VNL cổ phiếu sót lại cần nghiên cứu của ngành vận tải biển vốn hóa 270 tỷ, không nợ vay tạo doanh thu 1200 tỷ và dự kiến năm nay EPS 5k

Chào tất cả anh em chiến hữu, chứng sỹ
Giới thiệu cùng anh em cổ phiếu VNL cũng có thể là một cổ phiếu có thể đầu tư an toàn cửa ăn 30-50% trong năm nay ổn và Ok

  1. Thông tin cơ bản:
    EPS hiện tại theo Cafef: 3.66K
    P/E:8
    Giá hiện tại: 30.05
    Book Value: 26.3k
    Mục tiêu: 5x năm 2021
    Vốn hóa hiện tại: 270 tỷ
    Doanh thu 2021 dự kiến theo kế hoạch: 1200 tỷ
    Lợi nhuận theo kế hoạch: 27.5 tỷ
    Lũy kế LNST 6 tháng là: 23.7 tỷ => Dự phóng: 50 tỷ năm 2021
  2. Những điểm nhấn:
  • Lợi thế từ BDI đang lên mạnh mẽ so với VNA, VOS thì VNL đang ít NĐT tìm kiếm và phân tích
  • Vốn hóa nhỏ, ngon bổ rẻ và chỉ cần cải thiện Biên LNG lên thì sức bật khủng khiếp
  • Không nợ vay. Biên đã tăng từ 3.5% lên 4.1%
  • Cổ tức đều 15%/ năm tiền mặt
  • Dự kiến thoái vốn một vài mảng, công ty liên kết hoạt động kém hiệu quả có khả năng xuất hiện những khoản đột biến lợi nhuận tài chính như Công ty Vinatrans Đà Nẵng
  1. So sánh vốn hóa cùng VNA, VOS và P/E ngành thì VNL là cổ phiếu đang bị bỏ quên trong giai đoạn hiện tại
  • VNL vốn điều lệ 90 tỷ, vốn hóa 270 tỷ và khi NĐT chấp nhận P/E ngang ngành 9-10 thì dự phóng giá hợp lý năm nay của VNL là 5x


4 Likes

Anh em nào có VNL chung tàu không ?

Giá cước vận chuyển container tuyến Đông Nam Á đi Bắc Mỹ tăng trở lại Báo Công Thương | Hôm qua lúc 16:31 Chia sẻ Đăng lại Bình luận (81) Tình trạng tắc nghẽn tại các cảng của Anh do thiếu tài xế đang ảnh hưởng tiêu cực đến sự luân chuyển container rỗng trên các tuyến vận chuyển (Ảnh: Business Insider) Sau khi bất ngờ sụt giảm mạnh vào cuối tuần trước khi thị trường Trung Quốc bước vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh dài 7 ngày, giá cước vận chuyển container đường biên trên các tuyến Đông Nam Á và Đông Á đi Bắc Mỹ đã tăng trở lại trong tuần này. Cụ thể, dữ liệu của hãng nghiên cứu thị trường S&P Global Platts (Anh) cho thấy tổng chi phí vận chuyển container trong tuần này trên tuyến từ Đông Nam Á đi Bờ Tây Bắc Mỹ đạt 16.000 USD – 19.000 USD/FEU (1 container 40 feet). Trong khi đó, tổng chi phí vận chuyển container trên tuyến từ Đông Nam Á đi Bờ Đông Bắc Mỹ vẫn được giữ ổn định trong khoảng 20.000 USD – 22.500 USD/FEU. Trước đó, chi phí vận chuyển container từ Đông Nam Á đi Bờ Tây Bắc Mỹ đã đột ngột giảm mạnh còn 11.500 USD/FEU trong bối cảnh các hãng tàu muốn tận dụng tối đa công suất vận chuyển khi nhiều nhà máy xuất khẩu tại Trung Quốc nghỉ lễ kéo dài từ ngày 1/10 – 7/10. Giới phân tích nhận định khi các nhà máy tại nước này quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ thì số đơn hàng vận chuyển hàng hoá sẽ tiếp tục tăng lên cho đến tận dịp Tết Nguyên đán vào đầu tháng 2/2022. Dữ liệu của hãng S&P Global Platts cũng cho thấy chi phí vận chuyển container từ Indonesia hiện đang cao hơn so với mặt bằng chung tại khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, tổng chi phí vận chuyển container từ Indonesia đi Bờ Đông Bắc Mỹ hiện đạt 21.550 USD/FEU; trên các tuyến đi Bờ Tây Hoa Kỳ, tổng chi phí đạt 18.550 USD/FEU. Các mức giá này tăng khoảng 2.000 USD/FEU so với hồi cuối tháng 9 vừa qua. Chỉ số giá cước Platts Container Rate 1 của hãng S&P Global Platts cho thấy , tổng chi phí hiện vận chuyển từ Bắc Á đi Bắc Châu Âu hiện đạt 17.250 USD/FEU, giảm 250 USD so với mức giá cước trong tuần trước và chạm mức thấp nhất kể từ hồi cuối tháng 8/2021 đến nay. Tuy nhiên, chỉ số giá cước Platts Container Rate 11 cho thấy tổng chi phí vận chuyển trên tuyến từ Bắc Á đến Châu Âu vẫn giữ ở mức cao 18.500 USD/FEU. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng thiếu hụt tài xế khiến việc giải phóng hàng tại các cảng của Anh diễn ra chậm và gây tắc nghẽn trên toàn bộ các chuỗi cung ứng. Điều này sẽ khiến thời gian quay vòng container rỗng trên các tuyến từ Châu Á đến Anh nói riêng và các tuyến vận chuyển khác bị kéo dài. Một số hãng tư vấn thị trường vận tải biển lớn trên thế giới như Drewry (Anh) và Maritime Strategies International (MSI, Singapore) vừa cảnh báo các chuỗi cung ứng trên toàn cầu sẽ còn tiếp tục đối mặt với rủi ro tắc nghẽn cho đến cuối năm sau thay vì kết thúc vào thời điểm Tết Nguyên đán 2022 như các nhận định lạc quan trước đây. Đồng thời, giá cước vận tải đường biển sẽ đi ngang, thiết lập một mặt bằng giá mới thay vì sụt giảm mạnh như các kỳ vọng trước đây.

1 Likes

Hay quá em, lên tàu thôi

Mời sếp lên tàu cùng

Mới nổ vol, chắc phải đợi test lại mới vào được Bác nhỉ, còn phải chờ đợi ý kiến của các anh lái

Chờ tích lũy rồi vào các sếp ơi!

1 Likes

VNL hơn 40 kinh nghiệp, doanh nghiệp 350 nhân viên, có 15 văn phòng và 150 đối tác :smiley:

1 Likes

VNL: Hưởng lợi từ giá cước “leo thang”, Logistics Vinalink báo lãi tăng gần 60% Báo đầu tư | 8/9 lúc 20:42 Chia sẻ Đăng lại Bình luận (8) Nửa đầu năm nay, Công ty cổ phần Logistics Vinalink (HoSE: VNL) báo lãi sau thuế hợp nhất đạt gần 24 tỷ đồng, tương ứng tăng hơn 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Nguyễn Nam Tiến, Tổng giám đốc Logistics Vinalink lý giải doanh thu thuần bán niên năm nay tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo giá cước vận chuyển quốc tế tăng cao. Đây cũng là 2 nguyên nhân chính mang lại mức tăng trưởng tích cực cho doanh nghiệp trong năm vừa rồi. Nửa đầu năm nay, lợi nhuận gộp của Logistics Vinalink tăng gần 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả kinh doanh nửa đầu năm nay của Logistics Vinamilk so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng hơn 8,7 tỷ đồng so với cùng kỳ nhờ các khoản lợi nhuận tăng đến từ dịch vụ vận chuyển quốc tế bằng đường biển/ hàng không và từ các công ty liên doanh, liên kết. Doanh nghiệp đang có 7 công ty liên kết là Công ty cổ phần Giao nhận vận tải miền Trung (nắm 27,89%), Công ty cổ phần Logistics Kim Thành (56,52%), Công ty TNHH Vận tải Việt Nhật Konoike Vina (9,15%), Công ty TNHH Dịch vụ Đại lý Vận chuyển (30%), Công ty TNHH Điều hành vận chuyển hàng hoá liên kết LCM (30%), Công ty TNHH RCL (20%) và Công ty cổ phần Vận chuyển Vinalink (40%). Logistics Vinalink có trụ sở chính tại TP.HCM, tiền thân là Xí nghiệp Đại lý vận tải và gom hàng (Vinaconsol) được thành lập vào năm 1999. Công ty này kinh doanh trong lĩnh vực vận tải với ngành chính là kinh doanh kho bảo quản, vận tải hàng hoá; giao nhận vận tải, kho, gom hàng; đại lý tàu biển, đại lý lưu cước, vỏ container cho các hãng tàu; đại lý vận tải hàng không;… Tính đến cuối tháng 6/2021, Logistics Vinalink có 1 công ty con trực tiếp (tại Campuchia) và 7 công ty liên doanh, liên kết được phản ánh trong Báo cáo tài chính hợp nhất. Nếu chia theo khu vực, doanh thu từ trụ sở TP.HCM của công ty này chiếm tỷ lệ áp đảo, mang về gần 500 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay. Doanh thu thuần phân theo từng khu vực của Logistics Vinalink trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2020. Tổng tài sản của Logistics Vinalink tính đến cuối kỳ ở mức xấp xỉ 422 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là hơn 131.4 tỷ đồng. Đầu tháng 7/2021, doanh nghiệp thông qua phương án phát hành 450.000 cổ phiếu, tương ứng 5% lượng cổ phiếu đang lưu hành để bán trực tiếp cho cán bộ, nhân viên chủ chốt của công ty. Thời điểm thực hiện dự kiến trong quý II - quý III/2021. Logistics Vinalink cũng vừa miễn nhiệm Phó tổng giám đốc Đinh Quang Ngọc sau 13 năm đương nhiệm cùng thời điểm với cổ đông lớn là Công ty cổ phần Đầu tư Toàn Việt liên tục bán cổ phiếu VNL, giảm tỷ lệ sở hữu từ 7,02% xuống 4,36%.

1 Likes

Cổ tức đều như vắt chanh 15%/ năm

Bà trà đá Hải Phòng đồn VOS lãi 181 tỷ - 200 tỷ, VNA khoảng 60-61 tỷ. Liệu VNL có đạt 15 tỷ không đây ??

1 Likes

Nhìn giao dịch VNL như này cạn cung lắm rồi. Muốn gom hàng ắt phải đẩy mạnh, gom cho đủ. Phi tít

Hôm nay so với VNA VOS thì VNL vẫn là cứng cựa!

hàng ngon, 4x :slight_smile:

Hợp lý anh nhỉ

VNL còn phiên hôm nay có giá 29.x. Thứ 5 lại rít thôi

Chiều nay Vận tải biển lại vít ga thôi nào HAH VNA VOS VNL. Chỉnh thế đủ rồi