Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Quốc Cường Gia Lai không đủ tiền hoàn trả cho bà Trương Mỹ Lan

Bản án sơ thẩm buộc Quốc Cường Gia Lai (QCG) phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ Công ty CP Island là hơn 2.882 tỷ đồng để thi hành nghĩa vụ cho bà Trương Mỹ Lan nhưng tại thời điểm ngày 30/6, QCG chỉ còn hơn 27 tỷ đồng tiền mặt nhưng tổng nợ vay lên tới hơn 434 tỷ đồng.

Tuần qua, VN-Index giảm 11,03 điểm, xuống còn 1.273,96 điểm. Tương tự, HNX-Index giảm 2,91 điểm, về mức 234,65 điểm.

Thống kê trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng 44,45 triệu đơn vị, giá trị bán ròng hơn 1.240 tỷ đồng. Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng 189.800 đơn vị nhưng tổng giá trị là mua ròng gần 27 tỷ đồng.

Trên thị trường Upcom, khối ngoại bán ròng 185.120 đơn vị, giá trị bán ròng gần 7,1 tỷ đồng. Như vậy, tuần giao dịch từ ngày 4-6/9 trên toàn thị trường, khối ngoại đã bán ròng 44,82 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng hơn 1.220 đồng.

Quốc Cường Gia Lai và bà Trương Mỹ Lan

Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) quyết định đưa cổ phiếu QCG của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.

Lý do được HoSE đưa ra là vì lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm 2024 là số âm. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2024, QCG ghi nhận lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ lỗ hơn 15 tỷ đồng.

Quốc Cường Gia Lai không đủ tiền hoàn trả cho bà Trương Mỹ Lan- Ảnh 1.

Quốc Cường Gia Lai gặp đang khó khăn lớn về tài chính.

Đáng chú ý, Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam sau khi kiểm toán báo cáo tài chính bán niên 2024 của QCG đã chỉ ra điểm nhấn mạnh.

Theo đó, ngày 11/4, TAND TPHCM đã ra bản án sơ thẩm buộc QCG phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ Công ty CP Island là hơn 2.882 tỷ đồng để thi hành nghĩa vụ cho bà Trương Mỹ Lan. Thế nhưng tại thời điểm ngày 30/6, QCG chỉ còn hơn 27 tỷ đồng tiền mặt nhưng tổng nợ vay lên tới hơn 434 tỷ đồng. Như vậy, quỹ tiền mặt của QCG nhỏ hơn nhiều so với số tiền phải trả cho Công ty CP Island.

Tương tự, HoSE quyết định giữ nguyên diện cảnh báo và kiểm soát đối với cổ phiếu SMC do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm ngày 30/6 là âm hơn 68 tỷ đồng và lợi nhuận nửa đầu năm 2024 tuy không âm nhưng vẫn còn lỗ luỹ kế.

Đáng lưu ý, Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Moore AISC thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính bán niên năm 2024 của SMC chỉ ra: SMC ghi nhận tài sản ngắn hạn gần 3.305 tỷ đồng và nợ ngắn hạn gần 4.032 tỷ đồng. Như vậy, SMC đang sử dụng gần 727 tỷ đồng nguồn vốn ngắn hạn dưới 1 năm để tài trợ cho tài sản dài hạn với kỳ hạn trên 1 năm.

Lý giải về việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn và lỗ luỹ kế hơn 68 tỷ đồng, SMC cho biết, điều này gây nên quan ngại về khả năng tạo tiền của công ty để thanh toán cho các khoản công nợ đến hạn thanh toán. SMC tin rằng sẽ nhận được sự hỗ trợ của các nhà cung cấp và cá nhân bằng việc gia hạn thời gian trả nợ.

ITA tiếp tục bị nhắc nhở

HoSE vừa có văn bản nhắc nhở và đề nghị Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán: ITA) khẩn trương công bố thông tin theo đúng quy định về báo cáo tài chính riêng và hợp nhất soát xét bán niên năm 2024.

Quốc Cường Gia Lai không đủ tiền hoàn trả cho bà Trương Mỹ Lan- Ảnh 2.

Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo chậm công bố báo cáo tài chính.

Theo đó, căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính, hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, công ty đại chúng phải công bố báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán báo cáo soát xét nhưng không được vượt quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính.

Trước đó, Công ty Tân Tạo có công văn đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, HoSE cho phép ITA tạm hoãn công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, báo cáo thường niên năm 2023, báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024.

Theo ITA, ngày 24/6, công ty đã có công văn phúc đáp văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để giải trình chứng minh lý do bất khả kháng nhưng đến nay Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước vẫn chưa phản hồi. Trong khi đó, HoSE vẫn ban hành quyết định vào ngày 9/7 về đưa cổ phiếu ITA vào diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 16/7.

Ngày 19/7, Công ty Tân Tạo đã có báo cáo tình hình khắc phục cổ phiếu ITA thuộc diện cảnh báo quý III và đề nghị đưa cổ phiếu ITA ra khỏi diện cảnh báo (lần 7); báo cáo tình hình khắc phục cổ phiếu ITA vào diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 16/7 và giải trình đề nghị hủy bỏ quyết định ngày 9/7 về việc đưa cổ phiếu ITA vào diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 16/7.

Trong tất cả các văn bản gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và HoSE, Công ty Tân Tạo khẳng định đã giải trình rất rõ và chi tiết lý do bất khả kháng mà suốt nhiều tháng nay, dù công ty đã nỗ lực hết sức, liên hệ làm việc và thuyết phục tất cả các đơn vị kiểm toán (30 công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán năm 2023) nhưng tất cả các công ty kiểm toán đều từ chối.

Nguyên nhân chính theo phía Công ty Tân Tạo là do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đình chỉ tư cách kiểm toán 4 kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho Công ty Tân Tạo các năm 2021, 2022 và báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023.

Tân Tạo cho rằng, việc đình chỉ tư cách kiểm toán này khiến cho tất cả các công ty kiểm toán khác đều sợ kiểm toán cho Tân Tạo cũng sẽ bị đình chỉ tư cách kiểm toán viên một cách tương tự.

Tân Tạo đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và HoSE cho phép công ty được tạm hoãn công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, báo cáo thường niên năm 2023 và báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024 cho đến khi tìm được công ty kiểm toán và hoàn thành công việc kiểm toán.

Lùi thời hạn trả nợ, giảm lãi vay cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão Yagi

Ngân hàng Nhà nước mới đây đã có chỉ đạo hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (bão Yagi).

Cụ thể, theo văn bản phát đi ngày 9/9, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng sau bão Yagi.

Những đơn vị được yêu cầu thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại bởi bão Yagi gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang.

Rất nhiều mái nhà lợp bằng tôn ở quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng bị bão số 3 tốc, cuốn đi. (Ảnh: Ngọc Tân).

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành.

Các đơn vị này thực hiện xử lý nợ đối với khách hàng bị thiệt hại về vốn vay theo quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị các tổ chức tín dụng thực hiện công tác an sinh xã hội đối với các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản, những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão này.

Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị làm đầu mối chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn khẩn trương triển khai hỗ trợ khách hàng để góp phần khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra.

Song song đó, các đơn vị phối hợp với các sở, ban, ngành trên địa bàn tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố các giải pháp để hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại, các khu vực bị thiệt hại do bão.

Các báo cáo về đánh giá thiệt hại vốn vay của khách hàng và kết quả bước đầu triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ của ngành ngân hàng trên địa bàn phải được gửi trước ngày 20/9.

Chân dung những CEO trên sàn chứng khoán có thu nhập hơn 10 tỉ đồng/năm

FiinGroup mới đây có một báo cáo thống kê cho thấy bất động sản, dịch vụ tài chính (chủ yếu là chứng khoán) và bảo hiểm là 3 ngành có thu nhập bình quân của CEO cao nhất trên sàn chứng khoán

image

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Tổng giám đốc Kinh Bắc Nguồn: Website Kinh Bắc

Đứng đầu là bà Nguyễn Thị Thu Hương, Tổng giám đốc của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán: KBC), có thu nhập đến 17 tỉ đồng trong năm 2023, tương đương 1,4 tỉ đồng/tháng.

Trong khi đó, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024 đã soát xét của doanh nghiệp này, bà Hương có tổng thu nhập hơn 6,4 tỉ đồng trong 6 tháng đầu 2024, tức hơn 1 tỉ đồng/tháng - thấp hơn năm trước gần 400 triệu đồng/tháng.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương có hơn 15 năm kinh nghiệm trong quản lý điều hành trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp.

Bà Hương năm nay 53 tuổi, có học vị tiến sĩ và ngồi vị trí CEO kiêm Thành viên HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc từ năm 2007 đến nay. Báo cáo cho thấy bà Hương đang nắm số cổ phiếu trị giá hơn 10 tỉ đồng tại doanh nghiệp này.

Chân dung những CEO trên sàn chứng khoán có thu nhập hơn 10 tỉ đồng/năm- Ảnh 2.

Ông Danny Le – Tổng giám đốc Masan Group (Nguồn: Masan)

Xếp thứ hai là Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Masan (Masan Group, mã chứng khoán: MSN), ông Danny Le, với thu nhập là 14,7 tỉ đồng trong năm 2023, gần 1,3 tỉ đồng/tháng.

Theo website của Masan, ông Danny Le gia nhập Masan Group từ năm 2010, giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển của Masan cũng như trực tiếp tổ chức các giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A).

Ngoài CEO của Masan, ông còn là thành viên HĐQT của 6 công ty con thuộc Masan Group, trong đó giữ vai trò Chủ tịch HĐQT tại Công ty CP Masan High-Tech Materials và Công ty CP Masan MEATLife.

Chân dung những CEO trên sàn chứng khoán có thu nhập hơn 10 tỉ đồng/năm- Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thu Hằng, Tổng giám đốc Công ty CP Vinhomes Ảnh: VHM

Đứng thứ ba là bà Nguyễn Thu Hằng, Tổng giám đốc Công ty CP Vinhomes (mã chứng khoán: VHM), có thu nhập hơn 10 tỉ đồng trong năm 2023.

Bà Hằng ngồi vị trí Tổng giám đốc Vinhomes từ tháng 5-2022. Trước đó, bà giữ vị trí Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp này.

Bà Hằng có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, quản trị rủi ro và ngân hàng, từng giữ các vị trí Trưởng phòng Quản lý Rủi ro Hoạt động, Trưởng phòng Khách hàng Doanh nghiệp và Trưởng phòng Thị trường vốn tại Ngân hàng Vietinbank.

Chân dung những CEO trên sàn chứng khoán có thu nhập hơn 10 tỉ đồng/năm- Ảnh 4.

Ông Trần Xuân Ngọc, nguyên CEO Nam Long. Nguồn Nam Long

Xếp sau đó là nguyên Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG) Trần Xuân Ngọc có thu nhập gần 12,9 tỉ đồng trong năm 2023, tương đương hơn 1 tỉ đồng/tháng.

Ông Ngọc ngồi ghế Tổng giám đốc Nam Long từ tháng 3-2021. Trước khi gia nhập Nam Long, ông từng là Phó chủ tịch vận hành toàn cầu của Tập đoàn Shelf Drilling ở Dubai – UAE, giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn Transocean tại các quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan…

Tuy nhiên, đến tháng 3-2024, HĐQT Nam Long đã miễn nhiệm chức vụ CEO đối với ông Ngọc do đã kết thúc nhiệm kỳ kể từ ngày 30-3-2024. Đồng thời, HĐQT bổ nhiệm ông Lucas Ignatius Loh Jen Yuh vào vị trí này nhiệm kỳ 2024 - 2026.

Chân dung những CEO trên sàn chứng khoán có thu nhập hơn 10 tỉ đồng/năm- Ảnh 5.

Tổng Giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang Ảnh: B. Trân

Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) Nguyễn Việt Quang có thu nhập cũng trên 10 tỉ đồng trong năm 2023.

Ông Nguyễn Việt Quang được bầu vào HĐQT Tập đoàn Vingroup từ năm 2017. Ông đảm nhiệm Tổng giám đốc Vingroup năm 2018.

Trong thời gian ông Quang điều hành, Vingroup đã triển khai đầu tư các dự án VinFast (ô tô), Vsmart (thiết bị thông minh), VinTech (R&D công nghệ và giải pháp IT), One Mount Group (hệ sinh thái số)…

Chân dung những CEO trên sàn chứng khoán có thu nhập hơn 10 tỉ đồng/năm- Ảnh 6.

Bà Trần Mai Hoa, Tổng Giám đốc Công ty CP Vincom Retail Ảnh: VRE

Một lãnh đạo khác của Vingroup cũng góp mặt trong danh sách những người có thu nhập cao nhất sàn chứng khoán là bà Trần Mai Hoa, Tổng Giám đốc Công ty CP Vincom Retail (mã chứng khoán: VRE), với hơn 10 tỉ đồng trong năm 2023.

Tuy nhiên, từ giữa tháng 10-2023, bà Hoa đã rời khỏi vị trí CEO Vincom Retail, người thay thế là bà Phạm Thị Thu Hiền.

Đến tháng 3-2024, bà Mai Hoa được tái bổ nhiệm làm CEO, đồng thời là Phó Chủ tịch HĐQT Vincom Retail nhiệm kỳ 2024 - 2028. Bà Hiền, người trước đó giữ vị trí CEO Vincom Retail, được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc kinh doanh và marketing của công ty này.

Sau đó, đến cuối tháng 4-2024, HĐQT Vincom Retail miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với bà Hoa, bổ nhiệm bà Phạm Thị Thu Hiền giữ chức Tổng giám đốc.

Bà Mai Hoa gia nhập Vincom Retail từ năm 2014 với vị trí Phó Tổng Giám đốc vận hành Vincom Retail. Đến tháng 4-2016, bà được bổ nhiệm chức Tổng Giám đốc Vincom Retail.

Trước khi gia nhập Vincom Retail, bà Hoa từng giữ các chức vụ như Giám đốc Tài chính của Công ty CP Gami Thương mại và nhiều vị trí lãnh đạo tại Công ty CP Đầu tư An Du - nhà phân phối chính thức Mercedes-Benz Việt Nam, bao gồm Kế toán trưởng, Giám đốc Tài chính và Phó Tổng Giám đốc.

TP.HCM sẽ đấu giá loạt lô đất tại Thủ Thiêm

Kể từ tháng 6-2025, TP.HCM sẽ đấu giá loạt lô đất tại Thủ Thiêm, trong đó có các lô đất đã từng trúng đấu giá hàng chục ngàn tỉ đồng nhưng sau đó bỏ cọc.

TP.HCM sẽ đấu giá loạt lô đất tại Thủ Thiêm - Ảnh 1.

UBND TP.HCM sẽ đấu giá các lô đất tại Thủ Thiêm để tăng nguồn thu từ đất đai. Trong ảnh: Một người dân câu cá ngày 13-1 trong lô đất 3-5 từng được đấu giá hơn 3.800 tỉ đồng tại Thủ Thiêm - Ảnh: NGỌC HIỂN

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch tổ chức đấu giá các lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở TP Thủ Đức.

TP.HCM sẽ tập trung đấu giá trước 3 lô (ký hiệu 1-2, 1-3 thuộc khu chức năng số 1 và 3-5 thuộc khu chức năng số 3), sau khi có kết quả đấu giá sẽ rút kinh nghiệm và tiếp tục đấu giá các lô còn lại.

Trong giai đoạn 2024 - 2025, TP.HCM xử lý chấm dứt hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã ký với người trúng đấu giá quyền sử dụng đất với 4 lô đất 3-5, 3-8, 3-9, 3-12 tại khu chức năng số 3. Đây là các lô đất từng “gây sốt” khi doanh nghiệp trúng đấu giá với giá cao chót vót vào năm 2021, lên đến 2,4 tỉ đồng/m².

Theo kế hoạch này, TP.HCM sẽ tổ chức đấu giá 3 lô đất thuộc khu chức năng số 1 và khu chức năng số 3 gồm lô 1-2 (rộng 7.800m²), lô 1-3 (rộng 5.000m²) cùng được quy hoạch là dân cư đa chức năng, lô 3-5 (rộng 6.500m²) quy hoạch khu nhà ở chung cư hỗn hợp có bố trí kết hợp chức năng thương mại dịch vụ. Dự kiến việc đấu giá sẽ thực hiện trong tháng 6-2025.

Sau giai đoạn trên TP.HCM dự kiến triển khai đấu giá tiếp 4 lô đất thuộc khu chức năng số 1, 3 lô thuộc khu chức năng số 3 và 1 lô thuộc khu chức năng số 7, gồm lô 1-5, 1-6, 1-9, 1-10, 3-8, 3-9, 3-12 và 7-1.

Thời gian thực hiện dự kiến từ tháng 7-2025 đến năm 2026.

Đối với khu phức hợp thể thao giải trí 2c gồm 6 lô, UBND TP giao TP Thủ Đức phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc thực hiện các thủ tục điều chỉnh quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 theo quy định. Sở Tài nguyên và Môi trường được giao trình UBND TP.HCM về thống nhất chọn nhà đầu tư thông qua đấu giá.

Đối với 2 lô đất 1-12 và 1-20, UBND TP Thủ Đức báo cáo UBND TP.HCM về tình hình tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Sở Tài nguyên và Môi trường được giao trình UBND TP về thống nhất chọn nhà đầu tư thông qua đấu giá.

Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Võ Văn Hoan - phó chủ tịch UBND TP.HCM - cho biết để tránh tái diễn tình trạng đấu giá cao, bỏ cọc như đã xảy ra, cần phải kiểm soát năng lực đầu vào.

“Nếu doanh nghiệp có năng lực thật, những người thực sự có năng lực, điều kiện, tâm huyết… thì chúng ta đưa ra những tiêu chí để lựa chọn, sàng lọc các nhà đầu tư đó. Những doanh nghiệp mới thành lập 1-2 tháng, tổng vốn chỉ vài chục tỉ, thậm chí chỉ 1 tỉ đồng thì phải loại ngay lập tức, bởi không đủ điều kiện tham gia”, ông Hoan nói.

Tại thời điểm đấu giá vào năm 2021, Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) trúng đấu giá lô 3-12 với mức giá 24.500 tỉ đồng. Công ty TNHH Đầu tư phát triển và thương mại Bình Minh trúng đấu giá lô 3-9 với mức giá 5.026 tỉ đồng. Công ty cổ phần Sheen Mega trúng đấu giá lô 3-8 với mức giá 4.000 tỉ đồng. Công ty cổ phần Dream Republic trúng đấu giá lô đất 3-5 với giá 3.820 tỉ đồng.

Gần 50.000 tỉ đồng đổ vào trái phiếu, nhà băng dẫn đầu, địa ốc hút gần 5.000 tỉ

Đã có gần 50.000 tỉ đồng được huy động thành công thông qua trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 8, trong đó các nhà băng giữ vị trí quán quân.

Gần 50.000 tỉ đồng đổ vào trái phiếu, nhà băng dẫn đầu, địa ốc hút gần 5.000 tỉ - Ảnh 1.
[image]

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động trong tháng 8, trong đó nhóm các nhà băng tăng huy động vốn qua kênh này - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động trở lại với tổng giá trị phát hành mới đạt con số ấn tượng trong tháng 8.

Các nhà băng thành “ông vua” huy động vốn trên thị trường trái phiếu

Theo dữ liệu từ VBMA, tính đến ngày 30-8, có 43 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 37.995 tỉ đồng và 2 đợt phát hành ra công chúng trị giá 11.000 tỉ đồng trong tháng 8-2024.

Như vậy trong tháng 8, tổng cộng có gần 49.000 tỉ đồng được huy động thành công thông qua trái phiếu doanh nghiệp. Cộng dồn đầu năm đến nay, có 227 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 215.583 tỉ đồng và 13 đợt phát hành ra công chúng trị giá 22.773 tỉ đồng.

Các ngân hàng đang dẫn đầu trong cuộc đua huy động vốn khi có đến 42.000 tỉ đồng trái phiếu đã phát hành với những nhà băng huy động vốn gồm HDBank, VPBank, Agribank, BIDV, Baovietbank, Vietinbank, OCB, TPBank, VIB, LPBank, ACB, NamABank, MBBank, SHB.

Đứng ở vị trí “á quân” huy động vốn là nhóm bất động sản khi huy động được gần 5.000 tỉ đồng thông qua 7 đợt phát hành.

Cụ thể, Công ty CP đầu tư xây dựng Thái Sơn có 1 đợt phát hành với trị giá 1.890 tỉ đồng, Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp (Becamex) có 3 đợt phát hành với tổng trị giá 1.000 tỉ đồng, Công ty CP đầu tư Nam Long có 2 đợt phát hành với tổng trị giá 900 tỉ đồng, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc có 1 đợt phát hành trị giá 1.000 tỉ đồng.

Nhóm doanh nghiệp ngành tài chính có Công ty CP Tập đoàn đầu tư I.P.A có 1 đợt phát hành với trị giá 1.096 tỉ đồng, Công ty CP kinh doanh F88 có 2 đợt phát hành với tổng trị giá 150 tỉ đồng.

Ngành năng lượng chỉ có Công ty CP Điện Gia Lai với 1 đợt phát hành trái phiếu trị giá 200 tỉ đồng.

Gần 50.000 tỉ đồng đổ vào trái phiếu, nhà băng dẫn đầu, địa ốc hút gần 5.000 tỉ - Ảnh 2.

Giá trị phát hành trái phiếu trong năm 2023 theo nhóm ngành - Đồ họa: VBMA

Cần tăng tính minh bạch của thị trường

Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố, WB nhận định thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu phục hồi. Lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng gấp 2,5 lần trong nửa đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023 do các ngân hàng tận dụng môi trường lãi suất thấp để đảo nợ trái phiếu.

Tuy nhiên, WB cho rằng lượng trái phiếu đáo hạn trong nửa cuối năm 2024 ước lên đến 139,8 ngàn tỉ VND (5,6 tỉ USD), trong đó trái phiếu bất động sản chiếm 42%, tạo áp lực cho lĩnh vực bất động sản trong điều kiện khó khăn về dòng tiền.

Theo WB, cho đến gần đây, việc tập trung vào phát hành riêng lẻ tạo rủi ro cho các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.

Mặc dù Luật Chứng khoán đã quy định hạn chế tiếp cận trái phiếu phát hành riêng lẻ, nhưng những bất cập về định nghĩa nhà đầu tư chuyên nghiệp và cách áp dụng trong thực tế đã tạo điều kiện để một lượng lớn trái phiếu phát hành riêng lẻ được bán cho các nhà đầu tư cá nhân chưa được trang bị để hiểu về rủi ro hoặc có khả năng hấp thụ tổn thất.

Kết quả, khi các vụ việc gian lận lớn và hành vi sai trái bị phát hiện vào giữa năm 2022, nhà đầu tư mất lòng tin và thị trường giảm mạnh. Điều quan trọng là các cơ quan chức năng tiếp tục cải cách để ổn định lại thị trường và định hướng để thị trường tăng trưởng theo đúng hướng.

WB cho rằng nghị định số 08/2023 đã tạo hành lang tái cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp để ngăn chặn những xáo trộn lớn hơn gây ảnh hưởng đến ổn định tài chính, còn nghị định số 65/2022 ban hành các điều kiện và yêu cầu chặt chẽ hơn về phát hành riêng lẻ trái phiếu, đặc biệt trái phiếu bán cho nhà đầu tư cá nhân, với các yêu cầu thắt chặt về công bố thông tin.

"Dù đó là các bước đi tích cực, nhưng cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để phát triển thị trường theo hướng lành mạnh.

Những việc cần làm tiếp theo bao gồm tăng cường tiêu chí xác định nhà đầu tư chuyên nghiệp và cách áp dụng, mở rộng việc sử dụng xếp hạng tín nhiệm, khuyến khích các quỹ đầu tư đại chúng phát triển để tập hợp các nhà đầu tư nhỏ lẻ và đẩy mạnh tính chuyên nghiệp trên thị trường, tối ưu hóa kênh phát hành đại chúng và tăng cường minh bạch thông tin trước và sau giao dịch", WB khuyến cáo.

Hơn 105.000 tỉ đồng trái phiếu đáo hạn, doanh nghiệp tiếp tục phát hành trái phiếu

Trong tháng 8, các doanh nghiệp đã mua lại 11.023 tỉ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 45% so với cùng kỳ năm 2023. Trong các tháng còn lại của năm 2024, ước tính có khoảng 105.945 tỉ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản với 43.352 tỉ đồng, tương đương 40,9%.

Về kế hoạch phát hành sắp tới, VBMA cho hay HĐQT Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc đã thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ trong quý 3-2024 với tổng trị giá tối đa 1.000 tỉ đồng.

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo, mệnh giá 1 tỉ đồng/trái phiếu. Trái phiếu có kỳ hạn 2 năm với lãi suất cố định 10,5%/năm.

Bên cạnh đó, HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng đã thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ được chia làm 15 đợt trong năm 2024. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không tài sản đảm bảo với trị giá tối đa 15.000 tỉ đồng, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, kỳ hạn tối đa 5 năm.

TCB: Techcombank “mắc kẹt” với lô trái phiếu hơn 2.000 tỷ của Bất động sản Nhật Quang

Công ty Cổ phần Bất động sản Nhật Quang liên tục “khất nợ” tiền gốc và lãi của lô trái phiếu có tổng giá trị 2.150 tỷ đồng dù đã đáo hạn từ tháng 1/2024. Techcombank là trái chủ của phần lớn lô trái phiếu này.

Theo thông báo định kỳ về tình hình thanh toán gốc, lãi, Bất động sản Nhật Quang phải thanh toán 2.150 tỷ đồng tiền gốc và 428,4 tỷ đồng tiền lãi của lô trái phiếu NQRB212400 vào ngày 22/1/2024. Song, hiện tại, công ty vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán và đang xin gia hạn với trái chủ. Công ty cũng không thông tin về ngày sẽ thanh toán.

Việc không thể hoàn thành nghĩa vụ trái phiếu diễn ra trong bối cảnh Bất động sản Nhật Quang kinh doanh bết bát. Năm 2022, công ty gánh khoản lỗ cực lớn lên đến 5.573 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lỗ hơn 267 tỷ đồng. Khoản lỗ hàng nghìn tỷ chẳng những “bào sạch” vốn chủ sở hữu, mà còn khiến khoản này âm gần 4.000 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2022. Hiện, công ty vẫn chậm trễ trong việc gửi thông tin tài chính năm 2023.

Dữ liệu cho thấy, trái chủ của lô trái phiếu này là bà Bùi Thị Hải Hà (nắm giữ 23,256% - tương đương 500 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, HoSE: TCB) (nắm giữ 76,744% - tương đương 1.650 tỷ đồng).

Bà Bùi Thị Hải Hà là một nhân vật quen thuộc trên thị trường khi từng kinh qua các vị trí quan trọng tại nhiều doanh nghiệp địa ốc. Nữ doanh nhân sinh năm 1987 là cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Supreme (góp 117,35 tỷ đồng, tương đương 15% vốn điều lệ) - chủ sở hữu của khu đất HH1 rộng gần 9.000 m2 ở Khu đô thị Ba Son, Quận 1, TP.HCM. Hiện, vốn điều lệ của Supreme đã tăng lên 5.636,3 tỷ đồng, còn bà Bùi Thị Hải Hà đương nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Bên cạnh đó, bà Bùi Thị Hải Hà này còn từng thay ông Nguyễn Hồng Phong đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp) - đơn vị nắm quyền chi phối tại dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An (tên gọi mới là The Global City) rộng 117ha, nằm cạnh khu phức hợp Saigon Sports City, tiếp giáp với cao tốc Long Thành - Dầu Giây.

Ngoài những đơn vị kể trên, bà Bùi Thị Hải Hà đang đại diện pháp luật tại một nhóm doanh nghiệp khác, có thể kể đến như Công ty Cổ phần Hà Thành Invest Hà Nội (vốn điều lệ 679,8 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Đại Thành Invest Hà Nội (vốn điều lệ 475 tỷ đồng)….

Dự án The Spirit of Saigon (Ảnh: VietnamFinance)

Còn Techcombank, ngoài vai trò là trái chủ, nhà băng này còn có mối quan hệ tín dụng với Bất động sản Nhật Quang, tài sản bảo đảm liên quan đến dự án The Spirit of Saigon.

Cũng liên quan đến dự án The Spirit of Saigon, Techcombank còn là trái chủ nắm giữ 100% lô trái phiếu trị giá 1.900 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Đầu tư Smart Dragon. Đơn vị này cũng chưa thanh toán được gốc trái phiếu cho Techcombank, dù lô trái phiếu đã đáo hạn vào ngày 22/1/2024.

Năm 2021, Smart Dragon và Bất động sản Nhật Quang lần lượt phát hành 2 lô trái phiếu là SMDB2124001 và NQRB2124001 có tổng giá trị 4.050 tỷ đồng để đặt cọc mua khu khách sạn, văn phòng và thương mại của dự án The Spirit of Saigon.

Hai đơn vị này từng ký các thoả thuận đặt cọc mua dự án với chủ đầu tư là Công ty TNHH Saigon Glory vào ngày 31/12/2020. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán dự án giữa các đơn vị đã không thành công.

Đáng nói, việc hai đơn vị này không ký hợp đồng mua bán với Saigon Glory cho toàn bộ diện tích bất động sản đã đặt cọc mua tại dự án The Spirit of Saigon đã khiến lãi suất áp dụng cho các lô trái phiếu tính từ ngày 1/11/2022 điều chỉnh về mức 16%/năm.

The Spirit of Saigon là dự án khu văn phòng - thương mại - dịch vụ - căn hộ ở - khách sạn 6 sao, nằm tại vị trí đắc địa thuộc trung tâm TP. HCM với 4 mặt tiền là Phạm Ngũ Lão, Phó Đức Chính, Lê Thị Hồng Gấm, Calmette và đối diện chợ Bến Thành.

Để triển khai dự án này, năm 2020, Chứng khoán Tân Việt (TVSI) Techcombank đã thu xếp cho Saigon Glory phát hành 10 lô trái phiếu giá trị 10.000 tỷ đồng cho gần 4.000 trái chủ.

Tuy nhiên, Saigon Glory không thể thanh toán gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn, dẫn đến việc yêu cầu xử lý tài sản đảm bảo. Điều đáng nói, theo ngân hàng quản lý tài sản đảm bảo, Saigon Glory không thể hiện thiện chí hợp tác làm việc, liên tục kéo dài thời gian bàn giao tài sản đảm bảo, gây cản trở việc xử lý tài sản và tăng thêm thiệt hại cho trái chủ.

Hiện, Saigon Glory đang thực hiện mua lại trước hạn trái phiếu theo thoả thuận với trái chủ. Toàn bộ các lô trái phiếu trên sẽ được kéo dài thời gian đáo hạn từ 1-2 năm và sẽ được mua lại theo tiến độ.

2 Likes

Đất Xanh (DXG) dùng các căn hộ của dự án nghìn tỷ hỗ trợ người dân tại Thái Nguyên tránh lũ

Mực nước lũ lên cao đã gây ngập nặng tại thành phố Thái Nguyên.
Do lượng nước từ thượng nguồn đổ về cùng với cơn mưa lớn khiến nhiều tuyến phố, khu dân cư tại khu vực thành phố Thái Nguyên đang ngập sâu trong nước. Nhiều khu dân cư bị cô lập, phải chờ đội cứu hộ đến phát nhu yếu phẩm.


Theo dự báo, từ nay đến chiều tối 11/9, khu vực tỉnh Thái Nguyên tiếp tục có mưa to đến rất to và giông. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Lượng mưa phổ biến từ 100-250mm, có nơi trên 300mm.

Trong bối cảnh ấy, sáng nay (10/9), thành viên hệ sinh thái Đất Xanh (DXG) là Đất Xanh Miền Bắc thông báo sẵn sàng hỗ trợ người dân Thái Nguyên chống lũ.

Theo đó, Đất Xanh Miền Bắc cho biết hiện đang sẵn sàng các căn hộ trống tại tầng 18 tòa E - Tecco Elite (đường Quang Trung, phường Thịnh Đán) dành cho người dân tránh lũ:

  • Sức chứa khoảng từ 150-200 người

  • Đảm bảo điện nước, nhu yếu phẩm cơ bản tại căn hộ cho người dân tránh lũ đến khi nước rút và tình hình ổn định trở lại.


Khu vực Tecco Elite - Đất Xanh Miền Bắc

Theo công ty, khu vực Tecco Elite hiện nay không ngập, căn hộ tại tầng cao rất an toàn. Đồng thời, Đất Xanh Miền Bắc cũng đã liên hệ với Công an Phường Thịnh Đán cùng phối hợp với Ban Quản lý Tòa nhà để hỗ trợ người dân tới tránh lũ an toàn, đảm bảo an ninh tại các căn hộ này.

Mọi thông tin liên hệ chi tiết xin vui lòng liên hệ: Sim - SĐT 0975789632 hoặc Hoàng - SĐT: 0349219208.

Siêu bão Yagi 60 năm mới xảy ra 1 lần sẽ tác động ra sao tới các doanh nghiệp?

image

VPBankS đưa ra triển vọng lạc quan trong những tháng cuối năm đối với ngành điện với dự báo nhu cầu điện tiếp tục gia tăng.

Giai đoạn tháng 5 và tháng 6 là thời điểm chuyển mùa và bắt đầu mùa mưa ở miền Bắc. Nhiều nhận định cho rằng khả năng từ tháng 6, El Nino đã suy yếu và chuyển dần sang pha La Nina. Trái ngược với El Nino gây ra nắng nóng và khô hạn, trạng thái La Nina lại gây mưa nhiều.

Trong báo cáo ngành điện mới cập nhật, Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho rằng hình thái La Nina sẽ hoạt động mạnh từ tháng 8 tới tháng 12/2024, với tỷ lệ 66%-74% và có khả năng kéo dài tới tháng 4 năm sau (tỷ lệ 44%). Lượng mưa trong từ tháng 6 đến tháng 8/2024 có mức cao hơn 15% đến 30% so với trung bình nhiều năm.

Đội ngũ phân tích VPBankS cho rằng điều này hỗ trợ các nhà máy thủy điện có thể hoạt động tích cực hơn so với 2023. Điển hình, trong tháng 7, sản lượng thủy điện đã tăng lên 12,3 tỷ kwh, vượt điện Than lên vị trí số 1 và chiếm tới 44,3% tổng sản lượng nguồn . Sản lượng thủy điện năm 2024 kỳ vọng có thể đạt hơn 84 tỷ kwh, tăng 4% so với năm trước.

Hiện tượng thời tiết nhiều năm mới xảy ra gây mưa lớn tác động ra sao tới doanh nghiệp?- Ảnh 1.

Nguồn: VPankS

Mặt khác, Bộ Công thương/EVN vừa thực hiện điều chỉnh phương án nhu cầu điện tăng thêm 1,25% so với kế hoạch đầu năm, đưa tổng nhu cầu điện lên 310,6 tỷ kwh tăng gần 11% so với năm ngoái. VPBankS đưa ra triển vọng lạc quan trong những tháng cuối năm đối với ngành điện với dự báo nhu cầu điện tiếp tục gia tăng. Theo VPBankS, nhu cầu điện dự báo tăng từ 10%-11% trong năm 2024 trước kỳ vọng kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hơn (6%-6,5%).

Ngoài ra, triển vọng tăng trưởng ngành điện còn được thúc đẩy bởi giá nhiên liệu sơ cấp cơ bản tiếp tục ổn định ở nửa cuối năm cũng như việc hoàn thiện cơ chế giá điện cho dự án điện khí nhập khẩu LNG, giá điện cho NLTT.

Hiện tượng thời tiết nhiều năm mới xảy ra gây mưa lớn tác động ra sao tới doanh nghiệp?- Ảnh 2.

Nguồn: VPankS

4 cổ phiếu điện kỳ vọng tăng trưởng

Dựa vào những phân tích trên, nhóm phân tích chỉ ra 4 cổ phiếu ngành điện tiềm năng, kỳ vọng tăng trưởng những tháng cuối năm 2024, bao gồm: PC1, QTP, REE và POW.

Với Tập đoàn PC1 (mã: PC1) , VPBanks đưa ra góc nhìn lạc quan về hoạt động xây lắp điện và sản xuất công nghiệp sẽ hồi phục tốt. Mảng bất động sản khu công nghiệp dự báo lạc quan các tháng cuối năm. CTCK này dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2024 lần lượt tăng 27% và 75% so với năm ngoái.

Bên cạnh đó, nhóm phân tích dự báo sản lượng điện của Nhiệt điện Quảng Ninh (mã: QTP) có thể thực hiện từ 7.750-7.7800 kwh cho cả năm 2024. Nhờ đó, doanh thu và lợi nhuận dự kiến lần lượt đạt 11.892 tỷ và 764 tỷ đồng, bằng 99% và 118% của năm 2023. Một số điểm nhấn đầu tư có thể kể tới sản lượng điện sản xuất đạt mức cao, chi phí sản xuất tiếp tục giảm và cổ tức tiền mặt hấp dẫn.

Đồng thời, VPbankS cũng kỳ vọng EL Nino kết thúc trong nửa đầu năm sẽ mang lại sản lượng thủy điện tốt hơn cho Cơ điện lạnh (mã: REE) trong nửa cuối năm, đặc biệt REE sở hữu nhiều nhà máy khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản có thể bù đắp suy giảm lĩnh vực thủy điện. Dự án Etown6 đang trong giai đoạn hoàn thiện và sẽ bàn giao mặt bằng cho khách hàng thuê từ đầu quý 2/2024, diện tích văn phòng cho thuê tăng thêm gần 37.000 m2.

Cuối cùng, VPbankS nhận định động lực tăng trưởng trong năm 2024 của Tổng Công ty Điện lực dầu khí (mã: POW) là tổ máy S1 nhà máy Vũng Áng. Nhà máy này đã hoạt động trở lại và các nhà máy điện khí hoàn thành bảo dưỡng sẽ gia tăng sản lượng phát điện, nâng cao hiêu quả sản xuất kinh doanh.

Trong dài hạn, dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 tiếp tục là động lực phát triển của công ty từ 2025-2026, dự kiến đóng góp thêm 1.500 MW (+36% công suất) và 9.200 triệu kwh (+45% sản lượng điện).

Hiện tượng El Nino là một hiện tượng khí hậu xảy ra khi lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo Thái Bình Dương nóng lên dị thường, kéo dài từ 8 đến 12 tháng hoặc lâu hơn. Hiện tượng này thường xuất hiện 3 đến 4 năm một lần và có ảnh hưởng lớn đến thời tiết và khí hậu trên toàn thế giới.

Ngược lại, hiện tượng La Nina xảy khi lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo Thái Bình Dương lạnh đi dị thường. Hiện tượng này cũng có chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn El Nino và có thể xuất hiện ngay sau khi El Nino suy yếu. Được hình thành từ tháng 3 đến tháng 6 hằng năm, và gây ảnh hưởng mạnh nhất vào cuối năm cho tới tháng 2 năm sau.

Hơn 1,45 tỷ cổ phiếu HNG, HBC sẽ giao dịch trở lại trên UPCOM từ 18/9/2024

Theo quyết định của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), hơn 1,45 tỷ cố phiếu HNG và HBC sẽ sẽ bắt đầu giao dịch trở lại trên UPCoM từ ngày 18/9/2024 sau khi bị hủy niêm yết trên HoSE trước đó.

Cụ thể, 1.108.553.895 cổ phiếu HNG của Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai sẽ bắt đầu giao dịch trên UPCOM từ ngày 18/9/2024 sau khi bị hủy niêm yết trên HOSE từ ngày 6/9/2024.

Mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 4.600 đồng/cổ phiếu.

Bên cạnh đó, 347.213.270 cổ phiếu HBC của Công ty CP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình cũng sẽ bắt đầu giao dịch trên UPCOM từ ngày 18/9/2024 sau khi bị hủy niêm yết bắt buộc trên HOSE từ ngày 6/9/2024.

Giá tham chiếu của cổ phiếu HBC trong ngày giao dịch đầu tiên là 5.700 đồng/cổ phiếu.

Trước đó, vào ngày 9/8/2024, 9/8, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thông báo hủy niêm yết cổ phiếu với HBC của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và HNG của CTCP Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico). Quyết định có hiệu lực từ ngày 6/9.

Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HoSE) cho biết số lượng cổ phiếu HNG sẽ bị hủy niêm yết hơn 1,1 tỷ cổ phiếu, giá trị theo mệnh giá hơn 11.085 tỷ đồng.

Lý do hủy niêm yết cổ phiếu vì HAGL Agrico có kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tục, căn cứ theo báo cáo tài chính kiểm toán các năm 2021, 2022 và 2023.

Đây là trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 120 nghị định 155 ngày 31/12/2020, theo HoSE.

Còn với Xây dựng Hòa Bình (HBC), quyết định hủy niêm yết sẽ khiến hơn 347,2 triệu cổ phiếu của tập đoàn này phải rời sàn. Giá trị cổ phiếu theo mệnh giá tương đương hơn 3.472 tỷ đồng.

Theo HoSE, lý do hủy niêm yết HBC vì tập đoàn này có số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp, căn cứ theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023.

Liên quan đến những lo ngại của cổ đông HBC và HNG xung quanh việc cổ phiếu bị hủy niêm yết trên HoSE, lãnh đạo các doanh nghiệp cũng đã có những phát biểu trấn an.

Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT Xây dựng Hoà Bình cho biết, công ty cam kết sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định, đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi của cổ đông, nhà đầu tư mặc dù các quy chế về công bố thông tin trên UPCOM không nghiêm ngặt như HoSE.

"Chúng tôi cam kết rằng trong hai năm tới cổ phiếu HBC sẽ được tăng trưởng tốt và quyết tâm sớm niêm yết trở lại giao dịch trên sàn HoSE”, ông Lê Viết Hải nói.

Tương tự, ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT HAGL Agrico khẳng định, khi cổ phiếu HNG chuyển xuống giao dịch tại sàn UPCOM, công ty vẫn công bố thông tin minh bạch với 33.000 cổ đông như trên HoSE và trở lại sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện.

“Cổ đông cứ ngại việc hủy niêm yết, tôi thấy việc minh bạch và hình thành giá trị thực là quan trọng, cho dù xuống UPCOM khi làm tốt giá cổ phiếu vẫn có thể đi lên”, ông Trần Bá Dương nói.

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Được vay tối đa 1 tỷ đồng để mua nhà ở xã hội là quá thấp, cần phải tăng lên mức 3 tỷ đồng

TS. Nguyễn Trí Hiếu kiến nghị cần có chính sách tăng lương đồng đều đối với người dân lao động. Có như vậy, đối tượng này mới có thể tiếp cận được nhà ở xã hội trong bối cảnh hiện nay.

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2024, trong đó quy định chi tiết một số điều của Luật nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NƠXH). Đáng chú ý, nghị định mới này đã nâng hạn mức cho vay tối đa với trường hợp xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở.

Cụ thể, Điều 48 Nghị định 100/2024 quy định: Trường hợp mua, thuê NƠXH thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê nhà.

Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án sử dụng vốn, tối đa không quá 1 tỷ đồng (trước đây tối đa là 500 triệu đồng), có căn cứ suất vốn đầu tư xây dựng, đơn giá xây dựng nhà ở của cấp có thẩm quyền và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.

Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ; lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

Ngoài ra, cũng theo Nghị định số 100 của Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện lãi suất cho vay mua, thuê mua NƠXH, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở từ mức 4,8%/năm lên 6,6%/năm từ ngày 01/8/2024. Mức vay này tương đương với lãi suất cho vay hộ nghèo hiện tại là 6,6%/năm.

Đại diện Ngân hàng chính sách xã hội cho biết mức lãi suất cho vay này đã được cơ quan có thẩm quyền tổng kết, đánh giá, tính toán kỹ lưỡng nhằm đảm bảo cân đối, ổn định và dài hạn, với thời hạn vay lên đến 25 năm. Sau gần 10 năm triển khai thực hiện cho vay NƠXH, đã có hơn 49.000 người thu nhập thấp, công nhân cùng gia đình khó khăn được vay gần 21.000 tỷ đồng để mua, thuê, xây mới NƠXH, góp phần đảm bảo an sinh và giúp lao động yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) lại kiến nghị giữ nguyên mức lãi suất 4,8%/năm cho các khoản vay mua NƠXH tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Bởi mức tăng lãi suất từ 4,8%/năm lên 6,6%/năm là một thay đổi đáng kể, gây áp lực lớn cho người mua NƠXH. Hơn nữa, việc áp dụng lãi suất trung và dài hạn tương tự như lãi suất cho hộ nghèo có thể gây bất an cho người vay vì lãi suất có khả năng thay đổi thường xuyên, thậm chí hàng năm.

Một góc nhìn khác từ vị chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu, ông đánh giá về mức lãi suất vay 6,6%/năm của Ngân hàng Chính sách xã hội là mức hấp dẫn, tuy nhiên, cần được cố định trong nhiều năm.

Dẫn ví dụ ở Mỹ, ông Hiếu cho biết lãi suất vay mua nhà tại quốc gia này có thể lên đến 7,5%/năm nhưng được cố định trong suốt 30 năm. Điều này mang lại sự an tâm cho người mua nhà vì họ có thể sắp xếp kế hoạch tài chính dài hạn để trả nợ gốc và lãi. Nếu lãi suất ưu đãi chỉ áp dụng trong 1 thời gian đầu và sau đó thả nổi thì sẽ không còn ý nghĩa, người vay sẽ đối diện với rủi ro về tài chính khi lãi suất biến động.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia kinh tế cũng kiến nghị thêm: “Tôi nghĩ rằng, 1 tỷ đồng để hỗ trợ vay mua NƠXH là quá thấp. Cần phải tăng mức từ 1 tỷ đồng lên 3 tỷ đồng đễ hỗ trợ vay mua NƠXH thì mới đáp ứng được môi trường hiện tại, cả về giá trị bất động sản cũng như là mức sinh sống của người lao động”.

Bởi ông Hiếu đánh giá, một căn hộ chung cư tại Hà Nội phải có giá từ 3-5 tỷ đồng mới có diện tích tương đối là vừa phải để ở, đầy đủ tiện nghi. Còn nếu có chăng tìm được một căn hộ có mức giá 1 tỷ đồng, thì chắc chắn điều kiện vật chất đi kèm sẽ rất là èo uột, đời sống của người lao động sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Trước những khó khăn cản trở việc tiếp cận NƠXH của người lao động hiện nay, TS Hiếu kiến nghị cần phải cải thiện, nâng cao mức thu nhập của người dân. Mặc dù, từ 01/7/2024, Nhà nước đã ban hành chính sách tăng lương cho các cán bộ, công chức, viên chức, tuy nhiên đối với những người lao động tự do, làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Mặt khác, đối với họ, việc tăng lương tại thời điểm này rất khó để thực hiện được, bởi lẽ nhiều doanh nghiệp hiện vẫn còn gặp nhiều trở ngại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu giải quyết được vấn đề về thu nhập này, người lao động có thể chạm tay tới NƠXH và thực hiện được giấc mơ an cư.

Thủ tướng: Đề xuất đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn thế giới

Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030 hướng tới mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm từ 30 - 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.

Thủ tướng: Đề xuất đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn thế giới - Ảnh 1.

Thủ tướng chủ trì phiên họp của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội - Ảnh: VGP

Sáng 9-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội), chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội.

Cuộc họp cho ý kiến đối với dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030.

Làm sâu sắc các thành tựu trong bối cảnh khó khăn

Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thường trực tiểu ban tiếp thu, giải trình và bổ sung các nội dung đã được Bộ Chính trị và các đại biểu cho ý kiến. Từ đó hoàn thiện thêm một bước dự thảo báo cáo để xin ý kiến Bộ Chính trị, trình Hội nghị Trung ương lần thứ 10 sắp tới để xin ý kiến Đại hội Đảng các cấp, trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Trong đó đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 cần làm sâu sắc hơn những thành tựu, trong bối cảnh thế giới có nhiều khó khăn, thách thức, diễn biến phức tạp.

Việc đánh giá này để thấy rõ bản lĩnh, tự tin, đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, nắm chắc tình hình của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.

Từ đó đề ra mục tiêu giải pháp phù hợp, tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, bố trí nguồn lực, đi đôi với kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn để phát triển đất nước và xử lý các vấn đề mới nổi lên.

Cùng đó chỉ ra một số chỉ tiêu cần phấn đấu hơn nữa để đạt được như về tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong khi nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế còn khiêm tốn, xuất phát điểm thấp, độ mở cao nhưng sức chống chịu hạn chế và trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, phục hồi chậm.

Đối với phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030, Thủ tướng yêu cầu tiếp thu nội dung “ổn định để phát triển”; đổi mới tư duy phát triển đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, bảo đảm tính vượt trước dẫn đường, bứt phá trong một số lĩnh vực.

Đặc biệt là cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện có tính khả thi. Từ đó đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm từ 30 - 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số

Về các nhiệm vụ giải pháp, cần tập trung huy động được nguồn lực xã hội, nhất là hợp tác công - tư, nguồn lực nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp; tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, làm sâu sắc hơn nội dung về nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Đặc biệt là các ngành mới nổi như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, công nghiệp văn hóa. Cùng với đó tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, cải cách thể chế, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, doanh nghiệp là trung tâm.

Một số nhiệm vụ, đề án, dự án quan trọng cần thực hiện tạo tính đột phá, đó là: Đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ.

Phát triển công nghiệp đường sắt; công nghiệp năng lượng xanh, năng lượng sạch; đề án chống biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long; các dự án liên kết vùng, nhất là đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, các tuyến đường sắt đô thị.

Các dự án cảng biển, cảng hàng không; năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình; hạ tầng số, các Trung tâm Dữ liệu quốc gia, vùng, ngành; các trung tâm tài chính, trung tâm thương mại mang tầm quốc tế…

Taxi của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được ‘khách sộp’ chốt đơn 300 chiếc nhằm phục vụ 2 tỉnh Tây Bắc

Điện Biên và Lai Châu là 2 tỉnh thành mới nhất có sự hiện diện của taxi Xanh SM, nâng tổng địa phương có dịch vụ vận tải điện lên con số 55. Công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng kỳ vọng đưa taxi điện hiện diện tại 60/63 tỉnh thành trên toàn quốc trong năm 2024.

Taxi Xanh Điện Biên (thuộc Công ty TNHH Phan Hải 89) mới đây đã ký kết mua và thuê 300 xe điện từ GSM trong hai năm 2024 – 2025 để đưa vào thị trường Điện Biên và Lai Châu.

Toàn bộ xe bàn giao cho Taxi Xanh Điện Biên sẽ là VinFast VF5 Plus, mẫu xe điện kinh tế và lý tưởng để khai thác kinh doanh vận tải hành khách. Theo kinh nghiệm vận hành thực tế của nhiều đơn vị sử dụng ô tô điện, việc chuyển đổi không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế khi tiết kiệm đến 30% chi phí nhiên liệu và vận hành xe.

Song song với đó, lợi thế về các mốc bảo dưỡng dài hơn, ít chi tiết cần thay thế sẽ giúp tối ưu lợi nhuận cho hãng xe và cả cộng đồng tài xế.

Taxi của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được 'khách sộp' chốt đơn 300 chiếc nhằm phục vụ 2 tỉnh Tây Bắc
GSM “chốt đơn” 300 xe điện với Công ty TNHH Phan Hải 89

Ở góc độ khách hàng, việc taxi điện chính thức xuất hiện tại các tỉnh khu vực Tây Bắc mang tới sự hào hứng không nhỏ cho nhiều người.

“Từng trải nghiệm xe Xanh SM trong một dịp công tác tại Hà Nội hồi đầu năm, tôi rất thích loại xe không mùi, không tiếng ồn và thân thiện với môi trường này. Tôi vẫn mong Lai Châu sẽ sớm có taxi điện như vậy” - anh Nguyễn Tường Quân, một người dân thành phố Lai Châu, vui mừng chia sẻ.

Trong khi đó, nói về quyết định lựa chọn ô tô điện VinFast, ông Trần Thanh Quân - Giám đốc Công ty TNHH Phan Hải 89 - bày tỏ quyết tâm đồng hành cùng GSM để phủ xanh thị trường vận tải tại địa phương. “Taxi Xanh Điện Biên sẽ cùng GSM đưa phương tiện xanh đến gần hơn với cộng đồng tài xế và khách hàng địa phương, phổ cập trải nghiệm di chuyển tiện lợi và nâng cao ý thức của người dân vùng cao về việc bảo vệ môi trường. Hy vọng rằng với sự phát triển của Taxi Xanh Điện Biên, chúng ta sẽ chứng kiến thay đổi tích cực trong giao thông vận tải tại các tỉnh Tây Bắc” - ông Quân cho biết.

Taxi Xanh SM do GSM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vận hành. Hiện, doanh nghiệp đã hợp tác với hơn 10 doanh nghiệp để mở rộng mạng lưới taxi điện.

Sau thương vụ này, Điện Biên và Lai Châu là 2 tỉnh thành mới nhất có sự hiện diện của GSM, nâng tổng số địa phương có dịch vụ vận tải điện lên con số 55. Công ty kỳ vọng đưa taxi điện hiện diện tại 60/63 tỉnh thành trên toàn quốc trong năm 2024

Thêm doanh nghiệp chung tay với bà con vùng lũ: Central Retail Việt Nam góp 10.000 suất hàng, Long Châu phát thuốc miễn phí, Đất Xanh hỗ trợ nhà tạm trú

Thêm doanh nghiệp chung tay với bà con vùng lũ: Central Retail Việt Nam góp 10.000 suất hàng, Long Châu phát thuốc miễn phí, Đất Xanh hỗ trợ nhà tạm trú

Bão lũ đang diễn ra phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố miền Bắc, với tinh thần tương thân tương ái nhiều doanh nghiệp đã có động thái để hỗ trợ kịp thời đến bà con đang bị ảnh hưởng.

Central Retail Việt Nam cho biết đã hỗ trợ 10.000 suất hàng nhu yếu phẩm (mỗi suất bao gồm 1 thùng mì, 1 thùng nước uống tinh khiết), tới các gia đình bị thiệt hại do mưa bão, với tổng chi phí khoảng 1,25 tỷ đồng.

“Nhân viên viên tại những địa phương có siêu thị GO!, Big C sẽ tham gia, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành trực tiếp đi trao hàng cứu trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ” , ông Olivier Langlet, Tổng Giám đốc tập đoàn Central Retail Việt Nam chia sẻ.

Thêm doanh nghiệp chung tay với bà con vùng lũ: Central Retail Việt Nam góp 10.000 suất hàng, Long Châu phát thuốc miễn phí, Đất Xanh hỗ trợ nhà tạm trú- Ảnh 1.

Nhà thuốc Long Châu của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, FRT) cũng thông báo sẽ tặng thuốc và kit sơ cứu miễn phí hỗ trợ bà con vùng lũ.

Cụ thể, bà con bị xây xát do dọn dẹp hay bị cảm sốt, tiêu chảy thì đến nhà thuốc Long Châu gần nhất, đội ngũ dược sĩ sẽ hỗ trợ sát khuẩn, băng bó miễn phí để phòng tránh nhiễm trùng; đồng thời, phát miễn phí các kit sơ cứu gồm các vật dụng cần thiết như bông băng, băng gạc, cồn sát khuẩn, thuốc cảm, sốt, tiêu chảy… giúp bà con.

Long Châu cũng công bố số hotline khẩn cấp 24/7: 1800.6928 (miễn cước) để hỗ trợ các trường hợp cần thuốc gấp.

Thêm doanh nghiệp chung tay với bà con vùng lũ: Central Retail Việt Nam góp 10.000 suất hàng, Long Châu phát thuốc miễn phí, Đất Xanh hỗ trợ nhà tạm trú- Ảnh 2.

Nhà thuốc Long Châu thông báo sẽ tặng thuốc và kit sơ cứu miễn phí hỗ trợ bà con vùng lũ.

Chương trình áp dụng tại Nhà thuốc Long Châu trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi: Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Tuyên Quang, Hải Dương, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lai Châu, Sơn La, Ninh Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hòa Bình.

Bên cạnh đó, thành viên hệ sinh thái Đất Xanh là Đất Xanh Miền Bắc thông báo sẵn sàng hỗ trợ người dân Thái Nguyên chống lũ để hỗ trợ người dân tránh lũ. Theo thông tin từ công ty, các căn hộ trống tại tầng 18 tòa E có thể đón tiếp từ 150 đến 200 người, với đầy đủ điều kiện về điện, nước và nhu yếu phẩm cơ bản. Đây là những căn hộ cao tầng, đảm bảo an toàn cho người dân trong bối cảnh lũ lụt đang diễn biến nguy hiểm.

Trước đó, nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn và hỗ trợ đồng bào các khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ sau bão Yagi, các hãng hàng không như: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways đã ra thông báo vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ.

Nhật Bản đang làm điều chưa từng có suốt 10 năm

Trong nhiều năm, Nhật Bản đã đi ngược lại những gì nhiều nhà đầu tư coi là cơ hội vàng. Các công ty lớn nhỏ nắm giữ bất động sản trị giá hàng tỷ USD, song lại không muốn bán đi trừ khi nhu cầu kinh tế buộc họ phải hành động.

Hiện nay, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các công ty Nhật Bản đang tìm cách khai thác nguồn bất động sản khổng lồ. Các chủ đất lớn như chủ khách sạn, nhà điều hành đường sắt và nhà sản xuất muốn bán loại tài sản này để giải phóng vốn đầu tư, phần cũng muốn tập trung hơn vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và các cơ hội khác.

Sự thay đổi trong quan niệm đang diễn ra nhanh chóng. Một số công ty lớn nhất lĩnh vực tài chính toàn cầu, chẳng hạn như Blackstone và Bain Capital, đã dự cảm được trước, vậy nên tăng cường sự hiện diện tại thị trường Nhật Bản để tận dụng lợi thế. Đề nghị mua lại Fuji Soft của KKR, một công ty CNTT nắm giữ nhiều bất động sản, là ví dụ mới nhất.

“Các công ty từng bám vào bất động sản đã bắt đầu bán chúng”, Daisuke Kitta, giám đốc bất động sản của Blackstone Nhật Bản cho biết. “Tôi đã làm trong ngành bất động sản hơn 20 năm. Tôi chưa bao giờ thấy các công ty Nhật Bản đón nhận việc bán tài sản tích cực như vậy”.

Các công ty Nhật Bản thích nắm giữ bất động sản vì những lý do bắt nguồn từ cấu trúc tài chính và lịch sử đất nước. Họ có xu hướng dựa vào ngân hàng để huy động vốn và vì vậy, rất cần các kiểu tài sản thế chấp như bất động sản.

Hơn nữa, Nhật Bản đông dân cư. Nhiều giám đốc điều hành từng tin rằng giá trị bất động sản sẽ tiếp tục tăng – ít nhất là cho đến khi giá đi xuống vào những năm 1990. Bất động sản luôn được coi là “đồ gia truyền”, chỉ bán đi trong những thời điểm tồi tệ nhất.

“Không giống như các nhà quản lý doanh nghiệp Mỹ, các nhà quản lý Nhật Bản coi bất động sản là một biện pháp đệm cho sự suy thoái kinh doanh, đồng thời tránh cắt giảm việc làm”, Masayuki Kubota, chiến lược gia đầu tư chính tại Rakuten Securities cho biết.

Kết quả là thị trường bất động sản chuyển động chậm. Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, chỉ xếp thứ bảy trên toàn cầu về giá trị giao dịch bất động sản, sau Mỹ, Vương quốc Anh, Đức, Trung Quốc, Canada và Pháp, theo Jones Lang LaSalle (JLL), một công ty tư vấn bất động sản.

Tuy nhiên, lợi nhuận tiềm năng từ bất động sản đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Dựa trên khảo sát 328 công ty phi tài chính, Dai Uchiyama, giám đốc chiến lược tại Okasan Securities, ước tính lợi nhuận bất động sản chưa thực hiện đã tăng 2,5 lần trong 10 năm qua lên 25 nghìn tỷ yên (175 tỷ USD).

Khoảng 30 công ty có lợi nhuận tiềm năng từ 1 tỷ USD trở lên, Uchiyama cho biết. Nổi bật trong danh sách là các nhà điều hành đường sắt như Seibu Holdings, sở hữu bất động sản cao cấp xung quanh các nhà ga xe lửa.

“Chúng tôi không nói về bất động sản ở những nơi xa xôi”, Kitta của Blackstone cho biết. “Chúng tôi đang nói về tài sản ở ngay tại các thành phố lớn”.

Các công ty Nhật Bản đã được yêu cầu tiết lộ giá trị các tài sản nắm giữ kể từ tháng 3 năm 2010. Thủ tướng Fumio Kishida kêu gọi các công ty cân nhắc kỹ lưỡng mọi lời đề nghị thâu tóm, trong khi Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) và Cơ quan dịch vụ tài chính thúc đẩy các công ty giải phóng nhiều khoản nắm giữ cổ phần chéo không cần thiết. Đáp lại, doanh nghiệp Nhật Bản bán kỷ lục 3,6 nghìn tỷ yên cổ phiếu nắm giữ chéo trong năm kết thúc vào tháng 3, gần gấp đôi so với năm trước.

Theo Hiroki Komatsu, người tiến hành nghiên cứu thị trường tại Nomura Real Estate Solutions, số lượng công ty phát hành thông cáo báo chí về doanh số bán bất động sản đã tăng từ 10% đến 20% trong năm tài chính 2023.

“Các công ty sẵn sàng đưa ra những thông báo như vậy hơn vì họ nhận ra rằng chúng sẽ tạo ra tác động tích cực tới giá cổ phiếu”, Masayuki Nakai cho biết. “Các công ty Nhật Bản sẽ bán nhiều bất động sản hơn khi họ đạt được thành tựu về lợi nhuận”.

Seibu là trường hợp điển hình. Đây là một trong số nhiều nhà điều hành đường sắt chuyển sang phát triển bất động sản để kích thích lưu lượng tàu hỏa, xây dựng cửa hàng bách hóa tại các nhà ga, thị trấn mới dọc theo tuyến đường sắt…

Seibu, sở hữu 100 km2 đất tại Nhật Bản, đã bắt đầu khai thác bất động sản sau khi COVID gây ra khoản lỗ lớn nhất từ trước đến nay trong năm tài chính 2020. Vào tháng 2 năm 2022, công ty công bố bán 31 trong số 85 khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại Nhật Bản cho quỹ đầu tư quốc gia Singapore GIC. Vào ngày 9 tháng 5, Tokyo Garden Terrace Kioicho, một khu phức hợp văn phòng, khách sạn và nhà ở cao 36 tầng ở trung tâm Tokyo, cũng được rao bán.

Bất động sản tại Tokyo được xây dựng trên đất mua lại từ các thành viên hoàng gia Nhật Bản sau Thế chiến II. Vào thời điểm đó, chính phủ đã áp dụng thuế tài sản lên tới 90% đối với cá nhân, tuy nhiên không đánh vào doanh nghiệp. Để kiếm tiền, các thành viên hoàng tộc đã bán hết bất động sản.

Hiện lợi nhuận từ việc bán bất động sản tập trung ở 3 khu vực đô thị - Tokyo, Nagoya và Osaka - nơi giá đất đã tăng 63% trong 10 năm qua. Theo dữ liệu của Bộ Đất đai, giá đất tăng 9% so với cùng kỳ tại các thành phố lớn khác.

Ryohin Keikaku, đơn vị điều hành chuỗi cửa hàng Muji, đã bán tòa nhà trụ sở chính. Công ty xây dựng nhà máy Toyo Engineering, công ty kinh doanh khí đốt Iwatani và nhà sản xuất vật liệu bán dẫn Resonac cũng có động thái tương tự. Tất cả các giao dịch đều diễn ra trong giai đoạn 2023-2024.

“Trụ sở chính thường là tài sản bất động sản đắt giá nhất mà các công ty sở hữu", Komatsu của Nomura cho biết. "Trước đây, việc bán bất động sản chủ yếu nhằm mục đích huy động tiền mặt và củng cố tài chính của công ty. Tuy nhiên, gần đây, ngày càng có nhiều công ty bán bất động sản để tài trợ cho các khoản đầu tư mới, phát triển doanh nghiệp mới và tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi”.

Bảo hiểm tăng bồi thường hàng ngàn tỉ, người dân đang báo thiệt hại người và tài sản

Số tiền bồi thường thiệt hại người và tài sản do bão số 3 (Yagi) gây ra ước tính lên đến hàng ngàn tỉ đồng, và đang tiếp tục tăng mạnh. Các công ty bảo hiểm đang huy động người để xúc tiến giám định, chi trả bồi thường.

Bảo hiểm tăng chi hàng ngàn tỉ đồng, tới tập nhận thông báo bị thiệt hại về người và tài sản - Ảnh 1.

Bão Yagi gây thiệt hại về tính mạng và tài sản. Công ty bảo hiểm tăng tốc chi trả bồi thường để khách hàng và người thân sớm ổn định cuộc sống. Trong ảnh, người dân ở Hà Nội vừa trải qua cơn bão lớn, dọn dẹp cửa kính đã bị phá hỏng - Ảnh: DANH KHANG

Chưa đầy một tuần, cơn bão số 3 (Yagi) đã tàn phá, gây ra hậu quả nặng nề đối với nhiều người dân phía Bắc. Nhiều công ty bảo hiểm vào cuộc, xúc tiến thẩm định và bồi thường thiệt hại về người và tài sản (nhà xưởng, tàu thuyền, hàng hóa…). Từ đó giúp các khách hàng và người thân sớm ổn định cuộc sống, vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tổn thất lịch sử, số tiền bồi thường bảo hiểm ngày một dâng cao

Giữ thị phần lớn nhất trong khối bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam, cập nhật đến hôm nay 11-9, đại diện Bảo hiểm PVI cho biết đã ghi nhận hơn 500 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản. Tổng mức khiếu nại tổn thất ước đạt hơn 2.000 tỉ đồng (chưa bao gồm tổn thất về xe cơ giới và người).

“Đây có thể là tổn thất lịch sử không mong muốn của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và Bảo hiểm PVI nói riêng”, phía doanh nghiệp cho biết. Tuy nhiên, với tiềm lực tài chính lớn, dự phòng bồi thường đầy đủ, kinh nghiệm xử lý tổn thất, doanh nghiệp khẳng định đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng với thời gian nhanh.

Tính đến sáng 10-9, Bảo hiểm Bảo Việt đã ghi nhận tổng cộng 437 vụ yêu cầu bồi thường liên quan đến cơn bão số 3. Chủ yếu liên quan đến các loại hình tổn thất về người, tài sản (xe ô tô, nhà tư nhân, công trình xây dựng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị, cầu cảng và hàng hóa). Tổng giá trị bồi thường lên tới gần 385 tỉ đồng.

Trong thời gian đó, phía Bảo hiểm BIC đã ghi nhận gần 500 vụ tổn thất về bảo hiểm hàng hải, tài sản kỹ thuật, xe cơ giới. Tổng số tiền bồi thường ước tính gần 200 tỉ đồng. Số liệu thiệt hại đang được BIC tiếp tục cập nhật.

Bảo hiểm PJICO cho biết đã tiếp nhận trên 500 vụ tổn thất liên quan tới các nghiệp vụ xe cơ giới, tài sản, hàng hải… ước tính thiệt hại hàng trăm tỉ đồng. Đối với các địa bàn đang ngập sâu trong lũ như Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang… số liệu về thiệt hại vẫn chưa thể thống kê đầy đủ.

Ở Bảo hiểm VNI đã tư vấn, hỗ trợ cho hơn 200 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản kỹ thuật, hàng hóa, tàu thuyền (chưa bao gồm bảo hiểm xe cơ giới và con người).

Song song đó, nhiều doanh nghiệp khác cũng đã ghi nhận hàng trăm vụ tổn thất, ước tính số tiền bồi thường lên đến hàng trăm tỉ đồng, có thể tiếp tục tăng, bao gồm: Bảo hiểm VietinBank, Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH - BHI), Bảo hiểm BIDV (BIC)…

Bám trụ tại vùng bão lũ để thống kê thiệt hại, xúc tiến bồi thường

Trước những mất mát lớn của khách hàng, ông Nguyễn Quang Hưng - phó tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt - chia sẻ, doanh nghiệp đã khẩn trương triển khai ngay các hoạt động nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng, bao gồm tạm ứng bồi thường.

Đồng thời huy động đội ngũ chuyên viên giám định hiện trường, giám định tổn thất đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ bồi thường. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng địa phương và làm việc trực tiếp khách hàng để ghi nhận, xác định mức độ thiệt hại.

Đại diện Bảo hiểm PVI cho biết để hỗ trợ rà soát, thống kê thiệt hại của khách hàng, nhiều nhân sự được huy động. Toàn bộ đội ngũ giám định viên và các công ty giám định độc lập đã xuống hiện trường ngay trong tâm bão, vẫn đang bám trụ tại vùng bão lũ. Bộ phận chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵn sàng tiếp nhận, xử lý hồ sơ tổn thất.

Hiện tại các cán bộ của Bảo hiểm VietinBank vẫn đang túc trực tại các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão lũ để hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả, chủ động thống kê tổn thất.

An ủi thân nhân của người mất

Đối với khối nhân thọ, theo thống kê của Bộ Tài chính, tạm tính đến ngày 10-9, tổng số người bị thương vong được bồi thường bảo hiểm là 15 người.

Riêng AIA Việt Nam ghi nhận 5 khách hàng bị tử vong do cơn bão Yagi, tổng quyền lợi khoảng 6,5 tỉ đồng. Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH - BHI) tiếp nhận 6 trường hợp mất tích và 1 nạn nhân tử vong do bão Yagi.

Dai-ichi bước đầu xác định có 6 nạn nhân tử vong trong vụ sạt lở ở Yên Bái, ước tính chi trả 2,7 tỉ đồng.

Việc bồi thường bảo hiểm giúp người thân của các nạn nhân được an ủi phần nào, có thêm tài chính để sớm vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống.

SpaceX muốn cung cấp dịch vụ internet vệ tinh Starlink tại Việt Nam, CEO Viettel Global từng nói gì?

Phó Chủ tịch cấp cao của Tập đoàn SpaceX cho biết SpaceX bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet Starlink (internet vệ tinh) ở Hoa Kỳ từ tháng 10/2020, đến nay dịch vụ này đang phục vụ gần 3 triệu khách hàng tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.

image

Chiều 6/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách quan hệ Chính phủ và kinh doanh toàn cầu của Tập đoàn SpaceX (Hoa Kỳ) Tim Hughes. Đây là tập đoàn hàng đầu thế giới về cung cấp tàu vũ trụ, dịch vụ phóng vệ tinh và truyền thông vệ tinh, được định giá khoảng 210 tỷ USD.

Trong buổi làm việc, Phó Chủ tịch cấp cao của Tập đoàn SpaceX cho biết SpaceX bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet Starlink (internet vệ tinh) ở Hoa Kỳ từ tháng 10/2020, đến nay dịch vụ này đang phục vụ gần 3 triệu khách hàng tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Ông Tim Hughes đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam, và bày tỏ SpaceX đã sẵn sàng chuẩn bị và mong muốn đầu tư, cung cấp dịch vụ internet vệ tinh Starlink tại Việt Nam, trong đó có cung cấp dịch vụ Starlink trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, phòng, chống thiên tai…; đề nghị Việt Nam chuẩn bị hạ tầng và các điều kiện cần thiết khác để dự án phát huy hiệu quả cao, góp phần cùng Việt Nam phủ sóng internet đến 100% dân số.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý tưởng và đề xuất hợp tác đầu tư của SpaceX tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị SpaceX phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan của Việt Nam triển khai dự án hợp tác đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh, an toàn mạng thông tin; thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như: Khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật…

SpaceX muốn cung cấp dịch vụ internet vệ tinh Starlink tại Việt Nam, CEO Viettel Global từng nói gì?- Ảnh 2.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách quan hệ Chính phủ và kinh doanh toàn cầu của Tập đoàn SpaceX Tim Hughes - Ảnh: VGP/Nhật Bắc (Báo Chính phủ)

Trước đây, trong Đại hội cổ đông thường niên năm 2024, Tổng giám đốc của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel - Viettel Global (VGI) cũng đã từng chia sẻ về Starlink.

Cụ thể, một cổ đông đã hỏi ban lãnh đạo của Viettel Global, Starlink đặt mục tiêu xây dựng 42.000 vệ tinh Internet vào năm 2027, ngỏ ý muốn cung cấp dịch vụ ở Việt Nam và một số nước khác. Viettel Global đã đầu tư trạm thu phát sóng và mở rộng thị trường nhưng trong trường hợp Starlink mở rộng toàn cầu và internet vệ tinh mở rộng với tốc độ rất cao so với tốc độ di động Việt Nam hiện nay thì liệu Viettel Global có đang đi quá chậm? Khi Trung Quốc cũng có thể phát triển công nghệ như Starlink thì liệu công nghệ của doanh nghiệp có bị lỗi thời?

Trả lời cổ đông, ông Phùng Văn Cường cho biết Starlink muốn cung cấp dịch vụ ở đâu thì phải xin phép các quốc gia, ông cũng khẳng định giá của dịch vụ này sẽ không hề rẻ.

Ông Cường nói, thị trường luôn có sự chuyển dịch công nghệ. Giống như việc vì sao Viettel đi đến đâu cũng phải triển khai đồng thời mạng không dây và mạng có dây, vì sẽ có thời điểm mạng không dây không thay thế được mạng có dây do mạng có dây ổn định hơn, dung lượng lớn hơn, công nghệ mới hơn… Ông Cường cũng khuyên cổ đông không nên lo lắng vì các thị trường đầu tư còn đi sau Việt Nam 5-10 năm và Viettel đã có kế hoạch cho các hoạt động chuyển dịch công nghệ.

Cột bán VPB 18,6 hơn 8 triệu cổ … Mua đang tỉa dần!

Thông tin topic này quá rộng; cần phải chọn lọc nhiều; giảm tải cho người đọc bảng điện sàn chứng khoán …

P/s : Nóng với G. theo dõi T+2 : cụ thể chiều T2 tới 16/9 hàng mua VPB nay có lãi ko?
Ai nhận định lãi + mức tiền thực hiện OK nhất : chọn 1. và giá dự khớp mua ( gõ khoản lãi dự báo 300 hay 400 đ …v…v ).
Ai có ý kiến khác chọn 2.

Bạn đã gửi
" 18.55
sáng hỏi tới ổng vác trống ra
đánh lảng hà
Bạn đã gửi
còn dạy tui cách tính giá cổ phiếu …".

P/s: VPB cục bán 6,3 triệu sáng còn đây nà …

Các quỹ đầu tư toàn cầu đổ xô vào chứng khoán Đông Nam Á khi Fed xoay trục

Yếu tố chính góp phần vào sự lạc quan về thị trường Đông Nam Á là các quỹ nước ngoài chưa đặt nhiều giao dịch tại đây, khiến họ có dư địa để mở rộng phân bổ tài sản của mình.

Khách du lịch tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cổ phiếu của các nước Đông Nam Á đã củng cố vị thế là kênh đầu tư ưa thích của các nhà quản lý tài sản, khi họ tìm cách định hướng trước khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) xoay trục chính sách.

Bốn trong số năm chỉ số cổ phiếu hoạt động tốt nhất châu Á trong tháng này đều đến từ Đông Nam Á, trong đó Thái Lan dẫn đầu.

“Cơn sốt” mua vào đã kéo dòng vốn nước ngoài đổ vào khu vực này tăng tuần thứ năm liên tiếp, trong khi Chỉ số chứng khoán chung của khu vực Đông Nam Á MSCI ASEAN hiện đang giao dịch gần mức cao nhất kể từ tháng 4/2022.

Lực hút đối với một loạt thị trường chứng khoán từ Indonesia đến Malaysia là các nhà đầu tư nước ngoài trước đó ít giao dịch tại đây, bên cạnh các chính sách hỗ trợ của địa phương cũng như mức định giá cổ phiếu hấp dẫn.

Những lợi thế này đã tạo tiền đề để các nước Đông Nam Á tận dụng sự dịch chuyển của các nhà đầu tư toàn cầu khỏi các thị trường lớn hơn như Trung Quốc, đặc biệt là khi tình hình vẫn nhiều khó khăn ở nền kinh tế số hai thế giới.

Ông John Foo, người sáng lập công ty quản lý đầu tư Valverde Investment Partners Pte., cho biết: “Các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bị bỏ qua quá lâu rồi.”

Theo ông, các nhà đầu tư đang bắt đầu nhận ra nhiều cơ hội có sẵn tại đây, từ các công ty hàng hóa ở Indonesia, thị trường quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT) ổn định ở Singapore đến các công ty công nghệ ở Malaysia, các công ty xuất khẩu ở Việt Nam cùng nhiều chính sách hỗ trợ phục hồi ở Thái Lan.

Yếu tố chính góp phần vào sự lạc quan về thị trường Đông Nam Á là các quỹ nước ngoài chưa đặt nhiều giao dịch tại đây, khiến họ có dư địa để mở rộng phân bổ tài sản của mình.

Theo ông Kenneth Tang, Giám đốc danh mục đầu tư tại quỹ Nikko AM Shenton Thrift Fund, các chất xúc tác chính sách hỗ trợ gần đây như các sáng kiến nới lỏng tài khóa của Indonesia, các biện pháp ủng hộ quyền sở hữu cổ phiếu ở Thái Lan và Malaysia cũng đang thúc đẩy nhu cầu.

Các quốc gia này cũng được hưởng lợi lớn từ các lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất và lợi suất cao như ngân hàng hay phát triển bất động sản.Các công ty môi giới đang dành nhiều chú ý hơn đến khu vực Đông Nam Á.

Ngân hàng Goldman Sachs đã nâng hạng cổ phiếu Thái Lan trong tháng này với kỳ vọng rằng Quỹ Vayupak do nhà nước mới thành lập sẽ cung cấp cả hỗ trợ về mặt tâm lý và thanh khoản, thu hút vốn nước ngoài trở lại thị trường.

Tháng trước, ngân hàng Nomura cũng đã nâng hạng cổ phiếu Malaysia và Indonesia.

Ông Chun Hong Lee, một nhà quản lý danh mục đầu tư tại công ty tài chính Principal Asset Management Bhd. cho biết nếu xu hướng cắt giảm lãi suất vẫn tiếp diễn và không xảy ra suy thoái kinh tế, làn sóng đổ vốn vào Đông Nam Á này có thể kéo dài đến cuối năm 2025./.

DBC: Giúp quỹ Phần Lan ‘thắng’ VN-Index nhưng vẫn bị chốt lời

Hiệu suất của Pyn Elite Fund tốt hơn thị trường chung bởi sự tăng trưởng của nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng như cổ phiếu DBC.

PYN Elite Fund - quỹ đầu tư đến từ Phần Lan báo cáo đã bán qua sàn 300.000 cp của CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC), giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới ngưỡng 9% từ ngày 04/09.
Bối cảnh quỹ ngoại quay ra bán cổ phiếu DBC, từ ngày 31/10/2023 đến ngày 10/9/2024, cổ phiếu DBC đã bật tăng 90,6%, từ 15.530 đồng lên 29.600 đồng/cổ phiếu. Chiếu theo mức giá này, ước tính quỹ PYN Elite thu về hơn 9 tỷ đồng sau khi giảm tỷ lệ sở hữu từ 9,06% (30,3 triệu cp) xuống còn 8,97% (30 triệu cp).
Điểm đáng lưu ý, trước đó, PYN Elite Fund liên tục mua vào và nâng sở hữu tại Dabaco Việt Nam. Trong đó, ngày 22/5, quỹ PYN Elite Fund đã mua vào 2 triệu cổ phiếu DBC; ngày 24/5, quỹ tiếp tục mua thêm 2 triệu cổ phiếu DBC; ngày 18/6, quỹ đã mua vào 1 triệu cổ phiếu DBC; ngày 1/8, quỹ tiếp tục mua thêm 1,63 triệu cổ phiếu DBC.

PYN Elite Fund vừa thu về hơn 9 tỷ khi bán bớt DBC.

Báo cáo hoạt động tháng 8 mới công bố của Pyn Elite Fund cho thấy, trong tháng 8/2024, quỹ ngoại đến từ Phần Lan đạt hiệu suất cao hơn so với chỉ số VN-Index với mức tăng 3,13% trong khi VN-Index tăng 2,6%.

Nguyên nhân giúp hiệu suất của Pyn Elite Fund tốt hơn thị trường chung bởi sự tăng trưởng của nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng như cổ phiếu DBC mà Pyn Elite Fund đã liên tục tăng tỷ trọng nắm giữ thời gian vừa qua.
DBC vẫn còn dư địa tăng trưởng lớn
Chứng khoán DSC nhận định Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) sẽ là doanh nghiệp chăn nuôi niêm yết hưởng lợi lớn trong sóng giá heo lần này.
Tính đến hết quý 2/2024, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Tập đoàn Dabaco lên đến 3.937 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng tồn kho. Chứng khoán DSC nhận định phần lớn chi phí này là đàn heo thịt đợi xuất chuồng với tổng đàn thường xuyên là hơn 250.000 con.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, ông Nguyễn Như So - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dabaco cũng cho biết đã chủ động tái đàn sớm hơn các đối thủ trong ngành, vì vậy tập đoàn sẽ có thể chiếm lợi thế lớn trong bối cảnh nguồn cung heo sụt giảm.

Lượng tồn kho dồi dào được kỳ vọng có thể trở thành một trong những đòn bẩy giúp Tập đoàn Dabaco cải thiện kết quả kinh doanh trong nửa cuối năm.
Ngoài yếu tố giá heo tăng cao, biên lợi nhuận gộp mảng chăn nuôi heo của Tập đoàn Dabaco còn có dư địa được mở rộng khi giá thức ăn chăn nuôi dần giảm xuống. Thức ăn chăn nuôi thường chiếm khoảng 60 - 70% giá thành sản xuất chăn nuôi.
Do tồn tại độ lệch giữa giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm nên doanh nghiệp sản xuất thường chốt hợp đồng mua nguyên liệu trước khoảng 3-6 tháng, cộng thêm thời gian vận chuyển khoảng 1,5 tháng và thời gian lưu kho dưới 3 tháng.
Vì vậy, lợi thế từ việc giá nguyên liệu giảm sẽ dần được phản ánh vào chi phí chăn nuôi của Tập đoàn Dabaco trong nửa cuối năm 2024 và năm 2025.
Mặt khác, triển vọng kinh doanh của Tập đoàn Dabaco còn được hỗ trợ bởi kế hoạch thương mại hoá vaccine dịch tả heo châu Phi trong quý IV/2024. Tập đoàn Dabaco cho biết vaccine đã được thử nghiệm thành công tại các đơn vị chăn nuôi của tập đoàn, nhờ vậy dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trong giai đoạn vừa qua, năng suất sinh sản đàn heo nái được nâng cao, cá biệt có đơn vị đạt 33-35 con/nái/năm.

Hiện, tập đoàn đang khẩn trương hoàn tất các bước cuối cùng để đồng bộ hóa Nhà máy sản xuất vaccine và hoàn thiện các bước cuối cùng để thương mại hóa vaccine dịch tả heo châu Phi.