TOS là đơn vị dẫn đầu trong nhóm các thành viên Tân Cảng đang niêm yết hiện nay với quy mô lợi nhuận lớn, ngành nghề rất đặc thù, và giàu tính cạnh tranh và sở hữu rất nhiều tài sản có giá trị.
BCTC Quý 1/2024 nhiều điểm sáng tích cực với quy mô doanh thu đã tăng rất đáng kể, đặc biệt là doanh thu dịch vụ ngoài khơi trọng yếu đã tăng gần gấp đôi, mặc dù biên gộp giảm do doanh nghiệp phải đi thuê thêm nhiều nguồn lực phía ngoài, song biên lợi nhuận gộp ở mức 21% vẫn là hết sức ấn tượng. Dự kiến, mùa biển lặng từ tháng 4 đến tháng 9 thì TOS sẽ làm không hết việc và doanh thu sẽ bứt tốc hơn nữa trong mùa cao điểm. Tất nhiên sẽ đi kèm với Lợi nhuận, chúng tôi dự phóng sẽ +50% so với thực hiện Quý 2/2023, đánh dấu 3 Quý tăng trưởng liên tiếp
Đây là một doanh nghiệp thiên thời với các dự án điện gió trọng điểm và dự án Lô-B Ô Môn chắc chắn TOS sẽ có mặt để tham gia các cấu phần vận chuyển, tiếp vận và lắp đặt.
Về cổ tức
15% tiền mặt 2023 ( đã nhận )
18% tiền mặt 2024 ( chưa nhận )
45% cổ phiếu 2024 ( chưa nhận )
LNST Q1 +30% YOY.
Mùa biển động và nghỉ tết nên lợi nhuận chưa tất tay, Q2-Q3 sẽ còn tích cực hơn nữa.
Đảm nhận trọng trách cung cấp toàn bộ phương tiện hàng hải bao gồm tàu kéo chính và các tàu hỗ trợ cho dự án vận chuyển và lắp đặt chân đế (Jacket) và khối thượng tầng (Topside) giàn đầu giếng DH-01 thuộc kế hoạch phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3, TCO đã nhanh chóng thành lập tổ quản lý dự án chuyên trách, họp bàn và rà soát nguồn lực, năng lực hiện có để có các phương án triển khai dịch vụ cụ thể cho từng giai đoạn huy động phương tiện của Khách hàng Vietsovpetro. Sau khi hoàn thiện kế hoạch, TCO tiến hành huy động 3 tàu AHTS Evay, Komulan và TC Jupiter phối hợp cùng triển khai dự án.
Vào thời điểm viết bài, tàu Evay đã tham gia hỗ trợ thành công công tác hạ thủy (load out) chân đế giàn WHP DH-01 và sẵn sàng bắt đầu triển khai công tác lai kéo sà lan Holmen Atlantic cùng chân đế từ cảng Vietsovpetro đến vị trí lắp đặp tại khu vực mỏ Đại Hùng dự kiến từ ngày 24/04/2024 đáp ứng tiến độ thi công của Khách hàng.
Với việc tham gia dự án trên, TCO cho thấy bước phát triển năng lực vững chắc, có đủ năng lực sẵn sàng tham gia các hoạt động hàng hải ngoài khơi phức tạp có nhiều giao diện và hình thức hợp tác với các Bên liên quan. Dự án Đại Hùng giai đoạn 03 được xem là bước chạy đà hoàn hảo cho các dự án vận chuyển và lắp đặt công trình tiếp theo.
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng điện gió và điện mặt trời rất lớn. Số liệu từ tổng sơ đồ điện trong Quy hoạch điện VIII cho thấy, điện gió của Việt Nam có tổng tiềm năng kỹ thuật hơn 820.000 MW; điện mặt trời, tiềm năng của Việt Nam khoảng 963.000 MW. Trong khi đó, số liệu của Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC), Việt Nam có khoảng 600 GWh điện gió chưa khai thác. Đây là tiềm năng hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Quy hoạch điện VIII, từ nay đến năm 2030, tổng công suất đặt các nguồn điện đến năm 2030 là 150.489MW (gần gấp đôi tổng công suất đặt hiện nay, khoảng 80.000MW). Trong đó, tổng công suất nguồn điện bổ sung từ các dự án điện khí (30.424MW) và điện gió ngoài khơi (6.000MW) chiếm khoảng 50% tổng công suất điện cần bổ sung.
Đối với các dự án điện gió ngoài khơi, theo các chuyên gia, do tính chất đặc thù về kỹ thuật và công nghệ, quy mô đầu tư lớn (khoảng 2-3 triệu USD/MW), quy trình và thủ tục đầu tư phức tạp, việc hiện thực hóa mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch điện VIII đối với điện gió ngoài khơi cũng là thách thức rất lớn. Thêm vào đó, đến nay, Quy hoạch không gian biển quốc gia chưa được phê duyệt nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện Quy hoạch điện lực; thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư; điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi.
Các báo cáo từ những tổ chức năng lượng tái tạo quốc tế trong khoảng vài năm gần đây cũng đề cập tới Việt Nam như một “ngôi sao tương lai” trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Với hơn 3.000 km đường bờ biển, tiềm năng gió ngoài khơi của Việt Nam có thể dao động từ 160GW kỹ thuật theo tính toán của cơ quan Năng lượng Đan Mạch, cho tới gần 500GW theo nhóm nghiên cứu từ ngân hàng Thế giới (World Bank).
TOS sau khi chốt 1.500 tiền mặt sẽ sớm trình phương án tăng vốn từ nguồn VCSH nửa cuối năm. Theo phương án tăng vốn 45% cổ phiếu trước có rất nhiều điểm lợi, giá chia sẽ “rẻ hơn” về mặt số học, đồng thời, nếu giữ nguyên cổ tức 1.800 đồng/cp theo phương án cổ tức tiền mặt 2024 thì Dividend Yeild sẽ ở mức hấp dẫn hơn hẳn, tương đương 5%.
Chưa kể KQKD sáng nước trong 2024 có thể BLĐ sẽ hào phóng cổ tức tiền mặt hơn nữa.
TOS đang bước vào giai đoạn tăng trưởng tăng tốc. Quý 2 dự báo sẽ là một quý tăng trưởng mạnh, Lợi nhuận dự phóng có thể đạt trên 50 tỷ, +50% yoy. Đánh dấu quý thứ 2 tăng trưởng liên tiếp.
Hiện TOS nắm giữ 51% VĐL của Công ty này với dịch vụ BAY rất đặc biệt, và du lịch nghỉ dưỡng, sở hữu hàng loạt khách hạng tuyệt đẹp với thương hiệu NAVY.