Vic - "Dấu Hiệu" trở lại của Tập Đoàn Tư Nhân Số 1 VN : Cơ hội đầu tư "không thể bỏ lỡ" trong năm 2025-2026

, , , , , , , , ,

Xin chào Quý Nhà Đầu Tư, hãy cùng Hưng Đạo Investment, cùng đồng hành đầu tư vào những doanh nghiệp tốt nhất!

Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến cả nhà một cơ hội đầu tư đang bị thị trường bỏ quên nhưng lại ẩn chứa tiềm năng bùng nổ mạnh mẽ trong tương lai gần – đó chính là cổ phiếu VIC - Tập Đoàn VinGroup

Ở mức giá 40.000 đ/cp, VIC đang có một mức định giá hấp dẫn, với vốn hóa thị trường khoảng 150.000 tỷ đồng. Báo cáo tài chính mới nhất cho thấy lợi nhuận 2024 đã tăng mạnh lên 5.200 tỷ đồng, so với mức chỉ 2.200 tỷ đồng cùng kỳ 2023.
Tài sản của VIC đã tăng từ 287.000 tỷ năm 2020 lên 800.000 tỷ năm 2025
“Không có doanh nghiệp thứ 2”

Đặc biệt, với sự xuất hiện của hai dự án trọng điểm Vin Vũ Yên và Vin Cổ Loa, VIC đang chuẩn bị bước vào một chu kỳ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận mạnh mẽ trong giai đoạn 2025 – 2026.

Không ngoại trừ trong năm 2025-2026-2027, mức lợi nhuận của VIC có thể đạt mức LN quanh mức 30.000T mỗi năm.

II. VIC – CỔ PHIẾU HOÀN HẢO VỚI 4 YẾU TỐ CỐT LÕI

1. Ban Lãnh Đạo – Nền tảng vững chắc

Ban lãnh đạo VIC là tập hợp những cá nhân ưu tú nhất tại Việt Nam, dẫn đầu bởi ông Phạm Nhật Vượng – người không chỉ có tầm nhìn chiến lược dài hạn mà còn có bản lĩnh, khả năng quản trị và điều phối nguồn lực xuất sắc.

Tâm huyết: Định hướng phát triển vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người. Thấy mọi người không “ưa” nhưng đó là cộng đồng nhỏ. Với Tôi khi đánh giá đến Chủ Doanh Nghiệp lại có cái nhìn đặc biệt:
Trong thời đại này có thể thấy 2 người nổi bật
1/ Tổng BT Ng. P. Trọng là người quyền lực nhất Việt Nam nhưng luôn chọn sự liêm khiết, giản dị, dám đối đầu, được người Việt và Lãnh Đạo Cao Nhất Thế Giới luôn kinh trọng…
2/ Người giàu nhất Việt Nam hiện nay: Không đồng hồ đắt tiền, không bề ngoài LV, không xe sang…chọn lối sống giản gị, cống hiến, phụng sự, hết mình vì công việc. Đôi với tôi họ vì cộng đồng, vì dân tộc.

Lưu ý:

  • tôi đang không so sánh, tôi nói về 2 tư tưởng khác biệt so với phần còn lại.
  • tôi biết có những người không ưa VINGROUP vì họ có lợi thế kinh doanh hơn “phần còn lại”. Kinh doanh là cạnh tranh mà cạnh tranh giỏi đến đâu cũng đều tạo ra sự khó chịu dành cho đối thủ “và những người không theo kịp”. “bản tính con người đa phần không thích kẻ nào quá mạnh - thích bênh kẻ yếu thế”. Nhưng nhìn vào cục diện chung thì không có 1 sự phát triển mạnh mẽ của 1 dân tộc, 1 tập thể nào không có “người đi đầu - người đi nhanh hơn phần còn lại”.
  • nhắc lại, chúng ta là nhà đầu tư, chúng ta chọn doanh nghiệp tốt nhất, mạnh nhất, có năng lực nhất, rẻ nhất, sản phẩm tốt nhất thị trường, có năng lực hàng đầu… Bỏ vấn đề yêu ghét theo cảm xúc của người khác sang 1 bên thì công việc đầu tư mới có thể “bứt tốc” hơn so với số đông Nhà Đầu Tư còn lại.

Tầm nhìn dài hạn: Liên tục thích ứng với biến động kinh tế và chính trị.
Nhưng thay đổi về con người, chính sách của đất nước là cản trở lớn nhất đối với những doanh nghiệp lớn. Không phải ngẫu nhiên mỗi 4 năm thường sẽ có 1 cơn đại sóng và 1 cơn khủng hoảng.
Hãy nhìn Mỹ của Trumg khi lên đã đảo ngược các chính sách của Biden, trước đó cũng vậy. Đơn cử Việt Nam chúng ta cũng đi theo đường hướng “nới nỏng” để phát triển kinh tế “kể từ 2012 đến 2024” thì đến 2025 tới đây sẽ bước vào 1 chu kỳ mới "chỉ giao việc cho những doanh nghiệp giỏi nhất, làm được việc nhất…thắt chặt kỷ cương, luật pháp nhằm đảm bảo các DN đi đúng hướng…

Nền kinh tế Việt Nam ta như cái cây 10 năm trước đã được bón sum xuê tươi tốt thì đến hiện tại “cần phải có người uống lắn và tỉa lại” để đảm bảo nó giữ lại những cành đẹp, tốt nhất, có khả năng sai trĩu quả nhất… Đạo kinh doanh thời gian tới là gì tôi đã nhắc rất nhiều trong các video, các chia sẻ, các bài nói chuyện của mình đến xộng đồng rồi…

Đến hiện tại, Hưng Đạo Invest thấy được sự thay đổi của nhiều yếu tố mang tính thời cuộc, mà có thể đặt cược vào VIC. Thậm trí đây sẽ có thể trở thành cổ phiếu trụ cột quyết định các khoản vốn lớn cho danh mục chứng khoán.

Tài năng và bản lĩnh: Sẵn sàng chấp nhận rủi ro, đầu tư dài hạn và quản trị tập đoàn một cách bền vững.


Tại Vingroup: Dùng người nào chắc người đó, có thể ông nhận lương cao, nhưng không “chắc là ông có thời gian để tiêu tiền”.

2. Lợi thế cạnh tranh – Sức mạnh dẫn đầu

VIC sở hữu nhiều lợi thế vượt trội, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững:

Bất động sản: Quỹ đất khổng lồ tại những vị trí vàng, khả năng bán hàng và hợp tác cực tốt.
Thời gian qua đã chứng mình, có những miếng đất giao vào tay Doanh Nghiệp Khác thì đầu cơ, ấm ủ - chuyển nhượng - không phát triển BDS mà rất nhiều DN dùng “chiêu trò” để bán lại, hay không thực hiện xây dựng và đầu tư.
Ngược lại, VIC làm được và còn làm tốt hơn mức có thể…đây là lợi thế cạnh tranh, khẳng định khả năng trong quá khứ… Đây là lợi thế vô hình trong tương lai gần của VIC.

Vốn mạnh: Hệ thống huy động và xoay vòng vốn linh hoạt, tận dụng tối đa các cơ hội tài chính.
Với dòng vốn được tận dụng một cách tối đa, khai thác các dòng vốn vay trong và ngoài nước Vingroup tăng vốn hóa và tài sản gấp hơn 2 lần tốc độ tăng nợ. Điều này rõ ràng khẳng định khả năng quản trị vốn…thậm chí VIC luôn ưu tiên những khoản vốn vay từ nước ngoài (uy tín) để làm hiệu quả hơn nguồn vốn của doanh nghiệp. Năm 2026, dự kiến sẽ là năm có khoảng 60.000 tỷ nợ đến hạn…là một khoản tiền rất lớn với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với các dự án hiện tại - các khoản tiền người mua trả tiền trước tăng mạnh…câu chuyện chỉ còn là vấn đề sổ sách.

Dòng tiền ổn định: 80% nhà đầu tư mua BĐS của VIC đều có lợi nhuận hoặc hài lòng với giá trị nhận được. Khi đầu tư vào 1 BDS thì ngoài yếu tố vị trí địa lý, người mua hàng luôn quan tâm đến chủ đầu tư. Vingroub Vinhome hiện nay đang là 1 trong những Chủ Đầu Tư uy tín hàng đầu tại Việt Nam…vấn đề duy nhất hiện nay là giá không hề rẻ nữa!. Chúng tôi kỳ vọng, thu nhập của Việt Nam thời gian tới sẽ đột phá sau khi Nhà nước đặt kế hoạch tăng trưởng GDP 2 con số trong những năm tới.

Hạ tầng phát triển nhanh chóng: VIC có khả năng mở rộng các tuyến đường, đầu tư vào cầu, hạ tầng giao thông để gia tăng giá trị BĐS. Hãy nhìn Vành Đai 2.5 nối dài Royal City - Time City - Vinocean Park. Trong tương lai không ngoại trừ “những tuyến tàu điện” sẽ kết nối thêm những Đại Đô Thị này. Cải thiện giao thông toàn thành phố và các đại đô thị. Tương lai gần Cầu Tứ Liên sẽ nối Vin Cổ Loa và Hồ Tây…

Đặc biệt, VinFast chính là “con át chủ bài” sẽ thúc đẩy VIC lên một tầm cao mới:

Tận dụng hệ sinh thái toàn diện của tập đoàn để phát triển nhanh chóng. Lợi thế cạnh tranh của một hãng ô tô điện nằm ở Mạng Lưới Trạm sạc. Chỉ Vậy là đủ để đảm bảo Vinfast không có đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam về xe điện. Với hạ tầng trạm sạc bao phủ toàn bộ Việt Nam. BYD đang loay hoay và gần như chỉ đang đến Việt Nam điểm danh "rồi về"

Được hỗ trợ mạnh mẽ bởi các chính sách ưu đãi từ Chính phủ. Tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Chính Phù, Vinfast đang hợp tác với các thành Phố Huế, Bắc Ninh, Hà Nội…các hãng xe taxi…ngảy cả xe bus cũng đang **“chắc chắn 100% xe mới là xe điện” 80% xe bus là của Vinfast.**Các Tập Đoàn FPT và Viettel…những cái tên này sẽ còn kéo dài hơn nữa!

Xu hướng xe điện đang là trọng tâm phát triển trên toàn cầu, giúp VinFast mở rộng thị trường quốc tế. Với Vinfast toàn cầu, sẽ cần thêm thời gian để Vingroup dần dần chiếm lĩnh. Nếu thành công chắc chắn giá cổ phiếu VIC hiện nay sẽ không dưới 10 USD/CP rồi.

Mức độ hài lòng của khách hàng tăng lên rõ rệt, VinFast liên tục cải tiến sản phẩm và dịch vụ. Sử dụng cả lợi thế mềm và lợi thế cứng từ chính sách - xu hướng tiêu dùng của Việt Nam và Thế Giới để tăng trưởng, thuyết phục khách hàng.

Các chính sách bán hàng của Vingroup với Vinfast luôn thay đổi để phù hợp với thị trường…chiếm lĩnh thông tin hàng đầu trên các trang báo bán xe. Hiện tại, thứ khó tìm nhất là xe điện Vinfast cũ - đã qua sử dụngqua tìm hiểu tôi thấy rõ ràng sự không hài lòng của xe vinfast là có xuất hiện, nhưng chủ yếu liên quan đến vấn đề Vinfast không kịp bảo hành do lượng xe quá lớn đã bán được. Có thể trong tương lai Vinfast sẽ phải bán PIN đứt cho người mua xe, và chia sẻ việc sửa chữa và bảo hành cho các Gara oto trên toàn quốc!…Nếu tìm mua xe cũ các bạn sẽ thấy rất ít bài đăng bán - hoặc sẽ có người hỏi mua ngay tại thời điểm hiện tại 2024-2025

3. Tài chính – Dấu hiệu tăng trưởng rõ rệt

Báo cáo tài chính của VIC đang cho thấy những tín hiệu cực kỳ tích cực:

Doanh thu tăng trưởng ổn định trong 20 quý liên tiếp.

Người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng vọt từ 45.000 tỷ lên 140.000 tỷ đồng, báo hiệu một đợt tăng trưởng doanh thu lớn trong 2025 – 2026.

Khoản vay 55.000 tỷ đồng sẽ đến hạn vào cuối 2026, điều này thúc đẩy VIC tối ưu lợi nhuận và dòng tiền trong giai đoạn trước đó.

Với áp lực đến hạn cao điểm cuối năm 2026, chắc chắn doanh thu và lợi nhuận sẽ được đẩy mạnh vào tạp đoàn Vingroup trong thời gian tới…Rất đáng để trở thành 1 khoản đầu tư để đời!

4. Định giá hấp dẫn – Thời điểm mua vào lý tưởng

Ở mức giá 40.000 đ/cp, VIC đang ở vùng giá hấp dẫn khi xét trên tổng giá trị tài sản và tiềm năng tăng trưởng:

Vốn hóa 150.000 tỷ đồng so với tổng tài sản hơn 800.000 tỷ đồng.

Hơn 20 công ty con, bao gồm những mảng kinh doanh chủ lực như bất động sản, du lịch, xe điện.

ít nhất 140.000 tỷ đồng tiền cọc BĐS sẽ được ghi nhận vào doanh thu và 30.000 tỷ lợi nhuận trong 2 năm tới.

Về xu hướng của Việt Nam hiện nay và 1-5 năm tới là quản lý chặt chẽ doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp, cá nhân…nhằm tăng nguồn thu cho đất nước. Thời thế thay đổi, xu hướng quản lý chặt chẽ làm đúng làm đủ đang thay thế cho xu hướng phát triển tràn lan giai đoạn trước…

Dự báo: Với các yếu tố trên, VIC có thể đạt lại vùng giá trung bình 70.000 – 80.000 đ/cp trong giai đoạn 2025 và 130.000-150.000đ/cp(trước chia) trong năm 2026.

III. ĐÁNH GIÁ – VIC LÀ CỔ PHIẾU KHÔNG THỂ BỎ QUA

VIC hiện tại đang bị thị trường bỏ quên, nhưng đây chính là cơ hội vàng để nhà đầu tư thông minh tích lũy cổ phiếu ở mức giá hấp dẫn.

Với 4 yếu tố:

Ban lãnh đạo ưu việt

Lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ

Tài chính đang phục hồi mạnh

Mức định giá hấp dẫn

VIC là một cổ phiếu chắc chắn tăng giá trong năm 2025 – 2026. Nhà đầu tư nào nắm giữ VIC ở thời điểm này chính là đang đi trước thị trường một bước!

3 Likes

VIC đang có tỉ lệ margin 50%, ốp full thì có thể cân nhắc gói ưu đãi 0% lãi margin nhé các bác

SK đã thực hiện thoái vốn xong hơn 56 triệu CP VIC vào ngày 16/1/2025
Hãy cùng chờ những diễn biến tiếp theo của giá cổ phiếu VIC sau động thái lớn nhất về giao dịch trong hơn 500 ngày qua mà một cổ đông lớn của VIC thực hiện.
Tổng Quan

  • VIC hiện tại có lượng CP tự do chuyển nhượng - CP NĐT nhỏ lẻ - NĐT kẹp hàng. - Chúng tôi ước tính lượng CP tạo lập của cổ phiếu này rơi vào tầm 400 triệu - 500 triệu CP
  • Khoảng hơn 70% cổ phiếu có thể liên quan đến Chủ Tịch và Gia Đình nhà Chủ Tịch nắm giữ!

VIC yếu lắm

keke, thank bro. AE ta đầu tư muốn thắng lớn, nên quan tâm và chú ý khi cổ phiếu yếu và có dấu hiệu “hết yếu”.

Rất khó để đập một bước tường mà không "đưa búa ra phía sau để lấy đà"
image

Ai cũng hỏi bao nhiêu thì mua được? Thời cơ bao giờ cũng gồm 2 yếu tố 1 trong thời gian ngắn, 2 là khi tất cả đều bỏ qua, chủ quan hoặc đang nghi ngờ!

2 Likes

Làm thế nào để đạt đươc mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 và ~ 10% GDP trong năm 2026?

Nhà nước và Vingroup hoàn toàn hiểu điều này!

Nhà nước luôn tạo điều kiện cho các Doanh Nghiệp làm được có điều kiện tốt để phát triển, các doanh nghiệp lớn cũng tự biết trách nhiệm của mình là gì?

Lớn rồi, quân tử thì không để phải nhắc nhiều :smiley:

Với vị thế là Tập Đoàn Tư Nhân lớn tại Việt Nam, Vingroup ngoài việc thay đổi các vùng đất, Vinfast mặc dù chưa đem lại lợi nhuận ròng cho Vingroup những góp phần nâng cao thu nhập tại các khu vực và lĩnh vực nó tham gia, điều này gián tiếp đem lại lợi ích lớn cho Tập Đoàn trong tương lai, tăng nhu cầu và chất lượng sống của Vinner, tăng nhu cầu BDS, nhu cầu sử dụng sản phẩm của Vin.

Đính chính thông tin trong Video:
image

:point_right:140.000 tỷ hiện nay trong BCTC của VIC phần lớn là tiền cọc hoặc người mua trả tiền trước cho dự án Vin Vũ Yên của VIC, hiện tại tính hình bán hàng tại dự án này đang rất tốt, về cơ sở hạ tầng của Dự án này cũng đã hoàn thành gần như 100%*
:point_right:Đối với khoản lợi nhuận từ dự án Vin Cổ Loa sẽ thu lợi nhuận dán tiếp qua VEF công ty con mà VIC đang sở hữu 84% vốn cổ phần. Trong dự án này VEF hợp tác cùng với VHM để đầu tư với mức vốn ước tính 42.000 tỷ, quan trọng là VHM chỉ hưởng 5% lợi nhuận theo hấp đồng còn lại lợi nhuận sẽ dán tiếp về VIC thông qua VEF (hiện đã đầu tư 22.000 tỷ đến quý 4/2024) người mua trả tiền trước tại dự án này đang ở mức 67.000 tỷ(ước tính đây là 30-40% tiền cọc) và dự án này sẽ nhận nhà thấp tầng vào 2026 -2027, cao tầng vào Q1/2028.

1 Likes

Cổ phiếu bị lãng quên nhưng lúc không ai dòm ngó mới là lúc NĐT thông minh để ý tới!

1 Likes

Siêu Dự Án, cũng là Siêu Hút Tiền của Tập Đoàn Vingroup dự kiến khởi công vào tháng 4 năm 2025.
Chuyện gì vậy? Điều này đang thể hiện VIC tự tin vào sức sống của Vinfast trong tương lai. Đứa con nuôi đã bắt đầu có thể tự lập cánh sinh.

Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ có diện tích quy hoạch 2.870 ha, với tổng vốn đầu tư dự kiến gần 9 tỷ USD.
Khu đô thị lấn biển trên dự kiến có tổng mức đầu tư trên 282.800 tỷ đồng. Phần lấn biển cần khoảng 65.600 tỷ, hạ tầng kỹ thuật hơn 32.500 tỷ, còn lại là đầu tư công trình kiến trúc khoảng 184.700 tỷ dồng.

Khi hình thành, dự án kỳ vọng trở thành nơi sinh sống của hơn 228.000 người - gấp 3 lần dân số Cần Giờ hiện tại, thu hút gần 9 triệu lượt khách du lịch mỗi năm và tạo ra hơn 36.000 việc làm.

Là địa phương duy nhất tiếp giáp biển, Cần Giờ được biết đến như “lá phổi xanh” của TP HCM với khu dự trữ sinh quyển thế giới. 30 năm tới, thành phố muốn đưa Cần Giờ từ một huyện đảo nghèo, trở thành thành phố biển nghỉ dưỡng và trung tâm trung chuyển hàng hóa tầm quốc tế.

Khu đô thị lấn biển Cần Giờ dự kiến triển khai từ tháng 4/2025

Hơn nữa, đây còn là dấu hiệu cho thấy 2 dự án vàng khác đã chắc quả ngọt là Vin Vũ Yên, Vin Cổ Loa.
Với vốn đầu tư dự kiến Cần Giờ khoảng 9 tỷ USD ~ 250.000 - 280.000 tỷ thì nếu thành quả ngọt 2 dự án kia sẽ đảm bảo dự án không có vấn đề.

Việt Nam chúng ta có vị trí đẹp số 1 Châu á và Thế Giới nhưng chúng ta luôn thiếu 1 thứ để trở lên có thể Gấp 10 lần Singapore đó là một Siêu Thành Phố Cảng trung chuyển hàng hóa!

Bán xe là thứ yếu, hãy xem Vinfast làm thế nào để thành công trong tương lai.

Tôi vẫn giữ nguyên đánh giá của tôi về Vinfast: chắc chắn thành công.

Nhưng AC hãy chú ý, không phải chỉ vì số lượng xe bán phía trên!

Các hãng ô tô không chỉ kiếm tiền từ việc bán xe mà còn có nhiều nguồn doanh thu khác nhau, thậm chí có những cách kiếm tiền mà khách hàng không ngờ tới. Dưới đây là 5 hãng xe lớn trên thế giới và những cách họ tối đa hóa lợi nhuận:

  1. Tesla – Kiếm tiền từ phần mềm & bán carbon credits**

Bán phần mềm như một dịch vụ: Tesla có hệ thống “FSD” (Full Self-Driving), yêu cầu khách hàng trả phí lên đến 15.000 USD để kích hoạt tính năng này, ngay cả khi phần cứng đã có sẵn trên xe.
Bán carbon credits: Tesla kiếm hàng tỷ USD mỗi năm bằng cách bán “tín chỉ carbon” cho các hãng xe khác chưa đạt tiêu chuẩn khí thải. Đây là một nguồn thu cực kỳ bất ngờ!

  1. Porsche – Kiếm tiền từ “tùy chọn cao cấp”

Một chiếc Porsche 911 bản tiêu chuẩn có giá khoảng 100.000 USD, nhưng khách hàng hiếm khi mua bản tiêu chuẩn. Các tùy chọn màu sơn, ghế, nội thất, hệ thống âm thanh có thể làm giá xe tăng lên 150.000 – 200.000 USD.
Ví dụ: tùy chọn sơn màu xanh Python Green giá 12.830 USD – gần bằng một chiếc Toyota Corolla mới!

  1. Toyota – Kiếm tiền từ dịch vụ tài chính & bảo hiểm

Toyota Financial Services là một mảng kinh doanh lớn, cung cấp cho vay mua xe, bảo hiểm xe hơi và dịch vụ thuê xe dài hạn, giúp Toyota có doanh thu ổn định ngay cả khi doanh số bán xe giảm.
Một phần lợi nhuận đáng kể của Toyota đến từ lãi suất vay mua xe của khách hàng!

  1. BMW – Kiếm tiền từ subscription (thuê bao dịch vụ trên xe)

BMW bắt đầu thu phí hàng tháng để kích hoạt các tính năng trên xe, như ghế sưởi với giá 18 USD/tháng hay Apple CarPlay với giá 80 USD/năm.
Khách hàng mua xe đã có phần cứng sẵn, nhưng nếu không trả tiền hàng tháng, họ sẽ không được dùng!

  1. Ferrari – Kiếm tiền từ… không bán xe!

Ferrari cố tình hạn chế sản xuất để duy trì sự khan hiếm, khiến giá trị xe trên thị trường tăng cao. Nếu bạn bán lại xe Ferrari của mình quá sớm, bạn có thể bị cấm mua xe Ferrari mới trong tương lai!
Ngoài ra, Ferrari kiếm bộn tiền từ hàng hóa thương hiệu (quần áo, đồng hồ, nước hoa), thậm chí họ còn kiếm tiền từ… LEGO Ferrari!

Các hãng xe hơi không chỉ kiếm tiền từ việc bán xe mà còn có hàng loạt chiến lược bất ngờ khác để tối đa hóa lợi nhuận. Điều thú vị là đôi khi họ kiếm tiền ngay cả khi bạn không mua xe!

2 kịch bản cho VIC trong năm 2025

Quý 1 - 2: Khởi động

Quý 3: Bũng rũ, nghi ngờ, những câu chuyện, kế quả kinh doanh hé lộ ra “siêu phẩm”.

Quý 4 và năm 2026: Bung nổ thành công hoặc sẽ là kết quả không khả quan như mong đợi, sự rũ bỏ quý 3 không như kỳ vọng!

Hãy cùng Hưng Đạo Investment chinh phục những cơ hội tốt nhất!

#hhv #vic #vhm #vingroup #vf8 #vf9 #vf7 #vf7plus #vf8plus #vf9plus

#hưngđạoinvest

Điểm nổi bật trong VINGROUP là Ban Lãnh Đạo, Quản Trị và Định Hướng chiến lược phát triển!

1 Likes

Điểm nổi bật trong VINGROUP là Ban Lãnh Đạo, Quản Trị và Định Hướng chiến lược phát triển!
Tầm nhìn, cách kinh doanh, những lần chia sẻ quan điểm của ông Vượng tại những thời điểm được cho là quan trọng.

  • Năm 2013 khi bán Centrer A tại TP.HCM: Trong năm 2013, Vingroup sẽ hoàn tất 2 dự án lớn ở Hà Nội là Times City và Royal City. Mặc dù vẫn còn sản phẩm (Vingroup còn giữ tồn kho khoảng 30% tại Royal City, 6% của phần 1 dự án Times City), ông Vượng đã ngưng không tung ra bán trong vòng hơn một năm qua, tránh tạo áp lực cung cho thị trường. Ông chọn giải pháp chuyển số căn hộ còn lại thành căn hộ cho thuê hạng sang. Ông nói: "Quan điểm của tôi là nhất định không làm loãng giá. Tôi thà đi vay tiền, thậm chí bán những tài sản khác để cấp dòng tiền, hoặc chấp nhận bán cổ phần… Tôi chấp nhận thiệt hại về mình để không gây thiệt hại cho khách hàng đã mua sản phẩm của mình."
    => Rõ ràng năm 2013 là thời điểm BDS Việt Năm yếu, dễ vỡ như quả chứng non. Đây là một trong những thời điểm quan trọng nhất của Tập Đoàn Vingroup khi họ từng bước từng bước “vực lại thị trường BĐS vốn đã kiệt quệ sau giai đoạn 2 năm trước đó có lúc lãi suất đi vay ngân hàng 25%/năm” .
    => Tất nhiên, sẽ có những người nói: “Vingroup ăn may, hoặc nói Vingroup thâu tóm rất nhiều đất vàng từ đợt đó. OH chỉ vì người ta làm đúng, làm giỏi, thức thời … Ơ vì họ kiếm được tiền, phát triển tốt mà chúng ta lại ghét người khác hay sao?”
  • Năm 2017, Vinfast bước chân vào ngành otto trong khi Nova, FLC tiếp tục với ngành BĐS…quyết đinh này đến năm 2024 cho thấy Chủ Tịch Vgroup sáng suốt thế nào? Trong khi những “gã kia” kiếm đưỡc lợi nhuận thì “quay cuồng với BDS” hoặc siêu xe và đồng hồ xịn, còn Vin thì biết "nghĩ đến “những vấn đề lớn hơn của Đất Nước”. Việc có lợi nhuận định hướng chiến lược của Tập Đoàn này cho thấy họ đang nhìn trước các DN vùng ngành 5 năm đến 10 năm.
  • Năm 2022, VinFast tuyên bố chính thức dừng sản xuất xe xăng để tập trung hoàn toàn vào xe điện. Đây là một bước đi táo bạo, giúp VinFast trở thành hãng xe thuần điện đầu tiên của Việt Nam.
  • Ban Lãnh Đạo của Vingroup luôn rất ổn định, ít thay đổi, đa phần là người “chấp nhận lên Xe Bus ngay từ ngày đầu”. Điều này cho thấy lựa chọn Con Người trong Tập Đoàn rất giỏi. Ban Lãnh Đạo được giao nhiệm vụ quan trọng không phải “người nhà” mà là người đã khẳng định năng lực mới được làm và đã làm là được việc.
  • Những năm gần đây những người con trai của Ông Vượng bắt đầu tham gia vào hoạt động kinh doanh của Tập Đoàn nhưng đều phải làm việc tại những Công ty ít quan trọng nhất, nhỏ nhất…chủ yếu mang tính chất học việc và lĩnh vực mới.
    …còn tiếp!

Năm 2016, VinGroup có buổi nói chuyện vào giao lưu cùng Viettel, Ông P.N. Vượng khi đó nói chuyện với Ông Nguyễn Mạnh Hùng(Bộ Trưởng KHCN) khi đó còn đang là người đứng đầu của Viettel, khi đó là lần đầu tiên “người ngoài” được tiếp cận một cách trực tiếp, hiểu suy nghĩ, tâm tư, mong muốn của người đàn ông này.

Vingroup đầu tư 1 BDS luôn tính trước được đầu ra của dự án, thay vì chấp nhận những bản kế hoạch hào nhoáng đánh giá Đà Nẵng là dự án tiềm năng… đúng rồi Đà Nẵng khi đó ai cũng nhìn ra sự sốt nóng của BDS nhưng dưới con mắt của một Nhà Lãnh Đạo nhìn xã trông rộng: Tại sao lại bỏ Hà Nội và TP. HCM mà lại đến Đà Nẵng Hội an xây dự án nhà ở " Bán cho hổ à".

Nếu giờ đây nhìn lại thì rất dễ để thấy nhu cầu BDS tại HN, HCM 7 năm qua tăng lớn như nào, nhưng tại thời điểm đó, cách trả lời dứt khoát và tỏ rõ sự khinh thường lại là một BLĐ có tầm nhìn thực tế, đi vào bản chất, không giấy bút, máy móc, không “tây hóa”…

Lại nói về bức ảnh này!

Khi đó Vingroup và Viettel là 2 doanh nghiệp lớn nhất nhì Việt Nam khi đó, không veston, không đồng hồ hàng hiệu…
Dưới khán đài là những người đang giữ những chức vụ quan trọng nhất của 2 Công ty lớn nhất, khán giả sau này nghe lại lại sẽ càng không phải là ít…
Trên khán đài là 2 người dẫn dắt 2 doanh nghiệp 1 doanh nghiệp tư nhân đứng đầu cả nước, 1 doanh nghiệp nhà nước số 1 khi đó.

Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng (trái) và Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng trò chuyện với các cán bộ quản lý của Tập đoàn Viettel (Ảnh cắt từ clip)

Chỉ sau một buổi sáng, kể từ khi video clip về cuộc nói chuyện của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng với 1.000 cán bộ quản lý của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel bị rò rỉ trên internet, câu chuyện đã trở thành chủ đề nóng nhất trong nhiều ngày liên tiếp.

Người ta đua nhau tìm kiếm, tải về máy, ngồi xem trọn vẹn hai tiếng và bàn tán trên mạng xã hội. Cũng không có gì lạ, bởi Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng rất ít khi xuất hiện rình rang. Thật khó nhìn thấy bóng dáng của tỷ phú USD duy nhất của Việt Nam (theo xếp hạng của Forbes) trên truyền thông ngay trong cả những sự kiện lớn nhất của tập đoàn. Video cuộc nói chuyện lần này cũng được coi là tài liệu nội bộ và sau đó được yêu cầu gỡ khỏi các mạng xã hội vì thuộc bản quyền của Viettel.

Trong lần xuất hiện này, ngồi đối diện với tướng quân đội đang điều hành một tập đoàn kinh tế nộp thuế nhiều nhất cho ngân sách Nhà nước, ông chủ của Vingroup nói về những bài học đắt giá, chiến lược kinh doanh tưởng như không dễ gì tiết lộ. Ở ghế của người “mời khách tới nhà”, Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng khiêm tốn dẫn chuyện, ông nhỏ nhẹ, thúc giục cán bộ của mình đặt câu hỏi và chiêm nghiệm từng câu chuyện được người đối diện chia sẻ.

Có điều gì đó rất lạ. Không đơn giản chỉ là những hình ảnh, thông tin luôn được săn lùng về người nổi tiếng. Không chỉ là những thông điệp mới mẻ một lần nữa khẳng định vị thế của Vingroup và Viettel - những doanh nghiệp đứng Top đầu trên thương trường.

Mà đó là sự thân thiện, học hỏi, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cả thất bại và thành công giữa doanh nghiệp Việt toát ra từ cuộc đối thoại.

Điều mà trước đây rất ít thấy và vẫn thường được nhắc đến như một nhược điểm cố hữu của doanh nghiệp Việt. Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao Vũ Kim Hạnh từng trăn trở: “Sự thiếu đoàn kết, nương tựa nhau cùng tiến đã khiến doanh nghiệp nội ngày càng yếu thế trong cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài”.

Thì đây, một tín hiệu tuyệt vời khi đích thân người đứng đầu Vingroup nói đến sự đoàn kết, tương trợ giữa các doanh nghiệp trong nước. Ngay tại cuộc đối thoại, việc dành đất vàng xây chung cư của Vingroup được chuyển sang xây tòa nhà trụ sở của Viettel được thống nhất; Dự án tòa nhà thông minh khai thác thế mạnh công nghệ của Viettel và sở trường xây dựng, marketing của Vingroup được triển khai.

Hai thủ lĩnh tập đoàn hàng đầu cùng nhau nói đến khát vọng - sứ mệnh và tầm nhìn: “Mỗi người Việt Nam phải làm gì để con cháu khác chúng ta bây giờ, di sản chúng ta để lại là gì”.

Đây ắt hẳn là điều xã hội đang mong muốn khi có hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang hoạt động với nguy cơ thua lỗ rất cao, thừa các chiêu cạnh tranh nhưng cực thiếu tính sáng tạo.

Chỉ cần một doanh nghiệp làm ăn được, sẽ có nhiều doanh nghiệp khác nhảy vào khai thác làm phần bánh lợi ích nhỏ dần đi. Việc cùng nhau làm cho “miếng bánh” to ra để từ đó lớn mạnh thêm dường như là điều chưa thể làm được với các doanh nghiệp Việt.

Hàng loạt thương hiệu Việt như: P/S, Tribeco, Diana, Huda… đã bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm. Và sẽ còn nhiều hơn nữa. Một chuyên gia kinh tế nước ngoài từng nhận định doanh nghiệp Việt yếu về khả năng đánh giá thị trường, thường chăm chăm tìm cách vượt qua đối thủ nhưng thiếu khả năng kết nối, học hỏi, sáng tạo.

Cho nên, chúng ta hy vọng “cái bắt tay” của Vingroup và Viettel sẽ không còn là những tín hiệu đơn lẻ. Cần lắm một không gian thúc đẩy tinh thần hợp tác, chia sẻ giữa các doanh nghiệp Việt. Đặc biệt là gom lại các nguồn lực, phát huy các thế mạnh để tập hợp thành một nhóm sức mạnh, để thương hiệu Việt đứng vững ngay trên sân nhà và chiến thắng trên thương trường quốc tế.

Quảng bá hình ảnh quốc gia, nâng cao lòng tự hào dân tộc, cần lắm ngọn cờ đầu của những doanh nghiệp Việt.

1 Likes

Ngày hôm qua 18/2/2025, Tập đoàn Vingroup (VIC) và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) ký kết biên bản ghi nhớ (MOU), đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy mục tiêu chuyển đổi số và phát triển bền vững thông qua các giải pháp công nghệ và giao thông xanh.

Viettel hợp tác Vingroup, khuyến khích 50.000 nhân viên sử dụng xe điện VinFast, dịch vụ VinBus, Xanh SM

https://nguoiquansat.vn/viettel-hop-tac-vingroup-khuyen-khich-50-000-nhan-vien-su-dung-xe-dien-vinfast-dich-vu-vinbus-xanh-sm-199603.html

Năm 2024, Viettel ghi nhận doanh thu hợp nhất 190.000 tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với năm trước, mức tăng cao nhất trong lĩnh vực viễn thông. Lợi nhuận trước thuế đạt 51.000 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ USD), tăng 11,3%, xác lập kỷ lục lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của tập đoàn. Đóng góp cho ngân sách Nhà nước của Viettel đạt 44.300 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2023

=> Không nói cũng biết Những người làm trong Viettel hiện nay đang giàu thế nào, nhu cầu xe và với cái bắt tay của 2 gã khổng lồ này - hiện vẫn là 2 đầu tàu chính trong chuyển đổi số, phát triển kinh tế sẽ đem lại kết quả thế nào cho Tập Đoàn Vingroup trong tương lai gần.

1 Likes