VCS: Mua cổ phiếu và bỏ két sắt, đầu tư bắt đầu từ giá trị nội tại doanh nghiệp

1. Đôi nét về VCS:

  • VCS: CTCP VICOSTONE, được thành lập năm 2002, tiền thân là Nhà máy Đá ốp lát cao cấp Vinaconex, niêm yết lần đầu vào năm 2007 tại sàn HNX.

  • Năm 2014, VICOSTONE tái cơ cấu, trở thành công ty con của CTCP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Tập đoàn Phenikaa). Năm 2018, vốn điều lệ VCS là 1,600 tỷ đồng, vốn hóa 17,280 tỷ đồng.

  • VCS hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh đá ốp lát nhân tạo cao cấp với vị thế Top 3 Nhà sản xuất đá thạch anh thế giới.

2. Về cổ đông lớn:

  • VCS là công ty con của CTCP Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa). Phenikaa và Chủ tịch HĐQT sở hữu gần 90% cổ phần của VCS.

Có hay không mối lo ngại về vấn đề rút lõi cổ đông khi Tổ chức và CTHĐQT nắm giữ lượng lớn cổ phiếu?

  • Vấn đề này có thể được nhìn nhận thông qua việc tái cấu trúc doanh nghiệp năm 2014: một thương vụ M&A ấn tượng, là điểm nóng trong giai đoạn đó.

  • Khi có sự đấu tranh giữa cổ đông nội bộ và nhóm cổ đông lớn Red River, Beira và cả Wonderful Kitchens khi KQKD của công ty không mấy tốt đẹp vào giai đoạn trước đó. Nhưng sau khi tái cơ cấu thành công, năm 2014 trở đi, VCS ghi nhận KQKD tích cực và vô cùng lạc quan.

  • VCS được lãnh đạo bởi Chủ tịch HĐQT là Ông Hồ Xuân Năng, có tầm nhìn và khả năng lãnh đạo xuất sắc, thuộc top người giàu thứ 5 trên sàn chứng khoán năm 2018 và thuộc top 10 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán Việt nam năm 2021.

3. Về các chỉ số tài chính:

  • Về nguồn vốn: VCS có cơ cấu nguồn vốn khá ổn định và bền vững, chủ yếu đến từ lợi nhuận chưa phân phối và vốn góp của chủ sở hữu.

  • Về chất lượng tài sản: VCS có tài sản chủ yếu đến từ khoản phải thu nhưng không đáng lo ngại do tồn tại trong hệ sinh thái Phenikaa.

  • Về chất lượng lợi nhuận: VCS cho thấy Lợi nhuận chính đến từ hoạt động kinh doanh chính của DN và biên lãi đều cho thấy dấu hiệu hồi phục và tăng trưởng ổn định.

4. Về KQKD gần đây:

  • Trong 4 năm gần đây: VCS cho KQKD tích cực. Năm 2021 doanh thu VCS đạt 7.070 tỷ đồng, tăng 24,9% svck. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.097 tỷ đồng, vượt 9,3% kế hoạch cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.772 tỷ đồng, tăng 24,1% so với năm 2020. EPS đạt 9.890 đồng.

  • Doanh thu tại các thị trường trọng điểm tiếp tục tăng trưởng ổn định, đặc biệt tại Canada, Vicostone ghi nhận doanh thu tăng 150%, cao nhất từ trước đến nay.

  • Trong 4 quý gần đây: VCS ghi nhận DT Q4/2021 đi ngang so với Q3 trước đó do chi phí vốn tăng 15,8%, chi phí bán hàng tăng 29 tỷ đồng svck. Vicostone còn lãi sau thuế gần 468 tỷ đồng, không chênh lệch nhiều so với số lãi 465 tỷ đồng đạt được quý 4/2020.

5. Tiêu điểm đầu tư:

(1) Vị thế cao trên thị trường quốc tế:

  • Sản phẩm VCS được xuất khẩu và tiêu thụ tại trên 50 quốc gia trên khắp 5 châu lục với hơn 10.000 đại lý/đối tác trên toàn thế giới, chinh phục nhiều thị trường khó tính như: Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Úc …

  • VCS có chất lượng sản phẩm được nhiều nước đánh giá cao, tốt hơn so với các DN cùng ngành ở Trung Quốc.

  • Vicostone ultrathin - sản phẩm mới của VCS thuộc phân khúc cao cấp, hiện tại chỉ cung cấp cho thị trường Nhật Bản và kì vọng sẽ mở rộng sang thị trường Mỹ, Bắc Mỹ.

(2) Sự hồi phục ngành Xây dựng, đầu tư công và thị trường BĐS:

  • Sau dịch bệnh, mở cửa và thúc đẩy nền kinh tế, tăng cường giải ngân đầu tư công, sự thiếu hụt nguồn cung nhà ở trong khi nhu cầu nhà ở ngày càng lớn.

  • Hưởng lợi từ nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao ở Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh giao tranh giữa Nga-Ukraine, và chiến tranh thương mại Mỹ- Trung.

(3) Tự chủ về nguồn nguyên vật liệu:

  • Từ 2021, VCS đã đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất đá tấm mới đưa tổng công suất kì vọng tăng thêm 20%.

  • Trong dài hạn từ 2021 - 2024, VCS có kế hoạch sẽ tăng công suất thêm gần 80%.

  • Để chủ động hơn về nguồn nguyên vật liệu: VCS đã mua lại công ty con Phenikaa của Huế nhằm đảm bảo cung cấp đủ đầu vào, giữ lượng hàng tồn kho ở mức độ ổn định, sẵn sàng với nhu cầu bùng nổ.

6. Định giá hợp lí:

  • VCS đang có mức P/E là 10.4 lần, thấp nhất trong các doanh nghiệp cùng ngành, EPS của DN ở mức hấp dẫn nhất.

  • VCS được các CTCK định giá ở mức 140-145.000 đồng/cổ phiếu.

34 Likes

VCS ngày về đỉnh cũ không còn xa, up size 30% thẳng tiến

4 Likes

nhờ VCS mình lãi 30% /năm rất bình yên ko sóng gió

1 Likes

Mình rất thích mấy con hàng cơ bản ntn

1 Likes

giá xăng dầu tăng tuy ko ảnh hưởng lớn đến nguyên vật liệu đầu vào do VCS tự chủ sản xuất được 30% nhưng cũng là một điểm quan trọng trong tăng chi phí vận tải

33 Likes

khả năng chi phí vận tải tăng sẽ được đẩy vào giá bán bác ah, VCS lợi thê cạnh tranh vô cùng lớn

nếu gu bác dài hạn, VCS có thể là một trường hợp đầu tư đáng xem xét

34 Likes

bán FOB k ảnh hưởng

1 Likes

theo góc nhìn của mình thì xăng dầu tăng sẽ kéo theo 1 chuỗi tăng: vận tải logistic, nguyên vật liệu đầu vào, chi phí kho bãi,… cộng dồn lại cho người mua cuối cùng, có thể làm giảm sức mua người tiêu dùng.

Với VCS thì nhờ lợi thế thương hiệu có thể tăng giá bán đầu ra nhằm giảm tác động lên biên lợi nhuận, nên có thể sự ảnh hưởng là ngắn hạn tạm thời, không quá lo ngại

33 Likes

VCS đầu tư dài hạn sẽ thấy lợi nhuận cao

Em cập nhật báo cáo mới nhất của VCBS để mọi người tham khảo về dự phóng KQKD của VCS trong năm 2022 và năm 2023.

  • Số liệu cho thấy các CTCK đều nhận định khá tích cực về KQKD của VCS trong 2 năm tới

32 Likes

VCS tăng trưởng mạnh nắm giữ cho 10 năm tiếp k lo lắng

VCS k có đối thủ trong nước

cổ đông tổ chức nắm hơn 9x%, lái đánh cũng khó, cô đặc và đi lên từ nội tại cty là chính

A Năng mua lun Amd thì vô đối phải k các bác ạ.

1 Likes

được thế thì cả làng đều vui bác ạ :joy:

32 Likes

VCS an toàn va mạnh nhất 3 sàn

Hết Thép rồi đến Xi Măng chuẩn bị đến đá - đợi nhịp chỉnh làm xíu

VCS dn tốt, tăng trưởng ltuc, giá đã chiết khấu an toàn

1 Likes

sàn vn hiếm có dn làm ăn ra ngô ra khoai như này, đúng a Năng Do Thái