VN-Index - Đừng để nghi ngờ lấn át kỳ vọng?

Nhóm bán lẻ nhìn chung thì hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ như tăng lương cơ sở, tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết 2024 sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả* . Nền kinh tế hồi phục được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến tâm lý tiêu dùng của người dân, tâm lý tiêu dùng lạc quan sẽ giúp kích thích chi tiêu trong môi trường lãi suất thấp. Riêng FRT thì value đang hơi cao nên mình ưu tiên cổ phiếu có định giá rẻ hơn.

2 Likes

Thấy nhiều bên đang định giá FRT khoảng 220, nhìn chung gì upside ko còn cao nữa ạ

1 Likes

anh có view thế nào về bđs nói chung cũng như bcm nói riêng ạ, em cảm ơn ạ

1 Likes

BĐS nền thấp quá hời luôn ấy

Lý do VN-Index vẫn chưa bức phá sau dịp lễ là gì ?

Sau kỳ nghĩ lễ dài, VN-Index trở lại với phiên điều chỉnh trong đầu tháng mới khi phiên sáng giảm điểm với mức giảm hơn 10 điểm. Vậy lý do khiến VN-Index chưa thể bức phá là gì khi bối cảnh vĩ mô về trung hạn vẫn tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam?

  • Đầu tiên là ảnh hưởng do tâm lý chung thị trường thế giới từ tối hôm qua khi Dow Jone và nhiều chỉ số khác điều chỉnh mạnh. Lý do của việc điều chỉnh này là bởi vì thị trường đang chờ đợi số liệu thất nghiệp được công bố vào thứ 6 tuần này và số liệu PMI kém khả quan, có thể nói đây là những chỉ số quan trọng để đánh giá triển vọng của nền kinh tế Mỹ và thị trường luôn thận trọng với những thông tin như vậy. Thị trường đang phản ứng và chiết khấu trước kỳ vọng về các số liệu kinh tế quan trọng trong giai đoạn này khi lo ngại về suy thoái vẫn còn trong khi đà tăng trước đó đã chiết khấu dần kỳ vọng hạ lãi suất và kịch bản hạ cánh mềm. Tiếp theo là sự điều chỉnh mạnh của nhóm cổ phiếu công nghệ và điển hình là NVIDIA khi kỳ vọng đã đẩy nhóm cổ phiếu này tăng ảo so với định giá khiến việc điều chỉnh là không thể tránh khỏi. Đây cũng là thời điểm để dòng tiền thoát khỏi các nhóm có rủi ro cao và sẽ tái phân bổ vào những nhóm khác có định giá rẻ hơn.

  • Tiếp theo, chỉ số PMI tháng 8 trong nước chậm lại và suy giảm kể từ tháng 5.2024 trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi thêm dữ liệu là nguyên nhân thứ hai khiến tâm lý nhà đầu tư vẫn thận trọng. Theo đó chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đạt 52,4 điểm trong tháng 8, giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy mức cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh vào thời điểm giữa quý 3. Các điều kiện hoạt động đã cải thiện hơn trong suốt năm tháng qua.

  • Yếu tố thứ ba là thị trường đang bước vào vùng ngưỡng cản tâm lý 1300. Đây là lần thứ 4 trong năm nay VN-Index thử thách cột mốc quan trọng này. Thị trường đang trong giai đoạn phân hóa vào các nhóm ngành mới sau đợt phục hồi từ 1180 trở lên. Những nhóm ngành và cổ phiếu có động lực tăng trưởng mạnh cho năm sau điển hình như ngân hàng, bán lẻ hứa hẹn sẽ là trợ lực chính để giúp chỉ số quay trở lại chinh phục ngưỡng cản 1300 một lần nữa. Chính vì vậy, trong giai đoạn này việc lựa chọn cổ phiếu sẽ cực kỳ quan trọng và còn quan trọng hơn việc VN-Index có vượt 1300 hay là không. Theo thống kê thì giai đoạn tháng 9 đến cuối năm thì VN-Index thường có hiệu suất thấp và kém hiệu quả. Tuy vậy, những nhịp điều chỉnh sâu sẽ là nhịp cơ cấu lại danh mục vào các cổ phiếu có kỳ vọng tốt trong trung hạn.

VN-Index điều chỉnh là cơ hội để tham gia cho giai đoạn cuối năm 2024 & 2025 ?

Giai đoạn khó khăn nhất đã đi qua khi câu chuyện tỷ giá không còn là mối lo ngại nữa khi trong tháng 9 này FED sẽ có lần đầu tiên hạ lãi suất sau thời gian dài duy trì lãi suất đồng USD ở mức cao. Đây sẽ là tiền đề và cơ hội cho NHNN thực hiện chính sách nới lỏng và duy trì lãi suất thấp để tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.

Như nhiều bài viết gần đây mình cũng có đề cập, tăng trưởng tín dụng tăng tốc trong quý còn lại của 2024 sẽ là cơ sở để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trên mức 6,0%/năm trong 2025-2026. Ngoài ra, việc chính phủ tập trung giải ngân đầu tư công cho quý cuối năm cũng đóng góp đáng kể cho sự phục hồi của nền kinh tế khi tốc độ hiện tại chỉ đạt khoảng 35% so với kế hoạch.

IMF vẫn duy trì quan điểm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Việt Nam tích cực (Nguồn: IMF)

Tuy nhiên xét về góc độ tăng trưởng chỉ phụ thuộc vào giải ngân đầu tư công và tăng trưởng tín dụng thì có hơi “ảo”. Nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng vững chắc phải quan sát thông qua tiêu dùng. Trong 2 quý đầu năm, tiêu dùng phục hồi tích cực là dấu hiệu khả quan cho thấy nhu cầu thực đang dần trở lại sau giai đoạn suy thoái 2022-2023. Các chính sách gia hạn VAT 2% đến cuối 2024 và tăng lương cơ sở sẽ là 2 chất xúc tác quan trọng để thúc đẩy tiêu dùng tiếp tục phục hồi trong quý cuối năm 2024 trong điều kiện môi trường lãi suất lý tưởng như hiện nay.

Kế hoạch tăng trưởng cung tiền M2 của NHNN sẽ tiếp tục thuận lợi khi các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế và đầu tư sẽ mang lại nhiều vốn hơn để chi tiêu. Ngoài ra, việc giá USD giảm sâu có thể là thời cơ thuận lợi để nhà nước thu gom lại lượng dự trữ USD đã bán ròng liên tục trước đó (ước tính khoảng 30 triệu USD). Việc mua USD lại cũng đồng nghĩa với đẩy ra lượng VNĐ rất lớn góp phần tạo môi trường cung tiền dồi dào, qua đó kích thích nhu cầu đầu tư cho các kênh như BĐS và chứng khoán.

Giá hàng hóa giảm sâu và đã tạo đáy sẽ là tác nhân củng cố quan điểm việc duy trì nới lỏng khi mục tiêu lạm phát vẫn được kiểm soát. Ở Việt Nam, có hai mặt hàng hóa chính dẫn đến lạm phát cao đó là xăng dầu và thịt lợn; thống kê cho thấy hiện tại giá heo sau giai đoạn tăng nóng Q2 đã giảm trở lại và bình ổn khi nguồn cung phục hồi trở lại. Giá xăng dầu thế giới cũng giảm mạnh khiến áp lực lạm phát từ mặt hàng này cũng giảm bớt. Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế các doanh nghiệp trên sàn vẫn được duy trì dự báo với mức tăng trưởng 18% trong năm 2024, đây là bệ đỡ quan trọng cho VN-Index khi tiềm năng tăng trưởng mạnh sẽ khiến cho TTCK Việt Nam trở nên hấp dẫn về mặt định giá nếu xuất hiện những nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn.

=> Tổng kết tất cả những luận điểm nêu trên, đây là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư chọn lọc danh mục và phân bổ cho giai đoạn sắp tới. Những nhịp điều chỉnh sâu sẽ là cơ hội để nhà đầu tư mở vị thế với trọng tâm vẫn xoay quanh các nhóm ngành được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế hoặc có câu chuyện vĩ mô ủng hộ. Trong ngắn hạn, thị trường điều chỉnh sẽ là bàn đạp để dòng tiền thông minh lựa chọn lại một “market leader” xứng đáng để vượt 1300. Hiệu ứng tiền rẽ sẽ chứng minh việc lựa chọn chứng khoán là kênh đầu tư trung hạn sẽ là một lựa chọn sáng suốt.

Cám ơn vì đã đọc. Chúc các bạn đầu tư thành công!!

2 Likes

Khả năng tích lũy xong mới vượt nổi 1300 bác nhỉ

1 Likes

Cập nhật chi tiết hơn đến mọi người về Báo cáo Cơ hội việc làm và Luân chuyển lao động T7/2024 của US công bố tối qua

  1. Việc làm đăng tuyển 7,67 triệu việc làm, thấp hơn dự báo 8,09 triệu và T6 liền trước 7,91 triệu (đã điều chỉnh giảm). Đây là mức đăng tuyển lao động thấp nhất kể từ T1/2021, và gần như đã quay về mức trước đại dịch Covid năm 2020.

  1. Đến lượt data JOLTs cũng dấy lên lo ngại bị thổi phồng số liệu khi báo cáo và sau đó điều chỉnh giảm. Trong phần lốn thời gian của năm 2024, việc làm đăng tuyển ở khu vực tư nhân liên tục sụt giảm, tuy nhiên được gánh lại phần nào bởi đăng tuyển của khu vực chính phủ. Tuy nhiên T7/24 vừa báo cáo, việc làm đăng tuyển của khu vực chính phủ lại giảm khá sốc.

  2. Việc làm đăng tuyển 7,67 triệu việc làm, thấp hơn dự báo 8,09 triệu và T6 liền trước 7,91 triệu (đã điều chỉnh giảm). Đây là mức đăng tuyển lao động thấp nhất kể từ T1/2021, và gần như đã quay về mức trước đại dịch Covid năm 2020.

—> Nhìn chung đây là một báo cáo tuyển dụng tệ, tuy nhiên tối qua thị trường không phản ứng quá mạnh bởi có lẽ số liệu T7 đã chậm. Sự tập trung đang chờ vào báo cáo lao động Nonfarm T8 vào tối mai.

2 Likes

Ảnh hưởng nói bảy năm trước thì ko khác jì cái đang xảy ra với VNIndex ngày nay …

Có thể xem đây là Reply đầu tiên viết về TT ngày 5/9/2024.

2 Likes

Thank bác @Mr.NaK , thường giai đoạn này vận động giống nhau bác nhỉ :smile:

1 Likes

KLGD: 79.99
GTGD: 1,953.97

1280.28
▲4.48 (0.35%)

VN-Index 9:42 AM …
… thì NaK đã dự test 128x trước đó > 10 phút.

1 Likes

" Index nay trả bữa
lấy lại 128x …".

Chat/box Group Vinabull, fanpage FB : từ 38 phút trước …

3 Likes

Đoạn này tiền cứ quanh quẩn VN30 với nhóm 3V., có vẻ khó tăng mạnh rồi các bác

Time này MMs lái … vận tốc vừa phải. Hình như có ( hơi bị nhiều) các chốt kiểm tra của ngành CA : vận tốc và bia rượu …

image

Vừa lái vừa dòm Nak ạ. Sợ bị hớ.

1 Likes

bị trên rầy!
( Mấy phiên “ĐỔ” to đã bị VỊN rồi. Nay đánh kéo chừng mực thì hạn chế phiên SỤP nặng - khoàn này NaK đoán / time chứ ko có tin hay văn bản chỉ đạo của anh Chín P.).

1 Likes




Số liệu tháng 8 đã công bố, đợi thêm Nonfarm US tối nay 19h30


Kế hoạch cắt giảm ls của FED.

  • Ngày 18/09/2024: Giảm 25 điểm cơ bản xuống mức 5,00-5,25%
  • Ngày 07/11/2024: Giảm 50 điểm cơ bản xuống mức 4,50-4,75%
  • Ngày 18/12/2024: Giảm 25 điểm cơ bản xuống mức 4,25-4,50%
  • Ngày 25/01/2025: Giảm 50 điểm cơ bản xuống mức 3,75-4,00%
  • Ngày 19/03/2025: Giảm 25 điểm cơ bản xuống mức 3,50-3,75%

Nguồn: Charlie Bilello

Tổng hợp một vài điểm nhấn vĩ mô quan trọng:

1. Dữ liệu kinh tế Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm nhẹ từ 4.3% xuống 4.2%, nhưng không đạt kỳ vọng với số lượng việc làm mới thấp hơn dự kiến. Điều này dẫn đến các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm, nhưng đồng thời cũng tạo kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang (FED) có thể sẽ cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.
2. Chính sách tiền tệ của FED: FED dự kiến sẽ giảm lãi suất trong 9/2024 để điều chỉnh giữa tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. Đặc biệt, ba cuộc họp vào tháng 9, 11, và 12 sẽ là những mốc quan trọng, dự báo mức giảm lãi suất trong năm có thể đạt 0.75%.
3. Tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam: Tác động của nền kinh tế Mỹ đến Việt Nam chủ yếu là về mặt tâm lý , không có bằng chứng rõ ràng rằng nền kinh tế Mỹ đang suy thoái. Thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng sẽ chứng kiến sự điều chỉnh theo các diễn biến từ thị trường Mỹ nhưng ở mức độ giới hạn.
4. Thị trường bất động sản: Trong khi đó, bất động sản tại Việt Nam, đặc biệt ở những khu vực như TP Thủ Đức, Nhơn Trạch, Long Thành, đang nóng lên và giá đất tăng mạnh. Sự nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ thị trường bất động sản trong thời gian tới.
5. Chính sách tiền tệ của Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bơm ròng hàng trăm nghìn tỷ đồng vào hệ thống và không còn phát hành tín phiếu để hút tiền về, đồng thời lãi suất cầm cố cũng giảm. Đây là một phần của chính sách nới lỏng tiền tệ, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát trong giai đoạn sắp tới.

1 Likes

Tình hình TT yếu và đang giảm điểm. Đánh giá 1 đợt giảm điểm của thị trường là rủi ro hay cơ hội, NĐT cần xem các yếu tố sau:

1. Định giá của thị trường? Cao hay thấp?? Hiện tại nó ở mức trung tính không quá cao cũng ko có thấp.

2. Thanh khoản giao dịch? Margin Thanh khoản chỉ ở vùng trung bình, chưa chứng kiến các đợt chốt lời ào ạt, các cây thanh khoản mang tính phân phối mạnh ko xuất hiện. Điểm trừ là khối ngoại vẫn còn bán tương đối mạnh, và chưa có dấu hiệu dừng. Margin Q2 là khá căng, nhưng sau đó có 1 đợt chỉnh mạnh có thể đã hạ dần sức căng trong Q3.

3. Tác động của tin tức trọng yếu? Lúc này chủ yếu tà tâm lý lo ngại từ việc TTCK Mỹ giảm mạnh, lo ngại suy thoái. Chứ chưa thấy bằng chứng sắc đáng cho 1 sự trọng yếu. Ngoài ra giai đoạn này tình hình bão lụt ở miền Bắc cũng khiến nđt lo ngại vì dù sao đây cũng là vùng kinh tế lớn với nhiều cụm, khu công nghiệp.

=> Đánh giá tổng quan lại thì TTCK có rủi ro giảm điểm trong ngắn hạn . Nhưng khó giảm sâu, vùng nghi ngợ sẽ là quanh 1250 hoặc 1230 . Về mặt dài hạn, vĩ mô đang rất tốt cho 1 chu kỳ tăng dài, do đó anh em nhà đầu tư nên tận dụng nhịp giảm này để tối ưu lượng CP đầu tư.

3 Likes

Tối qua, TTCK US biến động mạnh trước dữ liệu CPI của BLS. Cập nhật đến mọi người chi tiết như sau:

  • CPI tổng thể US trong T8/2024: So với cùng kỳ +2.5% YoY (dự báo 2.5% / trước đó 2.9%), so với tháng trước +0.2% MoM (dự báo 0.2% / trước đó 0.2%). CPI tổng thể so với cùng kỳ hạ nhiệt mạnh so với tháng liền trước do nhiên liệu và oto đã qua sử dụng.

  • Danh mục cấu phần CPI trong T8/2024:

  • CPI cốt lõi US (loại trừ năng lượng, thực phẩm) trong T8/2024 nóng hơn dự kiến: So với cùng kỳ +3.2% YoY (dự báo 3.2% / trước đó 3.2%), so với tháng trước +0.3% MoM (dự báo 0.2% / trước đó 0.2%). Yếu tố lạm phát cốt lõi Fed quan tâm không biến chuyển nhiều là lý do khiến cho thị trường giảm mạnh trong phiên (nhưng sau đó phục hồi ngoạn mục).

  • Các yếu tố liên quan đến dịch vụ nhà ở vẫn là dai dẳng nhất tác động đến CPI cốt lõi. Lạm phát nhà ở (Shelter) tăng +5.23% YoY so với 5.05% YoY của T7 trước đó, su quãng thời gia hạ nhiệt liên tục (dù chậm) thì đây là mức tăng cao trở lại đầu tiên kể từ đầu năm 2023. Đây cũng là yếu tố khiến thị trường quan tâm rất nhiều tối qua, bất kể con số CPI tổng thể hạ mạnh

  • Cuối cùng, Supercore CPI (CPI cốt lõi loại trừ luôn cả lạm phát nhà ở) đã tăng +0.33% so với tháng liền trước, đây là mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ T4, nhờ vào sự tăng tốc liên tục của dịch vụ vận tải (Transportation - tăng mạnh nhất trong 5 tháng liên tục.


    => Nhìn chung, báo cáo lạm phát T8 vẫn đánh giá là một báo cáo chưa có gì quá đáng ngại để thị trường có thể quan tâm trở lại về vấn đề lạm phát. Tuy nhiên, một số điểm nhấn từ lạm phát nhà ở và lạm phát siêu lõi (trừ nhà ở ra do tỷ trọng quá lớn) nhích lên lại cũng khiến thị trường phải phán ánh không vui vẻ nhất thời trong phiên.

1 Likes