Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới muốn xây dựng nhà máy lọc hóa dầu tại Việt Nam

Ngày 17/9, Lãnh đạo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco (Aramco) tại Văn phòng giao dịch Hà Nội.

Aramco là Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới và nhiều thời điểm giữ vị trí công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất toàn cầu. Năm 2022, Aramco đạt lợi nhuận kỷ lục hơn 161 tỷ USD, tăng 46% so với mức 110 tỷ USD năm 2021.

Tại buổi làm việc, Aramco mong muốn tìm hiểu thị trường, nắm bắt các cơ hội để tiến hành đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là trong xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu. Hiện Aramco cung cấp dầu thô cho các doanh nghiệp ở Việt Nam, song chưa đầu tư trực tiếp.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch HĐQT Petrolimex Phạm Văn Thanh chia sẻ về vị thế dẫn đầu thị trường của Petrolimex trong khâu phân phối xăng dầu hạ nguồn với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật quy mô, hiện đại và đồng bộ nhất trong các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam.

Với lợi thế khác biệt là hệ thống bán lẻ rộng khắp cả nước, lên tới 5.500 cửa hàng xăng dầu (trong đó có 2.800 cửa hàng xăng dầu thuộc sở hữu, quản lý trực tiếp), chiếm gần 50% thị phần phân phối xăng dầu nội địa, lãnh đạo Petrolimex đề nghị Aramco nghiên cứu khả năng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực lọc hóa dầu; sản xuất, phân phối các sản phẩm hóa dầu như: khí hóa lỏng, gas, dầu mỡ nhờn; bảo hiểm…

Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải nhấn mạnh Tập đoàn là đơn vị kinh doanh xăng dầu hạ nguồn duy nhất ở Việt Nam sở hữu kho ngoại quan là Vân Phong (VPT) có hạ tầng cơ sở chất lượng và nằm ở vị trí đắc địa. Lãnh đạo Petrolimex đề nghị Aramco có thể lựa chọn kho ngoại quan Vân Phong là cửa ngõ khi xúc tiến các hoạt động thương mại xăng dầu tại Việt Nam. Petrolimex sẵn sàng hợp tác với Aramco trong việc tạo nguồn xăng dầu.

Phó Chủ tịch phụ trách Bán lẻ Ziyad Juraifani bày tỏ tin tưởng rằng, với thế mạnh của Aramco và Petrolimex, sự hợp tác chiến lược, bài bản giữa hai tập đoàn trong tương lai sẽ tạo nên những lợi thế cạnh tranh rất lớn tại thị trường Việt Nam.

quá tinh vi

1 Likes

Vụ Xuyên Việt Oil: Ông Lê Đức Thọ bị thu giữ 97 miếng vàng, 134 sổ tiết kiệm, 440.000 USD…

Ông Lê Đức Thọ đã tự nguyện nộp lại 2,2 tỷ đồng và xin phép sử dụng số tiền bị tạm giữ để khắc phục hậu quả liên quan đến vụ Xuyên Việt Oil.

Ngày 18/9/2024, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chính thức ban hành cáo trạng truy tố 15 bị can liên quan đến vụ án kinh tế nghiêm trọng tại Công ty Xuyên Việt Oil. Vụ án này liên quan đến nhiều hành vi vi phạm như vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước, nhận và đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi. Đáng chú ý, trong số các bị can có những gương mặt có tầm ảnh hưởng lớn, bao gồm ông Lê Đức Thọ - cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và bà Mai Thị Hồng Hạnh - Chủ tịch Công ty Xuyên Việt Oil.

Ông Lê Đức Thọ, từng giữ chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank), sau đó được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, đã bị truy tố với các tội danh “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng để trục lợi”. Cáo trạng cho thấy, trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến 2022, ông Thọ đã nhận tổng cộng 600.000 USD tiền hối lộ từ bà Mai Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch Xuyên Việt Oil.

Số tiền này được chuyển nhằm mục đích giúp đỡ Công ty Xuyên Việt Oil trong việc xin cấp hạn mức tín dụng, cũng như kéo dài thời gian duy trì các khoản vay tại Vietinbank. Đặc biệt, khi đảm nhiệm vai trò Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, ông Thọ còn yêu cầu bà Hạnh thành lập công ty con tại địa phương để tăng thu ngân sách cho tỉnh, đổi lại việc hỗ trợ các dự án đầu tư bất động sản, cảng biển và du lịch tại Bến Tre.

Bà Mai Thị Hồng Hạnh - một nhân vật quan trọng trong ngành xăng dầu, bị cáo buộc đưa hối lộ và gây thất thoát tài sản Nhà nước với con số lên tới 1.463 tỷ đồng. Bà Hạnh đã nhiều lần tiếp xúc và trao đổi với ông Lê Đức Thọ, nhằm thúc đẩy quá trình vay vốn và các dự án của công ty bà.


Bị can Mai Thị Hồng Hạnh và Lê Đức Thọ

Theo cáo trạng, bà Hạnh không chỉ đưa hối lộ bằng tiền mặt mà còn thông qua các món quà có giá trị cao như bộ gậy golf Honma trị giá 1,1 tỷ đồng và đồng hồ Patek Philippe trị giá 421.000 USD. Bên cạnh đó, bà còn mua tặng ông Thọ chiếc xe Mercedes Benz - S450 Luxury trị giá 6,7 tỷ đồng.

Một trong những hành vi vi phạm đáng chú ý của Mai Thị Hồng Hạnh là việc bà đã sử dụng sai mục đích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG) và không nộp đầy đủ tiền thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách Nhà nước, gây thất thoát hơn 1.400 tỷ đồng.

Quá trình điều tra đã phát hiện nhiều dấu hiệu bất minh trong các giao dịch tài chính giữa bà Hạnh và ông Thọ. Các giao dịch này không chỉ liên quan đến việc vay vốn mà còn có sự can thiệp của ông Thọ trong việc giảm phí, tăng hạn mức tín dụng cho công ty của bà Hạnh.

Trong quá trình điều tra, Cơ quan an ninh đã thu giữ một số lượng lớn tài sản từ ông Lê Đức Thọ bao gồm: 97 miếng kim loại màu vàng; 134 sổ tiết kiệm; 440.000 USD, 1 xe ô tô Mercedes Benz, các đồng hồ đeo tay và đồng hồ để bàn đắt tiền, hơn 1,7 tỷ đồng tiền mặt và nhiều tài sản khác.

Ông Thọ đã tự nguyện nộp lại 2,2 tỷ đồng và xin phép sử dụng số tiền bị tạm giữ để khắc phục hậu quả. Vụ án Xuyên Việt Oil với hàng loạt sai phạm và số tiền thất thoát khổng lồ đã gây chấn động dư luận, đặc biệt với sự dính líu của những nhân vật cấp cao.