Bức tranh TA của FCN vẫn là xu hướng tăng và đi đúng theo những gì mà Team đã đưa ra trước đó, vẫn chưa có gì mới thêm để cập nhật cho quý anh chị NĐT. Xu hướng tăng là chính và hiện đang có nhịp chỉnh tại đỉnh. Khả năng cao sẽ kiểm tra lại đường MA20 ngày.
Hỗ trợ mạnh của FCN quanh mốc 24x. Theo Team với tình hình hiện tại thì chưa nên mua mới với FCN thì cổ phiếu này đã tăng mạnh sau khi break khỏi mẫu hình trước đó và cần chỉnh đi kèm tích lũy để tạo điểm mua mới an toàn hơn cho NĐT. Nếu anh chị mua mới thì có thể cân nhắc.
Chi tiết chiều mua - bán hay bổ sung vị thế thì có thể trao đổi sâu hơn với Team để mình có chiến lược cụ thể trong từng bước đi lệnh. Chúc anh chị đầu tư hiệu quả nghen.
CKG thì hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh BĐS; thi công, TVTK và giám sát xây dựng; tập trung tại địa bàn TP. Rạch Giá & TP.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Chiều mua - bán gần đây ở CKG: NĐT cá nhân chủ yếu mua ròng, nước ngoài bán ròng là chính còn tổ chức trong nước đi đan xen mua - bán, 20 ngày gần nhất thì tổ chức trong nước hiện đang mua ròng:
Xu hướng tăng của CKG vẫn là chính, nằm trên mây Ichimoku. Hiện đang có một nhịp điều chỉnh tại đỉnh, cạn kiệt khối lượng.
Kịch bản tích cực cho CKG nếu chạm MA50 ngày và tìm điểm cân bằng rồi tích lũy để bật hồi. Xét chung CKG đã hơn 130% nên cần đoạn nghỉ ngơi tích lũy.
Hỗ trợ mạnh của CKG quanh mốc 33.6 và xa hơn chút là mốc 31.8. Kháng cự tại đỉnh quanh mốc 41.7x. Không biết anh chị đang view theo chiều mua, nắm giữ hay chiều bán? Có thể nhắn tin riêng với team để chúng ta bàn sâu thêm về hành động mua bán cụ thể hoặc có thể liên hệ với bạn Trợ lý Ngọc Hiệp (035 456 2093) để kết nối với Team.
Điểm qua câu chuyện kinh doanh của MWG: Hồi phục tích cực sau đại dịch.
Cụ thể, trong tháng 11, MWG đạt 11.523 tỷ đồng doanh thu thuần (+25% so với cùng kỳ) và LNST đạt 489 tỷ đồng (+55% so với cùng kỳ). Lũy kế 11T2021, doanh thu thuần và LNST đạt 110,53 nghìn tỷ đồng (+11% so với cùng kỳ) và 4.395 tỷ đồng (+22% so với cùng kỳ), lần lượt hoàn thành 88% và 93% kế hoạch năm 2021.
Điều này là nhờ: (1) Toàn bộ cửa hàng TGDD (Chuỗi điện thoại di động) & DMX (Chuỗi điện tử gia dụng) hoạt động trở lại sau giãn cách xã hội. (2) Hiệu ứng nhu cầu bị dồn nén cao. (3) Doanh thu điện thoại thông minh tăng trưởng mạnh nhờ sự ra mắt của iPhone thế hệ 13 cùng với sự ra đời của chuỗi cửa hàng Topzone. Đặc biệt khi câu chuyện thị phần bán các sản phẩm Apple của MWG chỉ chiếm khoảng 23% tạo điều kiện cho MWG có thể mở rộng. MWG còn hưởng lợi nhờ quy định mới siết chặt sản phẩm xách tay. Chính sách bảo hành mới của Apple chỉ áp dụng cho các sản phẩm chính hãng tại Việt Nam sẽ giúp DT các sản phẩm Apple của MWG trở thành động lực tăng trưởng cho chuỗi TGDD trong năm 2022/23.
Với MWG thì NĐT cần chú ý đến hoạt động kinh doanh của 2 chuỗi:
1) Chuỗi ICT (ĐMX và TGDĐ):
Tính đến cuối tháng 11, công ty có 966 cửa hàng TGDĐ (+53 cửa hàng so với đầu năm) và 1.863 cửa hàng ĐMX (+436 cửa hàng so với đầu năm). Doanh thu tăng trưởng ở mức 36% so với cùng kỳ (mặc dù thấp hơn so với mức 51% trong tháng 10) nhờ nhu cầu dồn nén và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn vào cuối năm. Điều này cho thấy tiềm năng của MWG ở ICT và ICT đang đi đúng với chiến lược của DN.
2) Chuỗi bách hóa (BHX)
Không thể phủ nhận, BHX hưởng lợi từ câu chuyện đại dịch. Sự đột phá dịp này đã tạo nên “cú nổ” và cũng dần đi vào thói quen thường ngày của người dân. Có 2.026 cửa hàng BHX (+307 cửa hàng so với đầu năm) tính đến cuối tháng 11. Hiện tại thì MWG không có ý định mở mới BHX.
Cũng phỉa nói với việc người dân từ các trung tâm kinh tế – công nghiệp phía Nam về quê và mở cửa nền kinh tế trở lại, BHX sẽ gặp khó khăn trong 3-6 tháng tới trước khi trở lại giai đoạn tăng trưởng. Tuy nhiên câu chuyện dài hạn là có.
MWG vận động trong BB và bám sát MA50. Có thể dùng MA50 làm đường hỗ trợ cho cổ phiếu này. Gần đây có nhịp chỉnh ngắn tích lũy tại đỉnh, khối lượng cạn kiệt, BB bó lại.
Hỗ trợ mạnh quanh mốc 127x và kháng cự tại đỉnh là 144x. Nếu break kháng cự này và đi kèm sự ủng hộ khối lượng thì khả năng cao sẽ tiếp tục tăng, NĐT có thể mở mua vị thế của mình.
Anh chị cần tư vấn thêm cổ phiếu khác thì có thể trao đổi thêm với team thông qua tin nhắn hoặc liên hệ bạn Trợ Lý Ngọc Hiệp (035 456 2093) để được team tư vấn chiến lược mua - bán hành động cụ thể để tối đa hóa lợi nhuận.
Chi tiết về câu chuyện cơ bản cũng như triển vọng tương lai của VHM thì team có đề cập ở đây, anh chị có thể xem thêm >> VHM - Đi sau về trước?
Gần đây nhất thì cũng có cuộc hội thảo về Tiềm năng các đại đô thị đa trung tâm thuộc Chuỗi hội thảo "Connecting to Customers” được HSC tổ chức định kỳ hằng tháng/ quý nhằm kết nối nhà đầu tư với lãnh đạo các doanh nghiệp. Trong đó, nhà đầu tư sẽ được Ban lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ về chiến lược hoạt động cũng như kết quả kinh doanh cập nhật nhất, đồng thời có thể đặt ra các câu hỏi cho Doanh nghiệp về thị trường chung, ngành cũng như những triển vọng tăng trưởng của Doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn. Anh chị muốn hiểu sâu sắc thêm về VHM thì có thể xem lại hoặc đọc chi tiết >> Vhm phiên đánh dấu chân sóng mục tiêu 169k, và hành trình trở lại ngôi vương Leader BDS
Cập nhật thêm target của các CTCK về VHM cho anh chị tham khảo. Sẽ là ủng hộ khi giá cổ phiếu tăng chưa về đúng giá trị nên có, “VHM chờ ngày thức giấc”?
Khách quan mà nói thì VHM vẫn đang trong xu hướng đi ngang tích lũy. Vẫn luôn giữ vững nhận định gần đây:
"Thế nhưng giá cổ phiếu chưa tăng tương xứng,khi so giá hiện tại hiện tại so sánh mặt bằng chung Vnindex hay các cổ phiếu nhóm ngành bds thì có lẽ đang bị chiết khấu hay vùng trũng rất nhiều. Cổ phiếu có tính chu kỳ, có lúc yếu và có lúc mạnh đừng vì thấy nay yếu mà vội chê nó xấu với lởm, để rồi mai kia tăng vài lần lại khen ngon hấp dẫn đua mua…"
Quan điểm của Team luôn là viết bài phân tích doanh nghiệp khi chưa tăng. Giống như phân tích VND, HSG, DXG, HDC, TPB,… và nhiều mã khác ở chân sóng khác. Thêm góc nhìn cho NĐT, nếu có lời thì chúc mừng những ai đã tin tưởng.
Cho nên với vị thế hiện tại vì mình có thể “ném đá dò đường”. Và khi VHM thực sự break kháng cự 87x và được sự ủng hộ của dòng tiền thông minh - smart money thì có thể xác nhận xu hướng tăng trong ngắn hạn, theo TA thì có thể mở mua khi đó hoặc bổ sung vị thế nếu NĐT đã có đệm lợi nhuận trước đó. Hỗ trợ mạnh quanh mốc 76x và ngược lại với bên trên thì có thể cash out để bảo toàn vốn.
Chi tiết về VHM hoặc cổ phiếu khác thì anh chị có thể trao đổi thêm với team để có hành động mua bán cụ thể nhằm tối đa lợi nhuận và tối thiểu rủi ro nhé!
Như nhiều lần nhận định, khi câu chuyện của nhóm ngành chứng khoán vẫn còn, được sự ủng hộ của thanh khoản, số lượng NĐT cá nhân liên tục tăng lên và thị trường vẫn trong xu hướng tăng thì “cổ chạy theo ngành”, CTS vẫn còn được hưởng lợi. Đầu năm cũng là lúc để đón chờ BCTC năm qua của nhóm này cũng như CTS về kết quả kinh doanh và triển vọng trong tương lai.
1. Cập nhật về chiều mua - bán gần đây của nhóm NĐT ở cổ phiếu CTS. Có thể thấy động lực chủ yếu khiến cho CTS tăng đến từ NĐT cá nhân:
Cổ phiếu này vẫn luôn vận động trong BB. Gần đây có nhịp test MA50 rồi tạo vùng cân bằng, tích lũy rồi bật hồi. Có thể dùng MA50 như hỗ trợ mạnh cho cổ phiếu này và làm chỉ báo mua - bán trong trung hạn.
Nếu CTS break kháng cự mốc 48.47 đi kèm sự ủng hộ của dòng tiền thông minh thì có thể mở vị thế vì khả năng sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Với CTS hay nhóm chứng khoán nói chung thì nên chú ý thêm nhịp vận động của thị trường chung nếu NĐT muốn đầu tư. Hỗ trợ mạnh quanh mức 38.66, nếu gãy mốc này thì có thể cash out để bảo toàn nguồn vốn.
Chia sẻ thêm cách lựa chọn Cổ phiếu mạnh của Team Vẽ Tranh Tím để NĐT có thêm chiến lược cho khoản vốn của mình:
Chi tiết về cổ phiếu CTS hay cổ phiếu khác, nếu anh chị cần tư vấn thì có thể liên hệ với team hoặc bạn trợ lý Ngọc Hiệp (035 456 2093) để có hành động điểm mua - điểm bán cụ thể.
Cũng như nhiều CTCK khác, ORS hưởng lợi từ nhóm ngành Chứng khoán. Và khi thị trường đi lên, nhân cơ hội đó ORS cũng đã tăng vốn.
Cuộc lột xác của ORS được kể khi Công ty cổ phần Chứng khoán Phương Đông (ORS), nay được đổi tên thành Công ty cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS), đã tái cơ cấu thành công với sự tham gia của cổ đông lớn TPBank.
Trích media cho anh chị có thêm góc nhìn về ORS:
“Từ một công ty chứng khoán thua lỗ trong nhiều năm, hệ thống công nghệ lỗi thời, thiếu các tiện ích cơ bản, đội ngũ nhân sự thiếu và yếu, cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc, cổ phiếu phải xuống giao dịch ở thị trường UPCoM, thì đến nay, ORS đã có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục.”
Từ 1.000 tỷ thì ORS đã tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Hiện TPS chuẩn bị tham gia thị trường chứng khoán phái sinh, chứng quyền. Mục tiêu của Công ty là lọt Top 10 về thị phần môi giới cổ phiếu trong 3 - 5 năm tới.
1. Cập nhật thêm cho anh chị về chiều mua - bán gần đây của NĐT với ORS. Trong khi NĐT cá nhân chủ yếu bán ròng thì tổ chức trong nước lại tập trung mua ròng:
Bức tranh chính của ORS trong 1 năm qua như nhóm ngành chứng khoán là tăng. Gần đây có nhịp chỉnh từ đỉnh và không mấy tích cực vì không giữ được MA50 ngày cũng như vận động theo band dưới của BB.
Hiện ORS vẫn đang trong quá trình xây vùng cân bằng, tích lũy để tiếp tục cho xu hướng tiếp theo. Hỗ trợ mạnh quanh mốc 24.2x và Kháng cự tại đỉnh là 32x. Nếu break kháng cự đi kèm sự ủng hộ của dòng tiền thông minh thì có thể mở vị thế “ném đã dò đường”.
Team view khá tích cực với nhóm chứng khoán trong dài hạn nên theo đó ORS sẽ còn hưởng lợi. Có lẽ cần thêm thời gian cho ORS “nạp lại năng lượng” để dậy sóng bứt phá. Chi tiết chiều mua - bán và hành động cụ thể thì trao đổi thêm với Team nghen anh chị. Anh chị cần tư vấn cổ khác thì cứ bình luận, team luôn welcome!!!
HAR chạy theo sóng ngành Bất động sản. Như doanh nghiệp này có giải trình, đầu năm 2021 đến nay, do đặc thù ngành nghề hoạt động chính của công ty là kinh doanh bất động sản, kinh doanh căn hộ cho thuê và nhà hàng…đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh covid bị phong tỏa nên công ty chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch tác động đến mọi hoạt động làm cho lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty giảm mạnh.
Có lẽ câu chuyện phục hồi và tăng trưởng ấn tượng là bài toán kho cho HAR trong thời gian tới.
Trái với câu chuyện cơ bản, khách quan mà nói bức tranh TA của HAR xu hướng chính vẫn là tăng đi kèm sự đột biến của khối lượng.
HAR vận động trong BB, bám theo đường MA20 và tăng theo sát MA8 ngày. Cổ phiếu này đã tăng được một đoạn và chưa có nhịp chỉnh tích lũy phù hợp để mở vị thế. Nếu HAR tích lũy quanh ngưỡng FIBO 15x hiện tại đủ lâu thì có thể mở vị thế mới khi break out đi kèm sự ủng hộ trong yếu tố khối lượng. Hỗ trợ mạnh quanh mốc 12x.
Theo TA khả năng cao cổ phiếu này sẽ tích lũy để tăng một đoạn nữa. NĐT nếu thích HAR thì có thể quan sát theo nhịp vận động của cổ phiếu này. Tuy nhiên luôn cần kịch bản chi tiết cho những trường hợp xấu nhất.
Anh Chị cần tư vấn thêm cổ phiếu khác thì có thể bình luận, Team sẽ hỗ trợ giải đáp hoặc nếu muốn tư vấn riêng tư đi sát danh mục đang nắm giữ thì có thể liên hệ với team thông qua bạn trợ lý Ngọc Hiệp (035 456 2093). Team VTT luôn welcome quý anh chị!!!
Chi tiết mua - bán hay nắm giữ thì có thể trao đổi chi tiết thêm với Team. Đoạn gần đây thì khách quan mà nói nhóm Phân bón có một nhịp chỉnh về lại vùng tích lũy khiến không ít NĐT hoang mang là có. Nếu mình mua giá cao mà hiện tại đang lỗ và không biết xử lý thế nào thì có thể nhắn tin cho team để trao đổi về vị thế của mình, từ đó team có thể đưa ra hành động xử lý cụ thể dựa trên giá vốn cho anh chị nhé.
DPR là công ty con của GVR. Hoạt động kinh doanh chính của DPR là trồng cây cao su thu hoạch lấy cao su tự nhiên và sản xuất sản phẩm từ cây cao su (đệm, gối và nội thất). Khi cây cao su cho năng suất kém, công ty sẽ chặt bỏ và bán cho các công ty sản xuất gỗ.
Điểm lại câu chuyện kinh doanh những quý gần nhất của DPR: Tăng trưởng ấn tượng.
Cụ thể thì 9T 2021, doanh thu đạt 727 tỷ đồng, LNST đạt 161 tỷ đồng (+23% yoy). Câu chuyện quý 4 được kỳ vọng tăng doanh thu - lợi nhuận từ việc ghi nhận khoản thu nhập bất thường từ bàn giao 200ha đất (đóng góp 160 tỷ đồng vào LNST).
DPR cũng sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Cao Su Đồng Phú Đăk Nông (DPD) từ 88% lên 100% để hoàn tất sáp nhập trong năm 2021. Là một sự kiện đáng chú ý cho NĐT đầu tư cổ phiếu này.
Đặc biệt là việc tiềm năng đáng kể từ quỹ đất lớn của DPR, có thể chuyển sang đất khu công nghiệp – đây là một cơ hội lớn cho công ty để khai thác giá trị và doanh thu trong tương lai. Khi mà nhu cầu KCN tăng rõ rệt tại Bình Phước, đặc biệt khi dự án đường cao tốc nối TP.HCM – Bình Dương (Thủ Dầu Một) – Bình Phước (Chơn Thành) hoàn thành vào năm 2025. Giá thuê KCN tại Bình Dương tăng 50% từ 2019 đến nay. Dự án cao tốc hành thành có thể giúp tăng giá thuê tại Bình Phước. Giá thuê tại Bình Phước thấp hơn 54%-59% so với Bình Dương khiến các KCN ở Bình Phước trở nên hấp dẫn hơn nhiều đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. PDR sẽ hưởng lợi lớn từ câu chuyện giá thuê BĐS tại đây.
Mảng kinh doanh truyền thống là cao su của DPR sẽ tiếp tục hưởng lợi từ giá thị trường tăng trong ngắn hạn. Kỳ vọng thu nhập từ thanh lý cây cao su của DPR cũng sẽ đạt tăng trưởng 2 con số trong 2021-2022 nhờ nhu cầu xuất khẩu đồ nội thất hồi phục.
Đầu tư vào cổ DPR cũng như cổ phiếu nhóm ngành này thì NĐT nên chú ý thêm vào biến động của giá cao su thế giới. Có thể thấy giá cao su gần đây có nhịp hồi phục tăng trong ngắn hạn và hiện tại đang tích lũy đi ngang.
Tuy nhiên bên cạnh lợi nhuận lúc nào cũng tồn tại rủi ro. Rủi ro giảm đối có thể đến từ: Thủ tục pháp lý bị trì hoãn đối với dự án Bắc Đồng Phú và Nam Đồng Phú mở rộng, Chậm chuyển nhượng đất, Giá cao su điều chỉnh hay Thanh khoản cổ phiếu thấp.
Anh chị có thể tham khảo thêm định giá DPR của các CTCK:
Chiều mua - bán ròng của các nhóm NĐT ở DPR trong thời gian gần đây. Nếu chỉ xét trong 20 phiên gần nhất thì NĐT cá nhân và tổ chức trong nước đang mua ròng DPR.
Xu hướng chính của DPR trong 1 năm qua là tăng. Gần đây có một nhịp chỉnh từ đỉnh khoảng 20% và đi kèm sự sụt giảm của khối lượng.
Kịch bản tích cực nhất có DPR là tìm điểm cân bằng và xây dừng tích lũy quanh ngưỡng hỗ trợ 69x để chuẩn bị “nội công” cho xu hướng tiếp theo. Nếu break đỉnh 87x đi kèm sự ủng hộ của khối lượng đột biến thì xu hướng tăng trước đó có thể tiếp tục được duy trì. Nhưng khách quan mà nói, cần thêm thời gian cho DPR.
Luôn cần chiến lược cho mọi kịch bản nên nếu DPR không đi theo kịch bản đã vạch ra thì NĐT nên cash out khi rớt mốc hỗ trợ mạnh kể trên. Không biết là mình đang muốn hỏi chiều mua - bán hay nắm giữ ở DPR? Chi tiết thì có thể chia sẻ vị thế của mình với team để có hành động mua - bán cụ thể phù hợp với danh mục của mình. Anh chị có thể nhắn tin trực tiếp cho account này hoặc liên hệ với Team thông quan bạn trợ lý Ngọc Hiệp (035 456 2093).