VCI – Ông Vua trong làng chứng khoán vốn hóa 2 tỷ USD năm 2022 .
VCI với vốn hóa hiện tại là 16 tỷ , cổ phiếu lưu hành là 435.5 triệu cổ với ban lãnh đạo và cổ đông lớn chiếm tới 209 triệu cổ, ngoài ra chưa kể các quỹ và tự doanh,… thì lượng cổ phiếu trôi nổi là rất ít. -->là 1 công ty chứng khoán lớn có số cổ phiếu rất khiêm tốn.
VCI ai cũng biết vốn dĩ là ông trùm của các deal tư vấn IPO, tư vấn deal bán vốn khủng cho quỹ ngoại, tư vấn phát hành trái phiếu quốc tế.
Theo thông tin từ đại hội thì VCI đã ký 4 Hđ IPO, đang thương thảo 2 Hđ IPO và đang có hd 40.000 tỷ môi giới quốc tế ( bao gồm tư vấn huy động vốn cổ phiếu, trái phiếu).
Ngoài ra VCI còn là ông trùm tự doanh, đặc biệt là rất nhiều khoản đầu tư dài hạn ăn bằng lần.: Từ deal lớn mua MWG, MCH, HDG, DIG… trong lịch sử chứng minh được sự khác biệt của VCI với phần còn lại.
Và gần đây nhất là thương vụ đầu tư 15% sữa IDP giá vốn có 50k/cổ phiếu cho DN đang có lợi nhuận nghìn tỷ và cổ tức 2021 đến 90% tiền mặt # 80 tỷ đồng. Giá trị vốn góp có 440 tỷ mới có mấy năm mà giờ lãnh cổ tức tiền 80 tỷ/năm
Với tốc độ tăng trưởng hiện tại thì IDP có thể đạt định giá tỷ đô vào năm 2022-2023 # phần vốn CSH này có thể lên (3000-4000) tỷ + cổ tức tiền.
VCI còn sở hữa 5% của DN tỷ đô Napas quản lý chuyển mạch thẻ độc quyền ở VN với tốc độ tăng trưởng thanh toán qua thẻ tăng rất mạnh hàng năm # định giá tỷ đô, vốn đầu tư 5% này chỉ có 400 tỷ.
VCI là DN CK lớn duy nhất không phát hành thêm suốt mấy năm qua mà chỉ tăng trưởng dựa trên lợi nhuận giữ lại, tỷ lệ chia tiền mặt luôn trong nhóm cao nhất.
1 Điểm thú vị là VCI có dàn HĐQT chất nhất Việt Nam khi nhiều năm liền ko nhận thù lao Điều đó cũng tiếp thêm động lực cho giá cp VCI rất nhiều trong nhịp tăng giá.
Với động lực từ việc bùng nổ các thương vụ IPO sau 2 năm đình trệ vì đại dịch + môi giới quốc tế, kết hợp với đà tăng trưởng mạnh của danh mục đầu tư dài hạn thì tôi dự VCI sẽ là cp nổi bật nhất dòng chứng khoán năm 2022 này thay thế cho VND 2020-2021 bùng nổ do hưởng lợi thị phần môi giới mảng bán lẻ và cho vay margin.
VCSC ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 874 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022 (6T 2022), tăng nhẹ 1% so với 6T 2021 và hoàn thành 46% kế hoạch kinh doanh năm 2022 (kế hoạch: 1.900 tỷ đồng).
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): ROE trong 12 tháng gần nhất của VCSC đạt 22,1% trong Q2 2022 (28,9% nếu loại trừ chênh lệch từ đánh giá lại tài sản theo giá thị trường được ghi nhận trong Vốn chủ sở hữu).
Tổng VCSH của VCSC tại cuối tháng 6/2022 đạt 7.142 tỷ đồng, tăng 9% so với cuối năm 2021.
Đóng góp cho tổng doanh thu và lợi nhuận, cơ cấu các mảng kinh doanh của VCSC mang về kết quả như sau:
Mảng môi giới: Trong 6T 2022, mảng môi giới ghi nhận doanh thu 363 tỷ đồng (giảm 5% so với 6T 2021) và LNTT đạt 167 tỷ đồng (giảm 9% so với 6T 2021). VCSC xếp thứ bảy tính theo thị phần môi giới trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong 6T 2022, với thị phần môi giới đạt 4,64%.
Hoạt động giao dịch và thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao trong Q1 2022 với giá trị giao dịch trung bình hàng ngày đạt 1,4 tỷ USD. VCSC cho biết tiếp tục theo đuổi chiến lược tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, minh chứng qua việc tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của VCSC vẫn duy trì mức vượt trội so với các công ty chứng khoán khác trên thị trường, đạt 22,1% trong Q2 2022 (28,9% nếu loại trừ chênh lệch từ đánh giá lại tài sản theo giá thị trường được ghi nhận trong Vốn chủ sở hữu). Trong năm 2021 và 6T 2022, VCSC cũng là một trong số ít các công ty chứng khoán không huy động vốn mới, do đó công ty tiếp tục đạt được tăng trưởng EPS và duy trì mức ROE cao bất chất các biến động của thị trường.
Đối với mảng Ngân hàng Đầu tư, mảng mà VCSC luôn có lợi thế của CTCK dẫn đầu và rất hiệu quả, công ty ghi nhận doanh thu 333 tỷ đồng và LNTT 283 tỷ đồng trong 6T 2022 (so với mức lỗ 10 tỷ đồng trong 6T 2021).
Trong 6T 2022, VCSC ghi nhận doanh thu từ một số thương vụ đáng chú ý như Masan Meat Life chuyển nhượng mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi cho De Heus Việt Nam, phát hành riêng lẻ cho CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuậnn (PNJ), phát hành trái phiếu cho CTCP Phát Đạt (PDR), Tập đoàn Hưng Thịnh mua lại Tổng Công ty Sông Tiên (dự án Angel Island).
“Kết quả kinh doanh tích cực từ mảng Ngân hàng Đầu tư dẫn đến đóng góp của mảng này vào tổng doanh thu và LNTT của VCSC lần lượt tăng lên 18% và 32% trong 6T 2022 từ 9% và 12% trong cả năm 2021”, báo cáo của VCSC nêu.
Mảng Đầu tư ghi nhận doanh thu 748 tỷ đồng trong 6T 2022 (giảm 28% so với H1 2021) và LNTT đạt 288 tỷ đồng (giảm 49% so với H1 2021).
Trong 6T 2022, doanh thu và lợi nhuận mảng Đầu tư của VCSC chủ yếu đến từ việc bán cổ phiếu của QNS, MWG, HDG và từ hoạt động kinh doanh Chứng quyền Đảm bảo (CW).
“VCSC tiếp tục theo đuổi chính sách kế toán thận trọng khi lợi nhuận từ việc đánh giá lại một số khoản đầu tư dài hạn của công ty được ghi nhận trong vốn chủ sở hữu thay vì ghi nhận trực tiếp lên lợi nhuận kinh doanh. Mức chênh lệch trong vốn chủ sở hữu do đánh giá lại tài sản đạt mức 1.522 tỷ đồng tại cuối tháng 6/2022, giảm 9% so với cuối năm 2021 nhưng tăng 85% so với cuối tháng 6/2021”, công ty cho biết.
Riêng đối với mảng cho vay ký quỹ, Margin, cùng xu hướng chung của thị trường khi dư nợ cho vay ký quỹ giảm với nhiều nhà đầu tư đến ngưỡng call margin, phải bán, dư nợ cho vay ký quỹ của VCSC tại cuối tháng 6/2022 đạt 6.402 tỷ đồng, giảm 17% so với cuối năm 2021 nhưng tăng 15% so với cuối tháng 6/2021.Tuy nhiên mảng này mang về doanh thu 426 tỷ đồng trong 6T 2022 (tăng mạnh 75% so với H1 2021) và LNTT đạt 136 tỷ đồng (tăng 10% so với quý 6T 2021).