VNINDEX- Biên Niên Sử Ký

, , , , , , , , ,

Các nhóm ngành và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của việc Tỷ giá vượt đỉnh và tiếp tục neo cao

Em đã nhiều lần phân tích lý do và sự tác động của tỷ giá tiếp tục tăng rồi, nay em xin gửi anh chị ảnh hưởng trực tiếp của việc tỷ giá neo cao đến các doanh nghiệp trên sàn để mình để mình có thể đưa ra hành động:

Tỷ giá tăng tác động tích cực tới các nhóm ngành xuất khẩu gồm: Thủy sản, Hóa chất, Dầu khí, Nhựa, Dệt may, Gỗ, Săm lốp.

  • Với nhóm thủy sản, VHC, ANV, IDI, FMC, MPC, CMX, ACL: Giá của hầu hết các mặt hàng thủy sản được quote và giao dịch theo đồng USD => Hưởng lợi khi . Với phân bón, DGC ghi nhận doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn, nhập khẩu nguyên liệu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn.
  • Với dệt may, TNG, TCM, STK, HTG: Thị trường xuất khẩu và khách hàng chính của đại đa phần các doanh nghiệp may mặc là từ Mỹ, tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp đều phải nhập nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài theo chỉ định của khách hàng => Nhìn chung tác động từ tỷ giá tăng lên kết quả kinh doanh không nhiều.

Nhóm trung lập gồm sắt thép, gạo, công nghệ thông tin.

  • Nhóm sắt thép HPG có tỷ trọng xuất khẩu trên tổng sản lượng chỉ ở mức 20%, trong khi 70% nguyên liệu nhập khẩu => HPG bị ảnh hưởng tiêu cực nếu tỷ giá tăng mạnh. Ngược lại HSG và NKG có tỷ trọng xuất khẩu khá cao, nguyên liệu chính (thép HRC) có thể mua từ cả nguồn trong nước và nhập khẩu => HSG NKG ẽ hưởng lợi nếu tỷ giá tăng.
  • Nhóm công nghệ thông tin: Tỷ giá USD/VND tăng sẽ bù đắp lại Tỷ giá JPY/VND giảm, ngoài ra, các khoản vay bằng USD của FPT cũng sẽ được trả trực tiếp bằng đồng USD từ doanh thu tại thị trường Mỹ => Tác động đến kết quả kinh doanh là không nhiều.
  • Với nhóm tiện ích: REE, PC1, GEG, BCG: giá điện ở các dự án (trừ dự án chuyển tiếp) được neo theo đồng USD đã bù đắp thiệt hại ở các khoản vay bằng đồng USD. Ngược lại, NT2 bị ảnh hưởng tiêu cực khi giá khí đầu vào được tính theo đồng USD do đó sẽ làm tăng chi phí sản xuất điện và giảm tính cạnh tranh với các loại hình năng lượng khác.
  • Nhóm tiêu cực có phân bón trong đó DCM và DPM tiêu cực do nguyên liệu đầu vào được tính bằng đồng USD, tuy nhiên không nhiều vì doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ.
1 Likes

nhịp này xuất khẩu quánh GIL ổn không ad

1 Likes

Ổn đấy bác! Bác đợi tý tôi soạn luận điểm đầu tư cho

Note về GIL

Luận Điểm Đầu Tư:

Phục Hồi Đơn Hàng:
Dự báo đơn hàng sẽ phục hồi trong năm 2024 nhờ áp lực hàng tồn kho tại các thị trường xuất khẩu chính đã giảm.

Tăng Trưởng từ Khu Công Nghiệp:

  • Khu công nghiệp GILIMEX Phú Bài – Huế và KCN GILIMEX Vĩnh Long được kỳ vọng là động lực tăng trưởng mới của GIL trong năm 2024 – 2026.
  • Dự kiến bàn giao 20 ha trong năm 2024, tương ứng doanh thu mảng khu công nghiệp = 360 tỷ VNĐ, lợi nhuận gộp = 179 tỷ VNĐ.

Dự Báo Kết Quả Kinh Doanh:

  • Doanh Thu: Dự báo doanh thu thuần năm 2024 là 1,466 tỷ VNĐ, tăng 57% so với năm trước.
  • Lợi Nhuận Sau Thuế: Dự báo 113 tỷ VNĐ, tăng 310% so với năm trước.

Rủi Ro:

Hàng Tồn Kho Amazon: GIL có hàng tồn kho liên quan với Amazon (800 tỷ VNĐ) đang chờ kết quả tòa án về vụ kiện. Có nguy cơ phải trích lập dự phòng 800 tỷ VNĐ nếu thua kiện.

1 Likes

Nói thêm về kỳ vọng mảng dệt may của GIL

Đơn hàng ngành dệt may nói chung và đơn hàng của GIL đã tạo đáy vào năm 2023:

  • Hàng tồn kho nói chung đã giảm do các nhãn hàng tập trung xử lý đẩy tồn kho trong 2023. Cụ thể, tổng giá trị hàng tồn kho tại Mỹ đã tạo đáy và đi ngang quanh mức 2.1 – 2.2 tỷ USD kể từ T5.2023.

  • Bản thân hàng tồn kho các khách hàng của GIL cũng đã giảm mạnh. GIL đang phục vụ 3 khách hàng chính là Ikea Supply AG (chiếm 55% giá trị đơn hàng), Helinox Inc (chiếm 37%), và Ballard Design (chiếm 5%). Trong đó, hàng tồn kho của IKEA đã giảm 24% so với cuối năm 2022.

=> Kỳ vọng đơn hàng sẽ phục hồi +20% yoy – tương đương với giả định về trung bình ngành trong năm 2024 nhờ nhu cầu tiêu thụ tại Hàn Quốc, Mỹ, và EU nói chung phục hồi.

1 Likes

Nói thêm về mảng khu công nghiệp

Khu công nghiệp GILIMEX Phú Bài – Huế và KCN GILIMEX Vĩnh Long sẽ là động lực tăng trưởng mới của GIL trong năm 2024 – 2026

KCN Gilimex Huế sẽ là động lực tăng trưởng của GIL trong năm 2024

KCN Gilimex Huế, có tổng diện tích là 460 ha, được chia thành 2 phân khu: Khu A (49 ha), Khu B (411 ha). Dự án đã cơ bản hoàn thành xong pháp lý trong giai đoạn 2021 – 2022 như Chấp thuận Chủ trương đầu tư và lựa chọn GIL là Nhà đầu tư. Trong năm 2023, GIL đã được Nhà nước cho thuê đất 80 ha (3 đợt), đã san nền được 95% diện tích (68 ha), thi công hạ tầng được 80% diện tích. Đối với khu A, GIL đã bắt đầu có thể bàn giao cho khách hàng kể từ cuối năm 2023 – Quý 1.2024. Đối với khu B, có khả năng bắt đầu bàn giao kể từ quý 22024.

Kỳ vọng GIL có thể bàn giao 12 ha KCN Gilimex Huế tương ứng doanh thu trong năm 2024. Cụ thể, kết thúc năm 2023, Công ty đã nhận được tiền trả trước của khách hàng là 12.8 tỷ VNĐ. Với giá cho thuê ước tính là 1.5 -1.7 triệu VNĐ/m2, tương đương (65-70 USD/ m2/thời hạn thuê), tiền đặt cọc thường chiếm 10% tổng giá trị hợp đồng =>ước tính tổng giá trị hợp đồng chưa bàn giao của GIL là 8 – 9 ha.
Riêng trong tháng 1.2024, Công ty đã bàn giao 6.1 ha cho Eon Industry Việt Nam. => Kỳ vọng GIL có thể bàn giao 20 ha trong năm 2024, tương ứng doanh thu mảng khu công nghiệp = 360 tỷ VNĐ, lợi nhuận gộp = 179 tỷ VNĐ với giả định giá bán = 1.7 triệu VNĐ/m2, biên lợi nhuận gộp = 50%.

Ước tính giá trị dự án KCN Gilimex – Huế là 940 tỷ VNĐ, với giả định: giá bán dự án 1.7 triệu VNĐ/m2 (65-70 USD/ m2/thời hạn thuê), trong năm 2024, tăng trưởng 2%/năm và sản lượng bán hàng 20 – 30 ha/năm trong giai đoạn 2025-2034, tổng mức đầu tư dự án ước tính = 2,450 -2,550 tỷ, tương ứng biên lợi nhuận gộp = 50 -56%.

1 Likes

thanks bác nhiều, xem cái này ngắn gọn biết nên mua hay bán rồi

1 Likes

Wow anh Liêm thiệt luôn hở anh?! :hugs:
Xưa em học ở Idecaf có tình cờ chung lớp với anh mấy bữa :joy:

1 Likes

đọc hay phết

1 Likes

thanks bác!

Đoán bậy bạ đúng thật các bác ạ!

1 Likes

lựa chọn được các cổ phiếu mạnh ở vùng giá hấp dẫn, cho lợi nhuận cực tốt, là điều ai cũng mong muốn,…

1 Likes

nhưng hầu hết đều không làm được :’)

Phải chấp nhận đánh đổi thôi bác. Cần chờ sự xác nhận của dòng tiền, cơ bản cổ tốt nhưng nếu không có sự tham gia của dòng tiền thì giá vẫn không đẩy đi được.

1 Likes

Bản tin sáng 11/04: SBV có khả năng phải đánh đổi!


Tuy nhiên phải lưu ý: dự trữ ngoại hối chỉ còn 92 tỷ USD thôi, (so với 110 tỷ của 2022) => Mức độ can thiệp chỉ có giới hạn thôi chứ ko can thiệp mạnh được => áp lực lên tỷ giá sẽ rất lớn

=> Nếu FED ko có ý định cắt ls thì áp lực tỷ giá rất lớn. VN sẽ phải tăng lãi suất lên đến 100 điểm cơ bản => ko tốt cho thị trường chứng khoán

Đối mặt với sự đánh đổi

SBV có xu hướng chấp nhận việc thả cho tỷ giá chạm trần vì họ đang kiên định với lập trường thích nghi và ưu tiên hàng đầu phục hồi kinh tế. => SBV sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ như tác động bằng “jawboning” và phát hành T-bills để nâng lãi suất liên ngân hàng VND trong thời gian tới.

Do đó SBV có thể sẽ chấp nhận biến động tỷ giá ngoại hối lớn hơn. Do đó SBV sẽ kiên định giữ nguyên lãi suất trong khi chờ đợi đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed, có thể vào tháng 6/2024.

3 Likes

rối quá, đọc không hiểu lắm

1 Likes

rối chổ nào bác ơi

:wave:

GIL đang đổi core doanh nghiệp sang khu công nghiệp, mình nhớ hình như còn nhiều khu sẽ được triển khai trong tương lai

2 Likes

thấy doanh thu chiếm tỷ trọng cũng không lớn

1 Likes