Trường Phái Nguyên Lý Chu Kì Thiên Kiến: Công Cụ Nhập Môn "N6"

Lời Mở Đầu: Chào các bạn, tôi là một nhà quản lý danh mục đầu tư. Ai ở đây tham gia thị trường tài chính dù dở hay giỏi có lẽ cũng đều học các phương cách giao dịch nguồn gốc ngoại quốc, lý do là vì hiện không có một phương pháp hay công cụ nào của người Việt phát minh mà đủ uy tín để ứng dụng lâu dài và rộng rãi. Nhưng nếu bạn đang đọc những dòng này có lẽ bạn sẽ là một trong những người Việt đầu tiên học một phương pháp hoàn toàn có nguồn gốc nội địa, từ một người nội địa sống ở một địa danh nội địa.
Giới thiệu với các bạn Trường Phái Nghiên Cứu Hành Vi Tài Chính: Nguyên Lý Chu Kì Thiên Kiến do tôi độc lập nghiên cứu và phát triển, độc lập ở đây là chỉ việc không dựa trên nền tảng của các trường phái đã có mà tự phát minh hoàn toàn. Hiện những tri thức mới nhất của Trường Phái này được xem là bí quyết đầu tư không thể chia sẻ, chỉ có thể chia sẻ một phần của đoạn Công Cụ trong bộ phận kiến thức nền tảng cơ bản, topic này sẽ chia sẻ một trong các công cụ đó.

Nhập môn:

Trường Phái Nguyên Lý Chu Kì Thiên Kiến là một trường phái nghiên cứu nguyên lý vận động thị trường tài chính, tính toán xác suất của các diễn biến trên thị trường về ngắn lẫn dài hạn. Điểm khác biệt cơ bản của trường phái này so với các trường phái phân tích hành vi tài chính trước đây ví dụ như Trường Phái Rà Soát Kế Toán của giáo sư Messod Beneish hay trường phái Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng của giáo sư Edward Altman là ở chổ ngoài lấy dữ liệu từ các thông tin về vi mô và vĩ mô kinh tế còn có thêm mạng lưới hệ số Quy luật chu kì vận động do tôi phát minh. Đây là bước mở rộng tiên phong so với tất cả các Trường Phái trước đây và cũng là điều cốt lõi thứ 3 của trường phái này, nhờ đó mà các Mô Hình của Trường Phái Nguyên Lý Chu Kì Thiên Kiến ngoài biểu diễn được dạng đẳng thức toán còn có thể biểu diễn dạng đường kẻ nối tọa độ trên biểu đồ giá cả. Các mô hình toán này được đặt sẵn các hệ số mô phỏng xu hướng thiên kiến hành vi theo chu kì bên trong nó nên gọi là Nguyên Lý Chu Kì Thiên Kiến. Và một trong các công cụ sơ khai nhập môn của trường phái này là một phương pháp đo lường số bar để tính đỉnh đáy được tôi đặt tên “N6”.

Để đảm bảo yếu tố tối ưu thời gian thì tôi xin phép không nêu ra quá trình nghiên cứu dẫn đến kết luận các bộ phận cấu thành N6 mà chỉ đưa ra kết luận sau khi đã nghiên cứu tỉ mỉ, nên tôi sẽ vào thẳng phần mô tả cấu trúc phương pháp và sau đó là phần ứng dụng trong thực tế, dưới đây tôi sẽ dẫn chứng hơn 10 trường hợp trên nhiều mã khác nhau để chứng minh độ hiệu quả của phương pháp, ngoài ra bên dưới bình luận các bạn cũng hãy thực hành thêm và chụp hình lại gửi lên để xác thực nhé.

-Mô tả Công Cụ N6: Khi có bar N xuất hiện - là bar có thân dài đột biến(thân dài gấp 2.3 thân của một bar tiêu chuẩn trở lên thì tính là đột biến, giống khái niệm Marubozu của người Nhật nhưng N có cách tính râu thoáng hơn) thì tính bar đó là bar số 1 rồi từ đó đếm các bar xuất hiện liền sau đến bar thứ 6 thì đánh dấu lại, vị trí đó xác suất cao chính là vùng tạo điểm xoay: đỉnh nếu đang trong sóng tăng hoặc đáy nếu đang trong sóng giảm, trường hợp là ở sóng tăng tạo đỉnh thì ta tính giá biên trên(Khái niệm Giá Biên Trên là giá cao nhất đã tạo); trường hợp là ở sóng giảm tạo đáy thì tính giá biên dưới(Khái niệm Giá Biên Dưới là giá thấp nhất đã tạo).

-Ứng dụng thực tế:

  1. Mã TCH: 2 trường hợp đáy.
    Chổ đánh dấu x là bar N tính số 1, đếm từ đó đến bar số 6 là chổ đánh dấu khoanh tròn, ngay vị trí tạo đỉnh.

  2. Mã L14: 3 trường hợp
    Mã L14 trong thời điểm tháng 4 đến nay có 2 đỉnh và 1 đáy đều có thể dự tính được bằng phương pháp N6. Khoanh tròn là bar số 6.

  3. Mã TCB: 1 trường hợp
    Tính được vị trí chính xác của Đáy cuối tháng 4 nhờ N6(vị trí khoanh tròn)

  4. Mã ELC: hai trường hợp
    Tính được chính xác hai đỉnh của ELC từ tháng 4 đến nay(đỉnh tạo ngay bar thứ 6).

  5. Mã NVL: Hai trường hợp
    Tính được chính xác hai điểm xoay tạo đỉnh ngay bar thứ 6.

  6. Mã VND: 2 đáy ngay bar số 6
    Các bạn lưu ý nếu đang đếm từ 1 bar N nhưng chưa đủ 6 thì xuất hiện một bar N mới như trường hợp sóng trước đáy đầu tiên này thì ta sẽ tính lại bar N mới là số 1 rồi đếm lại.

Tổng cộng 11 trường hợp.
Lưu ý:
Như đã nói phương pháp này tôi đã tính độ chính xác hơn 87%(cao nhất đạt 95%). Do đó cứ 1 ngàn trường hợp trên toàn thị trường sẽ có trung bình 110 trường hợp bị lỗi có mức đỉnh đáy bị kéo ra xa bar số 6 hơn thông thường một chút, các bạn lưu ý. Đây là một công cụ nhập môn nên khi áp dụng cần dùng thêm cùng với các công cụ khác ví dụ như Đường Hành Vi Đôi của trường phái Nguyên Lý Chu Kì Thiên Kiến(tích hợp trọng số các thông tin vĩ mô). Trường hợp nếu xác định N6 đúng nhưng trên nền vĩ mô sai(ví dụ tìm đáy trong một Thiên Kiến Bán dài khiến giá giảm) thì từ điểm xoay giá chỉ dịch chuyển tạo đoạn sóng ngắn không đáng kể lại đảo chiều theo hướng ngược N6.
Ngoài ra nó có một vài điểm yếu như phải chờ có bar N, các trường hợp không có thì không tính được và điểm yếu không biết sóng sẽ dài đến đâu. Nếu áp dụng với Đường Hành Vi Đôi thì sẽ có thể dùng mà không cần chờ có bar N đồng thời giảm thiểu số lượng trường hợp lỗi và xác định được chân sóng nào ngắn sóng nào dài và dài tới đâu, đó là các câu hỏi sẽ giải quyết được khi áp dụng kèm với Đường Hành Vi Đôi, trường hợp bạn đã tự tin về hướng chỉ muốn xác định điểm xoay để vào lệnh thì có thể dùng riêng N6 mà không cần thêm công cụ khác.

Bên dưới phần bình luận mời các bạn đặt câu hỏi nếu có.
Những gì tôi chia sẻ đây chắc chắn các bạn không thể tìm thấy ở bất kì tài liệu nào khác thời điểm này. Bạn nào không có câu hỏi hãy thử mở biểu đồ lên khung thời gian bất kì (nên từ 4 giờ trở lên để có độ nhiễu thấp nhất) và thử tính theo công thức trên rồi gửi kết quả lên đây.

n971a.68@gmail.com
-NguyenDucNghia-

15 Likes

Trước tiên cảm ơn bác đã chia sẻ công thức tính rất độc đáo, thú vị, khá dễ hiểu, dễ áp dụng. Tôi muốn hỏi rõ thêm một số ý

  1. “cách tính cây nến marubozu đầu tiên”, vậy nến “đầu tiên” đc xác định từ “mốc” nào trong một đoạn chart? tính từ ngày hiện tại ngược về trước hay ntn?
    Theo tôi hiểu nếu lấy dữ liệu thời gian 1 tuần với khung thời gian 1 ngày thì cây nến marubozu “đầu tiên” đc tính là cây nến xuất hiện “lần đầu” trong tuần (thời gian tính tuần lấy mốc từ ngày hiện tại ngược về trước), tương tự thời gian 1 tháng, 3 tháng… đc tính là cây nến xuất hiện “lần đầu” của khoảng thời gian 1 tháng, 3 tháng đó đúng ko ạ?

  2. Dữ liệu càng gần thì càng chính xác vậy nếu trong vòng 1 tuần ko xuất hiện cây nến marubozu nào thì mình phải tính mốc 1 tháng, 3 tháng hay như nào ạ?

  3. Nếu khung thời gian 4 giờ trở lên theo bác là chuẩn xác nhất thì phải tính khung 4 giờ của bao nhiêu ngày? Vd: 10 ngày, 15 ngày…? Hoặc nếu khung 1 ngày thì khoảng thời gian tính để đếm nến marubozu là tối thiểu bao nhiêu ngày?

  4. Nếu trên cùng một cổ phiếu tính xác suất theo ngày, tuần, tháng thì các mốc tạo đáy/đỉnh có bị lệch pha nhau ko?

  5. Ví dụ trong thời gian 1 tháng (30 ngày) khung 1 ngày, một cp đang trong xu hướng tăng tôi đếm đc 5 nến marubozu thì nến maru thứ 6 sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian bao lâu? Có khi một vài ngày sau có khi tận cả tháng sau? Vậy làm thế nào để áng chừng được vì nó nằm ở tương lai?

Cảm ơn bác ạ!

4 Likes

Truy cập link nếu bài viết bị lỗi không xem được hình ảnh, cảm ơn bạn và rất tiếc về sự cố. Trường Phái Định Lượng Nguyên Lý Chu Kì Thiên Kiến: Công Cụ Nhập Môn ZiD6

6 Likes

@Minhcua, @Chimsedinang, @Linhht cái này hay nè mấy đứa. @Nguoituyetquoc thầy xem có gì mới mẻ với thầy ko?

6 Likes

Chào bạn, các câu hỏi rất hay

  1. Khi có 1 bar Marubozu xuất hiện ở vị trí bất kì thì đều tính đó là bar đầu tiên. Ví dụ bạn xem khung 1giờ mà lúc 10giờ sáng xuất hiện 1 cây marubozu thì xem đó là bar đầu tiên rồi đếm tiếp, 11h là bar thứ 2,… mỗi giờ giao dịch là 1 thứ tự đến bar thứ 6. Nếu bạn xem khung 1D mà marubozu xuất hiện ngày thứ 2 thì hôm đó là bar đầu tiên rồi đếm tiếp ở ngày thứ 3 là bar thứ 2 đến khi đủ 6 ngày giao dịch thì đánh dấu lại. Chứ không phải bar đầu là phải tìm ra cây marubozu xuất hiện lần đầu trong tuần hoặc tháng.

  2. Dữ liệu càng gần không phải càng chính xác mà độ chính xác tùy vào độ nhiễu của thông tin, các khung thời gian nhỏ như H4, H1 thì có độ nhiễu rất cao, thường thì nhóm chơi coin mới dùng các khung này. Nhóm khung D1 trở lên thì có độ nhiễu ít hơn nhưng quy luật đều là như vậy, dù nhiễu ít hay nhiều thì ở tất cả các khung đều có thể đếm bar theo quy tác ZiD6 được, có điều càng nhiễu thì sáng sẽ càng ngắn và đảo chiều càng vội nên rủi ro cao hơn.

  3. Khung 4 giờ ở đây là biểu đồ khung 4giờ và không giới hạn về số ngày của khung thời gian.

  4. Có bạn ơi và điều này là hợp lý, ví dụ mã A sẽ tăng lên 10% nữa trong một tuần sau đó rớt xuống 2 tháng mới tạo đáy, thì bạn quan sát khung 4 giờ sẽ thấy dấu hiện sắp tạo đáy và sắp tăng nhưng quan sát khung 1 ngày sẽ thấy dấu hiệu sắp tạo đỉnh và rớt là bình thường. Thông thường khi thuần thục thì khung giờ sẽ xác định được đỉnh đáy trong khung ngày và tuần, xem khung ngày có thể xác định đỉnh đáy của tháng và năm.

  5. Không phải đếm 6 cây marubozu mà là cứ có 1 cây marubozu xuất hiện thì đếm nó là 1, cây tiếp theo nó dù là không phải marubozu ví dụ nến doji cũng vẫn đếm là 2, như vậy tới 6 bar.

13 Likes

Cảm ơn bác nhiều nhiều. Ngồi chờ bác typing xong mới yên tâm đi ăn sáng. Chúc bác một ngày tốt lành!

4 Likes

Ôi! Anh định đi làm mà đọc xong anh xoắn não quá đang đi lòng vòng cho nó nhả ra rồi mới đi làm được đây. Anh :pray:

4 Likes

Haha, dễ hiểu mà, chắc ngồi mò một vài mã là thông ngay anh ạ, nhưng phải công nhận em thấy độ chính xác khá cao, em đã hỏi bác chủ vài mã và theo dõi các mã ae hỏi.

4 Likes

Em nghiên cứu rồi có gì em chỉ lại anh nha.
Dạo này anh khá bận rộn với mấy chỉ số của hệ thống anh xây dựng nên thật lòng không dám nghĩ xa xôi gì nữa.

4 Likes

Bác cho em hỏi ngu tí, như chart con st8 này, trong khoảng thời gian 1 tuần, liên tục xuất hiện các cây nến marubozu, thì cây nến “đầu tiên” có thể chọn bất kỳ cây nào trong tuần và tính phải ko bác? Tks bác

2 Likes

bạn ơi, trong đây chỉ có 1 bar duy nhất là Marubozu thôi đâu có nhiều đâu, các bar còn lại k có bar nào kích cỡ lớn đáng kể cả

8 Likes

Ok tks bác

2 Likes

bạn xem lại bằng tradingview sẽ thấy rõ hơn đó

5 Likes

Vậy nếu như thế này st8 vẫn chưa xuất hiện cây nến tạo đỉnh hả bác? St8 tôi hỏi bác lúc giá 18.8 bác nói nó còn tăng trên 20 giờ nó lên gần 25 rồi. Tiếc là tôi bán hơi sớm.

1 Likes

Rồi chứ bạn ơi, từ bar marubozu bạn đếm thứ tự lên bar thứ 6 là ngay đỉnh đó

8 Likes

vậy từ sau cây đó cả một quãng dài và hiện nay giá cao hơn đỉnh cũ thì tính sao bác? Em hơi rối

Ở trường hợp này bar marubozu đã tính được đỉnh chổ mũi tên để có thể thoát ra và giữ lợi nhuận, kết hợp thêm các phương pháp khác để mua lại khi đã giảm hết lực và đi ngang thì vào lại vòng nữa sẽ có thể thu lợi nhuận cao hơn là chỉ vào 1 lần
đường xanh lá biểu thị cho chỉ vào 1 lần, tổng của hai đường xanh dương biểu thị cho cách bán ra giữ lợi nhuận rồi vào lại sau khi biết trước vị trí tạo đỉnh tạo bar thứ 6 từ bar marubozu(bar tăng mạnh đột biến và râu ít).


7 Likes

Tks bác, nghe game là dễ mà ko dễ, để em ngâm cứu dần dần. Kkk

1 Likes

Các bác viết chi tiết và cụ thể thật

2 Likes

Chào bạn, trong bài bạn có nhắc đến “đường hành vi đôi” mà mình hỏi bác google không tìm ra, rất mong bạn chia sẻ rõ hơn, cảm ơn bạn nhiều!

2 Likes