Nhiều anh em chỉ dựa vào việc FED tăng lãi suất cuốn cuồng cả lên. Hôm nghe TQ bơm tiền tháo cống cứu kinh tế thì khen BĐS nức nở. Hôm sau hóng Âu Mỹ lạm phát sợ FED tăng ls đái ra quần. VN liên thông thế giới là đúng nhưng đừng tư duy máy móc. Khi bản chất chế độ khác nhau, độ lệch pha nền kinh tế khác nhau thì rập khuôn sẽ đi theo Alanphan học ở Mỹ về VN cầm triệu đô đầu tư vẫn cháy tài khoản.
Tại sao FED tăng lãi suất từ 2004, 3 năm sau mới phản ánh nhưng VNI lại tăng bốc đầu? Trong khi chỉ 1 năm giai đoạn 2007-2008 FED hạ lãi suất VNI về luôn máng lợn? Sách Tây Tàu dạy khi nâng lãi suất thị trường tèo, hạ lãi suất thị trường tăng mà nhỉ? Anh em học vẹt lý thuyết sách vở nhưng không bám sát thực tiễn sẽ dễ loạn chưởng.
Giai đoạn tiền khủng hoảng từ 2004 đến khủng hoảng 2008
Năm 2004 FED bắt đầu tăng lãi suất, VN điều hành khôn lõi vẫn nới lỏng tiền tệ để GDP ngon, tăng trưởng tín dụng vẫn tăng cao, tích tụ lạm phát diễn ra. Từ 2006-2007 tín dụng tăng mạnh, lạm phát đột ngột tăng cao và hình thành bong bóng tài sản đồng thời VNI cũng lập đỉnh. Để kiềm chế lạm phát, cuối 2007 NHNN tiến hành thắt chặt tiền tệ và VNI giảm mạnh từ đỉnh về đáy. 2008 Khủng hoảng kinh tế lan rộng và kinh tế ngấm đòn, FED hạ lãi suất về 0 giai đoạn 2008-2009 để cứu kinh tế. Trong giai đoạn khủng hoảng hoặc có sự lệch pha về kinh tế giữa VN và Mỹ, VNI tăng lập đỉnh và giảm mạnh không bởi FED nâng hay hạ lãi suất mà do chính sách tiền tệ của NHNN quyết định. Bởi vì ngay cả khi FED hạ lãi suất bằng 0 để kích thích tiền rẻ thì giai đoạn 2008-2012 VNI vẫn lình xình giảm và đi ngang.
Giai đoạn tăng trưởng 2014-2018
Kinh tế nói chung về đáy, tại Mỹ 4 năm lãi suất FED = 0 để phát triển lại kinh tế sau khủng hoảng. Tại VN, VNI cũng định giá siêu rẻ, tăng trưởng tín dụng và lạm phát cũng được ổn định tạo tiền đề phát triển GDP, đầu tư công được đẩy mạnh qua các quả đấm thép. VN với độ mở nền kinh tế cao thì VNI cũng phản ánh đồng pha với chính sách điều hành kinh tế với Mỹ mà đại diện là lãi suất FED duy trì thấp thời gian đầu để giúp Mỹ tăng trưởng kinh tế và thắt lại khi kinh tế đã chín muồi. Vì thế, Giai đoạn này tăng trưởng VNI và xu hướng lãi suất FED đồng pha với nhau. Khi VNI lập đỉnh cũng là đỉnh tăng trưởng của kinh tế VN, kỳ vọng về tăng trưởng không còn khi kinh tế Mỹ cũng đang đà cực thịnh đủ điều kiện cho FED tăng lãi suất. Tóm lại, trong thời kỳ tăng trưởng ổn định và vĩ mô đồng pha, Khi TT được định giá rẻ và tăng trưởng theo đà phát triển kinh tế thì VNI cũng sẽ vận động đồng pha với lãi suất của FED để phản ánh độ mở nền kinh tế VN trong mối quan hệ giao thương với Mỹ.
Trước Khi COVID-19 bùng nổ tháng 03/2020
VN vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất vẫn thấp. Khi dịch COVID-19 bùng nổ, TT phản ứng tiêu cực và phản ánh vào VNI tạo đáy, điều kiện (1) TT định giá rẻ đã thỏa, và (2) chính sách tiền rẻ tại VN cũng thỏa nốt. (3) Việc FED hạ lãi suất về gần 0 ngày 16/03/2020 gần lúc TT chạm đáy góp phần tạo thêm lực đẩy cho VNI nói riêng và TTCK thế giới nói chung phục hồi và bứt phá.
Sau khi phân tích, ta có kết luận như sau:
THỜI KỲ TĂNG TRƯỞNG/VĨ MÔ ĐỒNG PHA:
CK ngon = VNI định giá rẻ + Kinh tế đáy khủng hoảng + chính sách tài khóa (đầu tư công) + FED hạ lãi suất.
CK ngỏm = Kinh tế tạo đỉnh + FED nâng lãi suất
THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG/VĨ MÔ LỆCH PHA
CK ngỏm = NHNN thắt chặt tiền tệ do lạm phát tăng mạnh hoặc rủi ro mang tính hệ thống toàn cầu (2008, 2020) => Ko liên quan nhiều đến FED
CK ngon = (1) VNI định giá rẻ + (2) nới lỏng tiền tệ trong nước + (3) FED hạ lãi suất (2006-2007, 2020-2021, 2023-2024???)
VẬY HIỆN TẠI LÀ THỜI KỲ NÀO, SẮP TỚI SẼ NGON HAY XẤU
Thứ nhất: hiện tại ko phải là thời kỳ tăng trưởng kinh tế như giai đoạn 2014-2018 vì nhiều yếu tố bất ổn vĩ mô cấu thành, đồng thời nền kinh tế VN có sự lệch pha so với thế giới đặc biệt là Mỹ.
Thứ hai:
-
Giả sử VNI ngỏm: NHNN thắt chặt tiền tệ chưa? => Chưa vì đây là giai đoạn bắt đầu giải ngân đầu tư công, dư địa giảm lãi suất cho vay đến hết 2022, cấp bù lãi suất 2%, giảm thuế,…Nên chưa thể thắt chặt tiền tệ. Kinh tế cũng chưa gặp khủng hoảng, rủi ro hệ thống mang tính bất ngờ cũng đã phản ánh vào VNI (COVID-19, Chiến tranh Nga-Ukraine, bắt bớ TTCK)=> VNI downtrend dài hạn là chưa phải. Ngược lại đang có yếu tố TT định giá rẻ (1) khi đã giảm từ 15xx về 12xx
-
Giả sử ngon: (1) định giá rẻ đã nói ở trên + (2) nới lỏng tiền tệ lẫn tài khóa đã nói ở trên, chỉ thiếu điều kiện là FED hạ lãi suất (3)
Việc FED nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát thực tế không giải quyết được gốc ngọn. Vì lạm phát hiện nay chủ yếu do CHÍ PHÍ ĐẨY do giá xăng dầu tăng cao từ khủng hoảng địa chính trị Nga-Ukraine gây nên chứ không đến từ chính sách tiền rẻ từ 2 năm trước. Hoặc là lãi suất tăng vừa phải, hoặc nếu lãi suất tăng mạnh và chấp nhận trả giá nền kinh tế (nhưng chưa chắc hiệu quả) thì FED vẫn có thể giảm tiếp trở lại nếu kỳ vọng kinh tế sau đó không được cải thiện mà rơi vào suy thoái trầm trọng, gọi mỹ miều là LẠM PHÁT ĐÌNH ĐỐN.
Việc các gói hỗ trợ và kích thích kinh tế của VN nếu giải ngân cũng chưa ngấm được ngay. Số liệu lịch sử cho thấy khi tăng cung M2 thì 7-8 tháng sau lạm phát mới bắt đầu tăng. Vì thế VNI chỉ sẽ ngỏm nếu FED tăng lãi suất thất bại và lại phải nới lỏng sau đó, kinh tế thế giới rơi vào siêu lạm phát, kinh tế VN cũng ngấm đòn lạm phát do độ trễ của các gói kích thích và việc tăng giá BĐS để hấp thụ lạm phát không còn hiệu quả nữa, khi đó NHNN tăng lãi suất thì VNI mới về đồ đá. Tuy nhiên đó chỉ là kịch bản tương lai, còn diễn biến thực tế phải tùy cơ ứng biến. Nguồn cung BĐS hiện đang thấp + điều hành kinh tế vĩ mô của VN đang tốt thì điều này sẽ còn xa cho đến khi VNI thực sự đổ nát.
Một kịch bản nữa có thể xảy ra, đó là chính sách điều hành vĩ mô của NN quá chuẩn, kinh tế tăng trưởng khỏe và phục hồi mạnh sau đại dịch bất chấp tình hình vĩ mô thế giới, kinh tế đủ điều kiện cho nâng lãi suất cơ bản thì lúc đó VNI cũng sẽ phản ánh. Nhưng việc này khó xảy ra vì độ mở nền kinh tế VN hiện nay khá cao, khó thoát khỏi hoàn toàn ảnh hưởng từ các nền kinh tế lớn là Mỹ-EU-TQ.
Quan điểm cá nhân, anh em chém thoải mái