Cập nhật Triển vọng các Ngành

:pushpin: Ngành Ngân Hàng 2022 : Vượt qua thử thách - Tăng trong nghi ngờ

:chart_with_upwards_trend:Kết quả kinh doanh:

Doanh thu và lợi nhuận Q3/2021 giảm khoảng 2% qoq so với Q2/2021 do tăng trưởng cho vay thấp và chi phí dự phòng tăng so với quý trước.

:bulb:Tầm nhìn và triển vọng:

  • Ở thời điểm hiện tại (11/2021), cổ phiểu ngành ngân hàng đã tăng trở lại sau một đợt giảm và tích lũy đi ngang, kéo tổng vốn hóa nhóm ngành ngân hàng lên hơn 1.865 triệu tỷ VNĐ.

  • Ngành Ngân hàng vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong VN-Index, sự tăng trưởng vốn hóa của thị trường gắn liền mật thiết với tăng trưởng vốn hóa của ngành ngân hàng, khi thị trường liên tục tiến tới những đỉnh cao mới luôn cần sự hỗ trợ tích cực từ nhóm ngành này.

  • Về vốn điều lệ, 2022 các Ngân hàng sẽ tiếp tục kế hoạch tăng vốn điều lệ cùng với trạng thái “bình thường mới” tại các tỉnh thành và gói hỗ trợ lên đến 800 nghìn tỷ được dự kiến triển khai trong thời gian tiếp theo nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh dần phục hồi kèm theo nhiều dịp lễ vào cuối năm nay đầu năm sau, nhu cầu tín dụng sẽ bùng nổ trong giai đoạn này và kéo dài đến năm sau.

  • Về chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong ngành tài chính, theo thống kê cho thấy 94% ngân hàng TM đầu tư vào chuyển đổi số, 40% ngân hàng đã đưa chuyển đổi số thành tầm nhìn chiến lược trong 5-10 năm tới. Cơ hội chuyển đổi số đang mở rộng. Những Ngân hàng đi đầu trong chuyển đổi số: Techcombank, TPBank,VPBank, MBB.

  • Về M&A: Trong trung dài hạn, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, kéo theo đó là thu nhập người dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao. Do đó, tiềm năng của ngành tài chính tiêu dùng sẽ còn rất lớn, điển hình là các ông lớn trong ngành tài chính thế giới liên tục tiến hành thâu tóm các công ty tài chính hàng đầu Việt Nam, mở màn là việc thu mua 49% FECredit của SMFG trong năm 2021.

:chart_with_upwards_trend:Dù không còn tăng trưởng quá cao, ngàng Ngân hàng vẫn là một ngành có triển vọng tăng trưởng dài hạn tích cực.

:triangular_flag_on_post:Rủi ro:

Chất lượng tài sản giảm dần, đặc biệt trong dịch bệnh: chất lượng khoản vay giảm, tỷ lệ nợ xấu có dấu hiệu tăng dần qua các năm, do đối tượng vay tiêu dùng là các cá nhân có thu nhập trung bình thấp, bị ảnh hưởng nhất bởi dịch bệnh.

Thu nhập suy giảm: Trong thời gian đại dịch, các TCTD tín dụng đều phải thực hiện giảm lãi suất theo hướng dẫn của NHNN nhằm hỗ trợ các KH bị ảnh hưởng, do đó NIM chắc chắn sẽ có sự suy giảm dù cho môi trường lãi suất là đang thấp. Hơn thế, với việc chất lượng tài sản bị suy giảm kéo theo gánh nặng chi phí trích lập dự phòng tang cao khiến cho biên lợi nhuận ròng của toàn ngành suy giảm đáng kể.

*tham khảo từ BC Ngành Ngân hàng - MBS

8 Likes

NGÀNH XI MĂNG : KÌ VỌNG GÌ CHO NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM?

:pushpin: DIỄN BIẾN NGÀNH:

  • Biến động giá nguyên liệu đầu vào: Giá xi măng tăng nhẹ trong năm 2021 do áp lực của giá than đầu vào. Trong giai đoạn giãn cách, giá xi măng khó tăng do nhu cầu tiêu thụ giảm mặc cho giá than đầu vào tăng, cụ thể giá xi măng chỉ +3% trong khi giá than +144% kể từ đầu năm 2021.

  • Thị trường Nội địa: tiêu thụ 45.6 triệu tấn (-5.1% yoy). Ngược lại với việc tăng giá bán, sản lượng tiêu thụ nội địa trong năm giảm mạnh (chủ yếu trong Q3) do COVID-19. Đồng thời,các nhà máy sản xuất mới đi vào hoạt động trong năm 2021, gây trầm trọng thêm áp lực dư cung.

  • Thị trường Xuất khẩu: đạt 31.9 triệu tấn (+19.0% yoy). Xuất khẩu sang Trung Quốc là giải pháp nhằm giảm áp lực dư cung, tuy nhiên mặt hằng xuất khẩu chủ yếu lại là clinker, có giá bán và biên lợi nhuận gộp thấp so với mặt bằng chung.

:pushpin:TRIỂN VỌNG NGÀNH:

Thị trường trong nước:

  • Hồi phục trở lại: Do dịch bệnh COVID-19, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn trong 9T/2021, tuy nhiên kế hoạch vốn giải ngân đầu tư công năm 2020-2021 đang ở mức cao so với trung bình 3 năm trước đó. Vậy nên, sau khi mở cửa lại nền kinh tế trong Q4/2021 sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu xi măng.
  • Rủi ro: (1) Áp lực cạnh tranh gia tăng khi các nhà máy mới đi vào hoạt động trong năm 2021-2022 (+7.8 triệu tấn) làm dư thừa nguồn cung, gia tăng làm tình hình cạnh tranh giá bán. (2) Áp lực từ giá thành sản xuất khi: Giá than nhập khẩu (154 USD/tấn, +90% yoy) và Giá than trong nước vẫn còn tăng cao.

Thị trường xuất khẩu:

  • Trung Quốc cắt giảm sản xuất xi măng theo kế hoạch kiểm soát vấn đề môi trường và tổ chức Thế vận Hội mùa đông 2022.
  • Thị trường bất động sản Trung Quốc chững lại với chính sách “3 lằn ranh đỏ” để siết chặt thị trường BĐS và sự kiện Evergrande.
  • Việt Nam dự kiến tăng thuế xuất khẩu với mặt hàng clinker từ 5% lên 10%: nhằm hạn chế xuất khẩu sản phẩm dùng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và tài nguyên khoáng sản không tái tạo.
  • Rủi ro: Sản lượng xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc suy giảm do sự suy yếu thị trường bất động sản, đi kèm với thuế suất xuất khẩu tăng lên.

*Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ VCBS

Trong giai đoạn khó khăn như hiện tại, yếu tố hỗ trợ sáng giá của ngành sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy cho sự bứt phá tăng giá của các cổ phiếu.

Để trao đổi thêm về các mã cổ phiếu cụ thể, Quý NĐT có thể liên hệ với Team nhé!. Vẽ Tranh Tím rất vui khi hỗ trợ được phần nào trên con đường đầu tư của Anh/chị.

6 Likes

Chào Anh, Team vừa cập nhật báo cáo ngành Xi măng. Anh xem nhé, nếu cần trao đổi thêm anh có thể nhắn cho Team ạ!

5 Likes

NGÀNH DẦU KHÍ 2022 - Khi gió đông tới

:chart_with_upwards_trend:DIỄN BIẾN NGÀNH :

  • Giá: giá dầu thế giới có xu hướng tăng trong cả năm 2021. Tuy nhiên, do tác động tiêu cực từ biến chủng Omicron, giá dầu Brent hiện ở mức 72.18 USD/thùng (12/2021)– điều chỉnh từ đỉnh 85.05 USD/ thùng (10/2021).
  • Nguồn cung dường như vẫn bị thắt chặt do OPEC+ thận trọng trong việc tăng sản lượng và sự phục hồi chậm của ngành dầu mỏ Mỹ.

:bulb:TRIỂN VỌNG NGÀNH 2022:

  • Gía dầu Brent thế giới: theo VNDS dự báo vào 2022 giá dầu Brent thế giới đạt trung bình 75 USD/thùng, với kỳ vọng mức tiêu thụ tăng mạnh và du lịch quốc tế sôi động trở lại, bên cạnh động lực ngắn hạn từ việc chuyển đổi từ khí sang dầu trong ngành điện ở khu vực châu Á và châu u. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) dự báo nhu cầu toàn cầu sẽ tăng 3,3 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 100,9 triệu thùng/ngày cho cả năm 2022, tương đương nhu cầu trước đại dịch.

:interrobang:Triển vọng nào cho ngành dầu khí Việt Nam: Thượng - Trung - Hạ nguồn?

Thượng nguồn:

  • Các hoạt động E&P (Thăm dò và khai thác): kỳ vọng tổng vốn đầu tư vào các hoạt động thượng nguồn trên toàn cầu sẽ tăng do giá dầu dự kiến duy trì ở mức cao. Hoạt động E&P tại Đông Nam Á sẽ được thúc đẩy, triển vọng tích cực cho thị trường khoan trong khu vực trong trung hạn và các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

  • Khai thác khí tự nhiên sẽ là điểm sáng tại Việt Nam nhờ các dự án khổng lồ trong một vài năm tới. Các dự án mỏ khí như Lô B – Ô Môn, Nam Du – U Minh sẽ là điểm nhấn trong giai đoạn tới, phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ điện ở Việt Nam- được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 8,1% trong giai đoạn 2021-2030…

    Tuy nhiên, trong trường hợp các dự án tiếp tục chậm tiến độ, Việt Nam sẽ chỉ sản xuất được 7 tỷ m3 khí vào năm 2025 thay vì dự kiến sản xuất 11,1 tỷ m3, tạo ra khoảng chênh lệch thiếu hụt giữa nguồn cung trong nước và nhu cầu tiêu thụ dự kiến là 15,6 tỷ m3.

Trung hạ nguồn:

  • Chuyển đổi dần sang cung cấp LNG (khí thiên nhiên được hóa lỏng) từ năm 2022: nhập khẩu LNG là biện pháp khả thi để bù đắp cho sự sụt giảm sản lượng tại các mỏ khí trong bối cảnh nhu cầu điện ngày càng tăng ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam hiện ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng LNG cho cả nhập khẩu và tiêu thụ, biến các nhà máy điện khí thành nguồn cung cấp điện quan trọng cho đến năm 2030 (chiếm 23% tổng công suất hệ thống năm 2030 từ mức 12% hiện tại). Kho cảng LNG đầu tiên tại Việt Nam : LNG Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã hoàn thành 90% và được dự kiến hoạt động vào Q3/2022, bổ sung nguồn cung khí cho khu vực Đông Nam Bộ.

  • Hưởng lợi từ nhu cầu phục hồi sau đại dịch:

(1) Nhu cầu đi lại của và hoạt động sản xuất của Việt Nam phục hồi từ Q4/21 khi Chính phủ nới lỏng giãn cách xã hội.

(2) Mức tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu / đầu người ở mức thấp so với các nước trong khu vực, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng => Nhu cầu ô tô sẽ phục hồi khi đại dịch được kiểm soát từ Q4/21,có lợi cho các nhà phân phối xăng dầu lớn.

  • Ngoài ra, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều kiện kinh doanh xăng dầu, kỳ vọng giảm bớt tác động tiêu cực của giá hàng tồn kho trong trường hợp giá dầu thế giới sụt giảm mạnh như 6T20.

  • Lọc dầu: Kỳ vọng vào sự cải thiện của crack spread xăng dầu như nhà máy lọc dầu Dung Quất (công suất 6,5 triệu tấn) và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (công suất 10 triệu tấn), sẽ được hưởng lợi trong năm 2022 nhờ việc crack spread tiếp tục được cải thiện theo sau kỳ vọng giá dầu duy trì ở mức cao và sự phục hồi của các hoạt động vận tải sau đại dịch.

:triangular_flag_on_post:RỦI RO:

  • Sự phức tạp hơn dự kiến của biến thể Omicron dẫn đến các biện pháp hạn chế đi lại chặt chẽ hơn trên toàn thế giới, gây áp lực giảm giá dầu khi nhu cầu dầu toàn cầu sụt giảm.
  • Các dự án lớn tiếp tục bị trì hoãn do vấn đề thiếu nguồn lực tài chính có thể dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung khí đốt trong những năm tới.

Giá dầu dự kiến duy trì ở mức cao sẽ không chỉ thúc đẩy tâm lý giá cổ phiếu trong ngắn hạn mà còn cải thiện nền tảng cơ bản của ngành Dầu Khí trong những năm tới.

*Tham khảo từ Báo cáo ngành Dầu Khí 2022 - VN Direct

:mailbox_with_mail:Để trao đổi thêm về các mã cổ phiếu cụ thể, Quý NĐT có thể liên hệ với Team nhé!. Vẽ Tranh Tím rất vui khi hỗ trợ được phần nào trên con đường đầu tư của Anh/chị.

6 Likes

**TRIỂN VỌNG NGÀNH ĐIỆN 2022 - Đảm bảo đủ điện cho tăng trưởng
:interrobang: Tăng trưởng lợi nhuận của công ty điện than sẽ tốt hơn công ty điện khí

:pushpin:DIỄN BIẾN NGÀNH:

  • Trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng tiêu thụ điện của Việt Nam đạt 192 tỷ kWh, chỉ tăng 3,9% so với cùng kỳ, tuy nhiên xét riêng thì sản lượng của Q3 đã giảm 7% so với Q2 do tác động tiêu cực từ phong tỏa và giãn cách.

  • Nhiệt điện (cả chạy than và chạy khí) bị ảnh hưởng do giá bình quân tăng, trong khi thủy điện tăng trưởng nhờ hiệu ứng La Nina thúc đẩy sản lượng thủy điện và EVN tận dụng đẩy mạnh mua điện giá rẻ từ các nhà máy thủy điện. Ngoài ra, Điện tái tạo cũng đạt kết quả khả quan vì EVN ưu tiên mua điện tái tạo thay vì điện từ nhiên liệu hóa thạch.

:bulb:TRIỂN VỌNG NGÀNH:

  • Kỳ vọng sản lượng tiêu thụ điện năm 2022 tăng trưởng 9-10% so với cùng kỳ dựa trên kịch bản tăng trưởng GDP là 6,5-6,8% nhờ tỷ lệ bao phủ vaccine cao và nền kinh tế dần mở cửa trở lại.
  • Đề án Quy hoạch phát triển điện Quốc gia 2021-2030, tầm nhìn tới 2045 (Quy hoạch điện VIII) đã được trình Chính phủ. Đề án Quy hoạch điện VIII cho thấy Việt Nam sẽ sử dụng Điện than và Điện LNG để đảm bảo đủ năng lượng cho phát triển kinh tế, đồng thời nâng dần công suất của Điện tái tạo, các doanh nghiệp điện than và điện LNG sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

  • Giá điện trên thị trường cạnh tranh sẽ tăng do tỷ trọng thủy điện giá rẻ sẽ giảm do hiệu ứng La Nina đã qua đi, kèm theo Đề án Quy hoạch thì những nhà sản xuất Điện than sẽ hưởng lợi lớn nhất, sau đó là nhà sản xuất nhiệt Điện khí sau đó là những nhà sản xuất Điện tái tạo.
  • Cụ thể, điện than được dự đoán tăng trưởng LN cao hơn điện khí. Các mỏ khí giá rẻ dần cạn kiệt. Giá khí vẫn duy trì mức cao sẽ làm nhóm điện khí kém cạnh tranh so với nhóm điện than. Điều này làm nhóm điện khí kém hấp dẫn hơn so với điện than vì EVN sẽ ưu tiên nguồn có giá thấp.

:triangular_flag_on_post:RỦI RO:

  • Tình hình Covid chuyển biến bất thường, ngoài ra dư cung do có 1 số nguồn cung mới đi vào hoạt động (NM điện than BOT Hải Dương, NM điện than Duyên Hải 2, NM điện than Sông Hậu 1), khiến mức tăng giá điện trên thị trường cạnh tranh có thể không như kỳ vọng.

Câu chuyện về triển vọng nhóm ngành Điện này phần nào lý giải cho việc tăng giá mạnh gần đây của nhóm cổ phiếu này, điển hình: POW, NT2, QTP, TTA . Mỗi doanh nghiệp lại có một bức tranh riêng, anh.chị có thể tham khảo thêm hoặc trao đổi với Team.

*tham khảo từ BC triển vọng Ngành Điện – SSI & HSC

7 Likes

NGÀNH BÁN LẺ: TĂNG TRƯỞNG SAU “ BÌNH THƯỜNG MỚI.

:pushpin:Diễn biến ngành:

  • DT bán lẻ hàng hóa tại VN hồi phục nhanh chóng từ T10/2021, tăng 12.5% so với tháng 9 và tăng 15.2% so với tháng 10, đạt 315.000 tỷ đồng trong T11/21. Trong 11T21, doanh số bán lẻ hàng hóa của Việt Nam đạt 3.430.600 tỷ đồng, giảm 5,5% svck.

  • Xu hướng di chuyển tại Việt Nam đang dần phục hồi về mức trước Covid-19 (13/01/2020), từ khoảng -70% vào T9/21 đã hồi phục về mức -12,1% vào 24/11/2021, nổi bật là tại TP.HCM và Hà Nội.

Triển vọng tăng trưởng trở lại trong “bình thường mới”

  • Không còn giãn cách xã hội: VN đang thích ứng an toàn với dịch bệnh, tỷ lệ tiêm chủng cao, có kinh nghiệm từ bài học đứt gãy chuỗi cung ứng Q3/2021. Điều này phần lớn tin rằng: ngành bán lẻ sẽ không còn chịu giãn cách diện rộng trong giai đoạn tới.

  • Mở rộng thị phần cho các công ty lớn: có hơn 30% công ty thuộc lĩnh vực bán buôn, bán lẻ trong 106.441 công ty rời khỏi thị trường (11T21). Phần lớn là các công ty quy mô nhỏ, do đó, các công ty bán lẻ và phân phối quy mô lớn hồi phục trở lại và tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2022.

  • Đa kênh và trực tuyến trở thành động lực chính: Với sự bùng nổ truyền thông xã hội, chiến lược đa kênh là chiến lược đúng đắn để mở rộng tệp khách hàng và tăng doanh thu bán hàng từ các tệp khách hàng mới này.

  • Nhu cầu máy tính và ĐTDĐ duy trì cao: thị trường máy tính vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là giai đoạn trong và sau đại dịch nhờ nhu cầu làm việc tại nhà và giải trí.

  • Chuyển dịch tiêu dùng sau đại dịch sang thương mại hiện đại: vào giữa T10/21, thị phần của các kênh trực tuyến và siêu thị nhỏ đã giảm trở lại, song vẫn ở mức cao so với trước dịch (khoảng 3% đối với kênh trực tuyến và 5% đối với kênh siêu thị nhỏ). Cho thấy khả năng duy trì hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội của các kênh này và sự thay đổi xu hướng tiêu dùng sau đại dịch.

Rủi ro: chủng virus đột biến sẽ tạo đợt đại dịch mới, nếu khu vực có mức độ dịch cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp.

Nguồn: VNDS

4 Likes

:construction: Báo Cáo Ngành Xây Dựng : Đón Sóng Đầu Tư Công :brick:

:chart_with_upwards_trend:Diễn biến ngành:

  • Thị trường xây dựng tại Việt Nam đạt giá trị 57.5 tỷ USD trong 2020 và dự kiến đạt 94.9 tỷ USD vào 2026, với tốc độ tăng trưởng bình quân dự kiến 8.7%/năm trong giai đoạn 2021- 2026.
  • Ngành Xây dựng đóng góp tỷ trọng đáng kể cho tăng trưởng của Việt Nam, bình quân 8%/ năm trong vòng 10 năm qua. Tuy nhiên ngành Xây dựng chỉ tăng trưởng 6.76% trong 2020, giảm 0.58% trong 9T2021 do tác động nặng nề từ đại dịch Covid-191 .
  • Sau khi xã hội bước vào giai đoạn “bình thường mới”, ngành xây dựng đã có những chuyển biến tích cực từ Q4.2021. Cụ thể, giá trị tăng thêm ngành xây dựng ước tính quý 4/2021 tăng 33% so với quý 3/2021. Hoạt động xây dựng chuyên dụng ước tăng 51%, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng ước tăng 39%, xây dựng nhà ở các loại ước tăng 25%.

  • Về cơ bản, thị trường Xây dựng tại Việt Nam được phân loại theo 2 lĩnh vực chính: Dân dụng (CTD, HBC, HTN, VCG,.) và Công nghiệp & Hạ tầng (VCG, HHV, CII, LCG, FCN, C47, TCD,.). Tuy nhiên, lĩnh vực dân dụng được đánh giá thấp hơn trong xu hướng 2022 do các lý do như áp lực rào cản gia nhập ngành thấp, cạnh tranh cao. Ngược lại, phân khúc xây dựng CN & Hạ tầng yêu cầu kỹ thuật phức tạp, rào cản gia nhập ngành cao kèm theo là nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng tại VN đang rất lớn, điểm sáng cần chú ý.
  • Cụ thể, giá trị tăng thêm ngành xây dựng ước tính quý 4/2021 tăng 33% so với quý 3/2021. Hoạt động xây dựng chuyên dụng ước tính tăng 51%, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng ước tăng 39%, xây dựng nhà ở các loại ước tính tăng 25%.

:bulb:Triển vọng – Đón sóng đầu tư công:

  • Xuất khẩu, Tiêu dùng và Đầu tư Công được xem là “Cỗ xe tam mã” của Chính phủ trong hoạt động phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian 3-5 năm tới, Đầu tư công là lĩnh vực được dành sự quan tâm đặc biệt và được Chính phủ tập trung đẩy mạnh
  • Các công trình tiêu biểu đang trong giai đoạn hiện hành: 11 dự án cao tốc Bắc Nam (118,716 tỷ đồng), Sân bay Long Thành (336,063 tỷ đồng), Cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành (24,275 tỷ đồng), Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài (15,900 tỷ đồng), Sân bay Phan Thiết (3,800 tỷ đồng)

  • Cho năm 2022, kế hoạch vốn đầu tư công của Bộ GTVT dự kiến là 50,000 tỷ đồng. Trong trung hạn 2021-2025, 6 dự án quan trọng quốc gia là: 1. Cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021-2025 2. Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng 3. Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột 4. Vành đai 4 Hà Nội 5. Vành đai 3 TP.HCM 6. Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
  • Việc trình Quốc hội về chuyển phương thức đầu tư của 12 dự án cao tốc Bắc Nam 2021-2025 thể hiện đầu tư công là một trong những công cụ kích cầu đầu tư hỗ trợ phục hồi kinh tế. Vì thế những doanh nghiệp Xây dựng, Xây lắp, Hạ tầng đang niêm yết được kỳ vọng sẽ hưởng lợi trong làn sóng đầu tư công của Chính phủ.

Các mã CP đáng chú ý trong nhóm ngành này:

:triangular_flag_on_post:Rủi ro :

  • Tiến độ giải ngân không như dự tính và diễn biến xấu của dịch bệnh

:pushpin: Câu chuyện chung là có, triển vọng trong năm 2022 có nhiều hứa hẹn với nhóm ngành này. Quan trọng là hơn nữa là chọn cổ phiếu nào? Mỗi doanh nghiệp lại có một câu chuyện cơ bản riêng, và bức tranh TA khác nhau. Đáng để bỏ vào watchlist cho năm tới.

Nguồn : Mirae Asset (Việt Nam)

5 Likes

chấm

1 Likes

DVN câu chuyện thoái vốn chắc cũng phải thực hiện trong quý 1 năm 2022. DVN sẽ sớm trở thành nhà phân phối khủng 1-2 năm tới đây tại Việt Nam. Thực tế nghành dược kỳ vọng vào việc phân phối vắc xin nhập từ nước ngoài về, và vắc xin phân phối trong nước Ngoài ra DVN cũng đang là đối tác chiến lược lớn của Sanofi tại Việt Nam và nắm giữ 30% cổ phần. Trong khi đó Sanofi hiện đang phát triển 2 sản phẩm vắc xin cùng lúc. Sanofi đã có kế hoạch sản xuất vắc xin lên đến 1 tỷ liều mỗi năm và họ đã ký thỏa thuận cung cấp cho Mỹ, canada và các nước đang phát triển… Chưa hết : Hiện nay DVN đang quản lý, sử dụng 05 khu đất có diện tích gần 1ha (9.870 m2), nằm chủ yếu tại khu vực nội thành Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, đây đều là các lô đất DVN được Nhà nước cho thuê để sử dụng theo hình thức trả tiền hàng năm. Do đó, căn cứ theo Khoản 3 Điều 31 Nghị định 59/2011/NĐ-CP, khi tiến hành cổ phần hóa diện tích đất DVN đang quản lý và sử dụng sẽ không phải tổ chức thẩm định giá, không được tính giá trị quyền sử dụng đất cũng như lợi thế về vị trí địa lý của các lô đất vào giá trị doanh nghiệp. Trong đó, tại Hà Nội có khu “đất vàng” 95 Láng Hạ (Hà Nội) có diện tích gần 3.280 m2; Lô đất số 60B Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội, với diện tích 2.670,0 m2, DVN đã hợp tác với CTCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC để xây dựng công trình tổ hợp dịch vụ, thương mại, văn phòng và nhà ở chung cư (Dự án PVV - Vinapharm Tower); Lô đất hơn 1.800 m2 ở số 12 Ngô Tất Tố, Hà Nội. Ngoài ra, tại Tp Hồ Chí Minh, Vinapharm cũng có 2 khu đất diện tích khoảng 1.930 m2 tại quận 3. Trong đó, khu đất số 178 đường Điện Biên Phủ, Quận 3 có diện tích hơn 1.200 m2; Khu đất số 126A đường Trần Quốc Thảo, quận 3 có diện tích 691 m2. Với những lợi thế đất vàng và doanh nghiệp đầu ngành dược. Nhà nước sẽ không cho phép thoái rẻ DVN. Kỳ vọng giá thoái phải từ 40 45k là ít.

3 Likes

cập nhật nhanh quá ad

1 Likes

:fishing_pole_and_fish: :shrimp: Báo cáo ngành Thủy Sản 2022 : Duy trì đà tăng trưởng tích cực nhưng việc định giá lại là một thách thức

:pushpin: Diễn biến ngành: Nguồn cung và logistics của ngành thủy sản khi nhu cầu đã tăng dần tại các thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu do HORECA (Hotel – Restaurant – Catering/Café) dần mở cửa trở lại trong năm bị tác động tiêu cực do chuỗi giá trị thủy sản tiếp tục bị gián đoạn:

  • Việt Nam Q3/2021 đối mặt với biến chủng Delta, ảnh hưởng đến ngành thủy sản quy mô nhỏ và tình trạng thiếu lao động, áp lực về chi phí lạm phát , bao gồm cả nguyên liệu thô và thức ăn chăn nuôi.
  • Các công ty xuất khẩu phải chịu chi phí gia tăng do thiếu container, giá cước vận chuyển tăng (chi phí vận chuyển từng chiếm 1,5% doanh thu so với 4,5% doanh thu trong năm 2021 của các công ty xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam) và tình trạng tắc nghẽn kéo dài.
  • Về xuất khẩu cá tra :fish: sang Mỹ, Việt Nam dẫn đầu (+50% so với cùng kỳ). Về xuất khẩu tôm :shrimp: sang Mỹ và Châu Âu, Việt Nam hiện đứng thứ 2 (chỉ sau Ecuador,+23%/+13% so với cùng kỳ), tuy nhiên xuất khẩu sang Trung Quốc (-25% so với cùng kỳ)

  • Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 11T2021 đạt 8 tỷ USD (+3,7% so với cùng kỳ), trong khi xuất khẩu tôm đạt 3,5 tỷ USD (+2,9% so với cùng kỳ) và kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,4 tỷ USD (+2,5 % so với cùng kỳ). VASEP dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,9 tỷ USD (+5,7% so với cùng kỳ).
  • Sự phục hồi đang diễn ra và kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt mức cao nhất trong tháng 11/2021 (178 triệu USD, +23% so với cùng kỳ) khi các nhà máy đạt mức công suất bình thường. Hệ số P/E trung bình của ngành trong quá khứ là 7-9x. Hiện tại, cổ phiếu ngành thủy sản năm 2021 đang giao dịch với hệ số P/E 11-13x, điều này phản ánh sự thay đổi của ngành trong năm 2021 và triển vọng tích cực cho năm 2022.
  • Năm 2021, ngành thủy sản tăng 54,3% so với đầu năm, cao hơn so với chỉ số VNIndex +20,5% so với đầu năm.

  • Các doanh nghiệp có hiệu quả tốt đáng chú ý bao gồm: IDI (+98%), FMC (+58%), VHC (+56%), MPC (+53%), ANV (+41%) và CMX (+22%).

:shamrock:Triển vọng ngành: Xuất khẩu thủy sản vẫn có những yếu tố thuận lợi để có thể đạt được mục tiêu và bứt phá trong năm 2022:

  • Xuất khẩu tôm, cá tra sang Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng mạnh vào năm 2022 khi nhu cầu của Mỹ tăng và Việt Nam chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt với dịch COVID-19.
  • Bộ Thương mại Mỹ (DOC) không áp thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm cá tra của Vĩnh Hoàn, Nam Việt… và tôm của Minh Phú nhờ sản phẩm minh bạch về nguồn gốc. Thủy sản Việt Nam có được lòng tin của thị trường Mỹ nên giá sản phẩm đều cao hơn các đối thủ.

:interrobang:Rủi ro :

  • Các biến chủng mới của dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, việc giao thương giữa các quốc gia vẫn còn khó khăn, giá cước vận chuyển quốc tế chưa có xu hướng giảm.
  • Yếu tố biến đổi khí hậu, thiếu hụt nguồn nước cấp cho vùng ĐBSCL gây khó khăn cho quá trình nuôi trồng thủy sản.
  • Yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc của các thị trường, thẻ vàng của EC chưa được tháo gỡ, cường lực khai thác ở mức cao trong khi nguồn lợi thủy sản đang có xu hướng suy giảm

=> 2021 là một năm sóng gió và thăng hoa của thủy sản Việt Nam. Với những diễn biến tích cực ở thị trường cuối năm, xuất khẩu thủy sản năm 2022 có thể có giữ được phong độ?
Hãy cùng thảo luận với Team Tranh Tím để tìm ra mã cổ phiếu tốt nhất!

*Nguồn tham khảo : SSI

4 Likes

:beverage_box::ramen: Báo cáo ngành Thực phẩm và đồ uống 2022 : Sau cơn mưa trời lại sáng

:shamrock:Triển vọng ngành 2022

:sparkle:Cầu nội địa là bệ đỡ quan trọng cho sự phục hồi của ngành thực phẩm đồ uống trong năm 2022:

  • Thu nhập thực của người dân được cải thiện với dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng 7,5% svck trong khi lạm phát dự kiến tăng 3,45% svck vào năm 2022, đạt mục tiêu của Chính phủ là kiểm soát lạm phát dưới 4,0%.
  • Du lịch hồi sinh sau khi các chuyến bay quốc tế được cấp phép cho mục đích thương mại kể từ Q1/22, kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động du lịch, giải trí, lưu trú và ăn uống.
  • Chính phủ có thể tung ra gói kích thích tài khóa lớn hơn để hỗ trợ phục hồi kinh tế, tập trung vào: trợ cấp cho những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, giảm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp) và gia tăng đầu tư công vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và nhà ở xã hội, phục hồi cầu tiêu dùng trong nước.

:pushpin:Ba xu hướng thúc đẩy tăng trưởng doanh thu ngành thực phẩm và đồ uống:

  • Thay đổi chi tiêu của người tiêu dùng sang các thực phẩm tươi sống và đóng gói: Theo Deloitte, 84% và 70% người tiêu dùng sẽ tăng chi tiêu dành cho thực phẩm tươi sống và thực phẩm đóng gói do nhu cầu tích trữ hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Theo Fitch Solution, chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu của Việt Nam ước tính sẽ tăng lần lượt 8,0% svck và 10,0% svck trong 2022-2023, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu (thực phẩm và đồ uống không cồn, nhà ở & tiện ích). Trong đó, các hộ gia đình Việt Nam chủ yếu chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống không cồn (23%).

  • Nhu cầu hàng tiêu dùng cao cấp đang gia tăng: Việt Nam đang đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong ASEAN, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 2018-2020 là 6,9%. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng và thu nhập khả dụng tăng sẽ làm tăng nhu cầu đối với sản phẩm cao cấp.

  • Các kênh bán hàng hiện đại sẽ tạo động lực tăng trưởng mới: Đại làm thay đổi xu hướng tiêu dùng, người dân chọn mua sắm trực tuyến tại nhà và siêu thị với các sản phẩm đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc. Từ năm 2020, các kênh bán lẻ hiện đại đã tăng trưởng ấn tượng, phủ khắp các thành phố lớn, và dần phủ rộng ra các vùng nông thôn trong khi kênh bán lẻ truyền thống vẫn được duy trì nhưng không còn phát triển mạnh mẽ.

:white_check_mark:Áp lực chi phí nguyên vật liệu sẽ giảm dần từ năm 2022:

  • Theo NHTG, giá ngũ cốc toàn cầu dự kiến sẽ giảm nhẹ vào năm 2022 tuy nhiên vẫn sẽ neo ở mức cao. Giá ngô dự kiến giảm 10% svck vào năm 2022. Giá lúa mì được dự báo sẽ ổn định vào năm 2022, sau khi tăng 21% svck năm 2021, trong khi giá gạo được dự báo sẽ giảm vào năm 2022. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110, điều chỉnh Thuế suất nhập khẩu lúa mì giảm từ 3% xuống 0% và ngô từ 5% xuống 2%. Chúng tôi kỳ vọng mức thuế mới sẽ có tác động tích cực giúp hạ giá thành thức ăn chăn nuôi, từ đó giảm áp lực chi phí đầu vào cho các công ty chăn nuôi. Hy vọng triển vọng tươi sáng hơn cho sản xuất thịt và giảm áp lực giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất dầu ăn.

  • Các nhà sản xuất đường sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi giá đường trong nước tăng nhờ 1) giá đường thế giới sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022 và 2) thuế chống bán phá giá và điều tra đường nhập lậu sẽ tiếp tục hỗ trợ giá đường nội địa trong năm tới.

:round_pushpin:Rủi ro:

  1. Điều kiện thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến sản lượng và hàm lượng đường mía nguyên liệu.

  2. Đường nhập lậu từ Thái Lan vào Việt Nam qua nước thứ ba có thể gây áp lực cạnh tranh lên giá đường trong nước.

  3. Chi phí nguyên liệu đầu vào cao hơn dự kiến, gây áp lực lên biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất.

=> Xét trên bình diện chung của thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngành thực F&B có mức tăng không cao trong 2021. Tuy nhiên trong năm 2022, với các triển vọng tích cực trên, chúng ta vẫn có thể hy vọng vào các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống với hệ thống phân phối hiện đại, có thể hưởng lợi và tăng trưởng trong dài hạn.

:envelope_with_arrow:Trao đổi thêm về các mã cổ phiếu cụ thể, Quý NĐT có thể liên hệ với Team nhé!. Vẽ Tranh Tím rất vui khi hỗ trợ được phần nào trên con đường đầu tư của Anh/chị.

5 Likes

Topic hay

1 Likes

:blue_car: Báo cáo triển vọng ngành Ô tô 2022:
Bỏ qua những bất ổn trong ngắn hạn
Nhu cầu ô tô có thể tiếp tục xu hướng tăng mạnh

:triangular_flag_on_post:Diễn biến ngành trong năm 2021: KÉM KHẢ QUAN
Cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành ô tô phục hồi Q4.2021, tuy nhiên chỉ tăng trung bình 7,4% trong 2021, thấp hơn 26% so với mức tăng của VNIndex. Có thể kể đến một vài nguyên nhân như: (i) các hãng xe lớn mất thị phần do cạnh tranh khốc liệt từ Vinfast và xe Trung Quốc, (ii) thiếu hụt Chip làm giảm doanh số, (iii)nhu cầu xe máy vẫn bão hòa,(iiii) ảnh hưởng từ làn sóng bùng phát Covid thứ 3 và thứ 4,…

:white_check_mark: Triển vọng ngành:

  • Bỏ qua những bất ổn trong ngắn hạn, triển vọng 2022 có thể tươi sáng hơn với khả năng phục hồi tương đối chắc chắn: triển vọng ngắn hạn của các công ty ô tô vẫn còn chưa ổn định do dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, với 70% dân số Việt Nam đã được tiêm vaccine mũi 2 tính đến cuối năm 2021, và các biến thể Covid mới có khả năng sẽ ít gây rủi ro tới sức khỏe hơn, chúng tôi ước tính tác động từ việc giãn cách xã hội sẽ ít nghiêm trọng hơn năm 2021.

  • Ước tính nhu cầu ô tô sẽ tăng 16% YoY trong 2022: Với tỷ lệ sở hữu ô tô còn rất thấp tại Việt Nam và việc Chính phủ giảm 50% phí trước bạ theo Thông tư 103/2021/ ND-CP có thể là nền tảng vững chắc cho mức tăng trưởng cao trong năm 2022

  • Tình trạng thiếu cung chip tiếp tục làm giảm nguồn cung ô tô, lợi nhuận các công ty ô tô có thể đạt tăng trưởng mạnh: Theo dự báo của IHS Markit và Fitch Ratings, số lượng xe sản xuất trên toàn cầu sẽ ước tính giảm trung bình -4% YoY trong 2022, do tình trạng thiếu cung chip dự kiến tiếp diễn đến cho đến nửa cuối năm 2022. Điều này có thể là động lực chính giúp các liên doanh ô tô đạt lợi nhuận cao hơn trong xu hướng ngắn hạn.

  • Vinfast sẽ dừng sản xuất xe xăng vào cuối năm 2022, tạo cơ hội cho nhiều hãng xe khác: nfast gần đây đã công bố sẽ dừng dần hoạt động sản xuất xe xăng đến cuối năm nay để tập trung vào xe điện, với gần 11% thị phần ô tô trong nước, điều này tạo nhiều cơ hội cho các hãng xe khác phát triển và giành vị thế dẫn đầu. , Việc thương hiệu này rời thị trường có thể giúp giảm bớt đáng kể áp lực cạnh tranh giảm giá đối với các hãng xe khác.

  • Thời điểm ghi nhận tăng trưởng cao có thể đến từ nửa cuối năm 2022: Tăng trưởng sẽ đột biến khi tình hình trở lại bình thường, hiện những biến chủng mới vẫn là điều đáng lo ngại. Kèm theo mức nền so sánh thấp trong Q3/2021 sẽ là động lực ghi nhận KQKD đột biến vào nửa sau 2022.
  • Định giá hấp dẫn với tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao: Với câu chuyện tăng trưởng trong 2022, ngành có tiềm năng tăng trưởng mạnh. Đặc biệt, lợi nhuận ngành hồi phục sau 2 năm ảm đạm có thể hỗ trợ tâm lý thị trường mạnh mẽ.

:exclamation:Rủi ro:

  • Hoạt động kinh doanh chính kém hiệu quả do cạnh tranh gay gắt và chi phí sản xuất cao.
  • Tình trạng khan hiếm chip có thể làm giảm doanh thu và lợi nhuận nếu diễn ra nghiêm trọng hơn, mặc dù khan hiếm chip sẽ có lợi cho các đại lý trong ngắn hạn. Tuy nhiên, có thể trở thành rủi ro nếu tình hình thiếu chip trở nên nghiêm trọng hơn và mức giảm doanh thu có thể lớn hơn mức tăng lợi nhuận do thiếu cung ô tô.

:point_right:Các CP đáng chú ý theo SSI: HAX, VEA, SVC

=> Với khá nhiều triển vọng tích cực cho ngành Ô tô trong 2022, kèm theo tầng lớp trung lưu VN đang tăng trưởng mạnh mẽ, tiềm năng lợi nhuận đột biến, đây sẽ là một điểm sáng mà NĐT cần chú ý.

:white_check_mark: Hỗ trợ hết mình, đồng hành với NĐT trên mọi hành trình, để lại bình luận, Team ib ngay.

*Theo SSI Research

4 Likes

:necktie:Báo cáo triển vọng ngành Dệt May 2022: Hồi phục và chuyển hướng chuỗi cung ứng

:chart_with_upwards_trend:Diễn biến ngành:

  • KQKD ngành sợi – dệt – may suy giảm trong 9T2021, mặc dù biên lợi nhuận cải thiện, do đợt bùng phát COVID khiến tình hình sản xuất bị đình trệ, doanh thu giảm và các chi phí phòng dịch tăng.
  • KQKD Q4/2021 dự báo phục hồi tuy nhiên tính chung cả năm sẽ chưa tăng trưởng trở lại.
  • Các DN ngành sợi cho thấy KQKD tích cực trong 2021, cả trong tâm điểm dịch Q3/2021, do đặc thù ít dùng nhân công hơn và giá bán xuất khẩu sợi tăng nhanh hơn giá nhập khẩu bông.
  • Cổ phiếu dệt may đang tăng tốt hơn VNINDEX từ đầu 2021, định giá hiện tại ở mức trung bình 1 năm.

  • Xuất khẩu các mặt hàng dệt may tăng trưởng tích cực trong 2021 nhờ nhu cầu hồi phục tại các nước phát triển. Trong đó XK tăng trưởng tốt tại EU nhờ EVFTA và Trung Quốc nhờ câu chuyện Tân Cương.

:pushpin:Triển vọng ngành: Chuỗi cung ứng sợi – dệt – may 2022 Hồi phục và chuyển hướng

  • Nội địa, kỳ vọng tiêu dùng hàng dệt may hồi phục. Riêng mặt hàng sợi sẽ tăng tính cạnh tranh so với sợi nhập khẩu. Bộ Công Thương vừa ban hành về việc chống bán phá giá sợi từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia trong thời hạn 5 năm.

  • Sự kiện Tân Cương chuyển hướng chuỗi cung ứng:Tân Cương chiếm 85% tổng nguồn cung bông của Trung Quốc - quốc gia xuất khẩu bông lớn nhất. Vào 24/12 vừa qua, Tổng thống Mỹ Biden đã chính thức ký ban hành luật cấm hầu như tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Tân Cương vì cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức tại khu vực này, bao gồm mặt hàng bông.

  • Xu hướng doanh nghiệp thời trang Mỹ, EU, Hàn Quốc,… chuyển hướng nhập/gia công hàng Việt Nam thay hàng TQ. ➢ Xu hướng các nước khác chuyển hướng nhập khẩu sợi, bông từ các nước khác Trung Quốc để sản xuất xuất khẩu hàng may mặc sang EU, Mỹ

  • RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực)- Quy tắc xuất xứ dễ dàng hơn:1) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại 1 nước thành viên; 2) hàng hóa được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên; 3) hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ nhưng đáp ứng quy định tại Quy tắc cụ thể mặt hàng. Thuận lợi hơn vì có các đối tác XK dệt may lớn là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc

  • EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam): XK dệt may sang EU tăng trưởng tốt và dư địa còn nhiều: EU là thị trường có quy mô lớn nhất, hơn 250 tỷ USD/năm trong khi NK dệt may từ VN 2021 là 3.7 tỷ USD (1.5%). Hiện nay, DN sử dụng nguyên liệu nhập khẩu không mất thuế. DN sử dụng sợi trong nước khi xuất khẩu phải nộp 10% thuế VAT và được hoàn lại 10% VAT trong khoảng 6-9 tháng.

:white_check_mark:Cách lựa chọn CP ngành dệt may 2022 :
Ngành sợi: Doanh nghiệp có nguồn gốc nguyên liệu khác Trung Quốc. Dài hạn: Ưu tiên doanh nghiệp sợi nhân tạo.
Ngành may: Doanh nghiệp có chuỗi sản xuất khép kín, có năng lực R&D cải thiện chất lượng sản phẩm đáp ứng các FTA

CP nổi bật: STK, TNG, VGT, TCM

:triangular_flag_on_post:Rủi ro :

  • NK vải từ Trung Quốc chiếm khoảng 70% tổng nhập khẩu vải của Việt Nam => phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.
  • Rủi ro cho các DN nhập khẩu bông sợi từ Tân Cương.
  • Cái khó của ngành dệt may là nhiều địa phương không mặn mà với các dự án dệt, nhuộm bởi lo ngại ô nhiễm môi trường.

Nguồn : Yuanta

4 Likes

Giá dầu đạt đỉnh 7 năm, cổ phiếu dầu khí nào sẽ “dẫn sóng” trong thời gian tới?

Giá dầu Brent đã vượt 90 USD/thùng vào ngày 3/2/2021, đánh dấu mức cao nhất kể từ cuối tháng 10 năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do
(1) nhu cầu đang phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid-19
(2) nguồn cung đang được kiểm soát một cách thận trọng
(3) căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine cũng như tình hình nóng lên ở Trung Đông cũng thúc đẩy giá dầu lên cao.

Triển vọng đến từ việc nhu cầu tăng, đặc biệt từ ngành hàng không (từ việc các quốc gia khác phục hồi/ mở cửa trở lại).

Nếu dầu duy trì xu hướng tăng, doanh nghiệp dầu khí Việt Nam nào sẽ được hưởng lợi?

Biến động giá dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp:
(1) GAS (tăng/giảm doanh thu & biên lợi nhuận, và nhu cầu khí khô từ nhà máy điện do giá điện khí ở mức cao)
(2) PLX & OIL (tăng/giảm doanh thu & lãi/lỗ hàng tồn kho)
(3) BSR (tăng/giảm biên lợi nhuận lọc hóa dầu, lãi/lỗ hàng tồn kho).
(4) Và những cổ phiếu khác, mỗi doanh nghiệp lại có một câu chuyện riêng.

Nhìn chung thì cổ phiếu dầu khí có sự tương quan với giá dầu: Khi dầu tăng thì cơ hội đầu tư cả ngắn và dài hạn cho những cổ này. “Cổ chạy theo ngành”, khi dòng tiền đổ mạnh vào một nhóm ngành, tìm ra được thủ lĩnh là một nghệ thuật.

Nếu anh chị cần biết chi tiết hơn về câu chuyện cơ bản hay bức tranh TA của từng cổ phiếu thuộc nhóm ngành Dầu Khí thì để lại bình luận, Team Vẽ Tranh Tím sẽ luôn đồng hành cùng quý nhà đầu tư trong từng bước đặt lệnh.

Nguồn: Tổng hợp.
Team Vẽ Tranh Tím

4 Likes

team này update nhanh quá. +1 respect

1 Likes

PLX thoái vốn PGB kỳ vọng thu về khoản kha khá

1 Likes

KHI NÀO HÀNG KHÔNG “CẤT CÁNH”?

#Nhìn vào quá khứ để nghĩ chuyện tương lai, triển vọng gì cho ngành HÀNG KHÔNG trong thời gian tới? Đầu tư thì đầu tư cổ nào thuộc cùng nhóm ngành nào?

Gần đây không ít NĐT xôn xao về sự tăng giá và dòng tiền đổ mạnh vào nhóm ngành HÀNG KHÔNG. Sau Tết vài ngày, theo câu chuyện du xuân ngày Tết, “tháng một là tháng ăn chơi” thì hàng loạt cổ phiếu nhóm ngành này tăng ấn tượng, thậm chí có vài bông hóa Tím trên nền cỏ Xanh.

HÀNG KHÔNG - GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN NHẤT ĐÃ QUA CHƯA?

2020 - 2021 có lẽ là giai đoạn chạm đáy đến tận cùng, đau đến xót xa của nhóm ngành Hàng Không. Không Covid ập tới, bệnh tật diễn ra, giãn cách xã hội, kinh doanh trì trệ, chẳng được đi đây đi đó thì chắc chắn là nhóm ngày này bị ảnh hưởng trầm trọng thậm chí nặng nề. Hàng vạn giọt lệ đã rơi, hàng ngàn người thất nghiệp, và tất nhiên là câu chuyện kinh doanh không vì khới sắc thậm chí là lỗ đậm sâu.

Thôi thì chuyện cũ tạm gác lại. Vết thương là có giờ mình tìm cách chữa lành. Triển vọng gì cho Hàng Không trong thời gian tới?

(1) Khi không có gì xấu hơn có thể xảy ra.

Xấu vậy chứ tin ra xấu nữa thì cổ phiếu cũng chẳng giảm thêm được nữa. Người cần hàng bán thì cũng đã bán, thậm chí còn hàng cũng chán việc bán thêm nữa. Thì chỉ cần một chút chất xúc tác tích cực cũng đủ để cổ phiếu sẽ tăng giá.

(2) Nhu cầu đi lại du lịch được tháo gỡ, kỳ vọng phục hồi từ những chuyến bay nội địa.

Nói đâu xa, đợt Tết vừa rồi mới vài ngày qua, đi đâu ở vài tụ điểm du lịch nổi tiếng cũng kẹt cứ ùn tắc không có lối mà ra, không có chỗ mà đi.

Cụ thể thì đầu năm 2022, sản lượng hành khách nội địa của Việt Nam ước đạt 70% mức trước dịch Covid (từ 40% trong năm 2021), trong khi sản lượng hành khách quốc tế ước đạt 20% mức trước Covid (từ 0% trong năm 2021, theo SSI.

Cho nên là hợp lý khi kỳ vọng sự phục hồi hoàn toàn về mức trước Covid đối với lượng hành khách nội địa trong năm 2023 và đối với hành khách quốc tế trong năm 2024

(3) Chính phủ mở lại đường bay quốc tế: thị trường quốc tế hồi phục

Cụ thể hôm nay, Đại diện Vietnam Airlines cho hay, giai đoạn từ 1/1 đến trước ngày 15/2, trên cơ sở đồng ý của các nhà chức trách, hãng đã triển khai nối lại các đường bay quốc tế thường lệ đến và đi từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm Mỹ, Australia, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, Malaysia, Lào và Campuchia.

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã giao Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) phát thông báo tin tức hàng không (NOTAM) về việc Việt Nam dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế, trở lại bình thường như trước khi xảy ra đại dịch COVID-19 từ ngày 15/2.

Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, đến thời điểm này, ngoại trừ Trung Quốc, tất cả các quốc gia mà Việt Nam đề nghị khôi phục đường hàng không đều đã đồng ý. Hiện các đường bay tới châu Âu, Australia, Mỹ… Việt Nam đều đã có hoạt động khai thác. Tuy nhiên, các nước Nhật Bản, Hàn Quốc hiện vẫn hạn chế đối tượng nhập cảnh trên các chuyến bay từ Việt Nam đến để phòng chống dịch.

Dự kiến từ 31/3, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn để đón khách du lịch quốc tế và đưa khách trong nước đi du lịch nước ngoài qua tất cả các cửa khẩu quốc tế.

Link: Các hãng hàng không rục rịch nâng tần suất các đường bay quốc tế | Giao thông | Vietnam+ (VietnamPlus)

3 Likes

(4) Hưởng lợi từ câu chuyện Vận tải bằng đường Hàng Không

Khi giá cước cảng biển neo ở mốc cao mà nhu cầu vận chuyển hàng hóa là bức thiết, chuỗi logistic container vẫn bị gián đoạn và nguồn cung không đáp ứng đủ, nhu cầu được làm đầy hàng tồn kho của các nhà bán lẻ trên thế giới là mạnh mẽ hơn bao giờ hết thì vận chuyển bằng đường hàng không lại được hưởng lợi lớn.

Cụ thể thì tổng lượng hàng hóa qua đường hàng không tăng khoảng 15% so với cùng kỳ trong năm, nhanh hơn mức 10% của năm trước.

Vận tải hàng không đang chiếm lợi thế cạnh tranh hơn về chi phí so với vận chuyển container hàng hải nhờ:
(a) Lợi thế về thời gian của vận tải hàng không
(b) Tỷ lệ trọng lượng tính phí trên kg đối với vận tải hàng hóa hàng không thấp hơn so với vận chuyển container hàng hải

(5) Lợi nhuận năm 2021 không cải thiện đáng kể nhưng dường như đã chạm đáy.

Sẽ cần thời gian để các doanh nghiệp nhóm ngành Hàng Không hồi phục và sau đó là câu chuyện lợi nhuận tăng trưởng. Kỳ vọng 2 quý đầu năm là phục hồi và 2 quý cuối năm là tăng trưởng trở lại.

Lỗ thì cũng lỗ nhiều rồi. Câu chuyện bớt lỗ hơn thôi là bài toán sắp tới mà các doanh nghiệp này cần giải trong thời gian tới, và chắc chắn sẽ giải ra được để sinh tồn. Khi BCTC với đủ các thể loại chi phí cho lỗ nặng quá đáng với nhiều động cơ, xin cơ chế, thay lãnh đạo mới… việc hồi tố lại là chuyện tất yếu phải xảy ra thôi bạn ơi!!!

(6) Một vài yếu tố khác:

(a) Hoàn tất mũi tiêm tăng cường đầu tiên

Theo VCSC thì đối tượng khách quốc tế chính của Việt Nam là Trung Quốc (chiếm 32%), tiếp theo là Hàn Quốc (23.8%) thì cả hai quốc gia này đều có tỷ lệ tiêm chủng cao. Theo đó, Trung Quốc full 2 mũi là 96.4% còn Hàn Quốc là 56.2%.

Đối tượng khách nội địa là người Việt Nam thì hầu hết chúng ta cũng đều được tiên 2-3 mũi vaccine tính đến hiện tại. Và tỷ lệ ngày một tăng cao. Sống chung vỡi lũ, Covid không còn quá đáng sợ như trước nữa.

(b) Biên giới mở lại rộng hơn ở cả Việt Nam và các nước khác

(c) Hiệu suất/hệ số tải tốt hơn trong mùa lễ

(d) Dài hạn hơn một chút là câu chuyện về việc khách du lịch nội địa sẽ hồi phục và tiếp tục tăng trưởng trong theo năm nhờ tăng trưởng của dân số, thu nhập bình quân và cơ cấu dân số trẻ.

5 Likes