ý kiến của đơn vị kiểm toán; thời gian niêm yết dưới 6 tháng… Loạt cổ phiếu “hot” như FRT, HNG, ITA, HBC, HAG, ITA, HVN, LDG, TDH,… vẫn tiếp tục góp mặt.

Hàng loạt mã chứng khoán bị cắt margin sau mùa BCTC soát xét bán niên, bao gồm Quốc Cường Gia Lai, cổ phiếu đối thủ của VinFast tại Việt Nam...- Ảnh 1.

Nhà đầu tư cá nhân rót hơn 4.000 tỷ đồng vào Hòa Phát (HPG), Vinhomes (VHM)

Bên cạnh HPG, VHM, nhà đầu tư cá nhân cũng giải ngân mạnh vào một số cổ phiếu ngân hàng trong tháng 8: TCB (655 tỷ đồng), HDB (634 tỷ đồng), VPB (529 tỷ đồng),…
Tháng 8/2024, nhà đầu tư cá nhân bất ngờ bán ròng sau 6 tháng mua ròng liên tiếp. Cụ thể, nhóm nhà đầu tư này đã rút ròng gần 3.628 tỷ đồng, trong đó 1.128 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh. Theo thống kê từ Fiintrade, tính riêng kênh khớp lệnh thì cán cân giao dịch nghiêng về bên bán với 11/18 các nhóm ngành bị bán ròng.

Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân bán ròng mạnh nhất cổ phiếu thực phẩm và đồ uống với giá trị lên tới 3.055 tỷ đồng. Tiếp đến, cổ phiếu ngành công nghệ thông tin bị xả hơn nghìn tỷ đồng (FPT: 1.046 tỷ đồng). 932 tỷ đồng cũng bị chảy khỏi nhóm cổ phiếu bán lẻ; hóa chất (678 tỷ đồng); ngành hàng dịch vụ công nghiệp (237 tỷ đồng), ngân hàng (100 tỷ đồng),…

Chiều ngược lại, cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản dẫn đầu danh mục giải ngân với gần 3.657 tỷ đồng. Tiếp đến, nhóm bất động sản cũng được gom ròng với giá trị 1.127 tỷ đồng, …

Cụ thể, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát là mã được mua ròng nhiều nhất trong tháng 8 với 2.948 tỷ đồng cổ phiếu HPG. Ông lớn ngành thép khác là Hoa Sen (HSG) cũng hút 566 tỷ đồng của nhóm nhà đầu tư cá nhân.

Đứng thứ hai trong Top mua ròng là VHM với 1.385 tỷ đồng. Tiếp đến là các cổ phiếu ngân hàng như TCB (655 tỷ đồng), HDB (634 tỷ đồng), VPB (529 tỷ đồng), EIB (168 tỷ đồng), OCB (152 tỷ đồng), SSB (145 tỷ đồng),…

4 ngân hàng sẽ được nới room tín dụng lên 18 - 18,7%

Ngân hàng Nhà nước cho biết, các tổ chức tín dụng (TCTD) có tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt từ 80% chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông báo đầu năm 2024 sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng (nới room) dựa trên cơ sở điểm xếp hạng. Theo đó, việc bổ sung hạn mức này là sự chủ động của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng không cần phải đề nghị.

Quyết định này được Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong bối cảnh tín dụng toàn hệ thống tăng 6,63% so với cuối năm 2023, tính đến ngày 26/8.

Nguồn: VPBanks

Bà Lê Thu Uyên, Chuyên gia phân tích ngành ngân hàng tại Chứng khoán tại VPBankS nhận định, chính sách nới hạn mức của Ngân hàng Nhà nước sẽ là động lực cho các ngân hàng cạnh tranh hơn nữa trong việc giành room tín dụng và thị phần. Do đó, chính sách lãi suất sẽ trở nên ưu đãi hơn, có lợi cho người đi vay nhưng có thể đánh đổi bằng biên lãi thuần (NIM) giảm nhẹ cho ngân hàng.

Đáng chú ý, các ngân hàng đạt 80% room tín dụng từ đầu năm sẽ được gia tăng room tín dụng từ 2 – 2,5% tùy từng ngân hàng.

Theo đó, các ngân hàng như ACB, HDBank, LPBank, Techcombank … đã hoặc sắp đạt mốc 80% room tín dụng, sau khi được tăng, room tín dụng mới tại các ngân hàng này sẽ ở mức từ 18 đến 18,7%.

Với mục tiêu tăng trưởng 15%, các ngân hàng sẽ còn phải tăng dư nợ thêm 1,135 triệu tỷ đồng cho đến hết năm.

Theo dự phóng của VPBankS, nếu các ngân hàng sử dụng được 90% room tín dụng đã được giao từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước không nâng lãi suất điều hành và tăng trưởng GDP đạt 6% thì tăng trưởng tín dụng có thể đạt 14,83%, gần sát mục tiêu của Chính phủ.

Liên quan đến tăng trưởng tín dụng, bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc khối nghiên cứu của Công ty Chứng khoán MB (MBS) kỳ vọng, tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 14% trong năm 2024 với kịch bản tăng trưởng GDP là 6,5% cho cả năm.

Theo bà Hiền, cho vay bán lẻ dự kiến sẽ phục hồi mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm 2024 dẫn dắt bởi tài chính tiêu dùng, thẻ tín dụng và cho vay mua ô tô nhờ hiệu ứng từ lãi suất cho vay thấp. Tính đến 7 tháng đầu năm 2024, tổng doanh số bán lẻ ghi nhận mức tăng trưởng 8,7% so với cùng kỳ.

Giám đốc khối nghiên cứu MBS tin rằng, hoạt động cho vay mua nhà sẽ giữ tốc độ tăng trưởng tương tự như trong 6 tháng đầu năm nay, chủ yếu nhờ sự phục hồi của giao dịch bất động sản thứ cấp.

Đối với mảng khách hàng doanh nghiệp, theo MBS dự báo, hoạt động nhập khẩu và xây dựng hạ tầng sẽ là động lực chính cho tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm 2024.

Đầu tư công và tư nhân nhích lên 2,3% trong 7 tháng năm 2024 và 6,7% trong nửa đầu năm 2024. Bà kỳ vọng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tăng cường giải ngân các dự án đầu tư công trong nửa cuối 2024 như sân bay Long Thành và cao tốc Bắc Nam để hoàn thành 95% kế hoạch Thủ tướng giao. Bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu sẽ tăng 15-16% vào năm 2024, nhờ mức tăng trưởng 18,5% đạt được trong 7 tháng đầu năm 2024.

image

Các ngân hàng được kỳ vọng có những đặc điểm sau sẽ đạt mức tăng trưởng tín dụng cao hơn trong thời gian còn lại của năm 2024, theo bà Hiền đó là các nhà băng thuộc các nhóm.

Thứ nhất, ngân hàng có NIM cao hơn. Đơn cử như một số ngân hàng có thể hy sinh (NIM) bằng cách giảm lãi suất cho vay, bao gồm: VPB, MBB, TCB và HDB.

Hai là, các ngân hàng chất lượng tài sản vững chắc. Theo đó, các ngân hàng có chất lượng tài sản đã được kiểm chứng trong thời kỳ đại dịch Covid-19 (tính đến thời điểm hiện tại) sẽ có vị thế tốt hơn. Các ngân hàng này như ACB, VCB, TCB có thể vượt qua áp lực trích lập dự phòng trong các quý tới khi tín dụng tiếp tục tăng trưởng.

Ba là, nhóm ngân hàng tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong lịch sử. Các ngân hàng chứng tỏ được khả năng hấp thụ tín dụng trong bối cảnh áp lực trả trước cao trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2026 có khả năng duy trì tăng trưởng. Khả năng phục hồi này đặc biệt có giá trị do nhu cầu yếu đã trải qua từ nửa cuối năm 2023 đến nay.

Nhà đầu tư 26 tuổi x3 tài khoản chỉ trong một quý, chia sẻ phương pháp chọn cổ phiếu

Đúc rút kinh nghiệm thành phương pháp sàng lọc cổ phiếu phù hợp, nhà đầu tư trẻ tuổi này đã kiếm lời 200% trên thị trường chứng khoán chỉ trong vài tháng.

Nhà đầu tư James Hatzigiannis
Có cha là 1 nhà phát triển phần mềm đã xây dựng công cụ định giá cho các ngân hàng đầu tư, James Hatzigiannis (26 tuổi) được tiếp xúc với thị trường chứng khoán từ sớm.

“How to Make Money in Stocks” của William O’Neill, cuốn sách đầu tiên về đầu tư mà James Hatzigiannis đọc đã đặt nền móng cho hành trình trở thành nhà đầu tư của anh.

Ở tuổi 18, James đã bắt đầu quan sát các mẫu hình biểu đồ, biến động giá dựa trên những kiến thức cơ bản của mình. Anh mở 1 tài khoản trên TD Ameritrade và dùng khoản tiền tiết kiệm nhỏ để mua cổ phiếu của Nike – thương hiệu mà anh yêu thích. Sau khi tốt nghiệp vào năm 2016, James làm việc cho 1 công ty môi giới nhỏ ở Chicago. Mặc dù có những thành công ban đầu, song anh đã đánh mất toàn bộ lợi nhuận vào năm 2020 do sự biến động của thị trường.

Đến tháng 6/2021, James quay trở lại làm việc cho 1 công ty khởi nghiệp về chăm sóc sức khỏe và không thực hiện giao dịch nào trong 2 năm liên tiếp. Tới tháng 4/2023, anh trở lại thị trường sau khi đã tích lũy đủ tiền, kinh nghiệm để xây dựng thành công 1 chiến lược hợp lý, qua đó đạt được các khoản lãi lớn. Tháng 2/2024, James tham gia cuộc thi US Investing Championship và đến tháng 5, anh đã lãi 197,2% theo thông tin từ Business Insider.

Chia sẻ về chiến lược đầu tư, James cho biết bản thân không chỉ tập trung vào 1 vài cổ phiếu mà lọc danh sách gồm hàng trăm mã đã tăng tối thiểu 1% so với giá chốt phiên hôm trước và sắp xếp theo danh sách mức độ tăng từ cao đến thấp. Tiếp theo, anh thực hiện lọc các cổ phiếu có giao dịch trên 1 USD để tránh các cổ phiếu penny. Cuối cùng, anh nhặt ra các mã có khối lượng giao dịch hơn 1 triệu cổ phiếu để đảm bảo đủ thanh khoản khi thoát giao dịch.

Đồng thời, James thường tìm các cổ phiếu dựa trên thông tin tích cực, có thể thay đổi cuộc chơi cho công ty như thêm khách hàng lớn, hợp đồng, quan hệ đối tác, vượt qua thử nghiệm lâm sàng hoặc công bố doanh thu tích cực. Năm nay, anh cũng chú trọng thêm vào các cổ phiếu liên quan đến chủ đề AI hoặc bán dẫn.

Tất cả công việc trên được thực hiện trước giờ mở cửa thị trường. James tiến hành xem xét biểu đồ hàng ngày của các cổ phiếu hàng đầu, tìm kiếm những biểu đồ có sự thu hẹp biến động trước giờ giao dịch, từ đó xác định mức kháng cự. Sau khi giá vượt qua mức kháng cự, anh sẽ đặt lệnh chờ mua.

Cụ thể, trong 1 giao dịch mà James thực hiện trên cổ phiếu Laser Photonics Corp (LASE) vào ngày 9/4. Giá cổ đã tăng vọt sau thông tin công ty đã nhận được đơn đặt hàng lớn từ nhà thầu quốc phòng L3Harris Technologies cho hệ thống đánh dấu và khắc laser.

James mua cổ phiếu với giá từ 2,41 USD đến 2,43 USD. Sau khi giá cổ phiếu đã tích lũy đủ và khối lượng mua bắt đầu tăng trở lại, anh bán 1 nửa số cổ phiếu đang nắm giữ với giá 2,89 USD và tiếp tục giữ phần còn lại và bán khi cổ phiếu đạt mức giá 3,91 USD. Toàn bộ giao dịch chỉ mất khoảng 1 giờ.

SCB chấm dứt hoạt động 107 phòng giao dịch

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) đã chấm dứt hoạt động 107 phòng giao dịch tại nhiều tỉnh thành trên cả nước kể từ tháng 6 năm ngoái đến nay.

Theo thống kê từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tại Tp.HCM kể từ ngày 28/8, ngân hàng SCB đã chấm dứt hoạt động: Phòng giao dịch Nhật Tảo - Chi nhánh Tân Phú; Phòng giao dịch Nguyễn Sơn - Chi nhánh Tân Bình; Phòng giao dịch Phổ Quang - Chi nhánh Tân Bình; Phòng giao dịch Phú Nhuận - Chi nhánh Phú Đông; Phòng giao dịch Nguyễn Ảnh Thủ - Chi nhánh Hóc Môn; Phòng giao dịch Nguyễn Duy Trinh - Chi nhánh Bến Thành; và Phòng giao dịch Hùng Vương - Chi nhánh Hải Phòng.

Ảnh minh họa.

Đáng chú ý, chỉ trong hai tuần cuối cùng của tháng 8/2024, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn tiếp tục phát đi thông báo về việc chấm dứt hoạt động 6 phòng giao dịch tại Tp.HCM.

Trước đó, SCB cũng đã thông báo chấm dứt hoạt động của một phòng giao dịch tại Hải Phòng kể từ ngày 26/8.

Như vậy theo VNBA, tính từ tháng 6/2023 đến nay, SCB đã giải thể hoạt động 107 phòng giao dịch tại các tỉnh thành. Trong đó riêng tại Tp.HCM, SCB đã giải thể hoạt động 60 phòng giao dịch, và tại các tỉnh thành khác là 47 phòng giao dịch.

Liên quan đến SCB, tại báo cáo gửi Quốc hội hồi tháng 10/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, ngân hàng SCB đã được đặt vào kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022. Điều này đồng nghĩa với việc mọi hoạt động của ngân hàng SCB đều được thực hiện dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước.

Vào đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước cho biết đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại ngân hàng SCB của một số nhà đầu tư, để trình Chính phủ xem xét phương án cơ cấu lại SCB theo quy định.

Mirae Asset Finance lại lỗ nặng 347 tỷ, nợ khủng 11.720 tỷ

Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset VN (Mirae Asset Finance) công bố tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2024 với con số khá bi đát.

Cụ thể, sau 6 tháng đầu năm 2024, Mirae Asset Finance tiếp tục chìm trong thua lỗ với 347 tỷ đồng, nhẹ hơn mức lỗ 392 tỷ đồng của cùng kỳ.

Trước đó năm 2022, Mirae Asset Finance vẫn có lãi sau thuế 127 tỷ đồng, tuy nhiên sang năm 2023 lại bất ngờ lỗ nặng 963 tỷ đồng.

Do thua lỗ nên tại thời điểm 30/6/2024, vốn chủ sở hữu của Mirae Asset Finance giảm xuống còn 1.397 tỷ đồng, giảm 24% so kỳ trước. Do đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tiếp tục âm 24,8%.

Nợ phải trả của Mirae Asset Finance cũng tăng từ mức gấp 6,44 lần của kỳ trước lên 8,39 lần, tương ứng 11.720 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu chiếm 796 tỷ đồng.

Mirae Asset Finance VN là thành viên của Tập đoàn Mirae Asset đến từ Hàn Quốc, với bề dày 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, đầu tư, quản lý tài sản…, và đang có mặt tại 16 quốc gia, cùng hệ thống 200 văn phòng và chi nhánh trên toàn thế giới.

Có mặt tại Việt Nam năm 2006 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2011, Mirae Asset Finance được xây dựng theo đuổi chiến lược quản lý đầu tư, sản phẩm vay tiêu dùng.

Năm 2023, Mirae Asset Finance được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận thay đổi vốn điều lệ của công ty từ 1.500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng.

Năm 2022, Mirae Asset Finance VN bị công an phát hiện nhân viên công ty này ngoài hoạt động phát triển cho vay cá nhân còn có hành vi mua bán dữ liệu cá nhân của khoảng 150.000 người Việt Nam.

Giao thông Đèo Cả (HHV) hưởng lợi từ tăng giá vé BOT và ngân sách đầu tư công “khủng”

Sau khi ghi nhận lãi ròng nửa đầu năm nay tăng 27%, hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (mã cổ phiếu HHV) dự kiến sẽ duy trì đà tăng trưởng tích cực trong những tháng cuối năm.

Giao thông Đèo Cả được kỳ vọng sẽ hưởng lợi đáng kể khi Chính phủ thúc đẩy đầu tư công trên toàn quốc ở quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (mã cổ phiếu HHV - sàn HoSE) vừa có văn bản giải trình gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) về việc kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, luỹ kế nửa đầu năm nay, Giao thông Đèo Cả ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt hơn 1.503 tỷ đồng, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm 2023, hoàn thành 48% kế hoạch cả năm 2024.

Theo ban lãnh đạo Giao thông Đèo Cả, hai hoạt động chính đóng góp phần lớn doanh thu của công ty là hoạt động thu phí tại các dự án BOT (khoảng 64% doanh thu) và hoạt động thi công xây lắp (khoảng 33% doanh thu). Cả hai hoạt động đều ghi nhận doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ.

Trong đó, doanh thu thu phí 6 tháng đầu năm 2024 đạt 962,2 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu xây lắp đạt gần 500 tỷ đồng, cũng tăng gần 52% so với cùng kỳ năm 2023, chủ yếu đến từ dự án Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, dự án hiện đang được công ty gấp rút thi công ở các giai đoạn cuối cùng.

Tương ứng với việc tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2024 cũng tăng 27% so với cùng kỳ, ghi nhận đạt gần 244 tỷ đồng.

Giao thông Đèo Cả là doanh nghiệp xây dựng hạ tầng và vận hành trạm BOT thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Đèo Cả. Trong đó, mảng thu phí BOT đóng góp khoảng 60% và mảng xây lắp chiếm 37% tổng doanh thu.

Với năng lực thi công cao và áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, Giao thông Đèo Cả được chọn làm nhà thầu nhiều công trình quan trọng như Hầm Đèo Cả, Hầm Cù Mông, Hầm Hải Vân 2. Công ty cũng đang quản lý, vận hành ổn định 9 trạm thu phí BOT, giúp thu về nguồn tiền đều đặn.

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam phục hồi và được dự báo duy trì mức tăng trưởng cao, Giao thông Đèo Cả được kỳ vọng sẽ hưởng lợi trong dài hạn khi nhu cầu vận chuyển hàng hoá - hành khách tăng lên.

Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu HHV của Giao thông Đèo Cả từ đầu năm 2024 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Trên thực tế, lưu lượng xe qua các trạm thu phí của Giao thông Đèo Cả trong quý 2/2024 đạt hơn 8,3 triệu lượt xe, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo (tổng quy mô 8.900 tỷ đồng) chính thức hoàn thành và được thu phí đường bộ từ cuối tháng 5/2024, với lưu lượng xe hơn 9.000 xe/ngày.

Đáng chú ý, vào cuối năm 2023, Giao thông Đèo Cả đã chính thức được chấp thuận tăng giá thu phí tại 4 trạm (trạm Đèo Cả, An Dân, Cù Mông và Ninh Lộc) với mức tăng trung bình khoảng 18%.

Đối với mảng xây lắp, Giao thông Đèo Cả được nhận định sẽ hưởng lợi đáng kể khi Chính phủ thúc đẩy đầu tư công trên toàn quốc ở quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Hiện Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025 cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc sẵn sàng hoạt động. Trong nửa đầu năm, Bộ Giao thông Vận tải đã khởi công 6 dự án đường bộ và 1 dự án đường sắt.

Đáng chú ý, Bộ Giao thông Vận tải đang đề nghị bổ sung gần 4.200 tỷ đồng vốn đầu tư công, nhằm đáp ứng nhu cầu triển khai các dự án nhóm B và dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư.

Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ giao 67.955 tỷ đồng kế hoạch 2024 vốn ngân sách trung ương. Bộ Giao thông Vận tải cũng được kéo dài giải ngân kế hoạch 2023 sang năm 2024 khoảng 3.329 tỷ đồng. Tính đến nay, tổng kế hoạch đầu tư năm 2024 là 71.284 tỷ đồng.

Pic này toàn đại cao thủ. Cho em hỏi nhờ con D2D mai kia ra tin chia cổ tức tiền mặt 87% có nên mua không ạ? Thấy giá cổ phiếu giảm hơn 20%từ đỉnh

Hòa Phát bị “xả hàng” 21 phiên liên tục, khối ngoại bán ròng kỷ lục hơn 100 triệu cổ phiếu trong một tháng, điều gì đang xảy ra?

Tính từ đầu tháng 8 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng gần 2.500 tỷ đồng trên cổ phiếu Hòa Phát, con số kỷ lục trong nhiều năm. Trong một tháng trở lại đây, không có cổ phiếu nào trên sàn bị khối ngoại bán ròng mạnh như HPG.

image

Với số lượng cổ phiếu lưu hành lớn nhất sàn chứng khoán trong nhóm phi tài chính (xấp xỉ 6,4 tỷ đơn vị), tỷ lệ freefloat cao, Hòa Phát (HPG) lâu nay vẫn được xem như cổ phiếu quốc dân với giao dịch rất sôi động. Tuy nhiên, trong mắt nhà đầu tư nước ngoài, cổ phiếu đầu ngành thép có vẻ không thật sự hấp dẫn trong thời gian gần đây.

Khối ngoại vừa xả mạnh HPG ngay phiên giao dịch đầu tiên của tháng 9 qua đó kéo dài chuỗi bán ròng lên 21 phiên liên tiếp. Tính từ đầu tháng 8 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng tổng cộng hơn 100 triệu cổ phiếu HPG, tương ứng giá trị gần 2.500 tỷ đồng. Đây là con số kỷ lục trong nhiều năm qua đối với riêng Hòa Phát. Trong một tháng trở lại đây, không có cổ phiếu nào trên sàn bị khối ngoại bán ròng mạnh hơn HPG.

photo-1725460978609

Trước đó vào cuối tháng 6, hơn 581 triệu cổ phiếu HPG do Hòa Phát phát hành để thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 10%, đã được giao dịch sau khi niêm yết bổ sung. Với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 1/4 vốn điều lệ, ước tính khối ngoại có thêm khoảng 130 triệu cổ phiếu HPG từ đợt phát hành này. Nhiều khả năng, nguồn cung cổ phiếu HPG thời gian qua đến từ động thái trên.

Áp lực từ khối ngoại đẩy cổ phiếu HPG lùi về vùng giá thấp nhất từ đầu năm. So với đỉnh 28 tháng đạt được hồi trung tuần tháng 6, cổ phiếu này đã giảm gần 15%. Vốn hóa thị trường tương ứng đạt 161.500 tỷ đồng (~6,5 tỷ USD). Con số này khiến Hòa Phát bị rớt khỏi top 10 doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

photo-1725461012554

Khối ngoại gây sức ép lên cổ phiếu HPG trong bối cảnh ngành thép thế giới đang trong “mùa đông khắc nghiệt” và Hòa Phát cùng các nhà sản xuất thép trong nước cũng không tránh khỏi ảnh hưởng. Giá thép thanh tương lai giảm về quanh mức 3.000 CNY/tấn, vùng giá thấp nhất trong vòng 8 năm, kể từ 2016. Tương tự, giá HRC cũng rơi xuống vùng đáy 4 năm, dưới 700 USD/tấn.

Giá thép thế giới kết thúc nhịp hồi chóng vành và tiếp tục giảm mạnh sau khi chỉ số PMI sản xuất chính thức của Trung Quốc bất ngờ giảm xuống 49,1 vào tháng 8, ghi nhận mức giảm mạnh nhất từ đầu năm đến nay. Ngoài ra, chỉ số PMI xây dựng của Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cũng đã giảm xuống 50,6 qua đó ghi nhận mức tăng trưởng hoạt động yếu nhất kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 2020.

Các chỉ số cho thấy sự suy giảm triển vọng về nhu cầu thép tại Trung Quốc. Điều này phù hợp với cuộc khủng hoảng cung vượt cầu nhà ở trên diện rộng tại Trung Quốc khi quốc gia này muốn giảm sự phụ thuộc vào các ngành thâm dụng kim loại. Các nhà máy tại Trung Quốc đã chuyển sang khách hàng nước ngoài để bù đắp nhu cầu trong nước. Điều này làm tăng thêm áp lực giảm giá đối với mặt hàng này.

photo-1725461028387

photo-1725461038588

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp thép trong nước như Hòa Phát đang chờ đợi quyết định của Bộ Công thương liên quan đến các cuộc điều tra chống bán phá giá (CBPG) để kỳ vọng làm giảm bớt phần nào áp lực lên thị trường nội địa. Trọng tâm của các cuộc điều tra là HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ và tôn mạ kẽm nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, ngành thép Việt Nam đã liên tiếp nhận thông tin không vui khi lần lượt Ủy ban châu Âu (EC) và Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cuộn cán nóng có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam.

Lợi nhuận có thể tăng trưởng cao

Mặc dù xu hướng giá thép thế giới không thuận lợi nhưng lợi nhuận của Hòa Phát vẫn được kỳ vọng sẽ tăng trưởng cao trong năm 2024 trên nền so sánh thấp của năm ngoái. Trong báo cáo mới đây, VDSC dự phóng lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát có thể đạt 12.000 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ năm trước.

VDSC kỳ vọng thị trường thép nội địa sẽ tiếp tục duy trì đà phục hồi và hỗ trợ cho sản lượng bán hàng của doanh nghiệp trong nửa cuối 2024. Đặc biệt là khi hoạt động xây dựng được đẩy mạnh, thị trường bất động sản phục hồi rõ nét hơn cùng với mùa cao điểm xây dựng trong quý 4. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ chủ động chuyển đơn hàng HRC sang phục vụ nhu cầu các công ty tôn mạ nội địa khi Châu Âu tiến hành điều tra chống bán phá giá.

Trước đó, báo cáo đầu tháng 8 của SSI Research cũng dự phóng lợi nhuận ròng năm 2024 của Hòa Phát có thể đạt 12.800 tỷ đồng, tăng 87% so với cùng kỳ 2023. Bộ phận phân tích dự báo sản lượng thép xây dựng và HRC của Hòa Phát sẽ đạt lần lượt 4,5 triệu tấn và 3,05 triệu tấn, tương ứng tăng 17,6% và 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu các dự phóng là chính xác, Hòa Phát sẽ vượt kế hoạch lợi nhuận 2024 (10.000 tỷ).

photo-1725461059649

Về tiến độ khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, ông Mai Văn Hà, Giám đốc Thép Hòa Phát Dung Quất cho biết, hiện tại dự án đã hoàn thành 80% tiến độ phân kỳ 1 và 50% phân kỳ 2. Dự kiến, phân kỳ 1 sẽ hoàn thành lắp đặt thiết bị dây chuyền sản xuất thép cuộn cán nóng vào giữa tháng 9/2024, sau đó công ty sẽ tiến hành chạy thử nguội, căn chỉnh thiết bị. Theo tiến độ hiện nay, phân kỳ 1 dự kiến sẽ có sản phẩm chạy thử nóng đầu tiên vào cuối năm 2024.

VDSC nhận định tiến độ xây dựng của dự án đang phù hợp kỳ vọng và Dung Quất 2 có thể bắt đầu đưa ra sản phẩm thương mại để ghi nhận doanh thu trong quý 1/2025. Nhà máy được kỳ vọng có thể vận hành với hiệu suất tương đối cao trong năm 2025 (80% cho giai đoạn 01, tương đương 2,2 triệu tấn), tương ứng với sản lượng HRC trong năm 2025 của HPG có thể đạt 5 triệu tấn, tăng 67% so với cùng kỳ và đáp ứng khoảng 40% nhu cầu HRC của Việt Nam.

1 Likes

Nay em vào vợt được ít VHM hy vọng hàng về anh Vượng cho ăn

1 Likes

Động thái bất ngờ: QCG bán 2 nhà máy thủy điện, thu 615 tỷ – chuẩn bị tất toán nợ khủng với Vạn Thịnh Phát

Quốc Cường Gia Lai dự kiến chuyển nhượng 2 nhà máy thủy điện trong quý III/2024, thu về 615 tỷ đồng. Số tiền này sẽ dùng để thanh toán khoản nợ cho Vạn Thịnh Phát.

Theo quyết định vào tháng 5 vừa qua, CTCP Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) sẽ chuyển nhượng hai nhà máy thủy điện Ia Grai 2 và Ayun Trung thuộc CTCP Đầu tư Xây dựng Thủy điện Quốc Cường (công ty con do QCG nắm 90% vốn) trong quý II - III/2024.

Cụ thể, nhà máy thủy điện Ia Grai 2 có công suất 7,5 MW (gồm 2 tổ máy), nằm tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, với giá dự kiến 235 tỷ đồng. Nhà máy thủy điện Ayun Trung có công suất lắp máy 13 MW, nằm tại xã Kon Thụp, huyện Mang Yang và xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai, với giá dự kiến 380 tỷ đồng. Nếu thành công, Quốc Cường Gia Lai sẽ thu về 615 tỷ đồng.

Khi đó, doanh nghiệp đã giao cho Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Như Loan phụ trách thương thảo và ký các hồ sơ liên quan để hoàn tất thương vụ. Bà Loan sau đó bị tạm giam để điều tra các sai phạm liên quan đến Dự án 39-39B Bến Vân Đồn, quận 4, TP. HCM.

Tại thời điểm ngày 30/6, báo cáo tài chính của Quốc Cường Gia Lai thể hiện doanh nghiệp vẫn đang nắm giữ hai nhà máy điện này và có khoản nợ vay 268,2 tỷ đồng tại Vietcombank từ năm 2017 để tài trợ xây dựng dự án. Như vậy, thương vụ dự kiến sẽ hoàn tất trong quý III/2024.


Quốc Cường Gia Lai hoàn tất bán cổ phần tại Công ty Quốc Cường Liên Á trong quý II/2024 và sẽ bán 2 nhà máy thủy điện trong quý III/2024

Hồi cuối tháng 3, Quốc Cường Gia Lai rao bán 31,39% cổ phần đang nắm giữ tại CTCP Quốc Cường Liên Á với giá 150 tỷ đồng. Trong quý II/2024, doanh nghiệp đã hoàn tất thương vụ, giá trị khoản đầu tư tại thời điểm ngày 1/1 là 135 tỷ đồng về 0 đồng vào ngày 30/6. Tuy nhiên, lưu chuyển tiền tệ cho thấy doanh nghiệp mới chỉ nhận 23 tỷ đồng từ việc thu hồi vốn góp vào đơn vị khác. Có thể QCG sẽ tiếp tục nhận được tiền từ việc thoái vốn trong thời gian tới.

Số tiền thu được từ các thương vụ bán tài sản sẽ được dùng để trả cho Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan nhằm thu hồi dự án Phước Kiển (huyện Nhà Bè, TP. HCM). Quốc Cường Gia Lai hiện đang giữ 2.883 tỷ đồng của Vạn Thịnh Phát và đã được Tòa trọng tài quốc tế phán quyết chỉ phải trả lại 50% số tiền này, tương đương hơn 1.441 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau vụ án Vạn Thịnh Phát, có quyết định trả lại số tiền cho bà Trương Mỹ Lan để khắc phục hậu quả, và Quốc Cường Gia Lai đang kháng cáo vụ việc này.