Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

MWG: Tăng mạnh mẽ, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài liền đăng ký bán

Cổ phiếu MWG có mức tăng gần 10% chỉ trong vòng 1 tháng qua nên dự kiến Chủ tịch Thế giới Di động sẽ thu về khoảng 69 tỷ đồng khi bán 1 triệu cổ phiếu.

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) vừa đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu trong thời gian từ 9/9 đến 8/10.

Ông Tài đăng ký bán số cổ phiếu này nhằm phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân. Nếu giao dịch thành công, Chủ tịch MWG sẽ giảm sở hữu doanh nghiệp này từ 33,43 triệu cổ phiếu (2,28%) xuống mức 32,43 triệu cổ phiếu (2,21%).

Trên thị trường, cổ phiếu MWG đóng cửa phiên ngày 4/9 đỏ điểm tại mức 69.100 đồng/cp, ghi nhận mức tăng gần 10% chỉ trong vòng 1 tháng qua. Như vậy nếu giao dịch quanh mức giá này, dự kiến ông Tài sẽ thu về khoảng 69 tỷ đồng.

MWG tang kha quan, Chu tich Nguyen Duc Tai lien dang ky ban
Ông Nguyễn Đức Tài

Việc Chủ tịch Thế giới Di Động muốn bán ra cổ phiếu trong bối cảnh một số công ty chứng khoán vừa có khuyến nghị khả quan với MWG như Chứng khoán SSI, Chứng khoán Bảo Việt (BVS) cũng đưa ra mức giá mục tiêu tới 80.600 đồng/cp. Hay Chứng khoán Agribank (Agriseco) lại khuyến nghị tăng tỷ trọng với giá mục tiêu 73.000 đồng/cổ phiếu. Còn Chứng khoán KBSV khuyến nghị trung lập nhưng đưa ra giá mục tiêu tới 78.000 đồng/cổ phiếu.

Còn về tình hình kinh doanh trong 7 tháng đầu năm 2024, MWG cho biết đã đóng 206 cửa hàng Thegioididong và Điện máy Xanh, còn An Khang đóng 140 cửa hàng, trong khi Bách hóa Xanh mở thêm 6 cửa hàng mới và EraBlue mở thêm 27 cửa hàng mới.

Ngoài ra, MWG cũng quyết định giải thể công ty con là CTCP Thế Giới Số Trần Anh trong ngày 19/8. Trước đó, vào tháng 5/2024, các công ty con khác cùng chung số phận là Logistics Toàn Tín và 4K Farm.

11.800 tỷ đồng tín phiếu được NHNN bơm trở lại thị trường
Kết thúc phiên 8/4, có 15.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn và NHNN hút ròng thêm 3.200 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Như vậy, 11.800 tỷ đồng đã được bơm trở lại thanh khoản.

Sau hơn 1 tháng tiếp tục hút ròng tiền khỏi thanh khoản hệ thống, trong ngày hôm qua 8/4/2024, lô tín phiếu đầu tiên được NHNN phát hành gần một tháng trước đã bắt đầu đáo hạn.

Cụ thể, lô tín phiếu đầu tiên trong đợt này do NHNN phát hành từ ngày 11/3/2024 đã đáo hạn. Lượng tiền được “bơm” trở lại vào thanh khoản hệ thống là 15.000 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 11.800 tỷ đồng trở lại thanh khoản hệ thống (Ảnh TL)

Bên cạnh đó, trong phiên ngày 8/4, NHNN cũng đã phát hành 3.200 tỷ đồng tín phiếu mới, kỳ hạn 28 ngày với lãi suất 2,9%/năm. Như vậy, trong phiên ngày 8/4 có khoảng 11.800 tỷ đồng đã được bơm trở lại vào thanh khoản hệ thống.

Về hoạt động phát hành tín phiếu, trong thời gian gần đây NHNN đã có xu hướng giảm khối lượng phát hành trong từng phiên. Đi cùng với đó là lãi suất ngày càng tăng, đạt đỉnh mức 2,9%/năm tại phiên 8/4 vừa qua. Kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá không phát sinh giao dịch mới.

Trong ngày hôm nay 9/4/2024, khoản vay qua kênh OMO với kỳ hạn 7 ngày, trị giá 5.952 tỷ đồng sẽ đáo hạn. Bên cạnh đó, 15.000 tỷ đồng tín phiếu phát hành tại ngày 12/3 cũng sẽ đáo hạn trong hôm nay.

Hoạt động phát hành tín phiếu của NHNN để hút thanh khoản dư thừa nhằm giúp hạ nhiệt tỷ giá VND - USD. Trong khi đó, kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá đã xuất hiện giao dịch trở lại khi mà lãi suất liên ngân hàng có xu hướng gia tăng.

Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm và dưới 1 tuần có xu hướng giảm nhẹ. Lãi suất qua đêm tại phiên 4/4 ghi nhận 3,9%/năm. Trong khi đó lãi suất kỳ hạn 1 tháng đã nhích lên 4,35%/năm.

Với cao tốc 25.000 tỷ đồng, Nha Trang đi Đà Lạt chỉ mất hơn 1 giờ: Tập đoàn Sơn Hải đề xuất dự án được hưởng cơ chế đặc thù

Chiều 4/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hòa về tình hình thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư 3 dự án cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc, Bảo Lộc-Liên Khương, Nha Trang-Đà Lạt, tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Với cao tốc 25.000 tỷ đồng, Nha Trang đi Đà Lạt chỉ mất hơn 1 giờ: Tập đoàn Sơn Hải đề xuất dự án được hưởng cơ chế đặc thù- Ảnh 1.

Ảnh minh họa tạo bởi AI

Theo báo cáo của tỉnh Khánh Hòa, Dự án cao tốc Nha Trang-Đà Lạt có tổng chiều dài khoảng 80,8 km, trong đó đoạn qua tỉnh Khánh Hòa dài khoảng 44 km, đoạn qua tỉnh Lâm Đồng là 36,8 km. Giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô 4 làn xe ô tô. Tốc độ thiết kế 80-100 km/h. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 25.058 tỷ đồng . Thời gian thực hiện từ năm 2024-2028.

Để giảm tối đa diện tích rừng bị ảnh hưởng, đơn vị tư vấn đề xuất hướng tuyến và áp dụng các giải pháp cầu cạn, tường chắn, cầu đúc hẫng khẩu độ lớn, kéo dài hầm… thì diện tích rừng dùng để triển khai dự án sẽ giảm từ 627 ha xuống 502 ha.

Dự kiến sau khi hoàn thành cao tốc Nha Trang-Đà Lạt sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa Nha Trang đến Đà Lạt còn 1,5-2 giờ so với hiện tại là 3,5-4 giờ qua Quốc lộ 27C (dự kiến sẽ mãn tải trước năm 2030).

Lãnh đạo các bộ: KH&ĐT, NN&PTNT, GTVT, Xây dựng đã trao đổi về một số kiến nghị của địa phương, nhà đầu tư đề xuất dự án: Tỷ lệ nguồn vốn nhà nước tham gia dự án, nhất là khả năng cân đối của địa phương; căn cứ quy hoạch, pháp lý để triển khai dự án trước năm 2030; phương án giao UBND tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu tư; thực hiện phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đồng thời với phê duyệt chủ trương đầu tư dự án; giải pháp thiết kế, thi công, hướng tuyến phù hợp với địa hình rất phức tạp và giảm thiểu ảnh hưởng đến rừng đặc dụng trong vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà…

Theo ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải - nhà đầu tư đề xuất dự án, hiện nay, Nha Trang đi Đà Lạt chỉ có 1 con đường là Quốc lộ 27C, thời gian di chuyển 3-4 giờ, địa hình quanh co, thường xuyên sạt lở. Với tốc độ xe 100 km/giờ, nếu dự án được đầu tư triển khai thì thời gian di chuyển chỉ còn khoảng 1 giờ.

Với mức đầu tư như đề xuất - hơn 25.000 tỷ đồng, thời gian thu hồi vốn là hơn 27 năm, ông Hải cho biết. Tuy nhiên, địa hình dự kiến rất phức tạp, hiểm trở, với độ chênh rất cao giữa điểm đầu - điểm cuối (hơn 1.500 m) nên suất đầu tư cao. Do vậy, đề xuất dự án được hưởng cơ chế đặc thù để triển khai tiếp các thủ tục.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý giai đoạn chuẩn bị đầu tư, Tập đoàn Sơn Hải, 2 địa phương và Bộ GTVT phải có sự đồng hành vì nhiều vấn đề kỹ thuật, công nghệ phức tạp. Trong đó, Bộ GTVT chủ động, quan tâm, huy động chuyên gia tham gia cùng nhà đầu tư, đặc biệt là về hướng tuyến của dự án.

Phó Thủ tướng đánh giá cao hai địa phương, nhà đầu tư đề xuất dự án đã quyết tâm, nỗ lực trong công tác chuẩn bị để thực hiện trước một dự án quan trọng kết nối duyên hải Nam Trung bộ và các tỉnh Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, các trung tâm kinh tế, cảng biển, đáp ứng nhu cầu vận tải; tạo dư địa, không gian phát triển mới…

Nhấn mạnh tầm quan trọng của giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án, Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT đồng hành, phối hợp chặt chẽ với hai địa phương, nhà đầu tư đề xuất dự án trong quá trình xây dựng, hoàn thiện thủ tục, hồ sơ trình cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư. Cụ thể là xác định hướng tuyến tối ưu, phương án thiết kế kỹ thuật, quy mô dự án, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia, hiệu quả đầu tư…

“Dự án đi qua khu vực rừng, núi, địa hình hiểm trở, chênh lệch độ cao lớn, vì vậy phải giải “bài toán” thiết kế, công nghệ, kỹ thuật trong thi công, bảo đảm an toàn, làm cơ sở ước tính chính xác kinh phí đầu tư xây dựng”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Cũng tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái đã báo cáo cụ thể về công tác chuẩn bị hai dự án cao tốc đoạn Tân Phú-Bảo Lộc, Bảo Lộc-Liên Khương được thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Cụ thể, dự án cao tốc đoạn Tân Phú (Đồng Nai)-Bảo Lộc (Lâm Đồng) có tổng chiều dài khoảng 66 km, trong đó đoạn qua tỉnh Lâm Đồng dài 55 km. Giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô 4 làn xe ô tô. Tốc độ thiết kế 80 km/h. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 17.200 tỷ đồng.

Đối với dự án cao tốc đoạn Bảo Lộc-Liên Khương có tổng chiều dài 73,64 km. Giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô 4 làn xe ô tô. Tốc độ thiết kế 100 km/h. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 19.521 tỷ đồng.

Lâm Đồng cũng đã phát động đợt thi đua 140 ngày hoàn thiện toàn bộ thủ tục đầu tư của hai dự án này.

Lãnh đạo các bộ: KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, Ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng thương mại đã trao đổi cụ thể từng kiến nghị của tỉnh Lâm Đồng về trình tự, thủ tục, thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư; giải ngân nguồn vốn nhà nước của dự án; phương án cấp vốn tín dụng; xử lý tình trạng chồng lấn quy hoạch về khoáng sản; lựa chọn địa điểm đổ chất thải đất thừa công trình… Đặc biệt là lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, ngân hàng trong quá trình sửa cơ chế, chính sách để huy động được nguồn lực đầu tư của xã hội.

Đánh giá cao những kết quả phát triển của Lâm Đồng trong thời gian qua, Phó Thủ tướng cho rằng các dự án hạ tầng giao thông kết nối nội vùng, liên vùng có vai trò hết sức quan trọng nhằm khai thác tiềm năng của Lâm Đồng, các tỉnh Tây Nguyên và những khu vực khác.

“Hai dự án cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc, Bảo Lộc-Liên Khương đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, vấn đề là lựa chọn phương án tổ chức thực hiện khả thi, hiệu quả, thiết thực”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Lâm Đồng khẩn trương làm rõ một số thay đổi trong báo cáo nghiên cứu khả thi (điều chỉnh cục bộ đoạn tuyến, nhu cầu sử dụng đất, diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng rừng) để sớm triển khai dự án theo chủ trương đầu tư dự án đã được phê duyệt; phối hợp với các nhà đầu tư rà soát, báo cáo cụ thể những khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc chứng minh năng lực tài chính để được hỗ trợ tín dụng.

Phó Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tham mưu cấp thẩm quyền các giải pháp nhằm bảo đảm lợi ích cho các nhà đầu tư dự án giao thông thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT).

Bộ GTVT khẩn trương ban hành hướng dẫn thiết kết đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật trên các tuyến cao tốc như trạm dừng nghỉ, thương mại, cung cấp nhiên liệu, sửa chữa phương tiện…

HoSE tiếp tục cắt margin cổ phiếu do thua lỗ, danh sách không được giao dịch ký quỹ gần 100 mã chứng khoán

image

Các nguyên nhân bị HOSE cắt margin gồm chứng khoán thuộc diện cảnh báo/kiểm soát/hạn chế giao dịch; lợi nhuận sau thuế/lãi ròng là số âm, báo cáo kiểm toán có ý kiến của đơn vị kiểm toán; thời gian niêm yết dưới 6 tháng…

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) vừa có thông báo bổ sung mã CMX của Công ty Cổ phần Camimex Group vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Nguyên nhân do LNST chưa phân phối trên BCTC hợp nhất soát xét bán niên năm 2024 là số âm.

Camimex là một trong những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam. Đặc biệt, doanh nghiệp này là một trong số ít những đơn vị sản xuất tôm hữu cơ quy mô lớn trên thế giới và là nhà sản xuất Việt Nam duy nhất hiện nay đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên toàn bộ chuỗi cung ứng (từ con giống đến bàn ăn) Naturland, EU Organic và BIO SUISSE.

Tuy nhiên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không thực sự khả quan trong nửa đầu năm. Doanh thu thuần dù tăng gấp đôi so với cùng kỳ lên 1.482 tỷ đồng nhưng chi phí tăng mạnh khiến LNST giảm mạnh 46% xuống còn 26 tỷ đồng, lãi ròng 19 tỷ; qua đó chỉ mới hoàn thành 25 mục tiêu lợi nhuận cả năm. Tính đến 30/6/2024, lỗ sau thuế chưa phân phối còn 111 tỷ đồng.

Như vậy tính đến 4/9/2024, danh sách chứng khoán bị cắt margin trên HoSE đã tăng lên con số 96. Các nguyên nhân bị HOSE cắt margin gồm chứng khoán thuộc diện cảnh báo/kiểm soát/hạn chế giao dịch; lợi nhuận sau thuế/lãi ròng là số âm, báo cáo kiểm toán có ý kiến của đơn vị kiểm toán; thời gian niêm yết dưới 6 tháng… Loạt cổ phiếu “hot” như FRT, HNG, QCG, HBC, HAG, HVN, LDG, TDH,… vẫn tiếp tục góp mặt.

HoSE tiếp tục cắt margin cổ phiếu do thua lỗ, danh sách không được giao dịch ký quỹ gần 100 mã chứng khoán- Ảnh 1.

Người đàn ông từ biên tập viên trở thành tỷ phú với khối tài sản khủng trên sàn chứng khoán

“Nếu bạn tạo ra một sản phẩm mới, bạn có thể nắm trong tay toàn bộ thị trường rộng lớn” và “Không có sự bắt đầu nào là quá muộn” là những tư tưởng đã thúc đẩy một tù nhân trở thành người đứng sau sự thành công của đế chế hàng tỷ NDT.

“Trên đời mãi mãi không bao giờ có sự bắt đầu nào là quá muộn cả!”. Đó là châm ngôn sống của Yin Mingshan - nhà sáng lập Tập đoàn Lifan, chuyên sản xuất ô tô và xe máy tại đại đô thị Trùng Khánh.

Yin Mingshan sinh năm 1938 trong một gia đình địa chủ ở quận Phù Lăng, Trùng Khánh. Nửa đầu cuộc đời, Yin Mingshan phải đối mặt với nhiều biến cố trắc trở, từng bị bắt giam vì “những tư tưởng không phù hợp” thời cuộc lúc bấy giờ với mức án 18 năm tù.

Làm lại cuộc đời ở tuổi 41

Không để cuộc đời kết thúc tại nơi tăm tối đó, Yin Mingshan đã dồn hết tâm trí vào việc học. Năm 1979, Doãn Minh Thiện, 41 tuổi, cuối cùng đã được thả tự do. Sau khi mãn hạn tù, với ý niệm “Khương Tử Nha 81 tuổi xuất sơn, tôi chỉ mới 41 tuổi, còn chưa muộn!”, Yin Mingshan đã gây dựng lại sự nghiệp từ con số 0 và gặt hái thành công lớn vào độ tuổi xế chiều.

Ban đầu, Yin Mingshan đến làm phiên dịch tại nhà máy hóa chất tổng hợp Trùng Khánh. Dưới sự phiên dịch của ông, việc sản xuất của nhà máy được tiến hành đúng thời hạn. Điều này khiến các lãnh đạo có cái nhìn khác về ông. Sau đó, ông được mời làm giảng viên tiếng Anh của Đại học Truyền hình Trùng Khánh và Học viện Thiết kế Trùng Khánh. Tuy mức thu nhập khá cao, nhưng Yin Mingshan lại không hứng thú với công việc này.


Yin Mingshan - nhà sáng lập Tập đoàn Lifan

Năm 1983, Nhà xuất bản Trùng Khánh tuyển dụng biên tập viên. Vốn hứng thú với công việc viết lách, Yin Mingshan nắm bắt cơ hội nộp đơn xin việc và trúng tuyển. Tại đây, ông nhanh chóng khẳng định tài năng của mình và trở thành Phó Chủ tịch ở tuổi 47 (tức chỉ trong 2 năm).

Năm 1985, với mục tiêu tích lũy kinh nghiệm để gây dựng sự nghiệp của riêng mình, ông nghỉ việc ở nhà xuất bản và đến Công ty Tư vấn Kỹ thuật Quốc tế Trùng Khánh để phỏng vấn. Nhờ trình độ dịch thuật xuất sắc và tài năng phi thường, ông nhanh chóng trở thành Tổng Giám đốc. Sự tham gia của ông đã vực dậy tình hình kinh doanh bết bát của doanh nghiệp này, mang lại khoản lợi nhuận sau nhiều năm thua lỗ liên tiếp.

Bước ngoặt định mệnh, thay đổi hoàn toàn cuộc đời Yin Mingshan

Năm 1988, Yin Mingshan cảm thấy thời cơ đã chín muồi nên dứt khoát từ chức, quyết định tự kinh doanh và sáng lập nên Lifan (sau này là Tập đoàn sản xuất xe Lifan).

Lifan mất 3 năm chỉ để sáng chế 1 động cơ siêu nhỏ hoàn toàn mới trong thị trường Trung Quốc. Bởi theo vị doanh nhân này, sẽ không có đối thủ cạnh tranh trong một thị trường mới. Nếu bạn tạo ra một sản phẩm mới, bạn có thể nắm trong tay toàn bộ thị trường rộng lớn. Đối với những thị trường cũ, Yin Mingshan nhận định chỉ là trò chơi có tổng bằng 0. Sự phát triển của cái này kéo theo sự suy yếu của cái kia và cơ hội tồn tại của cái này chính là sự ra đi của cái khác. Sự cạnh tranh luôn luôn khốc liệt.

Định hướng của Yin Mingshan đã đúng, thời gian, công sức của ông và Lifan cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng. Năm 1995, Lifan đã bán được 80.000 sản phẩm với lợi nhuận lên đến 16 triệu nhân dân tệ (NDT).

Trên đà thắng lợi, Lifan phát minh 1 loại động cơ khởi động bằng điện, ngay lập tức tạo nên cơn sốt trên thị trường. 60.000 chiếc được bán ra chỉ trong vòng 4 tháng và mang về cho Lifan 15 triệu NDT. Năm đó, ở tuổi 57, Yin Mingshan cuối cùng đã trở thành 1 triệu phú. Đến năm 2003, sự nghiệp thành công giúp Yin Mingshan trở thành ông trùm mô tô lớn nhất và nằm trong top 1% những người giàu nhất Trung Quốc. Người Trung Quốc, đặc biệt là người Trùng Khánh không ai là không biết tới hãng xe Lifan - chuyên sản xuất các dòng xe mà nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu mới có thể mua được.

Vào ngày 25/11/2010, cổ phiếu của Lifan được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải, giá trị thị trường đã có lúc lên tới hơn 30 tỷ NDT. Lúc này, ở tuổi 72, Yin Mingshan trở thành người giàu nhất Trùng Khánh với khối tài sản ròng hơn 11 tỷ NDT

Tuy nhiên, năm 2016, Lifan bị dính vào vụ “tham nhũng” 114 triệu NDT quỹ trợ cấp của Chính phủ. Bê bối này khiến ảnh hưởng trầm trọng tới Lifan. Năm 2017, tại 1 hội nghị ra mắt xe hơi mới, Yin Mingshan đã viết 1 bài thơ và tuyên bố giải nghệ. Ông dùng những trải nghiệm trong cuộc sống của mình để truyền động lực cho thế hệ sau, rằng: “Trên đời mãi mãi không bao giờ có sự bắt đầu nào là quá muộn cả!”

Để minh chứng cho lời nói này năm 2019, ở tuổi 81, Yin Mingshan tái xuất nhưng số nợ của Tập đoàn Lifan lúc ấy đã “quá khủng” để có thể trở mình, lên tới 17,863 tỷ NDT. Yin Mingshan phải nộp đơn xin tái tổ chức phá sản vì tài sản không đủ trả các khoản nợ đến hạn. Sau đó, tập đoàn được mua lại và thay đổi quyền sở hữu.

VHM: Cổ đông Vinhomes tán thành việc mua lại 370 triệu cổ phiếu quỹ

Sau khi có kết quả biểu quyết của cổ đông, Công ty Cổ phần Vinhomes (mã cổ phiếu VHM) sẽ xin ý kiến từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với quy trình 7 ngày làm việc.

Quá trình mua lại cổ phiếu quỹ của Vinhomes dự kiến sẽ diễn ra vào giữa tháng 9 này.

Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Vinhomes (mã cổ phiếu VHM - sàn HoSE) vừa công bố kết quả lấy ý kiến cổ đông về thương vụ mua lại tối đa 370 triệu cổ phiếu quỹ, tương ứng 8,5% số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.

Theo đó, tổng số phiếu ý kiến đã gửi đến cổ đông là 58.083 phiếu, đại diện cho 4,35 tỷ cổ phần đang lưu hành, chiếm 100% cổ phần biểu quyết. Số phiếu ý kiến được gửi về là 301 phiếu, trong đó có 300 phiếu hợp lệ, đại diện cho 3,42 tỷ cổ phần - chiếm 78,52% cổ phần có quyền biểu quyết.

Tỷ lệ tán thành/tổng số phiếu biểu quyết hợp lệ gửi về công ty là 99,91%, tương ứng với 78,44% tổng số phiếu có quyền biểu quyết đồng ý. Như vậy, nghị quyết mua lại cổ phiếu của Vinhomes chính thức được thông qua.

Sau khi nhận được sự chấp thuận từ cổ đông, Vinhomes sẽ xin ý kiến từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với quy trình 7 ngày làm việc. Dự kiến, quá trình mua lại cổ phiếu quỹ sẽ bắt đầu vào giữa tháng 9/2024.

Vinhomes nhấn mạnh rằng việc mua lại cổ phiếu quỹ là nhằm đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông trong bối cảnh thị giá cổ phiếu VHM đang ở mức thấp hơn so với giá trị thực của công ty.

Kể từ khi công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ, cổ phiếu VHM của Vinhomes đã phản ứng tích cực khi tăng hơn 20% lên mức 43.750 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong vòng hơn 4 tháng qua.

Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán bán niên năm 2024, giá trị sổ sách của cổ phiếu VHM là 47.522 đồng/cổ phiếu. Như vậy, sau đà bật tăng giá mạnh vừa qua, thị giá cổ phiếu VHM vẫn đang thấp hơn khoảng 12%.

Tạm dựa trên mức giá đóng cửa ngày 5/9, Vinhomes có thể cần chi ra khoảng 16.187 tỷ đồng để mua lại toàn bộ số cổ phiếu đã đăng ký.

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu VHM của Vinhomes từ đầu năm 2024 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Nếu được triển khai thành công thì đây sẽ là thương vụ mua lại cổ phiếu quỹ lớn nhất trong lịch sử hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam từ trước đến nay về cả mặt khối lượng lẫn giá trị.

Sau khi mua lại cổ phiếu, vốn điều lệ của Vinhomes dự kiến giảm từ 43.544 tỷ đồng xuống còn 39.844 tỷ đồng. Ngược lại, chỉ số thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS) của cổ phiếu VHM sẽ được tăng lên. Điều này được kỳ vọng sẽ đẩy thị giá cổ phiếu VHM về tiệm cận mức giá sổ sách.

Dữ liệu lịch sử cho thấy, Vinhomes cũng đã từng mua vào 60 triệu cổ phiếu quỹ vào cuối năm 2019 với giá bình quân là 92.425 đồng/cổ phiếu khi cho rằng thị giá cổ phiếu đang thấp hơn giá trị thực. Tổng tiền chi mua lại cổ phiếu quỹ thời điểm đó ước tính khoảng 5.545 tỷ đồng.

Sau đấy, Vinhomes đã bán hết toàn bộ số cổ phiếu trên vào tháng 8/2021 nhằm mục đích bổ sung nguồn vốn lưu động. Ước tính, tính Vinhomes đã thu về 6.518 tỷ đồng. Như vậy, Vinhomes có thể lãi khoảng 973 tỷ đồng sau khi bán sạch số cổ phiếu quỹ nói trên.

Giá nhiều chung cư mới sắp chạm ngưỡng biệt thự, liền kề!

Một số dự án căn hộ mới ra mắt thị trường có giá gần 200 triệu đồng một m2, cạnh tranh với mức chuyển nhượng biệt thự, liền kề xung quanh.

Vài tuần qua, một dự án căn hộ gồm 5 tòa tháp ở mặt đường Võ Chí Công, quận Tây Hồ mở rổ hàng cho khách giữ chỗ (booking), với giá rumor - mức thăm dò phản ứng của thị trường, chưa chính thức - khoảng 6.800-10.700 USD, tương đương 170-268 triệu đồng một m2, chưa gồm VAT. Các sản phẩm mở bán trong giai đoạn đầu có diện tích 76-284 m2, tương ứng 1-4 phòng ngủ.

Với giá rumor gần 200 triệu một m2, căn hộ nhỏ nhất một phòng ngủ tại dự án được chào gần 13 tỷ đồng. Căn hai phòng ngủ, diện tích hơn 170 m2 lên đến 39 tỷ đồng, tương đương 229 triệu đồng một m2. Nguồn cung chủ yếu tại dự án là dòng sản phẩm sky villa thông tầng diện tích 105-284 m2, giá 25-85 tỷ đồng (từ 238 triệu đồng một m2).

Cách dự án trên chưa đến 200 m là hai tòa căn hộ của chủ đầu tư Singapore vừa bàn giao trong tháng 8. Dự án nằm trên mặt đường Lạc Long Quân, cung cấp hơn 170 căn diện tích từ 94 đến 330 m2. Ra mắt thời điểm 2022, căn hộ tại đây có giá từ 120 triệu đồng một m2. Hiện nay, một số căn được rao bán chuyển nhượng 150-180 triệu đồng mỗi m2. Đơn cử, một căn hộ 3 phòng ngủ diện tích 180 m2 tại dự án được chào bán 28 tỷ đồng.

Giám đốc một sàn giao dịch chuyên phân phối căn hộ tại khu vực Tây Hồ Tây cho biết đơn giá chung cư hơn 200 triệu đồng một m2 đang “rượt đuổi” với biệt thự, liền kề xung quanh. Đơn cử, mức chuyển nhượng một số căn biệt thự trong Khu đô thị Ciputra khoảng 290-350 triệu đồng một m2, tùy vị trí. Một số căn liền kề 95 m2 bàn giao thô tại đây cũng được rao 30 tỷ đồng, cạnh tranh với căn hộ 4 phòng ngủ tại hai dự án trên.

Theo dữ liệu quý II của đơn vị nghiên cứu Avison Young, sản phẩm biệt thự và nhà phố thương mại tại khu Ngoại giao đoàn có giá thứ cấp khoảng 10.200-14.700 USD một m2 (khoảng 255-368 triệu đồng), tùy vị trí. Tại Khu đô thị Ciputra, biệt thự, liền kề đang được rao chuyển nhượng 11.000-15.900 USD một m2.

Ông David Jackson, Tổng giám đốc Avison Young Việt Nam, nhìn nhận giá căn hộ mới tại Hà Nội tăng nhanh theo hướng “thiết lập mặt bằng mới” với tỷ trọng nguồn cung cao cấp ngày càng nhiều. Tuy nhiên, những dự án trong giai đoạn booking, giá bán chưa chính thức để chủ đầu tư thăm dò mức độ quan tâm của người mua tiềm năng.

Một dự án căn hộ có giá chuyển nhượng hơn trăm triệu đồng một m2 ở khu vực Tây Hồ Tây. Ảnh: Anh Tú

Một dự án căn hộ có giá chuyển nhượng hơn trăm triệu đồng một m2 ở khu vực Tây Hồ Tây, Hà Nội. Ảnh: Anh Tú

Theo ghi nhận của VnExpress, mức trên trăm triệu đồng một m2 mới xuất hiện từ cuối năm 2021, đầu 2022. Trước đó, thị trường Hà Nội không ghi nhận dự án sơ cấp có mức này. Tuy nhiên từ đầu năm đến nay, dòng sản phẩm này có xu hướng xuất hiện nhiều hơn. Ở quận Ba Đình, một dự án căn hộ trên đường Láng Hạ do Indochina Capital tư vấn chiến lược sắp ra mắt trong tháng 9, được nhiều nhà đầu tư dự báo giá không dưới trăm triệu đồng một m2.

Một số dự án gần khu vực đường Vành đai 3 cũng có mức tương tự. Đơn cử, 5 tòa tháp ở mặt đường Đại lộ Thăng Long đang mở bán giỏ hàng đợt ba, với giá 80-90 triệu đồng một m2. Riêng các căn penthouse tại dự án này được chào từ 100 triệu đồng mỗi m2. Hay giai đoạn 2 của một dự án chung cư nằm ở phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm dự kiến ra mắt thị trường cuối năm nay cũng được nhiều môi giới chào từ 100 triệu đồng mỗi m2.

Lý giải diễn biến trên, Tổng giám đốc Avison Young cho rằng ở giai đoạn trước, vị trí đắc địa quyết định giá bán, nên mốc trăm triệu đồng một m2 chủ yếu gắn với quận nội đô. Hiện nay, quỹ đất trung tâm ngày càng hạn hẹp, nguồn cung cao cấp có xu hướng mở rộng ranh giới và xuất hiện ở cả vùng ven. Theo chuyên gia, ngoài vị trí, giá bán sản phẩm còn gồm thương hiệu, mức độ đầu tư tiện ích, quản lý vận hành…

Ông David Jackson cho biết tỷ trọng căn hộ cao cấp có xu hướng gia tăng thời gian tới. Ông dự báo nguồn cung năm nay đạt khoảng 8.000 căn, trong đó phân khúc cao cấp chiếm ba phần tư, còn lại là hạng trung. Căn hộ bình dân tiếp tục biến mất khỏi thị trường.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Chí Thanh, Tổng giám đốc Công ty Cao ốc quốc tế Hồ Tây, cho rằng chủ đầu tư nào có lợi thế sẵn quỹ đất đều muốn xây dựng, kinh doanh phân khúc cao cấp trở lên để tối ưu lợi nhuận, trong bối cảnh giá đất và các chi phí phát triển dự án ngày càng tăng. Việc thị trường xuất hiện một số dự án có mức trăm triệu đồng một m2 thời điểm này là hệ quả sau gần hai năm chung cư liên tục tăng giá

Các chuyên gia cảnh báo việc chủ đầu tư đổ xô phát triển phân khúc cao cấp, hạng sang sẽ khiến nguồn cung thiếu cân bằng và tình trạng lệch pha càng trầm trọng. Thực tế 9 tháng đầu năm nay, chung cư cao cấp “áp đảo” trên thị trường, trong khi nguồn cung trung cấp đến bình dân gần như vắng bóng. Dữ liệu của Savills cho thấy thị trường không có nguồn cung mới nào dưới 45 triệu đồng trong quý II. Trong khi đó, giá sơ cấp tiếp tục tăng 18% mỗi năm từ 2020 đến nay.

“Giá bán chung cư leo thang cũng kéo mặt bằng thuê nhà tăng, ảnh hưởng đến khả năng chi trả của người mua và thuê”, CEO Công ty Cao ốc quốc tế Hồ Tây cho biết.

1 Likes

D2D giá 40k chuẩn bị ra tin chia cổ tức tiền 87% nè

1 Likes

Cổ đông 2 công ty chứng khoán đầu ngành sắp nhận hàng nghìn tỷ đồng cổ tức

SSI và VNDirect là 2 công ty chứng khoán luôn giữ vị trí top đầu toàn ngành tại Việt Nam trong nhiều năm qua.

CTCP Chứng khoán SSI (HoSE: SSI) thông báo ngày 24/9 tới đây sẽ là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức 2023 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10% (1.000 đồng/cổ phần). Ngày chi trả cổ tức dự kiến vào 18/10/2024.

Với hơn 1,5 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến SSI sẽ phải chi hơn 1.500 tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông đợt này.

Cũng trong ngày 24/9, SSI sẽ chốt danh sách cổ đông để phát hành tổng cộng hơn 453 triệu cổ phiếu. Trong đó, SSI dự kiến phát hành hơn 302 triệu cổ phiếu thưởng để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu; đồng thời chào bán 151 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Thời gian đăng ký và nộp tiền mua từ ngày 7/10 đến 4/11. Thời gian chuyển nhượng quyền mua từ 7/10 đến 24/10.

Nếu hoàn tất, vốn điều lệ SSI sẽ tăng từ 15.111 tỷ đồng lên thành 19.645 tỷ đồng, qua đó “giành” lại ngôi đầu quy mô vốn điều lệ trong nhóm các công ty chứng khoán.

Trước SSI, CTCP Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) hoàn tất phát hành 304,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu trong tháng 8. Vốn điều lệ của VNDirect đã tăng từ 12.178 tỷ đồng lên gần 15.223 tỷ đồng.

Ngày 11/9 tới đây, VNDirect cũng sẽ chốt danh sách cổ đông vào để trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 5% (500 đồng/cổ phiếu), ngày thanh toán dự kiến là 25/9. Công ty sẽ cần chi khoảng 761 tỷ đồng cho đợt cổ tức này.

Đáng chú ý, sau 2 năm, VNDirect mới chia cổ tức bằng tiền trở lại. Trước đó, tháng 6/2022, công ty chứng khoán này trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 5% bằng tiền.

Đóng cửa phiên giao dịch 5/9, cổ phiếu SSI giảm 0,15% xuống mức 33.100 đồng/cp, trong khi cổ phiếu VND đi ngang ở mức 15.250 đồng/cp.

2 Likes

‘Vụ Xuyên Việt Oil là điển hình cán bộ móc nối, hướng dẫn doanh nghiệp lách luật’

Ủy ban Tư pháp nêu tình trạng một số người có thẩm quyền lợi dụng, “móc nối, hướng dẫn” doanh nghiệp thực hiện “lách luật” hoặc bỏ qua sai phạm, điển hình là vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil.

Sáng 6/9, Ủy ban Tư pháp họp phiên họp toàn thể lần thứ 14 cho ý kiến báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024 (từ ngày 1/10/2023 đến 31/7/2024).

Tội tham nhũng và chức vụ tăng 37,85%

Theo báo cáo của Chính phủ, tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp, trong đó phát hiện 936 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ ( tăng 37,85% so với cùng kỳ năm ngoái).

Đáng chú ý là nổi lên các vi phạm về quy hoạch, xây dựng, năng lượng, đấu thầu với phương thức, thủ đoạn phổ biến là lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư của Nhà nước để trục lợi, nhận hối lộ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, xây dựng; lợi dụng ảnh hưởng của người có chức vụ để trục lợi gây bức xúc trong nhân dân.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa. Ảnh: QH

Ngoài ra, còn nổi lên các vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ; tham nhũng tại các doanh nghiệp cổ phần, đơn vị, doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

Bên cạnh đó, tội phạm, vi phạm pháp luật về đấu thầu, mua sắm, quản lý tài sản công, quản lý, sử dụng đất đai, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, kế toán, thuế, khai thác tài nguyên, khoáng sản… tiếp tục diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều địa phương.

Đáng chú ý, Chính phủ cho hay, một số lĩnh vực đã phát hiện phương thức, thủ đoạn phạm tội mới như tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thẩm định giá trong tố tụng hình sự.

Có tình trạng móc nối, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện “lách luật”

Trình bày báo cáo của nhóm nghiên cứu về nội dung này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa cho biết, dù đã có nhiều cố gắng, nhưng tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội vẫn tăng cả về số vụ và thiệt hại về số người bị thương, tài sản; tội tham ô tài sản tăng 50,75%.

Công tác quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực còn bất cập dẫn đến các nhiều đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội, làm cho công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật chưa mang lại hiệu quả cao.

Trong đó, theo nhóm nghiên cứu, một số quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, doanh nghiệp còn chưa cụ thể, chưa chặt chẽ, rõ ràng về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền.

Điều này, dẫn đến việc đơn vị, người có thẩm quyền lợi dụng, “móc nối, hướng dẫn” doanh nghiệp thực hiện “lách luật” hoặc bỏ qua sai phạm của doanh nghiệp. Điển hình là vụ án xảy ra tạiCông ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil.

Kết luận điều tra vụ án này cho thấy, việc cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, do quy định hiện hành chưa quy định chặt chẽ, rõ ràng về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến việc đơn vị, người có thẩm quyền cấp phép “móc nối, hướng dẫn” doanh nghiệp thực hiện hoặc bỏ qua việc hợp thức hóa hồ sơ, điều kiện cấp phép, doanh nghiệp không duy trì điều kiện kinh doanh sau khi được cấp phép.

Pháp luật hiện hành cũng không quy định cụ thể phương pháp, cách thức quản lý, kiểm tra thực tế số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu mà doanh nghiệp đã trích lập trong từng kỳ báo cáo và trách nhiệm của từng cơ quan quản lý liên quan, nên chủ sở hữu các doanh nghiệp đã lợi dụng để chiếm dụng, sử dụng trái phép, dẫn đến thất thoát tài sản.

Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư Pháp cũng lưu ý, công tác quản lý Nhà nước trong phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp còn nhiều bất cập, còn để tình trạng doanh nghiệp phát hành “trái phiếu khống”, bán cổ phiếu doanh nghiệp không có thật để lừa đảo, chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của nhà đầu tư.

Nhiều vụ vi phạm đấu thầu, đấu giá, đền bù giải phóng mặt bằng trong hoạt động đầu tư, xây dựng, khai thác tài nguyên, đất đai, tài chính, ngân hàng, xăng dầu, điện.

Hành vi phạm tội phổ biến là đưa, nhận hối lộ, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, có vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã gây bức xúc trong nhân dân.

Nhắc lại con số đáng chú ý về tội phạm về tham nhũng, chức vụ, phát hiện 936 vụ, tăng 37,85%, bà Hoa nhấn mạnh: “Điều này tiếp tục cho thấy công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng quyết liệt, mạnh mẽ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Nhóm nghiên cứu đánh giá cao tính chủ động, tích cực của các cơ quan chức năng, nhất là lực lượng công an trong công tác phát hiện, xử lý loại tội phạm này.

Về công tác tổ chức, cán bộ, nhóm nghiên cứu dẫn báo cáo của Chính phủ cho rằng công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng bổ nhiệm, miễn nhiệm và quản lý điều tra viên, cán bộ điều tra tiếp tục được quan tâm chỉ đạo.

Nhìn chung, đội ngũ điều tra viên, cán bộ điều tra được đào tạo cơ bản, bố trí công tác theo tiêu chuẩn chức danh và thường xuyên được tổ chức tập huấn nâng cao trình độ, năng lực, cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác.

“Tuy nhiên, một số nơi còn tình trạng thiếu điều tra viên, vẫn còn một số ít điều tra viên trình độ, năng lực yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công tác điều tra, xử lý tội phạm; cá biệt còn vi phạm trong hoạt động điều tra đến mức phải xử lý hình sự”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp thông tin.

1 Likes

elon-musk-1-1-
Tập đoàn được định giá hơn 200 tỷ USD của Elon Musk muốn cung cấp một dịch vụ đặc biệt tại Việt Nam

Dịch vụ của tập đoàn hàng đầu thế giới này đang phục vụ gần 3 triệu khách hàng ở hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Tỷ phú Elon Musk là người thành lập SpaceX.

Tập đoàn công nghệ Khai phá Không gian (SpaceX) của tỷ phú Elon Musk, một trong ba người giàu nhất thế giới hiện nay, muốn đầu tư vào một lĩnh vực internet vệ tinh ở Việt Nam.

Chiều qua (6/9), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách quan hệ Chính phủ và kinh doanh toàn cầu của Tập đoàn SpaceX (Mỹ).

Trong sự kiện diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 1 năm xác lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam coi Mỹ là đối tác quan trọng và mong muốn tiếp tục thúc đẩy cũng như làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với Mỹ, nhất là hợp tác về khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao và bán dẫn đã được xác định là trụ cột quan trọng trong nội hàm quan hệ giữa hai quốc gia.

Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch cấp cao của SpaceX Tim Hughes, cho biết tập đoàn đã cung cấp dịch vụ Internet Starlink (Internet vệ tinh) tại Mỹ từ tháng 10/2020. Đến nay, dịch vụ này đang phục vụ gần 3 triệu khách hàng ở hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Chiều 6/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách quan hệ Chính phủ và kinh doanh toàn cầu của Tập đoàn SpaceX Tim Hughes. Ảnh: VGP

Phó Chủ tịch cấp cao của SpaceX đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam và việc Việt Nam có chương trình cung cấp dịch vụ Internet cho toàn dân. Tập đoàn SpaceX đã sẵn sàng chuẩn bị và mong muốn đầu tư, cung cấp dịch vụ internet vệ tinh Starlink tại Việt Nam, trong đó có cung cấp dịch vụ Starlink trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, phòng, chống thiên tai… Tập đoàn đề nghị Việt Nam chuẩn bị hạ tầng và các điều kiện cần thiết khác nhằm giúp dự án phát huy hiệu quả cao, góp phần cùng Việt Nam phủ sóng Internet đến 100% dân số.

Chúc mừng hướng đi của SpaceX, đồng thời Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Tập đoàn quan tâm, đầu tư tại Việt Nam. Thủ tướng đánh giá cao các ý tưởng và đề xuất hợp tác đầu tư của SpaceX tại Việt Nam và kỳ vọng các đề xuất này sẽ sớm trở thành hiện thực.

Thủ tướng cho biết, Việt Nam có đủ các điều kiện về hạ tầng và các cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp nói chung, trong đó có SpaceX đầu tư kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam. Do đó, Thủ tướng đề nghị SpaceX phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan của Việt Nam triển khai dự án hợp tác đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh, an toàn mạng thông tin; thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực SpaceX có thế mạnh và Việt Nam có tiềm năng như: Khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật…

Ngoài ra, Thủ tướng đề nghị SpaceX chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, kinh nghiệm quản trị, giúp Việt Nam xây dựng hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh, cơ chế thông thoáng; mở rộng quan hệ đối tác với doanh nghiệp Việt Nam, chú trọng gia tăng hàm lượng công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ xanh; đồng thời phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, phát triển hệ sinh thái, nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ thứ cấp, đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Phó Chủ tịch cấp cao của SpaceX khẳng định tập đoàn sẽ hợp tác và phối hợp chặt chẽ với các đối tác, doanh nghiệp của Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực mà Thủ tướng đã trao đổi.

Tính đến hết tháng 8/2024, có hơn 1.300 dự án đầu tư có tổng vốn đăng ký hơn 11,8 tỷ USD của Mỹ tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ cho biết, Việt Nam luôn tạo các điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp Mỹ thành công tại Việt Nam, trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

SpaceX là một siêu kỳ lân trong giới công nghệ

Khi thành lập SpaceX, mục tiêu ban đầu của tỷ phú Elon Musk là phát triển một tên lửa vừa có chi phí thấp vừa có thể tái sử dụng và có khả năng thực hiện nhiều chuyến đi. Ảnh: CNBC

SpaceX là tập đoàn hàng đầu thế giới về cung cấp tàu vũ trụ, dịch vụ phóng vệ tinh và truyền thông vệ tinh, được thành lập vào năm 2002. Tại thời điểm mới thành lập, tỷ phú Elon Musk từng cho rằng những gì mà công ty ông thực hiện là một sứ mạng không tưởng. Vị tỷ phú ước tính, khả năng thành công của công ty chỉ từ 0,1 – 1%.

Thế nhưng, đến nay, SpaceX không chỉ tạo nên một bước ngoặt mới cho tỷ phú Elon Musk mà còn cả ngành hàng không vũ trụ Mỹ và trên toàn thế giới. SpaceX hiện được định giá khoảng 210 tỷ USD và là một siêu kỳ lân trong giới công nghệ.

Theo tài khoản chính thức của SpaceX trên mạng xã hội X, đến ngày 5/9, doanh nghiệp đã phóng 21 vệ tinh Starlink vào quỹ đạo thấp của Trái đất từ trạm phóng tại Florida (Mỹ) nâng tổng số vệ tinh Starlink đã phóng lên hơn 7.000.

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX mang theo 21 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo thấp của Trái đất từ trạm phóng Florida (Mỹ), ngày 5/9. Ảnh: SpaceX

Tính đến cuối quý II/2024, Tập đoàn SpaceX hoàn thành 67 sứ mệnh sử dụng tên lửa đẩy Falcon. Trong đó, Falcon 9 là phương tiện chủ chốt, phụ trách 66 lần phóng và chủ yếu có liên quan đến Starlink. Đến cuối năm 2024, SpaceX đặt mục tiêu phóng 144 lần nữa, trung bình 12 lần mỗi tháng.

Đến nay, dịch vụ Starlink đã được cấp phép tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó bao gồm các nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore.

Để sử dụng dịch vụ này, người dùng phải mua thiết bị (khoảng 499 USD/trạm) và trả thuê bao tháng (khoảng 40 - 60 USD/tháng).

Bài tham khảo nguồn: SpaceX, X, Pcmag, VGP

2 Likes

Lượng khách mua sắm tại WinMart tăng 300% trong siêu bão Yagi

Khách hàng chủ yếu tập trung mua các mặt hàng thiết yếu như: rau củ quả, thịt cá, gạo, mì ăn liền,…và các nhu yếu phẩm khác.

Siêu bão Yagi (bão số 3) được dự báo mạnh nhất trong vòng 10 năm trở lại đây khiến nhu cầu tích trữ thực phẩm thiết yếu liên tục tăng cao.

Theo đó, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc chuỗi bán lẻ WinMart cho biết, trong ngày 6/9 và sáng ngày 7/9, các siêu thị WinMart cùng cửa hàng WinMart+/WiN tại khu vực phía Bắc đã ghi nhận sức mua tăng mạnh. Lượng khách hàng tại các điểm bán tăng hơn gấp đôi và số lượng đơn hàng online tăng gần gấp 3 so với ngày thường.

Khách hàng chủ yếu tập trung mua các mặt hàng thiết yếu như: rau củ quả, thịt cá, gạo, mì ăn liền,…và các nhu yếu phẩm khác.

Cụ thể, siêu thị WinMart Thăng Long ghi nhận lượng hàng nhập về tăng từ 200-300% và lượng khách đến siêu thị mua sắm sáng nay tăng 300% so với ngày thường.

Chia sẻ thêm về kế hoạch cung ứng hàng hóa trong những ngày tới, ông Nguyễn Tiến Dũng cho biết, chuỗi siêu thị WinMart vẫn duy trì thời gian hoạt động bình thường.

Về lượng hàng hóa chuẩn bị, đặc biệt là những sản phẩm thiết yếu, WinMart đã chủ động làm việc với nhà cung cấp và dự trữ tăng thêm 30% các nhóm hàng thực phẩm tươi sống.

Ngoài ra, WinMart đã sẵn có các nhóm thực phẩm khô, sản phẩm trữ mát và hàng đông lạnh - sẵn sàng phục vụ khách hàng.

1 Likes

Góp ý 1 xíu, em nghĩ ad nên tóm lược lại tin tức rồi hãng up lên ạ

Xong cần thiết thì gắn link bài thêm để ai muốn đọc kỹ hơn thì đọc

Cảm ơn ad nhé

Góp ý nhẹ nhàng ko toxic gì đâu nhé ađ :v

1 Likes

EVN: Lưới điện tại 15 tỉnh, thành phố bị hư hỏng nghiêm trọng sau bão Yagi

Tính đến sáng ngày 8/9, đại diện EVNNPC cho biết nhiều địa phương vẫn đang mất điện với tỷ lệ từ 20% đến 50% phụ tải.

Theo cập nhật từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên, đến 21h ngày 7/9, bão Yagi đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống lưới điện trung và hạ áp tại 15 tỉnh, thành phố ở khu vực miền Bắc, khiến hơn 3 triệu khách hàng mất điện.

Cụ thể, 6 đoạn đường dây 500kV, 31 đường dây 220kV và 96 đường dây 110kV đã bị tách khỏi vận hành, do sự cố hoặc cắt điện chủ động nhằm đảm bảo an toàn. Đến thời điểm 21h ngày 7/9, các tuyến này vẫn chưa được khôi phục.

Đặc biệt, hệ thống điện 110kV tại Quảng Ninh gần như tê liệt hoàn toàn. Vị trí cột số 22 thuộc đường dây 173 và 174, nhánh rẽ trạm Hà Tu, bị gãy đổ do tác động mạnh của bão.

Tại Hải Phòng, 38 trạm biến áp và 63/63 lộ đường dây 110kV đã phải tạm ngừng hoạt động. Tại Thái Bình, mưa bão gây sự cố trên 4 đường dây 110kV, và 3 trạm biến áp cũng đang mất điện.


Lưới điện tại 15 tỉnh, thành phố bị hư hỏng nghiêm trọng sau bão Yagi

Tại Nam Định, dù lộ đường dây 172 E3.12 đến 172 E3.17 gặp sự cố, nhưng đã được cấp mạch vòng. Tại Hải Dương, 7 lộ đường dây vẫn đang tách khỏi vận hành. Tại Bắc Ninh, trạm biến áp 110kV Quế Võ 2 cùng 7 lộ đường dây khác vẫn chưa thể hoạt động trở lại.

Tính đến tối 7/9, hơn 95% khách hàng tại Quảng Ninh và Hải Phòng bị mất điện do ảnh hưởng của bão, trong khi Bắc Giang có khoảng 70% khách hàng bị ảnh hưởng. Các con số này tại Hà Nam là 30%, Nam Định 34%, và Phú Thọ 20%.

Cụ thể, Quảng Ninh bị gãy đổ 12 cột trung thế, 2 cột hạ thế, khoảng 461.000 khách hàng (trên 180 đường dây) mất điện. Tại Hải Phòng, dù chưa thống kê được toàn bộ thiệt hại trên lưới điện, nhưng đã có khoảng 500.000 khách hàng trên 142 đường dây bị ảnh hưởng.

Thái Bình có khoảng 619.000 khách hàng trên 111 lộ đường dây bị mất điện, trong khi Thanh Hóa ghi nhận hơn 32.650 khách hàng trên 7 lộ đường dây bị ảnh hưởng.

Đối với các phụ tải quan trọng như bệnh viện, cấp nước sạch và thông tin liên lạc, các đơn vị điện lực đang duy trì cung cấp điện bằng máy phát dầu diesel. Các sự cố lưới điện do bão gây ra sẽ được các đơn vị tập trung xử lý, khẩn trương khôi phục cấp điện ngay khi điều kiện thời tiết thuận lợi.

Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã yêu cầu các công ty điện lực đặc biệt ưu tiên việc khôi phục điện cho các phụ tải quan trọng và các trạm biến áp bơm tiêu úng ngay khi điều kiện thời tiết cho phép. Tính đến sáng ngày 8/9, đại diện EVNNPC cho biết nhiều địa phương vẫn đang mất điện với tỷ lệ từ 20% đến 50% phụ tải.

Cũng vào sáng 8/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tổ chức cuộc họp nhằm triển khai công tác khắc phục hậu quả bão số 3. Bộ trưởng nhấn mạnh rằng đây là một trong những cơn bão nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua, và hoàn lưu của nó sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều địa phương phía Bắc. Vì vậy, cần có giải pháp toàn diện và quyết liệt để khắc phục thiệt hại.

Chứng khoán VIX trở thành cổ đông lớn của PC1, nắm giữ hàng chục triệu cổ phiếu

Ước tính, chứng khoán VIX đã mua cổ phiếu PC1 tại mức giá 28.500 đồng.

Trong thông báo mới đây, CTCP Chứng khoán VIX (HoSE: VIX) cho biết đã mua gần 10,9 triệu cổ phiếu PC1 của CTCP Tập đoàn PC1 trong phiên 30/8. Sau giao dịch, VIX đã nâng sở hữu tại PC1 từ 2,07% (6,4 triệu cổ phiếu) lên 5,56% (17,3 triệu cổ phiếu). Với tỷ lệ nắm giữ mới này, chứng khoán VIX đã chính thức góp mặt trong danh sách cổ đông lớn của PC1.


Diễn biến cổ phiếu PC1

Trong phiên 30/8, cổ phiếu PC1 ghi nhận tổng giá trị giao dịch thỏa thuận đạt hơn 309 tỷ đồng, khối lượng bằng đúng với số cổ phiếu mà chứng khoán VIX đã mua. Ước tính, chứng khoán VIX đã mua cổ phiếu PC1 tại mức giá 28.500 đồng.

Động thái của chứng khoán VIX diễn ra không lâu sau khi một cổ đông lớn PC1 vừa đăng ký bán ra toàn bộ cổ phiếu sở hữu.

Cụ thể, ông Phan Ngọc Hiếu – Thành viên HĐQT PC1 đăng ký bán hết gần 15,6 triệu cổ phiếu PC1 (tỷ lệ 5%) để cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 30/8 đến ngày 27/9. Hiện chưa có báo cáo kết quả của giao dịch này.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PC1 giữ xu hướng đi ngang trong nhiều tuần trở lại đây. Chốt phiên 6/9, cổ phiếu PC1 đóng cửa ở mức 28.150 đồng. Chiếu theo mức giá này, vốn hóa của PC1 ước đạt 8.754 tỷ đồng.

1 Likes

Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường các tỉnh miền núi

Tỉnh Quảng Ninh mong muốn được nhường sự hỗ trợ của Trung ương cho các địa phương khu vực miền núi phía Bắc đang gặp khó khăn do mưa lũ và sạt lở.

Tại hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình khắc phục thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 trực tuyến sáng ngày 8/9, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo hỗ trợ tạm thời cho Quảng Ninh 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả mưa bão.

Tuy nhiên, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh mong muốn được nhường hỗ trợ này cho các địa phương khu vực miền núi phía Bắc đang gặp khó khăn do mưa lũ và sạt lở. Tỉnh Quảng Ninh sẽ tự cân đối từ các nguồn lực dự trữ, dự phòng theo quy định chung.

Khu vực Bãi Cháy bị ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 gây ra.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh bày tỏ cảm ơn đối với sự quan tâm, chỉ đạo hỗ trợ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, cùng lực lượng vũ trang. Đồng thời, đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tỉnh trong công tác khắc phục thiệt hại từ cơn bão; có hướng dẫn cụ thể đối với việc triển khai các dự án, công trình khẩn cấp; chỉ đạo Tập đoàn Điện lực và các đơn vị viễn thông ưu tiên hỗ trợ, xử lý sớm tình trạng mất điện, mất mạng viễn thông để nhân dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất.

Bên cạnh đó, tỉnh đề nghị các ngành liên quan thực hiện đầu tư, nâng cấp đê Hà Nam hiện đang xuống cấp để đảm bảo an toàn cho hơn 60.000 hộ dân trên 8 xã của TX Quảng Yên; ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các công trình trên biển, trên đất liền có thể chịu đựng được cấp bão cao như cơn bão số 3, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo thống kê ban đầu, Quảng Ninh có 3 người chết, 157 người bị thương, hệ thống thông tin liên lạc toàn tỉnh bị ngắt kết nối không liên lạc được, mất điện diện rộng. Đặc biệt, nhiều phương tiện là tàu, thuyền đang hoạt động trên địa bàn tỉnh bị trôi dạt. Ngay trong cơn bão, các lực lượng thường trực tại tỉnh đã gấp rút tổ chức tìm kiếm trên quy mô lớn, cứu được 46 người, công tác rà soát, tìm kiếm người bị nạn vẫn đang tiếp tục diễn ra.

Về tài sản, thống kê sơ bộ tại các địa phương có 2.083 nhà bị tốc mái; 6 phương tiện vận tải thủy, 1 tàu du lịch, 18 tàu cá các loại bị chìm, trôi dạt; 254 cột điện bị gãy đổ; 70% cây xanh tại các đô thị bị gãy đổ; có trên 1.000 ô lồng, bè nuôi hàu bị mất, cuốn trôi; 336ha lúa bị đổ, ngập úng. Nhiều nhà cao tầng, trụ sở cơ quan, trường học tại các địa phương bị hư hỏng…

Cổ phiếu thép đồng loạt tăng “bốc đầu”, điều gì đang diễn ra?

image

Chứng khoán KBSV kỳ vọng rằng sản lượng tiêu thụ nội địa sẽ bắt đầu hồi phục từ nửa sau năm 2024 nhờ lĩnh vực Bất động sản nhà ở dần hồi phục và số lượng dự án mới được cấp phép gia tăng.

Giữa lúc thị trường giao dịch ảm đạm, nhóm cổ phiếu thép bất ngờ chứng kiến đà bứt phá ấn tượng ngay từ khi mở cửa. Dòng tiền ồ ạt chảy mạnh giúp các cổ phiếu tăng điểm nhanh chóng, trong đó nổi bật có thể kể tới TIS (+9,52%) áp sát giá trần, HSG (+4%), TVN (+4,4%), HPG (+2,4%), TLH và NKG cùng tăng khoảng 3% giá trị,…

Cổ phiếu ngành thép đồng loạt tăng bốc sau khi các cơ quan chức năng có động thái điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với các sản phẩm thép tôn mạ đến từ nước ngoài. Cụ thể, Bộ Công thương đã quyết định tiến hành điều tra biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc vào ngày 26/7. Thời kỳ điều tra để xác định hành vi bán phá giá và xác định thiệt hại là từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/6/2024.

Thời hạn ra quyết định áp thuế cuối cùng là 1 năm kể từ ngày có quyết định điều tra (26/07/2025). Trong trường hợp đặc biệt, thời gian này có thể được gia hạn nhưng tổng thời gian điều tra không quá 18 tháng (chậm nhất quý 1/2026). Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) kỳ vọng Việt Nam sẽ sớm ban hành quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá HRC vào cuối năm 2025 hoặc chậm nhất là quý 1/2026.

Mặt khác, tiêu thụ thép trong 7 tháng đầu năm 2024 ghi nhận nhiều khởi sắc. Theo VSA, sản lượng sản xuất thép nói chung đạt gần 17 triệu tấn (+9,4% so với cùng kỳ). Tiêu thụ thép (xuất khẩu + nội địa) đạt 16,75 triệu tấn (+14,3% so với cùng kỳ), trong đó, xuất khẩu đạt 4,9 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, theo số liệu của VSA, thép xây dựng là điểm sáng đầu tiên khi tăng trưởng tốt cả về sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu khi tăng lần lượt khoảng 9%, 13% và 27% so với mức 7 tháng đầu năm 2023. Mảng tôn thép mạ cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh: sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm lần lượt tăng trưởng 29%, 35% và 51% so với cùng kỳ năm trước. Thép cán nguội (CRC) cũng ghi nhận sản lượng tiêu thụ và xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong 7 tháng đầu 2024 với mức tăng khoảng 40% và 13%, trong khi sản lượng sản xuất giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, động lực tăng điểm của nhóm thép còn đến từ kỳ vọng sản lượng tiêu thụ nội địa phục hồi nửa cuối năm 2024.

Chứng khoán KBSV kỳ vọng rằng sản lượng tiêu thụ nội địa sẽ bắt đầu hồi phục từ nửa sau năm 2024 nhờ lĩnh vực Bất động sản nhà ở dần hồi phục và số lượng dự án mới được cấp phép gia tăng. Trong trung và dài hạn, luật Bất động sản sửa đổi có hiệu lực từ 01/08/2024 được kỳ vọng sẽ gián tiếp kích thích nhu cầu tiêu thụ thép trong nước.

image

Tính tới thời điểm hiện tại, xu hướng hồi phục tại thị trường nội địa đã và đang diễn ra khi sản lượng tiêu thụ thép ống T4-05/2024 đạt 191/184 nghìn tấn, tăng 26%/14% so với cùng kỳ (90% sản lượng thép ống được tiêu thụ tới từ thị trường trong nước). KBSV kỳ vọng sản lượng tiêu thụ toàn ngành thép trong 2024/2025 tăng 15%/8% so với cùng kỳ.

Thêm vào đó, KBSV nhận định khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất thép nội địa sẽ được cải thiện so với cùng kỳ nhờ chênh lệch giá bán thép xây dựng trong nước so với thép nhập khẩu đã giảm đáng kể so với 2023 và vẫn đang tiếp diễn xu hướng giảm. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào suy giảm trong 6 tháng đầu năm 2024 sẽ tạo dư địa để các nhà sản xuất điều chỉnh giá bán để đảm bảo sản lượng tiêu thụ.