e xin nhan dinh ve IJC voi a
Team cho xin nhận định IPA, đã PP chưa ?
Chưa PP nhé bạn, mới là nhịp điều chỉnh nhưng hơi mạnh một chút
Sẽ còn vượt đỉnh
IJC hơi yếu so với nhóm ngành bds hiện tại, chạm hỗ trợ 30 kì vọng bật nhưng vẫn đang trong pha điều chỉnh nha bạn
VCG bạn có thể kéo ở trên Team chia sẻ chi tiết
DRH vẫn nên tiếp tục nắm giữ theo sóng ngành bds
Anh Chị có thể xem thêm DPM do Team nhận định về FA+TA trước đây
Cập nhật thêm câu chuyện của nhóm ngành Phân Đạm, kết quả kinh doanh cũng như bức tranh TA của DPM:
1. Về câu chuyện cơ bản của DPM - Giá Ure sẽ là yếu tố chính cần phải xem xét kỹ
Doanh thu và LNST cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 2.824 tỷ đồng (+ 44,4% svck) và 630 tỷ đồng (+ 145,1% svck) trong Q3/2021 nhờ diễn biến thuận lợi từ giá bán sản phẩm Ure.
Biên lợi nhuận gộp của Ure đạt 44,0% trong Q3/2021 so với 36,0% trong Q2/2021 và 28,4% Q3/2020.
Yếu tố giá Ure là điều cần phải đặc biệt lưu ý trong thời gian tới khi mà giá cổ phiếu được dẫn dắt nhiều bởi đà tăng giá mạnh của loại phân bón này trong thời gian gần đây. Ngoài ra, giá cước vận chuyển khí cũng là một ẩn số khi mà DPM vẫn chưa chốt giá khí với PVGas trong năm 2021 và đang tạm tính 1.9 USD/MMBTU.
Hoạt động kinh doanh kỳ vọng tiếp tục thuận lợi trong Q4/2021 nhờ giá bán Ure tăng. Giá cổ phiếu sẽ có nhiều hỗ trợ, phản ánh thông tin tích cực của Q4/2021. Tuy nhiên với lợi nhuận 2022 dự báo giảm khi không còn lợi nhuận đột biến và giá Ure nhiều khả năng không còn thuận lợi như 2021.
Rủi ro: Chính phủ có thể can thiệp vào thị trường phân bón để hạ nhiệt giá trong nước. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà sản xuất phân bón quốc doanh giảm giá phân bón để hỗ trợ nông dân.
Bảng tóm tắt ngắn về DPM cho nhà đầu tư tham khảo:
Cập nhật thêm chiều mua - bán của các đối tượng đầu tư trên sàn. Trong 20 phiên gần nhất thì nhóm NĐT cá nhân và nước ngoài đang bán ròng nhẹ, tổ chức trong nước lại có chiều mua ròng:
Còn đây là định giá gần nhất của một vài CTCK cho mình tham khảo thêm:
2. Về bức tranh TA của DPM
Nhận định ngày 09.12: “Tổng quan bức tranh chính vẫn là xu hướng uptrend. Cổ phiếu đang sideway ở vùng giá cao sau khi đã “leo dốc” được một đoạn khá xa. Có thể nói năm 2021 là năm của nhóm ngành phân bón khi có nhịp tăng nổi bật và cực kỳ mạnh mẽ. RSI gần đây cho tín hiệu phân kỳ báo hiệu một nhịp chỉnh nhẹ tích lũy đi ngang. Tuy nhiên thì DPM vẫn giữ được đường MA50 ngày, chạm để test rồi hồi ngay sau đó. Hỗ trợ quanh mốc 45x và kháng cự quanh mốc 54x.”
Hiện tại DPM vẫn vận động trong biên độ từ 45x-54x. Có thể dùng MA20 ngày làm chỉ báo mua - bán trong ngắn hạn và dài hạn hơn là MA50 ngày. Cũng cần lưu ý đây là nền giá trên nên khi mở vị thế mình cũng nên cân nhắc thêm. Về vị thế của mình, thì có thể trao đổi thêm với team để có chiến lược xử lý cụ thể nhé.
Dành cho người đến sau, Team hỗ trợ mình về BSR nhé, OIL thì mình có thể trao đổi thêm
Với BSR thì team có đề cập trong những video nhận định thị trường tháng 7-8, được đánh giá là 1 trong những cổ phiếu sáng nhất ngành Dầu Khí.
1. Về câu chuyện cơ bản của BSR
Trong 9M2021, DTT của BSR đạt 66,599 tỷ VND (+63% yoy), hoàn thành 94% KH năm, và LNST đạt 3,998 tỷ VND, vượt 360% kế hoạch cả năm 2021. KQKD 9M2021 tăng trưởng đột biến nhờ diễn biến giá dầu thô thế giới tăng mạnh giúp cải thiện crack spread của BSR, khiến biên lợi nhuận gộp đạt 7%. BSR đã tiêu thụ 1.85 triệu tấn dầu Diesel (+4% yoy), 1.33 triệu tấn xăng Morgas 95 (+11% yoy) và 551 nghìn tấn xăng Morgas 92 (+2% yoy).
DTT và LNST Q3/2021 đạt lần lượt 17,679 tỷ VND (+94% YoY) và 471 tỷ đồng (+189% YoY). Lũy kế 9M2021, DTT của BSR đạt 66,599 tỷ VND (+63% yoy), hoàn thành 94% KH năm, và LNST đạt 3,998 tỷ VND, vượt 360% kế hoạch cả năm 2021.
Trong quý 3/2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sản lượng tiêu thụ chỉ đạt 1.11 triệu tấn (-40% qoq), và hàng tồn kho tăng gần 70% so với thời điểm cuối quý 2. Lũy kế 9M2021, BSR đã tiêu thụ 1.85 triệu tấn dầu Diesel (+4% yoy), 1.33 triệu tấn xăng Morgas 95 (+11% yoy) và 551 nghìn tấn xăng Morgas 92 (+2% yoy).
Triển vọng gì cho BSR?
(1) Nếu giá dầu thô tìm được điểm cân bằng và duy trì được đà tăng thì sẽ hỗ trợ manhgj cho hoạt động kinh doanh của BSR
(2) Nhu cầu xăng dầu trong nước phục hồi khi dịch Covid đươc kiểm soát. Sản lượng tiêu thụ xăng dầu nội địa dự báo tăng trưởng 8% năm 2021 và 4% giai đoạn 2022-2025.
Nhìn vào bức tranh CPI thời gian qua, cũng có thể thấy CPI mảng giao thông tăng mạnh do giá dầu tăng.
(3) Chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu dầu thô 0% tiếp tục được duy trì.
Gần đây nhất thì Cty đã công bố Tại Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2022 doanh thu 2021 đạt 100.694 tỷ đồng, tăng gần 74% so với năm 2020, đồng nghĩa với Q4/2021, BSR đạt khoảng 34.102 tỷ đồng, tăng 99% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty đã vượt 42% chỉ tiêu doanh thu của năm. Lý do sau khi giảm dần các hạn chế do dịch COVID-19 cùng với lãi hàng tồn kho tăng nhờ số dư hàng tồn kho đạt 18.000 tỷ đồng vào cuối quý III và biên xăng dầu cao hơn.
Ngoài việc hưởng lợi từ nhu cầu phục hồi sau đại dịch và nhu cầu sử dụng ô tô của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng cao, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều kiện kinh doanh xăng dầu, kỳ vọng giảm bớt tác động tiêu cực của giá hàng tồn kho trong trường hợp giá dầu thế giới sụt giảm mạnh như 6T20.
Tuy nhiên thì lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Rủi ro có thể kể đến như:
(1) Giá dầu thô đầu vào biến động mạnh.
(2) Cạnh tranh tăng khi thuế nhập khẩu xăng giảm dần về 0% vào năm 2024 và tình hình dịch bệnh chuyển biến tiêu cực.
Cho nên khi đầu tư BSR hay các cổ phiếu nhóm Dầu khí thì anh chị nên quan sát kỹ vận động của giá dầu thế giới cũng như động thái của OPEC+ liên quan đến nguồn cung của Dầu. Khi nền kinh tế hồi phục, giao thông trở lại, nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng cao… thì dư địa với nhóm dầu vẫn còn. Câu chuyện vẫn nằm ở chỗ liệu nguồn cung có đủ để đáp ứng đến cầu để tác động lên giá của dầu hay không? Giá dầu hiện đang được VNDS dự đoán sẽ còn tăng trong 2022 ở mức ~75USD/ thùng.
Anh.chị có thể tham khảo thêm giá mục tiêu của BSR dưới góc nhìn của các CTCK:
2. Cập nhật hiện tại bức tranh TA của BSR
Xu hướng chỉnh vẫn là uptrend. Tuy nhiên với biến động mạnh của giá dầu thế giới, biến chủng covid mới cũng như mối lo lạm phát, giảm lãi suất… thì BSR cũng đã có một nhịp chỉnh từ mức cao gần nhất. Hiện tại BSR đã tìm được vùng cân bằng rồi bật hồi trở lại theo giá dầu thế giới.
Giá vận động đi lên MA20 ngày và MA50 ngày là tín hiệu tích cực. Hỗ trợ mạnh quanh mốc 21.28 và kháng cự mạnh nhất ở vùng đỉnh cũ quanh mốc 26x. Ngày 23.12 cho một tín hiệu mua “ném đá dò đường”. Hiện tại thì anh chị nên quan sát thêm tình hình chung của thị trường khi rơi vào dịp cuối năm hạn chế cho vay margin.
Đồng cảm
Anh chị có thể tham gia Cộng đồng NĐT Vẽ Tranh Tím cổ phiếu tại đây nhé. Team sẽ cập nhật tình hình thị trường mỗi ngành, những nhóm ngành và mã cổ phiếu đáng chú ý.
Với HAP thì Team có góc nhìn về FA+TA trước đó, anh chị có thể xem lại nhé
Về câu chuyện cơ bản về HAP thì chưa có gì mới để cập nhật. Nhìn lại đối tượng mua - bán HAP gần đây:
Còn về bức tranh TA hiện tại của HAP:
Nhận định gần nhất ngày 21.12: “Xu hướng trước đó của HAP là tăng, dao động trong một biên độ nhất định và giữ được MA50, vận động quanh MA20. Tuy nhiên gần đây chưa mấy khả quan khi out ra khỏi kênh trendline trước đó, gãy MA20 với cây nến đỏ đi kèm thanh khoản lớn, gãy MA50. Kháng cự mạnh của HAP quanh mốc 14x, cần thêm thời gian để tìm điểm cân bằng để xác nhận xu hướng tiếp theo.”
Hiện tại HAP đang rơi và cố gắng xây vùng hỗ trợ cân bằng quanh mốc FIBO 14.98. Thanh khoản có dấu hiệu cạn kiệt. HAP vẫn trong quá trình “nạp thêm năng lượng” để chuẩn bị cho xu hướng tiếp theo. Không biết vị thế của mình ở HAP đang như thế nào?
thank bác nhé. Mình thì đang gom dần ở mốc 15 cho HAP kỳ vọng vào tin BCTC quý này ra
FCN đang đi theo sát nhận định về TA cũng như câu chuyện cơ bản FA của Team >> xem thêm về FCN ở đây
Tuy nhiên khách quan mà nói, gần đây media cũng đưa ra những thông tin không mấy tích cực về FCN cụ thể như: Thêm nhiều lãnh đạo của FCN thoái vốn tại mức giá đỉnh lịch sử. Việc thoái vốn của loạt lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu FCN vừa trải qua chuỗi tăng nóng.
Nếu đầu tư FCN thì anh chị nên chú ý thêm hành động mua - bán của FCN:
Chiều mua - bán theo loại NĐT gần đây cho anh chị tham khảo. Tổ chức trong nước và NĐT cá nhân giao dịch khá trái chiều với nhau. Trong 20 phiên gần nhất thì chiều mua ròng thuộc về nước ngoài và tổ chức trong nước, NĐT cá nhân bán ròng nhẹ:
Bức tranh TA của FCN vẫn là xu hướng tăng và đi đúng theo những gì mà Team đã đưa ra trước đó, vẫn chưa có gì mới thêm để cập nhật cho quý anh chị NĐT. Xu hướng tăng là chính và vẫn còn nếu nếu mình mua ở vùng giá trước vì ưu tiên nắm giữ hoặc chốt lời khi cảm thấy đủ target. Nếu anh chị cơ thêm góc nhìn chi tiết về FCN theo vị thế của mình thì có thể trao đổi thêm với Team:
Với MSB thì Team từng đưa ra nhận định FA+TA tại đây, anh chị có thể xem thêm nhé >> xem thêm về MSB
So với nhóm ngành Ngân hàng thì Team cũng đáng giá khá cao MSB, anh chị có thể xem lại luôn:
1) Cập nhật về câu chuyện cơ bản và triển vọng của MSB trong thời gian tới:
Điểm sáng của MSB là viêc tỉ lệ CASA cao và được duy trì ở mức ổn định: Tiền gửi không kỳ hạn của MSB đã tăng ổn định với tốc độ tăng trưởng hàng quý. Trong 9 tháng đầu năm 2021, tỉ lệ CASA của MSB đứng thứ 4 toàn ngành. Có thể nói, so với các ngân hàng khác, tỉ lệ tiền gửi không kỳ hạn của MSB tương đối cao, nhất là đối với một ngân hàng có quy mô tiền gửi khách hàng còn khá khiêm tốn.
Điểm sáng thứ 2 của MSB là việc MSB là một trong những ngân hàng có tỷ lệ tín dụng được cấp cao nhất 2021. Tổng quan 9 tháng đầu năm, nMSB đã dùng 15.9%, đúng thứ 2 toàn ngành. MSB cũng đang nộp đơn xin xét duyệt NHNN cho tăng trưởng tín dụng lên 25% - 30% cho cả năm.
Điều đáng chú ý ở MSB là việc hoàn tất thoái vốn sắp tới ở FCCOM: Lợi nhuận ước tính từ thương vụ bán 100% FCCOM, khoảng 2.000 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ hoàn tất trong năm 2022.
Với nhóm ngân hàng thì chắc hẳn không ít NĐT lo ngại về câu chuyện nợ xấu. Cũng cập nhật thêm về điều này, đến cuối tháng 11/2021, tỷ lệ nợ xấu quá hạn của MSB ở mức 1,38%. Nợ nhóm hai chiếm gần 1,5%. Tổng nợ cơ cấu lại ở mức 2.200 tỷ đồng. MSB đã trích lập 30% theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Do đó MSB ước tính trong năm 2022, lượng dư nợ tác động bởi dịch Covid-19 sẽ không thay đổi nhiều. Các khách hàng của MSB hiện nay đều có khả năng trả nợ, đều đặn hàng tháng và được kiểm soát.
Định giá nào cho MSB? Anh chị có thể tham khảo về định giá về FA của các CTCK dành cho MSB:
2) Cập nhật thêm về bức tranh TA của MSB hiện tại:
Nhận định gần đây nhất của Team ngày 27.12: "Sau khi break khỏi mẫu hình thu hẹp độ biến động trước đó với cây nến xanh biên độ rộng đi kèm khối lượng đột biến, MSB cho xu hướng tăng trong ngắn hạn. Cũng cần nói, “cổ chạy theo ngành”, hầu hết nhóm ngành Ngân hàng vẫn đang trong nhịp tích lũy. Nên bức tranh TA của MSB tăng chưa được bao nhiêu thì có nhịp chỉnh test Ma50 với cây nến đỏ rút chân và động thái sau đó là bật hồi.
Hỗ trợ mạnh của MSB quanh mốc 24x và kháng cự ở đỉnh cao cũ quanh mốc 28x. Nếu break kháng cự một cách thuyết phục với sự ủng hộ của khối lượng, đồng thời dòng tiền tập trung chảy vào nhóm ngân hàng thì câu chuyện của MSB vẫn còn nhiều điều để kể. Điểm mua đẹp của MSB quanh mốc 22x."
Team vẫn giữ nguyên nhận định với vận động TA của MSB. Nếu mình có “hàng” ở điểm mua đẹp thì ưu tiên nắm giữ, vì bức tranh chung của cổ ngân hàng tích lũy đã rất lâu, và việc đi lên của Vnindex cần có sự ủng hộ từ nhóm ngành này. Nếu anh chị chưa có target cho MSB thì có thể trao đổi thêm với Team
"Dự báo cuối năm Vnindex:
Như nhận định mấy phiên nay sau phiên giao dịch Shake out giảm thứ 5 tuần trước, thì tuần này Vnindex đã cho thấy diễn biến tích cực hơn khi:
-
Lực cung bán ra trả margin cũng như lo ngại việc chốt sổ sách cuối năm đã kết thúc.
-
Thị trường đang vận hành đa phần bằng tiền thật nhà đầu tư khi các công ty chứng khoán đã tạm thời ngừng cấp room margin nhiều cổ phiếu. Nên chưa đủ yếu tố để tăng mạnh lúc này khi thanh khoản chưa đáp ứng đủ.
-
Dòng tiền vẫn đang chạy luân phiên giữa các nhóm ngành. Nhóm bds vs kcn vẫn là nhóm hút tiền tăng giá mạnh nhất.
Đến thời điểm hiện tại thì cá nhân vẫn view xu hướng chính tăng giá và mốc 1500 điểm sẽ vượt trong thời gian tới, khả năng là vào tuần sau đầu năm khi các công ty bắt đầu mở lại nguồn cho vay, cung cấp thêm lượng mua mới đạt điều kiện khi vượt đỉnh một cách thuyết phục:
a. Phiên giao dịch Thanh khoản >30.000 tỷ.
b. Thị trường đã tích lũy đủ tạo đà 3 tuần.
c. Nhóm ngành hỗ trợ chỉ số đang đặt vào nhóm Bank (Lần này khá khác với 2 lần trước khi các hành động giá tích cực hơn cũng như mặt bằng giá tích lũy). Nhóm VIN và MSN, nâng đỡ bởi thép tạo đáy phục hồi, nhóm chứng khoán đang tích lũy hỗ trợ bởi MA50. Nhóm BDS và KCN vẫn như nhận định xuyên suốt thời gian qua là nhóm leader tăng giá mạnh nhất.
d. Thường đầu năm sẽ có con sóng kéo chỉ số.
Về việc vượt 1500 điểm không quan trọng bằng danh mục nắm giữ nhóm cổ phiếu nào, tuy vậy khi chỉ số đồng thuận thì cổ phiếu cũng hưởng lợi sự tích cực chung. Trao đổi thêm với Cộng đồng Nhà đầu tư Vẽ Tranh Tím Cổ Phiếu:
Mwg mua mới đc k ạ
VHM mua mới được không Ad
Với PPH thì team có góc nhìn về FA+TA như sau:
1. Về câu chuyện cơ bản của PPH
PPH chạy theo sóng ngành Dệt may với sản phẩm chủ lực là sợi – chỉ khâu, vải, dệt gia dụng và các sản phẩm may mặc. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Châu Âu.
Cập nhất kết quả kinh doanh, dưới tác động của dịch Covid-19 và biện pháp giãn cách xã hội dài ngày, quý gần nhất PPH ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều sụt giảm khá mạnh với 28,6% và 81% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 350 tỷ đồng và 15,4 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp của PPH duy trì ở mức cao, đạt 16% do giá sợi tăng cao từ đầu năm 2021.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của PPH đạt 1.172 tỷ đồng (giảm 25,3% cùng kỳ) trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 299,3 tỷ đồng (tăng 18,6%). Như vậy, doanh nghiệp đã hoàn thành 53% kế hoạch doanh thu và cán đích kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Điểm đáng chú ý là PPH sở hữu 35% Công ty TNHH Coats Phong Phú. Mỗi năm PPH ghi nhận khoảng 300 - 400 tỷ đồng lợi nhuận từ Coats Phong Phú. Hoạt động của PPH và Coats Phong Phú có thể hồi phục từ quý IV/2021 và tăng trưởng mạnh vào năm 2022 nhờ các yếu tố tích cực từ giá sợi, chính sách thuế và nhu cầu về sản phẩm sợi tăng cao.
Triển vọng của nhóm ngành sợi đến từ việc hưởng lợi do thuế chống bán phá giá. Trước đó ngày 13/10/2021, Bộ Công Thương (MOIT) đã ban hành quyết định 2302/QĐ-BCT, áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với Trung Quốc và các nhà sản xuất sợi nước ngoài khác và có hiệu lực ngay lập tức. Hầu hết các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế chống bán phá giá 17,45%. Trong khi các nhà sản xuất sợi của Ấn Độ, Indonesia và Malaysia sẽ lần lượt chịu mức 54,9%, 21,9% và 21,3%.
Câu chuyện triển vọng của nhóm ngành Dệt may cũng được Team đề cập nhiều lần trước đó trong topic này và room Cộng đồng NĐT Vẽ Tranh Tím Cổ Phiếu, anh chị có thể xem lại.
Anh chị có thể tham khảo thêm diễn biến mua - bán của NĐT nước ngoài ở PPH trong giai đoạn qua:
2. Về bức tranh TA của PPH
Sau một nhịp tăng trước đó, PPH đang tìm lại vùng cân bằng của mình. Kiểm định hỗ trợ FIBO quanh mốc 31.2 và thanh khoản cho dấu hiệu cạn kiệt. Kháng cự vùng đỉnh cũ quanh mốc 41.65.
Hiện tại chart TA chưa cho thấy tín hiệu khả qua khi gãy MA20, MA50 cũng như MA100 ngày. PPH cần tìm lại vùng cân bằng, tích lũy trở lại để chuẩn bị cho xu hướng tiếp theo. PPH cũng đang vận động theo band dưới của BB.
Với PPH thì NĐT nên chú ý thêm về khối lượng giao dịch nếu muốn mở vị thế cực lớn ở cổ phiếu này. Anh chị cần hỏi chi tiết thêm về vị thế của mình thì nhắn tin cho team, team luôn welcome.
Chào anh.chị nhé, POW và TPB thì team có nhận định trước đó.
POW thực sự là một cổ phiếu mạnh so với thị trường chung, không ít hơn 2 lần trước đó team có nhận định về POW, bức tranh tăng giá đi kèm với câu chuyện cơ bản và triển vọng nhóm ngành và động lực chính của POW >> Xem thêm góc nhìn Fa+Ta về POW của VTT
TPB như màu tím của cổ phiếu này >> Xem thêm TPB màu Tím chủ đạo!
Dành cho người đến sau, Team cập nhập cho anh chị về FA+TA của TPB, liệu TPB có đang quá cao và còn dư địa tăng giá nữa không?
1. Cập nhật về câu chuyện cơ bản của TPB
Trong Q3/2021, TPB đạt mức tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động cao (+66% so với cùng kỳ) do thu nhập lãi thuần tăng mạnh (+37% so với cùng kỳ) và lãi từ đầu tư 913 tỷ đồng. Với nguồn thu mạnh, TPB đã xóa 2 nghìn tỷ đồng nợ xấu (1,5% tổng dư nợ) và trích lập dự phòng thêm 1,3 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận thuần đạt 3.517 tỷ đồng (tăng 45,4%
so với cùng kỳ). Chi tiết về nội lực doanh nghiệp chắc nhiều bên đã đề cập.
Yếu tố tích cực đến từ việc vốn hóa cao hơn sau đợt phát hành riêng lẻ gần đây (CAR cải thiện lên 14,63%) sẽ là một yếu tố hỗ trợ ngân hàng có thể đạt được hạn mức tín dụng cao hơn.
Như team nhận định, TPB “nhỏ mà có võ”. Thế mạnhchủ chốt của TPB là trong thị trường cho vay mua nhà và ô tô. Nền tảng số mạnh sẽ là lợi thế cho ngân hàng trong xu hướng mới của toàn ngành là phát triển ngân hàng bán lẻ.
Rủi ro là có đến từ việc nợ xấu mới hình thành cao hơn dự kiến, đây cũng là rào cản chung của nhóm Ngân hàng. Tăng trưởng lợi nhuận Q4/2021 của TPB khả năng sẽ thấp hơn 9 tháng đầu năm 2021 vì nền so sánh cao trong Q4/2020. Tuy nhiên có thể kỳ vọng TPB sẽ lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận kể từ năm 2022 trở đi nhờ áp lực dự phòng dịu xuống.
Giá cổ phiếu đã phản ánh những thông tin tích cực về đợt phát hành riêng lẻ gần đây và tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao hơn so với các ngân hàng tư nhân khác trong 2021. Vậy thì TPB xứng đáng với mức định giá bao nhiêu thì hợp lý? Anh.Chị có thể tham khảo thêm góc nhìn của các CTCK:
Và chiều mua - bán của các đối tượng NĐT. Cập nhật 20 ngày gần nhất thì chiều bán ròng nhẹ thuộc về NĐT cá nhân và nước ngoài trong khi đó mua ròng lai thuộc về tổ chức trong nước và tự doanh. Giá trị giao dịch chủ yếu vẫn đến từ NĐT cá nhân:
2. Cập nhật về bức tranh TA của TPB
Bức tranh chính của TPB là xu hướng tăng. Sau nhiêu lần đi lên và tích lũy và đi lền bền vững mà chắc chắn.
TPB vận động trong BB và bám sát band trên. Quá trình đi lên có sự ủng hộ của thanh khoản, luôn giữ được MA20 ngày và có nhịp test MA50 ngày khá chắc.
Với TPB thì NĐT có thể dùng MA20 làm chỉ bán mua - bán trong ngắn hạn và MA50 ngày làm chỉ báo trong dài hạn. Các đường MA ngắn nằm trên MA dài và đều trong xu thế hướng lên là tín hiệu tích lực ủng hộ cho TPB.
Theo LÝ THUYẾT DOW mà Team đã chia sẻ nhằm đồng hành cùng với quý NĐT >> Xem thêm Phần 1: Lý thuyết DOW nền tảng TA cho người mới đầu tư chứng khoán khi một siêu cổ phiếu bước vào xu hướng tăng trong dài hạn thì sẽ luôn có những nhịp chỉnh trong trung hạn và luôn cho điểm “lên tàu” an toàn. Điều đó là đúng với TPB.
Từ lúc mà Team viết bài phân tích TPB ngày 10.05.2021 >> >> Xem thêm TPB màu Tím chủ đạo! thì TPB đã tang gần 110%, thực đúng là một món hời và là một bức tranh TÍM chắc nhiều người sẽ tiếc nuối nếu bỏ qua. Nhưng không sao, chúng ta không thể mua được cả thị trường. Không có “chuyến tàu” này thì có “chuyến tàu” khác. Chúc mừng cho những “cổ đông” tìm đúng bờ để xây nhà
Nhận định và vẽ giúp tranh QTP nha Vẽ Tranh Tím.
Dành cho người đến sau, Team tư vấn cho anh chị về MHC nhé. PPI thì chúng ta có thể trao đổi thêm qua tin nhắn:
1. Về câu chuyện cơ bản của MHC
Điểm lại câu chuyện kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm, MHC ghi nhận doanh thu giảm 20,5% so với cùng kỳ, về 14,8 tỷ đồng, song lợi nhuận sau thuế đạt 83,53 tỷ đồng, tăng vọt so với mức lỗ 14,6 tỷ đồng của cùng kỳ.
Đà tăng trưởng đột biến về lợi nhuận của MHC đến từ lợi nhuận tài chính, với 107,32 tỷ đồng ghi nhận trong kỳ, còn lợi nhuận hoạt động kinh doanh cốt lõi vẫn là con số âm, với - 5,05 tỷ đồng.
Thực tế nhiều năm trở lại đây, lợi nhuận cốt lõi của MHC liên tục là con số âm, chỉ có hoạt động đầu tư tài chính mới giúp Công ty có lãi, nhưng mức lãi không đáng kể.
Gần đây nhất là câu chuyện MHC mua thêm cổ phiếu GEX và là cổ đông lớn mới nhất của TEDI sau thương vụ mua 3,76 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 30% vốn điều lệ doanh nghiệp. Khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục của MHC từng là trái phiếu công ty cổ phần đầu tư nước sạch và môi trường Eco&More (300 tỷ đồng)… Tuy nhiên, lợi nhuận cần được book nhiều hơn với MHC.
2. Về bức tranh TA của MHC
MHC có nhịp chỉnh từ đỉnh với thanh khoản cạn kiệt và vẫn trong xu hướng đi lên. Hỗ trợ mạnh quanh mốc 13.22 và kháng cự quanh mốc 16.41.
MHC cần tìm điểm cân bằng để xây vùng hỗ trợ cứng. Kịch bản đẹp nhất là nên giao dịch trên MA20 và MA50 ngày, bám sát theo BB. Nên có những phiên breakout mẫu hình tích lũy đi kèm khối lượng đột biến để ủng hộ đà tăng. Tuy nhiên, cũng cần nói bức tranh TA nên xuất phát từ câu chuyện cơ bản để nhịp đi lên bền vững hơn.
Theo TA thì MHC vẫn chưa cho điểm mở mua mới an toàn, mình có thể quan sát thêm và kiên nhẫn chờ điểm mua tốt nếu cảm thấy ưng ý với “chuyến tàu” này.