Top thủ thuật xào nấu báo cáo tài chính trên thế giới – thực hành ở việt nam (p2)

TOP THỦ THUẬT XÀO NẤU BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI – THỰC HÀNH Ở VIỆT NAM (P2)

(bài viết này lấy dữ liệu 2018 - tuy nhiên đến nay các CTY vẫn còn nguyên những thủ thuật này)

Phần 1:

7/ Thanh lý thêm trên 51% để ghi nhận lợi nhuận theo TT200

Nếu các bạn có đủ thời gian để soi hết tất cả các nghiệp vụ chuyển nhượng thì mọi người đều nhìn thấy tỷ lệ thanh lý thêm sẽ được tính toán sao cho đủ trên 51% để được ghi nhận lợi nhuận theo TT200, mục đích của Thông tư này nhằm tránh trường hợp công ty vừa kiểm soát và vừa ghi nhận thêm lợi nhuận (kiểu như bán cho đứa con trai của mình, mà mình bắt nó làm theo ý của mình – đại loại là một kiểu bùa lợi nhuận như trước đây.

Cho nên nếu ai có tham dự Đại hội cổ đông của $TDH mọi người sẽ thấy một câu trả lời của Chairman Lê Chí Hiếu khi thoái vốn 51% tại Chợ Nông sản Thủ Đức “Chợ Nông Sản Thủ Đức là công trình trọng điểm của Thành phố, có tầm quan trọng, không thể bán rộng rãi ra ngoài vì có thể mất quyền kiểm soát. Nếu bán 49% vốn tại đây thì sẽ không được hạch toán lợi nhuận vào kết quả kinh doanh theo quy định nên TDH quyết định bán 51% vốn. Lượng sở hữu của cán bộ chủ chốt vẫn đủ cho TDH đảm bảo về quyền kiểm soát". Tóm lại bán đi 51% nhưng lại bán cho cán bộ chủ chốt của TDH chứ không phải là bán ra bên ngoài, ô hay….bán đi luôn con gà đẻ trứng vàng mỗi năm đóng góp 300->400 tỷ đồng trong khi vốn chỉ có 100 tỷ thì mọi người thấy lợi suất tốt như thế nào rồi, và cổ đông thì cứ nhìn thấy trước mắt có lãi thì sướng thôi…

https://vietstock.vn/2018/01/dic-hoan-tat-thoai-von-tai-hai-cong-ty-con-764-577251.htm

https://vietstock.vn/2018/04/dhdcd-tdh-ban-51-von-tai-cho-nong-san-thu-duc-lai-16-ty-tu-thoai-von-ocb-737-600203.htm

8/ Phù phép doanh thu

Không phải ngẫu nhiên mà các công ty chứng khoán đặt cách luôn luôn xem doanh thu là khoản mục luôn luôn tiềm ẩn rủi ro, ngay cả bản thân mình trực tiếp thấy cách làm của các doanh nghiệp nhưng trong chừng mực của quy định, mọi vấn đề vẫn chỉ là màu xám. Dưới đây là một vài cách xào nấu số liệu các bác sẽ nhìn thấy mức độ xem thường các cổ đông như thế nào nhé:

  • Bill and Hold: xuất phát là từ các anh chàng bán hàng đại loại như là tui bán cho anh nhưng cho anh test và xài thử trong vòng 4-5 ngày, câu hỏi là ghi nhận doanh thu lúc nhận tiền hay lúc thực sự vượt qua 4-5 ngày xài thử này. Thông lệ quốc tế cho phép việc ghi nhận này nếu đảm bảo tỷ lệ % cho phép – $MGW, Nguyễn Kim, Chợ lớn vẫn xài theo cách này mặc dù chuẩn mực không có nói rõ.
    Tuy nhiên, mình đề cập ở đây không phải đặc biệt như kiểu bán lẻ mà đang đề cập đến việc Mua hàng rồi để tại kho của mình – kiểu như mua lấy chỗ, đặc biệt xảy ra nhiều nhất ở các công ty FMCG (beverage & soft drink).

Kinh nghiệm: yêu cầu các đại lý mua hàng với lượng lớn ở thời điểm cuối năm, sau thời điểm tháng 12 thì được phép gia hạn thanh toán/ lấy hàng…việc làm này vừa đảm bảo doanh số cho các cổ đông và một mặt làm hài lòng các đại lý…

  • Giao dịch các bên liên quan: cách này xem ra khá dễ, cứ việc lập ra một công ty được gọi là sân sau, muốn đẩy doanh số bao nhiêu thì cứ việc thông qua khá dễ dàng. Lấy luôn ví dụ của $LDG để có thể nhìn rõ hơn, BĐS mà chơi bán sĩ kiểu này em cũng sợ quá (xem hình).

Doanh thu 6 tháng $LDG tăng gần 200 tỷ từ 102 tỷ lên 314 tỷ, và nhìn lại mục phải thu từ khách hàng có thể thấy phải thu này thực chất đến từ Khang Hưng, cái cũ chưa thu được nay lại bồi thêm 200 tỷ tổng cộng là 300 tỷ → bằng với doanh thu cả 6 tháng của $LDG….mèn ơi…anh là ai từ đâu đến, anh có liên quan hay không??? các bác tự xem xét và điều chỉnh nhé…Kiểm toán viên nào nhìn vô cũng thấy vấn đề thôi…

  • Tăng doanh thu khác: hài hước ở chỗ $TDH doanh thu cả năm mảng BĐS chỉ chiếm 20% tổng doanh thu cho toàn bộ tập đoàn còn lại 80% đến từ doanh thu dệt may, bán hàng linh kiện…what the funny…các bác xem lại gross margin của các mảng khác ở đây chỉ chưa tới 1%…

  • Các thủ thuật khác: có tới hơn chục thủ thuật làm tăng doanh thu nhưng mình chỉ nêu lên một vài trường hợp cho các bác xem và nhìn thấy rõ ràng…khi nào có thêm thời gian mình sẽ làm một bài full về nó.

9/ Cut-off chi phí

Nói một các nôm na như sau, các chi phí này theo quy định là phải đưa vào chi phí kỳ này, nhưng vì lợi nhuận chưa đạt mức kỳ vọng do đó các bạn này muốn do đó muốn điều chỉnh tùy vào việc tăng giảm doanh thu tương ứng, để có thể vẽ bức tranh tốt hơn.

  • Treo lại các chi phí quảng cáo/ phát triển thị trường: thông thường xảy ra ở các đại gia bất động sản, các chi phí PR quảng cáo và các chi phí marketing luôn luôn phải ghi nhận chi phí khi phát sinh, nhưng các anh chàng này thường sẽ phân bổ cho đủ dự án → điều này không đúng với yêu cầu của chuẩn mực. Ví dụ: $DXG, $NVL, $NLG….
  • Vốn hóa các chi phí lãi vay thay vì ghi nhận chi phí trong kỳ, đây là vấn đề gây đau đầu không những đối với người làm mà ngay cả những bạn kiểm toán viên, việc vốn hóa, và vốn hóa bao nhiều, dòng tiền đi vào dự án hay không thì khó để xác định. Ví dụ, vay 3000 tỷ để đầu tư dự án, năm đầu tiên chi 100 tỷ, nhưng vốn hóa lãi vay tầm 400-500 tỷ → có hợp lý không nếu không thì xem thêm báo cáo của $PDR nhé.

10*/ Thay đổi chính sách kế toán/ khấu hao*

(HAG có lợi nhuận 2021 nhờ điều chỉnh một vài chính sách đẩy lợi nhuận về 2020, tương tự 2019-2020 đẩy khoản lỗ về các năm trước)

Thay đổi chính sách kế toán hay thay đổi chính sách khấu hao cũng là một trong những thủ thuật dễ nhất để làm tăng lợi nhuận hoặc giảm chi phí nhanh nhất, trước đây rất nhiều doanh nghiệp sử dụng thủ thuật này đặc biệt là trong năm 2011-2012 hoặc 2014-2015 khi mà có thay đổi về ghi nhận doanh thu từ bất động sản thì hàng loạt công ty tự nhiên tăng lợi nhuận lên một cách thần kỳ như Bình Chánh, như PTL….Ví dụ một tài sản 1000 tỷ khấu hao 5 năm, tức là mỗi năm ghi vào chi phí 200 tỷ, tuy nhiên vì lý do nào đó tình hình kinh doanh có vấn đề, tuy nhiên vẫn muốn đảm bảo về lợi nhuận thì chỉ cần điều chỉnh nhẹ tăng thời gian khấu hao lên 10 năm, tức là nghiễm nhiên lợi nhuận tăng thêm 100 tỷ (tuy nhiên cần xem thêm ảnh hưởng của thuế đóng thêm)….

Nói tóm lại báo cáo tài chính không khác gì một nồi lẩu, các bác tài chính là các bạn cooker, các kiểm toán viên là tester và chúng ta là những người nếm cuối cùng. Các bác muốn mặn thì cooker thêm muối, kiểm toán viên thấy mặn đủ theo mức trọng yếu, còn chúng ta ăn hết, hoặc các bác muốn vị ngọt thì cứ thế mà thêm bột ngọt…rồi chúng ta ăn lòi hòng luôn…nói thế thôi tất cả ví dụ ở trên cũng chỉ từ phân tích cá nhân và không muốn chỉ trích một ai…

(bài viết này chỉ lấy dữ liệu quá khứ và không mục đích nhắm vào công ty nào cả)

10 Likes

vừa thấy bài phần 1 trên fb F247, hay quá h có phần 2 luôn =))) thanks bác, đọc bài thấy biết thêm nhiều cái mà ngoài ngành k thể biết dc

1 Likes

Đợt này cũng có nhiều thủ thuật xào nấu, PE, EPS sẽ không chính xác đâu…như HAG công bố lãi…khi đẩy lỗ về các năm trước…^^

2 Likes

bác có nhận định gì về HNG không? cũng liên quan đến HAG thì em nghĩ nó cùng 1 kiểu đấy

Sức khỏe của Doanh nghiệp được thể hiện khá nhiều ở Dòng tiền thu vào từ HĐSXKD ở báo cáo lưu chuyển tiền tệ: HNG đang âm khá nặng mục này - phải vài năm mới có dòng tiền dương dc.

1 Likes

em thắc mắc ở chỗ, khối lượng giao dịch khá cao, tây múc cũng nhiều, … vậy nó thuộc về cp game hay ntn ạ? chẳng lẽ các bác ấy k nhìn ra

Tây giờ nhiều mà. 1 Ông việt đôi khi có tới 2 3 passport :))

1 Likes

:rofl: :rofl: :rofl:

đã có phần 2 luôn r, thanks bác. vậy làm sao để biết rõ được thông tin cty và cái gì đang bị xào nấu vậy bác

thế nếu báo cáo tài chính có mấy công ty kiểm toán lớn tham gia thì có tin tưởng đc k ạ?

cảm ơn bác chủ thớt đã tổng hợp lại thông tin bổ ích cho anh em tham khảo

2 Likes

mình hành nghề Auditor cũng gần 10 năm, nên mình có thêm chút kiến thức chia sẽ cộng đồng ^^

1 Likes

1 phần thôi bác, vì các big 4 cũng áp lực về doanh thu: làm mạnh quá thì DN ko thuê, làm nhẹ quá thì DN nó chê.

Kiểu đảm bảo mức an toàn trọng yếu, nếu phát hiện cũng ko bị pháp luật sờ là dc. Chứ trình độ big4 hay local đều thấy vấn đề xào nấu này.

2 Likes

Tôi thấy dạng ăn từ thoái vốn cty con khá nhiều. Vừa ăn được cổ phần cty con, vừa tăng LN cty mẹ để bán cổ phiếu. Còn 1 dạng nữa là cty lên sàn 1,2 năm thì tự nhiên có mấy thương vụ chuyển đổi trái phiếu trước đó sang cổ phiếu… pha loãng

1 Likes

cảm ơn bác, mong bác up lên nhiều điển hình thực tại để a e mổ xẻ nhé

1 Likes

cảm ơn bác

Trước hết là rất cảm ơn sự chia sẻ kiến thức của bác chủ, bóc tách và phân tích rất chi tiết các thủ thuật tài chính kế toán của doanh nghiệp. Nhưng theo ý tôi thì ta có thể sử dụng để tham khảo vì cơ bản hầu như các doanh nghiệp kể cả tốt hay có thương hiệu như NLG, NVL tới có vấn đề như TDH, LDG nếu theo quan điểm trên góc nhìn kế toán thì không thể đầu tư được.

Tôi không làm trong ngành kế toán nhưng cũng hiểu chút ít về sổ sách nên đối với các công ty quy mô lớn việc sổ sách cần phải sửa đổi cho hòa hợp với các bên liên quan là có. Tuy nhiên tổng quan trong đầu tư thì có lẽ là nên bao quát hơn, vì nếu chi tiết soi quá kĩ thì chẳng có thể đầu tư vào đâu được.

Đôi khi từ xào nấu nó mang ý nghĩa hơi tiêu cực vì đơn giản nó chỉ mang ý nghĩa điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của các bên liên quan mà thôi.