Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Đây là lý do dòng tiền trên thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng

Các nhà đầu tư tổ chức còn thận trọng, đứng ngoài “tránh bão” khiến dòng tiền trên thị trường sụt giảm nghiêm trọng từ đầu tháng 9 đến nay

Ngày 12-9, thị trường chứng khoán tăng nhẹ trở lại sau 3 phiên sụt giảm đầu tuần. Kết phiên, VN-Index tăng 3,08 điểm, lên 1.256,35 điểm; HNX-Index cũng tăng 0,45 điểm, lên 231,9 điểm.

Tuy nhiên, thị trường lại trải qua một phiên giao dịch hết sức “buồn ngủ”, giá các cổ phiếu biến động với biên độ hẹp. Thanh khoản xuống thấp kỷ lục, khi cả 3 sàn nhưng chỉ đạt trên 11.400 tỉ đồng, riêng sàn HoSE chỉ hơn 10.400 tỉ đồng, giảm 10% so với phiên trước.

Đáng chú ý, tình trạng giao dịch èo uột đã diễn ra liên tục từ đầu tháng 9 đến nay. Thống kê cho thấy, giá trị giao dịch bình quân từ đầu tháng 9 đến nay chỉ khoảng 12.000 tỉ đồng/phiên, trong khi trung bình tháng 8 đạt 16.500 tỉ đồng/phiên.

Đây là lý do dòng tiền trên thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng- Ảnh 1.

Dòng tiền còn chờ để vào thị trường chứng khoán

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc khối Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, cho rằng khi VN-Index tiệm cận 1.300 điểm thị trường có một số khó khăn nhất định. Đó là khối ngoại vẫn bán ròng dù giá trị có giảm xong vẫn trong xu hướng bán.

Ngoải ra, sau kỳ nghỉ lễ 2/9, chứng khoán quốc tế trong đó có Mỹ và Trung Quốc cũng giảm vì các dữ liệu vĩ mô không mấy tích cực. Chưa kể Việt Nam lại gặp bão, vì vậy dòng tiền vào thị trường chứng khoán trong nước cũng đi “tránh bão” thật. Thực chất, đó là đứng ngoài quan sát, chờ cơ hội rõ ràng để tham gia.

"Có những lý do cho thấy dòng tiền vẫn chờ cơ hội để chảy vào thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Đó là các kênh đầu tư tài chính khác tương đối ít hấp dẫn, như lãi suất tiết kiệm vẫn thấp, thị trường bất động sản chưa tích cực sau khi 3 luật liên quan có hiệu lực. Còn thị trường vàng đã qua rồi thời kỳ nóng và không còn hấp dẫn nữa. Cho nên dòng tiền vào chứng khoán giống như “rơm đang chờ một đốm lửa” chỉ cần có yếu tố động lực, kích thích là “cháy” - ông Minh nhấn mạnh.

Một giám đốc đầu tư tại công ty chứng khoán VPS cho rằng nhà đầu tư đang thận trọng trước nhiều thông tin chưa rõ ràng, ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư có liên quan đến thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn mà các cổ phiếu đi vào vùng đáy. Các nhóm cổ phiếu có xu hướng dẫn dắt giai đoạn này là ngân hàng, chứng khoán, thép và đầu tư công.

Vì ad ko mua đó

mình ad thì làm gì đủ tuổi

Tỉ phú Ấn Độ ủng hộ Việt Nam 1 triệu USD khắc phục bão lũ

Ông Gautam Adani, Chủ tịch Tập đoàn Adani lớn nhất Ấn Độ chuyên về cơ sở hạ tầng, năng lượng đã gửi thư chia buồn tới mất mát của người dân Việt Nam và ủng hộ 1 triệu USD khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (bão Yagi).

Trong thư gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính và Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Adani gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến toàn thể nhân dân Việt Nam, đặc biệt những người dân đang phải đối mặt với hậu quả nặng nề mà cơn bão Yagi và lũ lụt đã gây ra.

Tỉ phú Ấn Độ ủng hộ Việt Nam 1 triệu USD khắc phục bão lũ- Ảnh 1.

Thủ tướng tiếp ông Adani trong chuyến thăm Ấn Độ tháng 7.2024

ẢNH: VGP

“Thay mặt Tập đoàn Adani, tôi xin chân thành gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến toàn thể nhân dân Việt Nam, đặc biệt là những người dân đang phải đối mặt với hậu quả nặng nề mà cơn bão Yagi và lũ lụt đã gây ra”, ông Gautam Adani chia sẻ.

Lãnh đạo Tập đoàn Adani cũng cho biết vô cùng đau lòng khi chứng kiến những mất mát to lớn về người thân, tài sản do sự tàn phá của thiên nhiên mang lại cũng như những khó khăn mà các tỉnh miền Bắc Việt Nam đang phải chịu đựng.

Dù vậy, theo ông, “từ bao đời nay, đất nước và con người Việt Nam luôn thể hiện sức mạnh phi thường và nghị lực đáng kinh ngạc khi vượt qua những nghịch cảnh”. Trong thời khắc đặc biệt khó khăn này, việc cùng nhau đoàn kết, đồng lòng hướng về những người dân bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai là vô cùng quan trọng.

“Tập đoàn Adani xin được đóng góp 1 triệu USD vào Ban Vận động cứu trợ T.Ư với hy vọng góp sức một phần vào nỗ lực chung của toàn dân. Cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các hoạt động từ thiện cứu trợ tại các tỉnh thành phía bắc Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi bão lũ và Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng trong thời gian tới”, thư viết.

Tại Việt Nam, tập đoàn lớn nhất Ấn Độ đang triển khai hoạt động đầu tư trong nhiều dự án hạ tầng như đề xuất đầu tư cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng), với tổng vốn đầu tư dự kiến đạt 2 tỉ USD. Adani mong muốn đầu tư dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 3, với tổng vốn đầu tư dự kiến đạt 2,8 tỉ USD

Trước đó, trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Ấn Độ hồi tháng 7.2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Gautam Adani, lắng nghe những kiến nghị của nhà đầu tư này và đưa ra chỉ đạo tháo gỡ ngay.

Công ty con chiếm hơn 76% tổng tài sản của Đất Xanh báo lãi “bốc hơi” 80% nửa đầu năm

Bất động sản Hà An – công ty con chiếm hơn 76% tổng tài sản của Đất Xanh (DXG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu đạt 50 tỷ đồng, “bốc hơi” gần 80% so với cùng kỳ năm trước.

Một góc dự án Gem Sky World (Đồng Nai) do Bất động sản Hà An làm chủ đầu tư.

Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An (Bất động sản Hà An) vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính bán niên 2024 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Theo đó, 6 tháng đầu năm, Bất động sản Hà An ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 50 tỷ đồng, giảm gần 80% so với cùng kỳ năm trước (241 tỷ đồng).

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) là 0,46%, con số này ở cùng kỳ năm trước là 2,35%.

Trước đó, trong năm tài chính 2022 và 2023, công ty địa ốc này báo lãi sau thuế lần lượt 68,6 tỷ đồng và 377,7 tỷ đồng.

Như vậy, có thể thấy, Bất động sản Hà An đã ngược dòng thị trường, báo lãi đột biến trong năm 2023 – thời điểm thị trường bất động sản trầm lắng nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Về sức khỏe tài chính, tính đến ngày 30/6/2024, vốn chủ sở hữu của Bất động sản Hà An là 10.750 tỷ đồng, chính thức trở một trong những “ông lớn” địa ốc hiếm hoi trên thị trường bất động sản phía Nam có vốn chủ sở hữu trên 10.000 tỷ đồng như Novaland, Đất Xanh, Khang Điền, Nam Long, Becamex, Phú Mỹ Hưng, Phát Đạt, …

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,05 lần, tương ứng dư nợ phải trả là 11.288 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu là 1.075 tỷ đồng.

Bất động sản Hà An ghi nhận lợi nhuận “bốc hơi” gần 80% so với cùng kỳ năm trước.

Bất động sản Hà An là chủ đầu tư dự án Gem Sky World tại xã Long Đức, huyện Long Thành, Đồng Nai. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 5.700 tỷ đồng. Quy mô dự án hơn 92 ha với 50,5% là đất ở, còn lại 49,5% là đất công viên cây xanh và công trình công cộng. Dự án được chia làm 8 phân khu với tổng cộng hơn 4.000 sản phẩm gồm đất nền và nhà xây dựng sẵn.

Theo BCTC hợp nhất giữa niên độ 2024, Bất động sản Hà An hiện là công ty con 100% vốn thuộc Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG). Đến thời điểm 30/6/2024, tổng tài sản của Đất Xanh là 28.955 tỷ đồng. Như vậy, cũng tại thời điểm nay, Bất động sản Hà An là công ty con có tổng tài sản lớn nhất của Đất Xanh. Đồng thời chiếm đến 76,11% tổng tài sản của công ty mẹ.

Ở một diễn biến mới nhất, vào ngày 28/6 vừa qua, Đất Xanh đã đem trụ sở chính của công ty để làm tài sản bảo đảm cho Bất động sản Hà An phát hành lô trái phiếu HAACH2427001, với giá trị 235 tỷ đồng, lãi suất cố định 10,2%/năm, kỳ hạn 3 năm.

Bà chủ chuỗi cà phê Katinat bán xong 13 triệu cổ phiếu Chứng khoán Vietcap (VCI), thu về hàng trăm tỷ đồng

image

Sau giao dịch, bà Kim còn nắm 2,18% vốn VCI. Chồng bà Kim là CEO Vietcap Tô Hải nắm hơn 99 triệu cổ phiếu VCI (tỷ lệ 22,44%).

Trong thông báo mới nhất, bà Trương Nguyễn Thiên Kim đã báo cáo bán ra 13,2 triệu cổ phiếu VCI của Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap. Giao dịch được thực hiện từ ngày 4/9 đến 11/9 theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thoả thuận.

Thị trường trong khoảng thời gian 4/9-11/9 ghi nhận lượng giao dịch thỏa thuận hơn 11 triệu cổ phiếu VCI (chủ yếu trong phiên 4/9) với giá bình quân 46.300 đồng/cp. Ước tính theo giá đóng cửa, bà Kim thu về khoảng 600 tỷ đồng sau khi hoàn tất giao dịch trên.

Bà chủ chuỗi cà phê Katinat bán xong 13 triệu cổ phiếu Chứng khoán Vietcap (VCI), thu về hàng trăm tỷ đồng- Ảnh 1.

Sau giao dịch, bà Kim còn nắm giữ hơn 9,6 triệu cổ phiếu VCI, tương ứng tỷ lệ sở hữu 2,18% vốn. Bà Kim là vợ Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Vietcap Tô Hải. Hiện CEO Tô Hải nắm hơn 99,1 triệu cổ phiếu VCI (tỷ lệ 22,44%).

Ngoài việc được biết tới là vợ của CEO Chứng khoán Vietcap, bà Kim còn đảm nhiệm nhiều chức vụ tại nhiều doanh nghiệp khác. Ghi nhận theo Báo cáo thường niên năm 2023 của CTCP Thương mại Dịch vụ Bến Thành (mã BTT) - nơi bà Thiên Kim đảm nhiệm vị trí Thành viên HĐQT độc lập, vị này hiện còn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP D1 Concepts ; Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Café Katinat , Thành viên BKS CTCP Bến xe Miền Tây (mã: WCS); Thành viên HĐQT CTCP Sữa Quốc Tế (mã: IDP); Chủ tịch HĐQT CTCP Phê La.

Bà chủ chuỗi cà phê Katinat bán xong 13 triệu cổ phiếu Chứng khoán Vietcap (VCI), thu về hàng trăm tỷ đồng- Ảnh 2.

Nguồn: BCTN 2023 của BTT

Trong đó, tại thời điểm thành lập, bà Trương Nguyễn Thiên Kim đều nắm tỷ lệ chi phối tại CTCP Café Katinat và CTCP Phê la. Còn D1 Concepts là đơn vị sở hữu nhiều thương hiệu ẩm thực như San Fu Lou, Dì Mai, Sorae, CaféDa, Sens…

Riêng Katinat, chuỗi cà phê đang gánh chịu dư luận trái chiều trong những ngày gần đây sau thông điệp “trích 1.000 đồng trên mỗi ly nước” để giúp người dân miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3.

Về tình hình kinh doanh của Vietcap, 6 tháng đầu năm 2024 công ty chứng khoán này ghi nhận doanh thu hoạt động hơn 1.700 tỷ đồng, tăng mạnh 72%. Kết quả, lãi trước thuế đạt 571 tỷ, tăng trưởng 170%.

Năm 2024, Vietcap lên kế hoạch doanh thu 2.511 tỷ đồng và lãi trước thuế 700 tỷ đồng, lần lượt tăng 2% và 23% so với thực hiện trong năm trước. Như vậy sau nửa đầu năm, công ty đã hoàn thành 81% mục tiêu lợi nhuận.

Công bố liên danh trúng gói thầu thành phần trong dự án 19.000 tỷ đồng của sân bay Long Thành

Liên danh 3 nhà đầu tư vừa trúng gói thầu 57 thuộc dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành.
Vào ngày 14/9, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu cho gói thầu số 57 thuộc dự án thành phần thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành.

Gói thầu này bao gồm việc xây dựng, đảm bảo an toàn giao thông, cùng việc cung cấp và lắp đặt thiết bị (phần điều chỉnh phát sinh) cho dự án xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tái định cư tại xã Lộc An - Bình Sơn.

Liên danh nhà thầu trúng gói thầu là Công ty TNHH Xây dựng công trình Hùng Vương, Công ty TNHH Xây dựng - Kỹ thuật - Cơ điện VNEC và Công ty TNHH MTV Cơ khí - Xây dựng - Thương mại Miền Trung với giá trị trúng thầu hơn 156 tỷ đồng (trong khi giá gói thầu là hơn 162 tỷ đồng).

Trong số 6 nhà thầu tham gia có 3 nhà thầu bị loại do không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và 1 nhà thầu không đủ điều kiện về kinh nghiệm. Liên danh còn lại, bao gồm CTCP Đầu tư và Xây dựng Việt Kiến Minh và một số đối tác khác, có giá dự thầu sau giảm giá là 159 tỷ đồng, đứng thứ hai và không được lựa chọn.

Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành do tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư với mục tiêu hoàn thành trước năm 2021. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, trong đó có ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến dự án đã bị chậm tiến độ. Tỉnh Đồng Nai sau đó đã đề xuất điều chỉnh dự án, bao gồm việc kéo dài thời gian thực hiện và một số nội dung khác nhằm phù hợp với thực tế triển khai.

Công bố liên danh trúng gói thầu thành phần trong dự án 19.000 tỷ đồng của sân bay Long Thành
Phối cảnh dự án sân bay lớn nhất Việt Nam

Trước đó, vào ngày 10/5/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 401/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh dự án này. Phạm vi điều chỉnh bao gồm 5.000ha đất để xây dựng sân bay, gần 285ha cho khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn, 82ha cho phân khu III khu tái định cư Bình Sơn và hơn 32ha để tái lập hạ tầng ngoài ranh giới sân bay.

Tổng mức đầu tư cũng được điều chỉnh, giảm từ gần 23.000 tỷ đồng xuống hơn 19.000 tỷ đồng, trong đó có hơn 2.300 tỷ đồng dành cho xây dựng hạ tầng khu tái định cư, 550 tỷ đồng cho tái lập hạ tầng ngoài ranh giới sân bay và gần 16.000 tỷ đồng cho bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Dự án sân bay quốc tế Long Thành được triển khai trên diện tích 5.000ha tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 336.630 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2026, sân bay Long Thành dự kiến sẽ có công suất phục vụ 25 triệu hành khách mỗi năm và trở thành sân bay lớn nhất cả nước.

Một công ty chứng khoán bị đình chỉ hoạt động

UBCKNN đình chỉ hoạt động của công ty chứng khoán do không đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất theo quy định Pháp luật.

Ngày 13/9, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động của CTCP Chứng khoán HVS Việt Nam do không đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 94 Luật Chứng khoán.

Theo đó, UBCKNN quyết định đình chỉ một hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp “Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này hoặc điều kiện vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu sau thời hạn khắc phục quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật này.”

Được biết, CTCP Chứng khoán HVS được thành lập vào ngày 15/12/2008, với Chủ tịch HĐQT là bà Văn Lê Hằng và Tổng Giám đốc là ông Tiền Quốc Việt. Tính đến ngày 30/6, công ty có tổng tài sản chưa đến 11 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản tương đương tiền trị giá 10 tỷ đồng.

Hồi tháng 5, UBCKNN xử phạt HVS 125 triệu đồng do thay đổi địa chỉ trụ sở chính khi chưa được cơ quan này chấp thuận bằng văn bản.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn bị phạt tiền 85 triệu đồng do không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo theo quy định pháp luật.

Cụ thể, HVS báo cáo phương án khắc phục được HĐQT công ty thông qua về việc không đáp ứng việc duy trì điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.


Ảnh minh hoạ

Năm 2024, HVS đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 20 tỷ đồng và lãi trước thuế 10 tỷ đồng, đồng thời có kế hoạch tăng vốn điều lệ, mở rộng nghiệp vụ kinh doanh và thay đổi trụ sở chính.

Tuy nhiên, báo cáo tài chính giữa niên độ năm 2024 cho thấy doanh thu chỉ đạt 201 triệu đồng, lỗ trước thuế 266 triệu đồng, so với doanh thu 414 triệu đồng và lãi 203 triệu đồng cùng kỳ năm trước. Lỗ lũy kế tính đến 30/6 là 39,3 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính cũng cho biết HVS đang chờ UBCKNN chấp thuận về việc thay đổi trụ sở chính và tăng vốn điều lệ. Công ty đã nộp hồ sơ đề nghị tăng vốn từ 50,2 tỷ lên 300,2 tỷ đồng, dự kiến huy động tổng vốn 250 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc UBCKNN chưa phê duyệt đã gây lo ngại về khả năng tiếp tục hoạt động của công ty.

Mặc dù vậy, HĐQT và Ban Tổng Giám đốc của HVS tin rằng công ty sẽ tiếp tục hoạt động, vì vậy báo cáo tài chính giữa niên độ được lập theo giả định này.

Một nhóm cổ đông nắm gần 22% vốn ABBank, đang đầu tư nhà máy sản xuất ô tô điện 19.000 tỷ “đối đầu” với VinFast

Thời điểm cuối năm 2023, doanh nghiệp này có tổng tài sản hơn 3 tỷ USD. Doanh nhân Vũ Văn Tiền hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.

Ngân hàng An Bình - ABBank (Mã ABB - UPCoM) vừa công bố danh sách 19 cổ đông (bao gồm 16 cá nhân và 3 tổ chức) sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên.

Đáng chú ý, ông Vũ Văn Tiền - Phó Chủ tịch HĐQT, người đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Geleximco, không có tên trong danh sách này. Mặc dù không trực tiếp sở hữu vốn tại ABBank, ông Tiền hiện đang nắm 33,5% vốn cổ phần Geleximco.


Doanh nhân Vũ Văn Tiền

Được biết, hai doanh nghiệp liên quan đến ông Tiền hiện nắm giữ tổng cộng 17,21% vốn ABBank, bao gồm Tập đoàn Geleximco (12,78%) và Glexhomes (4,43%). Ngoài ra, tỷ lệ sở hữu của các bên liên quan khác đến tập đoàn là 4,65%.

Tổng cộng, số vốn ABB trong tay nhóm Geleximco lên tới 21,86%, tương ứng hơn 226 triệu cổ phiếu.

Trên sàn chứng khoán, trong tổng số 27 mã ngân hàng đang niêm yết và giao dịch, ABB với mức giá 7.600 đồng/cp hiện là cổ phiếu ngân hàng có giá thấp nhất hệ thống, đồng thời nằm trong top 4 cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá (gồm VAB, NVB và VBB).

Về kết quả kinh doanh, tính đến hết quý II/2024, ABBank ghi nhận tổng huy động bảng cân đối đạt 135.086 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 131.784 tỷ đồng, cùng hoàn thành 94% chỉ tiêu được giao trong năm 2024; lợi nhuận trước thuế đạt 558 tỷ đồng, tương đương 56% kế hoạch năm. ABBank đã trích lập 640 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng thêm hơn 10,36% so với cùng kỳ.

Về phần Geleximco, doanh nghiệp có tiền thân là CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội, là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập năm 1993. Hoạt động kinh doanh của Geleximco trải rộng trong nhiều lĩnh vực quan trọng như bất động sản, tài chính – ngân hàng, công nghiệp và thương mại – dịch vụ.

Thời điểm cuối năm 2023, doanh nghiệp này có tổng tài sản hơn 3 tỷ USD.

Đáng chú ý, doanh nghiệp được điều hành bởi “người anh cả Sao Đỏ” Vũ Văn Tiền, từng gây chú ý lớn khi ký thỏa thuận thuê lại 50ha đất và hạ tầng với Tổng Công ty Viglacera hồi tháng 9/2022 để xây dựng nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô điện tại Thái Bình. Geleximco dự kiến đầu tư 19.000 tỷ đồng (khoảng 800 triệu USD) để xây dựng với 2 giai đoạn.

Theo thông tin được công bố, giai đoạn I có vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng, dự kiến được xây dựng từ quý I/2023, đưa vào hoạt động vào quý III/2024, với sản lượng lắp ráp khoảng 50.000 ô tô/năm, sử dụng khoảng 1.200 lao động. Giai đoạn II với 11.800 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2030, nâng sản lượng lắp ráp lên khoảng 100.000 ô tô/năm, tạo việc làm cho 2.500-3.000 lao động.

Được biết, Geleximco cũng là một trong những cổ đông sáng lập của Công ty TNHH Sản xuất Phụ tùng Ô tô Xe máy Honda Việt Nam (VAP) – chủ đầu tư dự án nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô xe máy có tổng vốn đầu tư 90 triệu USD tại Khu công nghiệp Như Quỳnh (Hưng Yên).

Siêu cảng hơn 50.000 tỷ sẽ xây dựng cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, gấp hơn 3 lần cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á hiện tại\

Theo quy hoạch, cảng Trần Đề sau khi hoàn thành sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế cho toàn vùng.

Trong thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đang tích cực phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để hoàn thiện và trình phê duyệt các quy hoạch chi tiết nhằm thu hút đầu tư vào dự án cảng biển Trần Đề, huyện Trần Đề.

Theo đó, cảng sẽ có cầu vượt biển dài 18km (dài hơn 3 lần so với cầu Tân Vũ - Lạch Huyện), 15 cầu cảng và đê chắn sóng dài 8,3km. Thiết kế công suất của cảng cho phép tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu container lên đến 100.000DWT và tàu hàng rời 160.000DWT, với công suất từ 80-100 triệu tấn/năm.

Cảng Trần Đề sẽ có cây cầu vượt 18km

Cảng Trần Đề sẽ có cây cầu vượt 18km

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - ông Trần Văn Lâu cho biết, hơn 70% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện phải vận chuyển bằng đường bộ đến cụm cảng TP. HCM, dẫn đến tăng chi phí, mất nhiều thời gian, và ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Tình trạng này cũng gây áp lực lớn lên hệ thống giao thông đường bộ của khu vực.

Để giải quyết nút thắt trong vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu và giảm chi phí logistics cho vùng ĐBSCL, việc đầu tư vào cảng Trần Đề để tiếp nhận tàu biển trọng tải lớn là rất cần thiết. Cảng Trần Đề sau khi hoàn thành sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế cho toàn vùng.

Hiện nay, ĐBSCL chưa có cảng cửa ngõ, nên hàng hóa xuất nhập khẩu của vùng buộc phải trung chuyển qua TP. HCM, làm tăng thêm chi phí khoảng 230.000 đồng/tấn hàng hóa.

Nếu không có cảng Trần Đề, ĐBSCL sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tạo đột phá kinh tế. Khi cảng đi vào hoạt động, các khu và cụm công nghiệp trong bán kính 50-70km từ cảng chắc chắn sẽ phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Được biết, cảng biển Trần Đề được quy hoạch với tổng diện tích 4.960ha, giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng. Diện tích quy hoạch bến cảng ngoài khơi là 960ha (trong đó giai đoạn đầu là 580ha) và khu dịch vụ, hậu cần cảng, logistics, cảng trung chuyển hàng hóa phía bờ rộng 4.000ha (giai đoạn đầu là 1.000ha).

Theo Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 78 của Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, cảng Trần Đề được định hướng phát triển thành cảng đặc biệt, giữ vai trò cửa ngõ quan trọng của khu vực.

Cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam có chiều dài 5,44km là cầu Tân Vũ - Lạch Huyện (Hải Phòng). Khánh thành vào ngày 2/9/2017, công trình này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong giao thông vận tải khu vực, nối liền đất liền với huyện đảo Cát Hải.

Sau 3 năm thi công với tổng vốn đầu tư gần 12.000 tỷ đồng, Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện đã vươn lên trở thành biểu tượng của sự hiện đại và đổi mới.Cây cầu này được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực.

Đơn vị thi công đã sử dụng phương pháp đúc sẵn các đốt dầm bê tông cốt thép (SBS) - ở thời điểm đó phương pháp này lần đầu tiên được sử dụng tại Việt Nam và hiện đại bậc nhất thế giớiĐây cũng là cây cầu nối nối bán đảo Đình Vũ với huyện Cát Hải (Hải Phòng). Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện sau khi xây dựng đã trở thành cầu vượt biển dài nhất Việt Nam và là một trong những cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á.

PNJ hết vàng miếng do người dân chỉ mua vào chứ không chịu bán ra

Người dân chỉ mua vào vàng miếng nhưng không chịu bán ra cùng với chính sách kiểm soát nguồn cung từ Chính phủ khiến mảng kinh doanh đang mang lại gần 10.000 tỷ đồng cho PNJ sẽ “trắng” doanh thu kể từ năm 2025.

PNJ “trắng” doanh thu vàng miếng từ năm 2025

Mảng vàng miếng mang về hơn 9.800 tỷ đồng, chiếm 31,5% tổng doanh thu của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) năm 2023 và xếp thứ hai, chỉ sau mảng trang sức bán lẻ. Tỷ trọng đóng góp của mảng này đã tăng dần qua các năm từ 2019, theo sự tăng giá của vàng SJC trong nước, làm gia tăng nhu cầu đầu tư vàng miếng của người dân.


Mảng vàng miếng mang lại hơn 9.800 tỷ doanh thu cho PNJ năm 2023 sẽ “mất hút” kể từ năm 2025

Theo cập nhật mới nhất của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), hiện tại trên toàn hệ thống PNJ không có (hoặc rất hiếm) hoạt động mua bán vàng miếng do thiếu hụt nguồn cung. Người dân chủ yếu mua, và hầu như không có hoặc rất hiếm khi bán lại vàng miếng. VDSC cũng chưa nhận thấy sự thay đổi trong chủ trương quản lý từ các cơ quan chức năng, bởi mục tiêu quản lý xuyên suốt vẫn không thay đổi. Dự kiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung vàng miếng sẽ tiếp tục trong những năm tới.

Điều này có nghĩa là từ năm 2025 trở đi, PNJ sẽ không có doanh thu từ mảng vàng miếng. Thực tế, mảng kinh doanh vàng miếng chỉ là mảng phụ mà PNJ giữ lại nhằm tiếp cận và thu hút khách hàng cho mảng cốt lõi là bán lẻ trang sức. Vì vậy, PNJ sẽ ưu tiên nguồn vàng nguyên liệu để sản xuất nữ trang thay vì tập trung vào kinh doanh vàng miếng.


Người dân chỉ mua vào chứ không chịu bán ra vàng khiến nguồn cung ngày càng hạn chế (Ảnh minh họa)

Nguồn cung vàng bị kiểm soát bởi chính sách

Sau Nghị định 24/2012/NĐ-CP, nguồn vàng nguyên liệu cho sản xuất nữ trang chủ yếu đến từ nữ trang đã qua sử dụng và các nguồn khác. Các doanh nghiệp có thể được xem xét cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu, tuy nhiên trong hơn 10 năm qua, chưa có doanh nghiệp nào được cấp phép.

Trước đây, vàng nguyên liệu dùng cho sản xuất nữ trang đến từ các nguồn chính: hoạt động mua đi bán lại nữ trang đã qua sử dụng (chiếm tỷ trọng lớn), nhập khẩu bởi cơ quan Nhà nước, nhập khẩu bởi doanh nghiệp, và các nguồn khác. Sau khi Nghị định này ra đời, cơ quan Nhà nước không còn nhập khẩu hoặc cấp phép nhập khẩu, do đó thị trường chỉ còn 2 nguồn chính là hoạt động mua đi bán lại nữ trang đã qua sử dụng và các nguồn khác.


Giá vàng SJC đã tăng khoảng 26% từ ngày 1/1 - 16/9/2024

Gần đây, Nhà nước siết chặt quản lý nguồn gốc vàng thông qua các biện pháp như: thanh tra, kiểm tra và tịch thu vàng tại các doanh nghiệp bán vàng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Bắt đầu từ ngày 15/6/2024, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp không thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong hoạt động mua bán vàng sẽ bị rút giấy phép kinh doanh. Việc Nhà nước tăng cường quản lý và giá vàng liên tục tăng cao khiến nguồn vàng mua lại từ người dân và các nguồn khác ngày càng khan hiếm, gia tăng áp lực về nguồn cung vàng nguyên liệu cho sản xuất nữ trang.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Nghị quyết 44/NQ-CP được ban hành, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan và địa phương nhanh chóng rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng, nhằm phát triển thị trường vàng ổn định, minh bạch, hiệu quả và bền vững, đồng thời ngăn chặn tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế.

Định hướng lâu dài là ngăn ngừa tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và từng bước đưa nguồn vàng trong dân vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, VDSC nhận định rằng, dù có sự điều chỉnh, hoạt động kinh doanh vàng nói chung và trang sức vàng nói riêng vẫn sẽ tiếp tục bị kiểm soát chặt chẽ nhằm thực hiện các mục tiêu vĩ mô. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn cung vàng sẽ tiếp tục gặp khó khăn.

Canada kết luận điều tra: 2 công ty thuộc Tập đoàn Hòa Phát bán phá giá mặt hàng dây thép

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dây thép từ Việt Nam sang Canada đạt 10 triệu USD năm 2020, 21 triệu USD năm 2021 và 40 triệu USD năm 2022. Quốc gia Bắc Mỹ này đã tiến hành điều tra và xác định hai công ty thuộc Tập đoàn Hòa Phát bán phá giá với biên độ 13,5% - 17,7%.

Ngày 4/9, Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) đã ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với mặt hàng dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam. Theo đó, biên độ bán phá giá của các doanh nghiệp được xác định cụ thể như sau:


Nguồn: CBSA

Hai công ty con của Tập đoàn Hòa Phát (HPG), là CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất và CTCP Thép Hòa Phát Hải Dương, có biên độ bán phá giá lần lượt là 17,7% và 13,5%. Hiện tại, Tòa án Thương mại Quốc tế Canada (CITT) đang tiến hành xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước và dự kiến sẽ ra kết luận vào ngày 4/10.

Trước đó, ngày 8/3, CBSA đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp CBPG đối với mặt hàng dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam theo yêu cầu từ Ivaco Rolling Mills 2004 LP - nhà sản xuất thép cuộn cán nóng và phôi thép có trụ sở tại Ontario, Canada.

Đến ngày 6/6, CBSA đã ban hành kết luận sơ bộ về vụ việc. Mức thuế CBPG tạm thời dành cho các doanh nghiệp Việt Nam là từ 6,1% đến 38,9%, Trung Quốc từ 50,9% đến 71,1% và Ai Cập từ 49,7% đến 99,8%.

Canada đã khởi xướng điều tra 8 vụ việc phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có 5 vụ việc chống bán phá giá, 2 vụ việc chống trợ cấp và 1 vụ việc tự vệ.

Dây thép là mặt hàng được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm như bê tông dự ứng lực (PC Wire), khung dù, hạt bi sắt lốp xe (TBW), dây piano, lõi dây của các dây dẫn, dây cáp dùng cho thang máy, cần cẩu, lõi điện cực hàn, đinh… Cục Phòng vệ Thương mại chỉ ra rằng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thép dây của Việt Nam sang Canada đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 10 triệu USD dây thép sang Canada. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng gấp đôi, lên 21 triệu USD vào năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt khoảng 40 triệu USD trong năm 2022.

Xink link bạn ơi

Ngay tháng sau, siêu dự án 70 tỷ USD đi qua 20 tỉnh thành ở Việt Nam sẽ có bước tiến quan trọng?

Dự án hạ tầng giao thông trọng điểm này của Việt Nam hứa hẹn sẽ được xem xét chủ trương đầu tư trong tháng sau.

Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư trong tháng 10

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường mới đây đã đề nghị bổ sung 4 nội dung vào chương trình kỳ họp 8 dự kiến khai mạc vào tháng 10 tới, trong đó có chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Qua đó, đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ tài liệu với chất lượng tốt, bảo đảm tiến độ để gửi đến đại biểu Quốc hội.

Dự kiến kỳ họp 8 tiến hành theo 2 đợt, có thời gian nghỉ giữa 2 đợt để các cơ quan tiếp thu, chỉnh lý dự án luật. Như vậy, kỳ họp 8, khai mạc vào ngày 21/10 và bế mạc vào sáng ngày 30/11.

Liên quan đến dự án hạ tầng giao thông trọng điểm này của Việt Nam, lãnh đạo Cục Đường sắt cho biết trải qua quá trình nghiên cứu cẩn trọng, kỹ lưỡng với sự góp ý, hỗ trợ của các tổ chức, bộ, ngành trong và ngoài nước, hiện Bộ GTVT đã cơ bản hoàn thiện đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

“Đến thời điểm này, phía tư vấn đang gấp rút hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Trong tháng 9 sẽ trình Bộ Chính trị để xem xét, cho ý kiến và phấn đấu trình Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư trong kỳ họp tháng 10 sắp tới để sang năm 2025, chúng ta có thể sắp xếp vốn trung hạn”, vị này cho hay trên báo Tiền Phong.

Trước đó, cuối tháng 7/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thảo luận Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các thành viên Chính phủ cơ bản thống nhất về chủ trương để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Sắp xếp vốn thế nào cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tổng chiều dài 1.541km, được đề xuất đầu tư với cấu trúc đường đôi, khổ 1.435mm, sử dụng điện khí hóa, và hạ tầng được thiết kế cho tốc độ tối đa lên đến 350km/h.

Tuyến đường sẽ khởi hành từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), băng qua 20 tỉnh, thành phố, và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TPHCM). Toàn tuyến sẽ có 23 ga phục vụ hành khách, với khoảng cách trung bình giữa các ga là 67km, cùng với 5 ga hàng hóa được đặt tại các khu vực giao thương chính.

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất ưu tiên nguồn lực để khởi công hai đoạn Hà Nội - Vinh và TPHCM - Nha Trang với tổng chiều dài khoảng 642km vào cuối năm 2027. Đoạn Vinh - Nha Trang, dài khoảng 899km, dự kiến sẽ được khởi công trước năm 2030, và mục tiêu hoàn thiện toàn bộ tuyến đường vào năm 2035.

Trao đổi với Dân Việt, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết: “Với dự kiến tổng mức đầu tư dự án khoảng 65 - 70 tỷ USD, việc bố trí vốn dự kiến thực hiện trong khoảng 12 năm. Chúng tôi đang phối hợp với các cơ quan chức năng để đánh giá về nguồn vốn đầu tư”.

Dự án này, theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến sẽ đóng góp khoảng 0,97 điểm phần trăm/năm vào tăng trưởng GDP trong quá trình xây dựng. Các nguồn thu từ khai thác quỹ đất tại các khu vực TOD và các hoạt động thương mại dự kiến sẽ mang về khoảng 22 tỷ USD.

Thực tế từ nhiều quốc gia có mạng lưới đường sắt cao tốc phát triển cho thấy: Nhật Bản đã quyết định đầu tư tuyến đường sắt đầu tiên vào năm 1950 khi GDP bình quân đầu người đạt khoảng 250 USD. Trung Quốc bắt đầu vào năm 2005 khi con số này đạt 1.753 USD, và Indonesia triển khai dự án vào năm 2015 khi GDP đầu người đạt khoảng 3.322 USD. Hiện tại, Trung Quốc là quốc gia sở hữu hệ thống đường sắt cao tốc dài nhất thế giới, với 5 tuyến có vận tốc 350km/h.

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, thời điểm này được xem là lý tưởng để triển khai dự án đường sắt cao tốc, khi GDP bình quân đầu người năm 2023 đã đạt khoảng 4.282 USD và ước tính sẽ đạt 7.500 USD vào năm 2030.

“Theo đánh giá Bộ GTVT và Bộ Tài chính, nếu sử dụng nguồn vốn đầu tư công để đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, chúng ta sẽ không vượt quá trần nợ công. Khi xây dựng tuyến đường này, nợ công của Việt Nam có thể tăng từ 38% lên xấp xỉ 50%, nhưng vẫn đảm bảo trong khả năng cho phép. Trong quá trình triển khai, nếu chúng ta có thể vay được các tổ chức tài chính quốc tế hoặc các quốc gia khác với vốn ưu đãi có thể sẽ xem xét bổ sung”, lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam chia sẻ với Tiền Phong.

Nhà thầu vừa trúng gói 6.300 tỷ đồng tại dự án sân bay Long Thành sử dụng ‘siêu đòn bẩy’, nợ cao gấp 15 lần vốn chủ sở hữu

Thời điểm ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn là 716,7 tỷ đồng nhưng nợ phải trả khoảng 11.019 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng.

Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với lợi nhuận sau thuế 40,7 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2022 (đạt 31,9 tỷ đồng). Năm 2021, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận 14,3 tỷ đồng.

Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp cũng tăng mạnh, từ hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 3,98 lần ngày 31/12/2021 đã lên 15,375 lần vào ngày 31/12/2023. Vốn chủ sở hữu đạt 716,7 tỷ đồng, tương ứng doanh nghiệp đang nợ khoảng 11.019 tỷ đồng.

Trong đó, dư nợ trái phiếu khoảng 172 tỷ đồng. Đây là giá trị lô trái phiếu còn lại đang lưu hành của Xây dựng Trường Sơn, nằm trong lô trái phiếu có giá trị 300 tỷ đồng được phát hành tháng 12/2021 với kỳ hạn 60 tháng. Trong năm 2023, Xây dựng Trường Sơn đã thanh toán hơn 20 tỷ đồng lãi trái phiếu và gốc là 75,6 tỷ đồng.


Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn sử dụng “siêu đòn bẩy” với hệ số nợ phải trả lớn (Nguồn: HNX)

Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn là doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, có trụ sở tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Liên danh Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng Công ty Xây dựng Công trình Hàng không ACC, Vinaconex, CTCP Phát triển Đầu tư Xây dựng Việt Nam, CTCP Tập đoàn Cienco4, và CTCP Xây dựng Công trình Hàng không Sáu Bốn Bảy vừa trúng thầu Gói thầu 4.7 - Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình sân đỗ tàu bay nhà ga hành khách cùng các công trình khác thuộc dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Giá trị trúng thầu là 6.268 tỷ đồng, thấp hơn giá mời thầu 6.368 tỷ đồng. Hợp đồng được thực hiện trong 23 tháng, tương đương 690 ngày kể từ ngày khởi công, theo hình thức đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh.

Gói thầu này gây nhiều tranh cãi khi liên danh do CTCP Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu dù bỏ giá thầu thấp hơn 461 tỷ đồng vẫn bị loại. Liên danh của Đèo Cả bao gồm: CTCP Xây dựng Đèo Cả, CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả, CTCP Lizen, Tổng Công ty Thăng Long, Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng Hoàng Long, Công ty TNHH Hòa Hiệp và Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải.

Quỹ từ thiện 75 tỷ đô của Bill Gates “âm thầm” thành cổ đông của 1 DN hàng đầu Việt Nam

Bên cạnh khoản đầu tư vào VEIL đã được biết đến từ lâu, đây là lần đầu tiên Bill & Melinda Gates Foundation Trust trực tiếp nắm giữ 1 cổ phiếu Việt Nam.

Mới đây, CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, mã chứng khoán: MCH) đã công bố biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến về việc chia cổ tức bổ sung năm 2023. Kết quả, đã có 97,3% số cổ phần của công ty đã đồng ý với phương án chia bổ sung bằng tiền với tỷ lệ 168%.

Trong danh sách các cổ đông tham gia biểu quyết, đáng chú ý có sự xuất hiện của Bill & Melinda Gates Foundation Trust. Tổ chức này hiện đang nắm hơn 1 triệu cổ phiếu MCH, có giá trị thị trường hiện đạt 212 tỷ đồng.

Trước đó, Masan Consumer đã chi trả cổ tức cho năm 2023 với tỷ lệ 100% bằng tiền. Với việc chuẩn bị chia thêm 16.800 đồng/cp nữa, Bill & Melinda Gates Foundation Trust có thể nhận về gần 28 tỷ đồng cổ tức từ Masan Consumer trong năm 2023.

Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu MCH đã tăng hơn gấp đôi, hiện đạt trên 200.000 đồng/cp, tương ứng với vốn hóa thị trường đạt 147.600 tỷ đồng (5,9 tỷ USD).

Tài sản quản lý hơn 75 tỷ USD

Bill & Melinda Gates Foundation Trust là đơn vị quản lý nguồn tài chính của Bill & Melinda Gates Foundation (BMGF) - một tổ chức từ thiện, được góp vốn bởi Bill Gates, người sáng lập tập đoàn Microsoft và bà Melinda Gates - vợ cũ của Bill Gates.

Tính đến cuối năm 2023, giá trị tài sản ròng của BMGF Trust đạt hơn 75 tỷ USD, chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính.

BMGF Trust đã gián tiếp đầu tư vào Việt Nam từ lâu, đặc biệt là đầu tư vào thị trường chứng khoán thông qua Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) - quỹ đầu tư lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam do Dragon Capital quản lý.

BMGF Trust hiện là cổ đông lớn thứ 2 của VEIL với lượng nắm giữ gần 24,7 triệu chứng chỉ quỹ. Số chứng chỉ quỹ này hiện có trị giá hơn 183 triệu USD theo thị giá của VEIL trên sở giao dịch chứng khoán London.

Được biết BMGF Trust đã không mua bán VEIL trong một thời gian khá dài.

Mạnh tay đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng cuối năm 2023 quỹ của Bill Gates lại bán một loạt cổ phiếu của các “ông lớn” ngành công nghệ thế giới. Theo dữ liệu từ Dataroma, trong quý 4/2023, Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation Trust đã bán toàn bộ các cổ phiếu công nghệ như Apple, Meta (công ty mẹ của Facebook), Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon và Nvidia.

Quỹ cũng bán sạch hàng loạt cổ phiếu “tên tuổi” khác như Walt Disney, Morgan Stanley, Johnson & Johnson, Unilever, Goldman Sachs, Exxon Mobil, Lockheed Martin, PepsiCo,… Ngoài ra, quỹ của Bill Gates còn bán bớt 2 cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục là Microsoft, Berkshire Hathaway.

Theo Forbes, hiện Bill Gates đang là người giàu thứ 7 thế giới với khối tài sản ước tính khoảng 138,6 tỷ USD. Vị tỷ phú này còn sở hữu 111.288 ha đất và là chủ đất lớn thứ 42 nước Mỹ. Nhà đồng sáng lập Microsoft cũng là chủ đất nông nghiệp lớn nhất nước Mỹ, theo Bảng xếp hạng 100 chủ đất lớn nhất của tạp chí chuyên ngành đất đai Land Report.

Phần lớn thu nhập của Gates đều dành cho các hoạt động từ thiện, thông qua quỹ Bill & Melinda Gates. Vào năm 2023, quỹ này cam kết chi 8,3 tỷ USD để chống đói nghèo, bệnh tật và bất bình đẳng, tăng 15% so với năm 2022. Quỹ cũng đặt mục tiêu tăng khoản chi trả lên 9 tỷ USD vào năm 2026.

KINH HOÀNG!:scream:

Thượng Hải tan hoang vì bão mạnh nhất 75 năm, nhiều thành phố châu Âu chìm trong biển nước

Cây đổ ngổn ngang, nhà cửa tan hoang vì bão mạnh nhất 75 năm càn quét Thượng Hải

Chính quyền Thượng Hải cho biết, mặc dù tâm bão Bebinca hiện đã rời thành phố miền đông Trung Quốc này nhưng địa phương đang phải vật lộn khắc phục những hậu quả nặng nề của bão để lại.

Tân Hoa xã trích dẫn thông cáo của Đài quan sát khí tượng trung tâm Thượng Hải cho hay, bão Bebinca mang theo mưa lớn và các cơn gió giật mạnh tới 151 km/h ở vùng gần tâm bão khi đổ bộ vào thành phố lúc khoảng 7h30 sáng nay (16/9). Đây là cơn bão thứ 13 càn quét Trung Quốc trong năm nay nhưng là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất từng tấn công Thượng Hải trong 75 năm qua.

Tính đến trưa 16/9, tâm bão Bebinca đã dịch chuyển đến thành phố Côn Sơn thuộc tỉnh Giang Tô. Tuy nhiên, rìa phía đông của bão tiếp tục ảnh hưởng đến Thượng Hải với cường độ mưa và gió giật suy yếu hơn. Hầu hết các khu vực trong thành phố đã thấy mưa ngớt vào buổi tối.

Nhà chức trách địa phương hiện vẫn chưa công bố báo cáo thống kê về thiệt hại hay bất kỳ trường hợp thương vong nào ở Thượng Hải trong thiên tai. Tuy nhiên, những hình ảnh do truyền thông đăng tải và được chia sẻ trên mạng xã hội đã cho thấy hiện tượng ngập lụt ở một số khu vực trong thành phố, cây cối bị bão xô đổ ngổn ngang trên đường và vỉa hè, thậm chí đè hỏng các xe hơi, một số ngôi nhà bị sập hoặc hư hại. Các ô cửa kính bị gió phá tung trong khi những mảnh vỡ vương vãi khắp nơi.

Ảnh: Xinhua, Sohu

Ảnh: VCG

Ảnh: Xinhua

Ảnh: Xinhua

Nhật báo Trung Quốc trích dẫn một số nguồn tin cho hay, bão Bebinca đã gây “thiệt hại đáng kể” trên toàn Thượng Hải, làm gãy, đổ 1.800 cây xanh và khiến 30.000 hộ gia đình bị mất điện.

Cơn bão cũng khiến nhiều doanh nghiệp và cửa hàng phải tạm dừng hoạt động trong dịp lễ Trung thu. Các công viên và khu nghỉ dưỡng đều tạm thời đóng cửa khi 4 quận của thành phố nâng cảnh báo thiên tai lên mức cao nhất.

Ảnh: Sohu

Để phòng tránh rủi ro, chính quyền Thượng Hải cũng yêu cầu đóng cửa toàn bộ tuyến đường cao tốc từ rạng sáng ngày 16/9, đồng thời hủy toàn bộ các chuyến bay đến và đi từ thành phố này. Nhà chức trách đồng thời sơ tán 414.000 người trong tổng số gần 25 triệu cư dân của thành phố đến những nơi an toàn hơn. Hàng chục nghìn nhân viên cứu hộ được lệnh sẵn sàng triển khai khi cần thiết.

Ngay sau khi tâm bão di chuyển khỏi thành phố, lực lượng chức trách cùng người dân đã bắt tay ngay vào các nỗ lực dọn dẹp đường phố, khắc phục hậu quả thiên tai.

Ảnh: Xinhua

Ảnh: Xinhua

Ảnh: Xinhua

Bão lũ kinh hoàng gây vỡ đập, nhiều thành phố châu Âu chìm trong biển nước

Trung và Đông Âu đang phải hứng chịu những trận lũ lụt nghiêm trọng chưa từng có, với nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão Boris.

Ngày 16/9, cảnh báo lũ lụt cao nhất đã được ban hành tại hơn 100 khu vực ở Cộng hòa Séc, trong khi Áo, Ba Lan và Romania cũng đối mặt với tình trạng ngập lụt trên diện rộng.

Nhiều khu vực ở Áo, Cộng hòa Séc, Ba Lan và Romania chìm trong biển nước sau nhiều ngày mưa lớn, trong khi Slovakia và Hungary đang chuẩn bị ứng phó với nguy cơ lũ lụt trong vài ngày tới.

Mực nước lũ dâng cao tại làng Slobozia Conachi của Romania khiến 4 người thiệt mạng ngày 14/9

“Tôi đã sống ở đây 16 năm và chưa bao giờ chứng kiến lũ lụt đến mức này”, cư dân Judith Dickson sống tại thành phố Sankt Poelten (Áo) cho biết. Mưa lớn kéo dài đã làm ngập đường phố và nhấn chìm toàn bộ khu dân cư ở một số nơi, đồng thời làm tê liệt giao thông công cộng và mạng lưới điện.

Tính đến hết ngày 16/9, 6 người đã thiệt mạng tại Romania, 1 người tại Áo, 1 người tại CH Séc và 5 người ở Ba Lan khi nhiều con đập vỡ, nước sông tràn bờ, nhấn chìm đường phố và nhà cửa. Hàng chục nghìn người đã phải sơ tán, đặc biệt là tại vùng Đông Bắc Cộng hòa Séc và bang Hạ Áo của Áo.

Nước lũ tại một thị trấn bang Hạ Áo (Lower Austria), nước Áo vào ngày 14/9

Tại bang Saxony, Đức, mực nước sông Elbe dự kiến đạt đỉnh vào chiều hôm 17/9 ở mức 7,5 mét tại Schöna, gần biên giới Cộng hòa Séc. Cảnh báo lũ lụt cao nhất đã được đưa ra, chính quyền bang cảnh báo các đập có thể bị vỡ, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tại thủ phủ Dresden, các rào chắn di động đã được dựng lên vào thứ Hai nhằm bảo vệ khu vực trung tâm thành phố lịch sử.

Tại Cộng hòa Séc, hàng ngàn người đã được yêu cầu sơ tán khỏi nhà cửa ở phía Đông Bắc sau những ngày mưa lớn. Thành phố Opava đã sơ tán 10.000 người khỏi vùng nguy hiểm. Thị trưởng của thành phố này Toma Navratil cảnh báo người dân qua đài phát thanh địa phương rằng “tình hình còn tồi tệ hơn trận lụt lịch sử năm 1997”. Các cuộc di tản cũng đang diễn ra tại Krnov, Cesky Tesin, Ostrava và Bohumin.

Cảnh tượng những ngôi nhà bị ngập lụt ở Jesenik, Cộng hòa Séc ngày 15/9/2024

Trong khi đó, cảnh sát CH Séc cho biết đã xác định 1 người chết đuối trên sông gần thị trấn Bruntal ở vùng đông bắc, cùng 7 người mất tích. “Chúng ta phải tập trung vào việc cứu mạng người”, Thủ tướng CH Séc, ông Petr Fiala tuyên bố trên đài TH quốc gia CH Séc vào hôm Chủ Nhật. Chính phủ nước này đã họp khẩn vào ngày 16/9 để đánh giá thiệt hại và đưa ra biện pháp khắc phục.

Lực lượng cứu hộ CH Séc đưa người dân ra khỏi những ngôi nhà bị ngập lụt

Tại Áo, bang Hạ Áo (Lower Austria) đã được tuyên bố là khu vực thảm họa, hơn 1.000 ngôi nhà phải sơ tán khi các con đập bắt đầu vỡ. Thống đốc bang, Johanna Mikl-Leitner, chia sẻ: “Đây có lẽ là những giờ phút khó khăn nhất trong đời của nhiều người dân Hạ Áo.”

Tại Romania, khoảng 6.000 ngôi nhà nông trại bị ngập, khiến ít nhất 300 người phải sơ tán. Sáu người, phần lớn là người cao tuổi, đã thiệt mạng do lũ lụt. Ba Lan cũng ghi nhận tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại vùng Tây Nam Hạ Silesia.

Những con phố bị ngập và sạt lở sau trận mưa lớn ở thị trấn Glucholazy, miền núi Tây Nam Ba Lan

Một cây cầu đã sập ở thị trấn lịch sử Glucholazy của Ba Lan gần biên giới Séc và các quan chức địa phương đã ra lệnh sơ tán vào sáng sớm ngày 15/9. Phương tiện truyền thông địa phương cũng cho biết một cây cầu khác đã sập ở thị trấn miền núi Stronie Slaskie, nơi một con đập bị vỡ, theo Cơ quan thời tiết quốc gia Ba Lan.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk mô tả tình hình là “thảm khốc”. Lực lượng cứu hỏa đã tìm thấy thi thể của năm nạn nhân tại các thị trấn Bielsko-Biala, Ladek-Zdroj và Nysa. Chính phủ Ba Lan đã công bố khoản viện trợ hàng triệu USD cho các nạn nhân lũ lụt đồng thời giúp 2.600 người sơ tán trong 24 giờ qua.

Tại các khu vực Đông Âu khác, chính quyền Hungary và Slovakia đang nỗ lực kiểm soát mực nước sông Danube và các nhánh của nó, với hàng ngàn binh sĩ sẵn sàng tham gia công tác cứu hộ. Tại Budapest, Hungary, mực nước sông dự kiến đạt đỉnh vào cuối tuần này, với các biện pháp bảo vệ khẩn cấp được triển khai để giảm thiểu thiệt hại.

Trong tình hình tính mạng nhiều người dân bị đe dọa, Chính phủ Đức đã cam kết cung cấp hỗ trợ cho các quốc gia láng giềng đang phải đối mặt với thảm họa lũ lụt. Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser cho biết cơ quan cứu trợ kỹ thuật đã sẵn sàng hỗ trợ khẩn cấp khi cần thiết.

Các chuyên gia cho biết bầu khí quyển Trái Đất nóng lên do biến đổi khí hậu do con người gây ra đang khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng thường xuyên hơn.

MSN: Niềm tin phục hồi, tiêu dùng tăng tốc.

Theo số liệu thống kê của GSO, ngoại trừ tháng 2, xuất khẩu Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng 2 chữ số đã giúp PMI hầu như luôn duy trì trên 50 điểm, tương ứng với việc các doanh nghiệp bắt đầu mở rộng sử dụng lao động so với cùng kỳ kể từ tháng 4/2024. Điều này đã giúp niềm tin tiêu dùng quay trở lại, đạt mức 80 điểm trong Q2 2024 (78 điểm trong Q1 2024) sau khi đã chạm đáy 67 điểm trong Q4 2023. Qua đó, sức mua tiêu dùng tổng thể, sức tiêu thụ cũng ghi nhận tăng trưởng 1,8% yoy trong Q2 2024 sau khi đã giảm 3 quý liên tục.


  • Masan Consumer (MCH) – tiếp tục mở rộng thị phần, là trụ cột tăng trưởng. Doanh thu thuần đạt 13.968 tỷ (+11,6% yoy) và EBITDA đạt 3.557 tỷ (+16,2% yoy). MCH một lần nữa khẳng định hồ sơ năng lực với khả năng nắm bắt và dẫn dắt xu hướng tiêu dùng FMCGs – đó là cao cấp hoá và tiện lợi hoá, ghi nhận tăng trưởng doanh thu vượt xa tăng trưởng chung của ngành. Trong Q2 2024, ngoại trừ ngành hàng Chăm sóc gia đình, MCH ghi nhận tăng trưởng tích cực tất cả các nhóm ngành còn lại là: Gia vị - Thực phẩm - Đồ uống

  • WinCommerce (WCM) – doanh thu bình quân cửa hàng tiếp tục tăng tốc. Doanh thu thuần đạt 15.801 tỷ (+8,8% yoy) và EBITDA 421 tỷ (+87,6% yoy). Mở rộng một cách thận trọng: Cuối Q2 2024, WCM có 3.544 cửa hàng mini (WMP) (+43 vs Q4 2023) và 129 siêu thị (WMT) (-3 vs Q4 2023). Trong 1H, WCM tập trung nhiều hơn vào việc chuyển đổi các cửa hàng WinMart+ hiện hữu sang WIN tại vực thành thị và WinMart+ Rural tại khu vực nông thôn. Hai format cửa hàng mới này, đặc biệt là WinMart+ Rural cho thấy hiệu quả ấn tượng


Thông tin thêm về Cty con/liên kết:

  • The CrownX (TCX) cũng cho tín hiệu khả quan
  • Masan MeatLife (MML) ghi nhận doanh thu thuần 3.510 tỷ (+6,3% yoy) và EBITDA 248 tỷ (+441,9% yoy) trong 1H 2024. Lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ nhờ biên gộp chung tăng 1.200 bps so với cùng kỳ:
  • Masan Hi-Tech Materials (MHT) ghi nhận doanh thu thuần 6.742 tỷ (-7,8% yoy) và EBITDA 699 tỷ (-39% yoy) trong 1H 2024.
  • Phuc Long Heritage (PLH) ghi nhận doanh thu thuần 778 tỷ (-0,7% yoy) và EBITDA 132 tỷ (+3,1% yoy).

Về góc nhìn kỹ thuật MSN

Vùng giá này đã được kiểm định tận 7 LẦN nên đây là ngưỡng Kháng cự cứng. Khi giá chạm lên vùng đó chắc chắn sẽ có biến động mạnh. Tuy nhiên với thông tin tích cực như trên thì Ad ko dám đảm bảo với mọi người lần này có thể Break được hay ko nhưng cũng có cơ hội, cũng đâu phải chưa từng break (đợt t7-8/2023 là ví dụ) :smile:

  • RSI giảm dần về dưới 50 → cũng là một điểm sáng cho khả năng break
  • MACD khá nhiễu → 60/40 cho kỳ vọng break ngưỡng!
  • Thanh khoản bán gần đây cũng ít → một lần nữa tăng kỳ vọng break
  • Bán lẻ là ngành triển vọng trong giai đoạn cuối năm

Ở các báo cáo của các cty khác cũng đều cho rằng MSN được khuyến nghị OUTPERFORM. Điều đó có nghĩa là họ tin rằng cổ phiếu này sẽ hoạt động tốt hơn so với mức trung bình của thị trường hoặc chỉ số tham chiếu trong tương lai. Khuyến nghị này ám chỉ rằng họ dự đoán cổ phiếu MSN sẽ có tăng trưởng vượt trội trong thời gian tới so với các cổ phiếu khác hoặc toàn bộ thị trường.

Định giá của AD về MSN:

Vì ngành bán lẻ cũng là ngành triển vọng trong giai đoạn từ giờ đến cuối năm nên Target khá cao đấy. Tuy nhiên ai hay xem bài nhận định của AD thì cũng đều biết quan điểm đầu tư của AD nghiêng về quản trị rủi ro nhiều hơn, nên AD thường định giá thấp hơn người khác đôi chút nhé :star_struck:

  • Giá mua: 72,70 - giá hiện tại (73,30)
  • Giá mục tiêu: 78,50 (ngắn hạn) & 84,50 (trung hạn)
  • Cutloss: 3%~5%

Nếu cần thêm thông tin chi tiết hơn xíu thì ib Ad gửi cho nhé, trên đây ko muốn viết dài quá nó trôi :sweat_smile: Nhớ FOLLOW Ad nhé!!!

Cổ đông “nín thở” chờ thương vụ lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam, khi nào Vinhomes mua cổ phiếu quỹ?

Cổ đông “nín thở” chờ thương vụ lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam, khi nào Vinhomes mua cổ phiếu quỹ?

Cổ phiếu VHM của Vinhomes đã tăng khoảng 27% kể từ khi hé lộ kế hoạch mua cổ phiếu quỹ vào đầu tháng 8.

Sau một nhịp điều chỉnh ngắn, cổ phiếu Vinhomes (VHM) vừa bất ngờ có phiên bứt phá mạnh mẽ lên mức 44.000 đồng/cp, cao nhất trong vòng 5 tháng, kể từ giữa tháng 4. So với đáy lịch sử xác nhận vào đầu tháng 8, VHM đã tăng hơn 27% thị giá.

Vốn hóa thị trường của Vinhomes cũng theo đó tăng thêm gần 41.000 tỷ đồng (1,6 tỷ USD) trong hơn một tháng, lên gần 192.000 tỷ đồng (7,7 tỷ USD). Con số này đưa Vinhomes trở lại vị trí thứ 4 trong danh sách các công ty niêm yết giá trị nhất Việt Nam. Nếu tính trên cả 3 sàn chứng khoán, chỉ có thêm duy nhất ACV (UPCoM) có giá trị vốn hóa lớn hơn Vinhomes.

Cổ đông “nín thở” chờ thương vụ lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam, khi nào Vinhomes mua cổ phiếu quỹ?- Ảnh 1.

Đà tăng của cổ phiếu VHM được hỗ trợ tích cực bởi thông tin Vinhomes lên kế hoạch mua lại tối đa 370 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 8,5% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Số tiền dự chi ước tính lên đến 13.000 tỷ đồng. Nếu thực hiện thành công, đây sẽ là thương vụ mua cổ phiếu quỹ lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Vinhomes nhấn mạnh rằng động thái này nhằm bảo vệ lợi ích của cả công ty lẫn cổ đông, trong bối cảnh giá cổ phiếu đang thấp hơn nhiều so với giá trị thực của doanh nghiệp.

Vào ngày 12/8, Vinhomes đã tiến hành chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến về phương án mua lại cổ phiếu quỹ. Thời điểm đó, công ty có hơn 58.000 cổ đông. Đến ngày 6/9, Vinhomes thông báo phương án mua lại cổ phiếu quỹ đã được cổ đông thông qua với tỷ lệ tán thành cao (78,52% cổ phần có quyền biểu quyết).

Vinhomes hiện đang trong quá trình chờ phê duyệt từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Theo báo cáo mới nhất của SSI Research, việc mua lại dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 9, vì quá trình phê duyệt có thể cần thêm thời gian do giá trị giao dịch cao. Trước đó, một báo cáo của Mirae Asset dự báo quá trình mua lại cổ phiếu quỹ của Vinhomes sẽ bắt đầu vào giữa tháng 9/2024.

Tại BCTC hợp nhất kiểm toán bán niên năm 2024, Vinhomes hiện đang nắm giữ 17.200 tỷ đồng tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn. Mirae Asset cho biết, trong cuộc trao đổi gần đây với khối IR, Vinhomes khẳng định rằng kế hoạch mua lại cổ phiếu sẽ được tài trợ bằng lượng tiền mặt có sẵn và dòng tiền hoạt động, nhờ vào doanh thu từ việc bán một số dự án. Do đó, việc mua cổ phiếu quỹ sẽ chỉ có tác động hạn chế đến các chỉ tiêu về thanh khoản và nợ vay của công ty.

Bamboo Airways nợ thuế, CEO bị tạm hoãn xuất cảnh

Lệnh tạm hoãn xuất cảnh có hiệu lực từ ngày 11/9/2024, ngay sau khi thông báo được ký.

Ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Bamboo Airways, mới đây đã bị Cục thuế tỉnh Bình Định ra thông báo tạm hoãn xuất cảnh. Nguyên nhân được xác định là do ông Nam đang là người đại diện pháp luật của Bamboo Airways, doanh nghiệp hiện chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. Lệnh tạm hoãn xuất cảnh có hiệu lực từ ngày 11/9/2024, ngay sau khi thông báo được ký.

Ông Lương Hoài Nam chỉ mới đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc Bamboo Airways từ cuối tháng 10/2023. Ông sinh năm 1963 và có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không và du lịch.

Bamboo Airways: Tổng Giám đốc Lương Hoài Nam bị tạm hoãn xuất cảnh
Ông Lương Hoài Nam Tổng Giám đốc Bamboo Airways

>> CEO Bamboo Airways: Đang thiếu quy định cho xăng dầu hàng không

Ông Nam từng là Tiến sĩ hàng không tại Nga, và đã nắm giữ nhiều vị trí quản lý cấp cao tại các hãng hàng không lớn như Trưởng ban Kế hoạch thị trường & Tổng biên tập Tạp chí Heritage của hãng hàng không Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn bất động sản Nam Long, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hàng không Hải Âu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty Hàng không Lưỡng dụng Ngôi Sao Việt…

Về tình hình tài chính, năm 2023, Bamboo Airways báo lãi sau thuế 236,8 tỷ đồng, một sự cải thiện đáng kể sau khoản lỗ gần 19.800 tỷ đồng của năm 2022. Tổng nợ phải trả của Bamboo Airways cũng đã giảm khoảng 2.000 tỷ đồng. Trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways Phan Đình Tuệ chia sẻ về mục tiêu doanh thu của hãng năm nay, ước tính đạt 4.857 tỷ đồng, trong khi mức lỗ dự kiến giảm còn 1.387 tỷ đồng.