VPH - HÀNH TRÌNH LÊN 3 CHỮ SỐ (liên tục update)

Kệ

Trong năm vừa qua, công ty ưu tiên nguồn vốn để đầu tư vào các dự án trọng điểm đều thuộc xã Nhơn Đức (Nhà Bè, TP.HCM) mà Vạn Phát Hưng đang triển khai như dự án khu dân cư (KDC) An Hưng và KDC Nhơn Đức Nhà Bè nhằm tạo ra giá trị dài hạn cho công ty và cổ đông. Ông Phùng Điền Trọng, Phó Tổng Giám đốc Vạn Phát Hưng cho biết chi phí giải phóng mặt bằng hai dự án này khoảng 5,5 triệu đồng/m2.

Được biết KDC An Hưng có diện tích 9,2 ha gồm biệt thự, shophouse và nhà phố có diện tích 126-240 m2. Công ty đã hoàn thành phê duyệt đồ án quy hoạch 1:500, hoàn thành thi công văn phòng bán hàng.

KDC Nhơn Đức Nhà Bè có diện tích 16,7 ha. Công ty đã hoàn thành nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư.

Ngoài ra, công ty cũng hoàn thành nâng cấp nhà máy xử lý chất thải Hòa Bình, thực hiện xin chấp thuận chủ trương đầu tư viện dưỡng lão (xã Nhơn Đức, Nhà Bè) với quy mô 2 ha.

Trong năm 2023, công ty ghi nhận 73 tỷ đồng doanh thu thuần và 5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm lần lượt 54,7% và 84,6% so với năm 2022. Nguyên nhân đến từ việc công ty chỉ ghi nhận doanh thu còn lại từ dự án C.T.C và chưa hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Bất động sản Nhà Bè (Nhà Bè Land).

Có ai có hiểu biết về kinh doanh Viện dưỡng lão chia sẻ thông tin giúp nha

1 Likes

Chưa
Cứ bình tĩnh
Đang xin mà

Đồ thì VPH đẹp nhỉ? Quá mạnh.

ĐHĐCĐ Vạn Phát Hưng: Thương vụ Lotte Land có thể ghi nhận doanh thu trong quý III và quý IV, tự tin về mục tiêu lợi nhuận 2024

Hoàng Huy

07:00 | 28/06/2024

[Chia sẻ](javascript::wink:

Lãnh đạo Vạn Phát Hưng cho biết, khả năng trong quý III sẽ hoàn thành thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhơn Đức giai đoạn 1. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện việc chuyển nhượng với Lotte Land, từ đó đạt mục tiêu lợi nhuận năm 2024.

Toàn cảnh hai dự án tại Nhà Bè của Vạn Phát Hưng. (Ảnh tư liệu: Hải Quân).

Mục tiêu lãi 76 tỷ đồng

Ngày 27/6, CTCP Vạn Phát Hưng đã tiến hành ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Tại đại hội, cổ đông Vạn Phát Hưng đã thông qua kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2024 lần lượt là 253,5 tỷ đồng và 76 tỷ đồng, tỷ lệ chia cổ tức dự kiến 5%.

Năm nay, Vạn Phát Hưng sẽ tập trung thực hiện chuyển nhượng 55% vốn tại Bất động sản Nhà Bè (liên quan đến dự án Nhơn Đức mở rộng giai đoạn 1), triển khai san lấp, thi công dự án An Hưng và dự án Nhơn Đức.

1 Likes

Mấy nhà bán rồi thì giữ nguyên à bác

1 Likes

Ko hiểu ý bác là j?

Ra cái vb kia là xác định cb có chấp thuận ctrg đầu tư rồi. 566 t sẽ đc xác nhận ng mua trả trước

1 Likes

Lotte và VPH làm xong thì Người Hàn Quốc mua ko nhỉ?

Sau 1/8, người nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam?

04-08-2024 - 12:51 PM | Bất động sản

[Chia sẻ0](javascript::wink:

Nghe đọc bài

2:43

1x

Nghị định 95/2024 vừa ban hành quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở, trong đó quy định về số lượng nhà mà người nước ngoài được sở hữu. Theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tối đa 30% tổng số căn hộ có mục đích để ở của tòa nhà đó từ ngày 1/8.

[TIN MỚI](javascript::wink:

  • Đầu tư IPA sắp phát hành 1.096 tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ

Đầu tư IPA sắp phát hành 1.096 tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ

  • Giáo viên lâu năm tiết lộ: Đây là 7 câu nói của cha mẹ làm tổn thương con cái nhất, nhiều học sinh đã rơi vào tuyệt vọng

Giáo viên lâu năm tiết lộ: Đây là 7 câu nói của cha mẹ làm tổn thương con cái nhất, nhiều học sinh đã rơi vào tuyệt vọng

  • Không nói không rằng, một quốc gia vừa chặn toàn bộ người dùng truy cập Instagram

Không nói không rằng, một quốc gia vừa chặn toàn bộ người dùng truy cập Instagram

Theo quy định mới, với một tòa nhà chung cư (kể cả nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp), tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tối đa 30% tổng số căn hộ có mục đích để ở của tòa nhà đó.

Trường hợp tòa nhà chung cư có nhiều đơn nguyên hoặc nhiều khối nhà cùng chung khối đế, tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa 30% tổng số căn hộ có mục đích để ở của mỗi đơn nguyên, mỗi khối nhà.

Với nhà ở riêng lẻ mà trên một khu vực có số dân quy định nếu chỉ có 1 dự án đầu tư xây dựng nhà ở, tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu số lượng nhà ở không vượt quá 250 căn nhà.

Trường hợp khu vực quy định tại điểm này có từ 2 dự án đầu tư xây dựng nhà ở trở lên thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại tất cả các dự án nhưng không vượt quá 250 căn nhà.

Sau 1/8, người nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam?- Ảnh 1.

1 toà nhà chung cư không được phép bán quá 30% số căn hộ cho người nước ngoài.

Trường hợp trên một khu vực có số dân quy định có nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu đủ số lượng nhà ở riêng lẻ theo quy định thì tổ chức, cá nhân nước ngoài không được sở hữu thêm nhà riêng lẻ tại các dự án khác của khu vực này.

Nghị định quy định t rước khi hết hạn sở hữu nhà ở tối thiểu 3 tháng, tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu gia hạn thêm thời hạn sở hữu nhà ở thì gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến 1 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở để được xem xét, giải quyết.

Trong thời hạn tối đa 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 điều này, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Nếu vẫn đáp ứng đúng đối tượng và điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở thì có văn bản chấp thuận gia hạn một lần thời hạn sở hữu nhà ở theo đề nghị của chủ sở hữu những tối đa là 50 năm, kể từ khi hết hạn sở hữu nhà ở lần đầu ghi trên giấy chứng nhận.

Theo thống kê từ Bộ Xây dựng , có khoảng 4 triệu người có nhu cầu mua nhà Việt Nam trong tương lai, bao gồm cả những người nước ngoài và Việt kiều .

Dat Xanh Services vừa công bố Báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy, phần lớn Việt kiều mua nhà và muốn mua nhà tại Việt Nam là phân khúc tầm trung, để phục vụ nhu cầu ở thật chứ không phải đầu cơ. Những Việt kiều hiện có nhu cầu bất động sản đầu tư thì thường tìm kiếm những sản phẩm đầu tư dài hạn, và thường tập trung vào các phân khúc có khả năng khai thác cho thuê, với mức sinh lời cao.

Với trường hợp mua để tích luỹ tài sản, Việt kiều thường chọn bất động sản ở vùng ven TPHCM, nơi có vị trí đắc địa và dân cư đông đúc. Vì những khu vực này có tiềm năng tăng giá trong tương lai và dễ dàng cho thuê, tạo ra nguồn thu nhập ổn định.

1 Likes

T2 dập tháng âm,.mút nhanh còn kịp

Chả hiểu bác nói j luôn

Thứ hai khai trương tháng âm, vùi dập chứng sĩ tí, mai mốt lại cửng ấy mà

1 Likes

TPHCM dừng giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất để chờ hướng dẫn

05-08-2024 - 13:47 PM | Bất động sản

[Chia sẻ9](javascript::wink:

Nghe đọc bài

6:02

1x

Hiện nay, TPHCM chưa có thông báo chính thức là tính thuế theo dự thảo bảng giá đất hay tính theo cách cũ nên các cơ quan thuế phải tạm ngưng giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, chờ hướng dẫn.

Ngưng tính thuế

Thông tin với PV Tiền Phong , chị Trần Thị T. (ngụ huyện Củ Chi, TPHCM) cho biết, gia đình chị có một mảnh đất nông nghiệp rộng hơn 100 m2. Khi nghe thông tin TPHCM sẽ ban hành bảng giá đất mới , chị đã đi nộp hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất.

TPHCM dừng giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất để chờ hướng dẫn- Ảnh 1.

Cơ quan thuế ở các quận, huyện và TP. Thủ Đức chỉ tính tiền nghĩa vụ tài chính đối với những hồ sơ được chuyển sang cơ quan thuế từ ngày 31/7 trở về trước. Ảnh minh hoạ: U.P.

Ngày 2/8, chị T. đến cơ quan thuế nộp hồ sơ nhưng bị từ chối với lý do đang chờ hướng dẫn cách tính nghĩa vụ tài chính từ Cục Thuế TPHCM.

“Hiện nay, TPHCM chưa ban hành bảng giá đất mới. Bảng giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất hiện hành vẫn có hiệu lực pháp luật. Cơ quan thuế dừng việc xác định nghĩa vụ tài chính đối với các hồ sơ chuyển qua cơ quan thuế từ ngày 1/8 thì có đúng quy định pháp luật?", chị T. thắc mắc.

Việc dừng xác định nghĩa vụ tài chính của nhiều cơ quan thuế tại TPHCM đã và đang khiến nhiều người dân có nhu cầu nộp hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất hoang mang, lo lắng.

Ông H. (ngụ TP Thủ Đức) băn khoăn: việc dừng thủ tục hành chính của người dân để chờ hướng dẫn có thật sự cần thiết? Bởi lẽ đều chưa có bảng giá đất mới song các tỉnh thành khác vẫn áp dụng bảng giá đất cũ, không dừng như TPHCM.

“TPHCM dự kiến ban hành bảng giá đất mới vào giữa tháng hoặc cuối tháng 8. Khi đó, những hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất trước ngày bảng giá đất mới có hiệu lực sẽ được tính theo giá nào, cũ hay mới?", ông H. thắc mắc và chia sẻ thêm, ông và nhiều trường hợp khác lo tiền thuế tăng cao nên lật đật đi làm hồ sơ, vay tiền để đóng nhưng hiện nay cơ quan thuế không cho nộp thì vừa không được việc, vừa tốn tiền lãi vay.

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong , từ đầu tháng 8, cơ quan thuế các quận, huyện và TP. Thủ Đức chỉ xác định nghĩa vụ tài chính đối với những hồ sơ được chuyển sang cơ quan thuế từ ngày 31/7 trở về trước. Đối với các hồ sơ chuyển sang từ ngày 1/8 (ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực), cơ quan thuế đang chờ hướng dẫn từ Cục Thuế TPHCM.

TPHCM dừng giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất để chờ hướng dẫn- Ảnh 2.

Nhiều cơ quan thuế lo ngại sẽ bị cho là làm thất thoát ngân sách nên không dám xác định nghĩa vụ tài chính khi người dân chuyển mục đích sử dụng đất.

Trong vai người dân cần đi làm hồ sơ chuyển đổi mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở cần hướng dẫn thủ tục, phóng viên được nhân viên Chi cục Thuế TP. Thủ Đức hướng dẫn sang Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP. Thủ Đức để làm hồ sơ. Khi có hồ sơ chuyển sang tính thuế mới quay lại Chi cục Thuế TP. Thủ Đức để làm các bước tiếp theo. Tuy nhiên, hiện nay chưa có thông báo chính thức là tính thuế theo dự thảo bảng giá đất hay tính theo cách cũ nên các cơ quan thuế phải tạm ngưng, chờ hướng dẫn.

Một lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nhà Bè cũng xác nhận, ngành thuế đã ngưng giải quyết hồ sơ tính thuế chờ bảng giá đất mới và chờ Cục Thuế TPHCM hướng dẫn.

Nên xử lý ra sao?

Theo một số chuyên gia, điều 159 Luật Đất đai 2024 quy định bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026 là bảng giá đất được lập theo phương pháp định giá theo giá thị trường.

Trong khi đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết việc xây dựng dự thảo bảng giá đất (áp dụng từ nay đến hết 31/12/2025) dựa trên dữ liệu thị trường và cơ sở giá đất từ Cục Thuế TPHCM, Văn phòng Đăng ký đất đai TPHCM.

Vì vậy, một số chuyên gia cho rằng, TPHCM tính theo giá thị trường để điều chỉnh giá đất cho bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2025 là không đúng tinh thần của Luật Đất đai 2024.

Hiện tại, nhiều tỉnh, thành phố chưa áp dụng bảng giá đất mới. Hà Nội cũng chỉ vừa điều chỉnh hệ số K áp dụng vào ngày 29/7. Do đó, nếu Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM điều chỉnh bảng giá 2020 - 2025 thì phải trong khung giá vì bảng giá này bị điều chỉnh bởi khung giá. Khung giá chỉ bỏ với bảng giá từ 1/1/2026 trở đi. Nếu bỏ qua khung giá mà cho phép áp giá theo giá thị trường cao hơn cả khung giá thì quy định cho giá 2020 - 2025 hiệu lực tới ngày 31/12/2025 là vô nghĩa.

TPHCM dừng giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất để chờ hướng dẫn- Ảnh 3.

TPHCM ban hành bảng giá đất mới vào giữa hoặc cuối tháng 8 thì chỉ có hiệu lực và được áp dụng từ ngày ban hành.

Trao đổi với PV Tiền Phong , luật sư Trần Đức Phượng (Đoàn Luật sư TPHCM ) khẳng định, Khoản 3 Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không cho phép hồi tố. Do đó, TPHCM ban hành bảng giá đất mới vào giữa hoặc cuối tháng 8 thì chỉ có hiệu lực và được phép áp dụng từ ngày ban hành. Hiện tại, TPHCM chưa có bảng giá đất mới thay thế thì phải áp dụng bảng giá cũ và cơ quan thuế phải giải quyết thủ tục hành chính cho dân. Việc dừng giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan thuế là chưa phù hợp.

Luật sư Trần Đức Phượng cũng khẳng định, Khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 cho phép địa phương được áp dụng đơn giá đất cũ đến 31/12/2025 hoặc điều chỉnh bảng giá đất tùy theo tình hình thực tế. Như vậy, khi bảng giá đất điều chỉnh của TPHCM chưa được ban hành thì bảng giá đất cũ vẫn còn hiệu lực đến 31/12/2025.

“Cái mới chưa có thì được phép áp dụng cái cũ theo Khoản 1 của Điều 257 Luật Đất đai 2024 chứ sao lại dừng giải quyết thủ tục hành chính để người dân chịu thiệt thòi”, Luật sư Phượng nói.

Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM khẳng định, việc điều chỉnh bảng giá đất là cần thiết vì sẽ giúp khắc phục được 3 bất cập của bảng giá đất hiện hành. Đồng thời, bảng giá hiện hành chưa cập nhật giá tái định cư đã phê duyệt, không đủ làm căn cứ để tính tiền sử dụng đất cho người được bố trí tái định cư theo Luật Đất đai 2024.

Tuy nhiên, nếu áp dụng dự thảo bảng giá đất mới sẽ khiến giá nhà đất và cả ngân sách cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Cụ thể, vốn đầu tư cho hai dự án rạch Xuyên Tâm (quận Bình Thạnh và quận Gò Vấp) và bờ bắc kênh Đôi (quận 8) sẽ tăng hơn 10.000 tỷ đồng cho phần bồi thường giải tỏa.

Trước đó, TPHCM đã thông qua vốn đầu tư cho dự án bờ bắc kênh Đôi là gần 5.000 tỷ đồng, dự án rạch Xuyên Tâm là 9.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu áp dụng theo giá đất mới thì quận 8 tăng 254%, quận Gò Vấp tăng bình quân 212%, quận Bình Thạnh tăng 167% thì chi phí giải phóng mặt bằng sẽ thêm khoảng 10.000 tỷ đồng, tương đương tăng gần 46% so với trước.

Đáng chú ý, không chỉ dự án này mà các dự án đầu tư công khác sẽ bị đội vốn do chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng tăng và ngân sách sẽ phải bù đắp cho khoản gia tăng này.

1 Likes

HoREA kiến nghị xây dựng ‘Bảng giá đất lần đầu’ áp dụng từ 1/1/2026

06-08-2024 - 13:53 PM | Bất động sản

[Chia sẻ0](javascript::wink:

Nghe đọc bài

9:28

1x

Với quan điểm “Dự thảo Bảng giá đất trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” được áp dụng từ ngày 1/8/2024 vẫn chưa hợp lý, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) kiến nghị nên tập trung xây dựng ‘Bảng giá đất lần đầu’ áp dụng từ ngày 1/1/2026. Phóng viên Báo Tin tức đã trao đổi với ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA về vấn đề này.

[TIN MỚI](javascript::wink:

  • CEO Trần Thế Anh: Từ cậu shipper đến lãnh đạo DZ group phủ khắp 3 miền

CEO Trần Thế Anh: Từ cậu shipper đến lãnh đạo DZ group phủ khắp 3 miền

  • Chủ tịch UBND TP HCM: Mở rộng thi tuyển chức danh lãnh đạo sở, quận, huyện, doanh nghiệp nhà nước

Chủ tịch UBND TP HCM: Mở rộng thi tuyển chức danh lãnh đạo sở, quận, huyện, doanh nghiệp nhà nước

  • 65 tuổi, chồng mất sớm, tôi muốn nối lại tình xưa sau buổi họp lớp nhưng các con ngăn cản bởi lý do chẳng thể ngờ tới khiến người làm mẹ quá xấu hổ và buồn tủi!

65 tuổi, chồng mất sớm, tôi muốn nối lại tình xưa sau buổi họp lớp nhưng các con ngăn cản bởi lý do chẳng thể ngờ tới khiến người làm mẹ quá xấu hổ và buồn tủi!

Theo HoREA, “Dự thảo Bảng giá đất trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” (gọi tắt dự thảo Bảng giá đất mới) nhìn chung tăng phổ biến từ 10 - 20 lần so với giá đất của Bảng giá đất hiện hành, và như vậy là chưa hợp lý. Tại sao lại có nhận định này, trong khi giá đất mới này có lợi cho người bị thu hồi đất, thưa ông?

Đúng là dự thảo Bảng giá đất mới có lợi cho người dân có đất bị thu hồi sẽ được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng hơn, số tiền được bồi thường sẽ cao hơn. Ví dụ, trường hợp bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 3 cho một số vị trí đất tại huyện Hóc Môn, “hệ số điều chỉnh giá đất” cao nhất chỉ là 38 lần Bảng giá đất cũ, thì nay có mức giá đất cao gấp 51 lần theo dự thảo Bảng giá đất mới.

Ngoài ra, nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất sẽ tăng thêm trong thời gian tới so với giai đoạn 2005 – 2022. Nguyên nhân hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập như “đất hai giá” hoặc mua bán chuyển nhượng; cho thuê bất động sản, nhà ở “hai giá” (hợp đồng khai thuế thấp hơn hợp đồng giao dịch thực); hoặc người sử dụng đất thực hiện “chuyển mục đích sử dụng đất” chỉ thực hiện “nghĩa vụ tài chính với Nhà nước” có giá trị thấp hơn, do giá đất của Bảng giá đất trước đây thường chỉ bằng trên dưới 30% giá thị trường. Do đó, dự thảo Bảng giá đất mới sẽ tác động theo hướng bảo đảm sự “công bằng, hài hòa về lợi ích” giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư và nhà nước đại diện cho lợi ích công cộng.

HoREA kiến nghị xây dựng ‘Bảng giá đất lần đầu’ áp dụng từ 1/1/2026- Ảnh 1.

HoREA kiến nghị chưa nên ban hành bảng giá đất mới vì chưa hợp lý.

Tuy nhiên, bên mạnh những tích cực mà dự thảo Bảng giá đất mới mang lại thì cũng có những tiêu cực không mong muốn. Đó là, mức giá đất tăng quá cao, gấp 10 - 20 lần so với Bảng giá đất hiện hành theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND. Chỉ có giá đất của 3 tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ là vẫn thấp hơn giá thị trường nhưng khu vực này hầu như không có giao dịch mua bán, chuyển nhượng, mà bất động sản tại đây thuộc loại “tích sản”, chủ yếu dùng để cho thuê và cất giữ tài sản.

Mặt khác, mức giá của dự thảo Bảng giá đất mới sẽ có tác động rất lớn đến rất nhiều cá nhân, hộ gia đình khi đề xuất cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất”, do phải nộp tiền sử dụng đất theo bảng giá đất, cao hơn rất nhiều so với trước đây.

Trong khi đó, mặc dù khoản 3 Điều 135 Luật Đất đai 2024 có quy định, trường hợp người sử dụng đất “được ghi nợ nghĩa vụ tài chính”, nhưng trong thời gian còn “nợ tiền sử dụng đất” thì người sử dụng đất bị hạn chế một số quyền như không được thế chấp, không được mua bán chuyển nhượng cho đến khi trả xong khoản “nợ tiền sử dụng đất”.

Chính vì tâm lý lo lắng về việc nộp tiền sử dụng đất sẽ tăng nhiều trong thời gian tới nên trong những ngày gần đây, đã có nhiều người dân đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước thời điểm 1/8/2024 để được nộp tiền sử dụng đất thấp hơn theo quy định hiện hành.

Ông có thể nói rõ hơn về giá đất của dự thảo Bảng giá đất mới tăng lên như thế nào và tác động đến người nộp thuế sử dụng đất ra sao?

Theo như dự thảo Bảng giá đất mới, mức giá đất tại Quận 1 tăng 5 lần; Quận 3 tăng 4 - 9 lần; Quận 4 tăng 11 lần; Quận 5 và Quận 7 tăng 6 lần; Quận 6 tăng 5 - 11 lần; Quận 8 tăng 4 - 18 lần; Quận 10 tăng 5 - 6 lần; Quận 11 tăng 4 - 9 lần; Quận 12 tăng 3 - 33 lần; quận Bình Thạnh tăng 5 - 13 lần; quận Gò Vấp tăng 7 - 11 lần; quận Phú Nhuận tăng 7 - 8 lần; quận Tân Bình tăng 7 - 12 lần; quận Tân Phú tăng 7 - 17 lần; quận Bình Tân tăng 9 - 17 lần; thành phố Thủ Đức tăng 6 - 35 lần; huyện Hóc Môn tăng 5 - 51 lần; huyện Củ Chi tăng 9 - 31 lần; huyện Bình Chánh tăng 2 - 36 lần; huyện Nhà Bè tăng 7 - 23 lần; huyện Cần Giờ tăng 8 - 23 lần.

Như vậy, giá đất cao nhất tại TP Hồ Chí Minh là 810 triệu đồng/m2, chủ yếu tập trung 3 tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ (Quận 1), tăng 5 lần so với giá đất 162 triệu đồng/m2 của Bảng giá đất cũ. Trong khi đó, mức giá 162 triệu đồng/m2 còn phải được nhân (x) với “hệ số điều chỉnh” 2,5 lần do thuộc Khu vực I, áp dụng cho giai đoạn 2019 - 2023 là 405 triệu đồng/m2; hoặc“hệ số điều chỉnh” là 3,5 lần áp dụng từ tháng 1/2024 là 567 triệu đồng/m2. Do đó, với mức giá đất 810 triệu đồng/m2 của 3 tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ thì chỉ tăng 1,43 lần so với giá đất tháng 1/2024 và chỉ tăng 2 lần so với giá đất năm 2023.

HoREA kiến nghị xây dựng ‘Bảng giá đất lần đầu’ áp dụng từ 1/1/2026- Ảnh 2.

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu. Ảnh: NVCC

Với giá đất tăng cao như vậy, nhiều người xin cấp Giấy chứng nhận đất sẽ bị thiệt hại rất nhiều. Ví dụ, nếu ông A làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cho căn nhà đã được xây dựng từ lâu trên thửa đất có diện tích 100 m2, tiếp giáp đường Nguyễn Văn Linh thuộc khu dân cư ổn định tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, thửa đất này có nguồn gốc là đất nông nghiệp có giá là 200.000 đồng/m2 (vị trí 1) và giá đất đường Nguyễn Văn Linh là 6,8 triệu đồng/m2 (trong Bảng giá đất theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND Thành phố), thì ông A phải nộp tiền sử dụng đất theo các công thức tính toán sau đây:

Nếu tính tiền sử dụng đất theo Dự thảo Bảng giá đất mới, dự kiến quy định đất nông nghiệp tiếp giáp đường Nguyễn Văn Linh, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh có giá là 3,2 triệu đồng/m2 (vị trí 1) và giá đất đường Nguyễn Văn Linh là 65 triệu đồng/m2 (tăng 9,55 lần) thì ông A sẽ phải nộp tiền sử dụng đất là 6,18 tỷ đồng tính theo công thức: Tiền sử dụng đất phải nộp = 100 m2 x (65 triệu đồng/m2 - 3,2 triệu đồng/m2) = 6,18 tỷ đồng

Nếu chỉ tính tiền sử dụng đất theo “Bảng giá đất” quy định tại Quyết định 02/2020/QĐ-UBND mà không phải tính “hệ số điều chỉnh giá đất” là 3,3 lần, đối với Khu vực II quy định tại Quyết định 56/2023/QĐ-UBND ngày 21/12/2023, ông A chỉ phải nộp tiền sử dụng đất 660 triệu đồng, được tính theo công thức: Tiền sử dụng đất phải nộp = 100 m2 x (6,8 triệu đồng/m2 - 0,2 triệu đồng/m2) = 660 triệu đồng.

Như vậy, số tiền sử dụng đất mà ông A phải nộp theo “Dự thảo Bảng giá đất” là 6,18 tỷ đồng, sẽ tăng 9,36 lần so với số tiền sử dụng đất là 660 triệu đồng, nếu chỉ nộp theo Bảng giá đất quy định tại Quyết định 02/2020/QĐ-UBND.

Còn nếu tính tiền sử dụng đất theo Bảng giá đất quy định tại Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND và “hệ số điều chỉnh giá đất” là 3,3 lần đối với Khu vực II, quy định tại Quyết định 56/2023/QĐ-UBND thì ông A phải nộp tiền sử dụng đất là 2,178 tỷ đồng tính theo công thức sau đây: Tiền sử dụng đất phải nộp = 100 m2 x (6,8 triệu đồng/m2 - 0,2 triệu đồng/m2) x 3.3 = 2,178 tỷ đồng

Như vậy, số tiền sử dụng đất mà ông A phải nộp theo “Dự thảo Bảng giá đất” là 6,18 tỷ đồng sẽ tăng 2,83 lần so với số tiền sử dụng đất là 2,178 tỷ đồng nộp theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND và Quyết định 56/2023/QĐ-UBND.

Bên cạnh đó, còn có trường hợp chịu nhiều thiệt thòi, nhất là những người dân có nhà đất nằm trong các khu vực “quy hoạch treo”, như quy hoạch “khu dân cư xây dựng mới”, “khu dân cư chỉnh trang”; hoặc “dự án treo” như Dự án Bình Quới - Thanh Đa. Vì thế, trong nhiều năm qua, những người dân này đã không được cấp Giấy phép xây dựng mới, không được tách thửa, không được chuyển mục đích sử dụng đất nên đã không được nộp tiền sử dụng đất theo giá đất rất thấp trước đây. Nếu trong thời gian tới, khi Thành phố tháo gỡ xong “quy hoạch treo, dự án treo” thì những người dân này tiếp tục bị thiệt thòi, thua thiệt lần thứ 2 vì sẽ phải nộp tiền sử dụng đất với giá đất rất cao theo quy định tại Dự thảo Bảng giá đất mới.

Vậy theo ông, UBND TP Hồ Chí Minh cần làm gì để cân bằng và hài hòa lợi ích cho người dân?

Từ các trường hợp minh họa trên đây, Hiệp hội xin được đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh xem xét và nên điều chỉnh lại Bảng giá đất dựa trên tình hình thực tế. Cụ thể, người làm bảng giá đất phải đặt mình vào hoàn cảnh của người dân để thấu hiểu và thấy rõ, vì sao tại thời điểm hiện nay chưa nên ban hành Bảng giá đất áp dụng từ ngày 1/8/2024 mà chỉ nên tập trung xây dựng “Bảng giá đất lần đầu” áp dụng từ ngày 1/1/2026 theo quy định của Luật Đất đai 2024.

HoREA kiến nghị xây dựng ‘Bảng giá đất lần đầu’ áp dụng từ 1/1/2026- Ảnh 3.

Theo HoREA, dự thảo bảng giá đất mới nhìn chung tăng phổ biến từ 10 - 20 lần so với bảng giá đất trước đó.

Đồng thời, trong thời gian từ nay đến giữa năm 2025, Hiệp hội cũng đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh Thành phố quyết liệt chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung tháo gỡ các “quy hoạch treo, dự án treo” để người dân tại các khu vực này có đủ thời gian thực hiện các “quyền” của người sử dụng đất, để có thể “kịp” đóng tiền sử dụng đất trong năm 2025 theo Bảng giá đất hiện nay cho đỡ phần thiệt thòi, thua thiệt.

Mặt khác, Hiệp hội đề nghị tiếp tục đánh giá tác động của “Dự thảo Bảng giá đất” lần đầu đối với các đối tượng chịu tác động sau đây: Người sử dụng đất của hơn 13.000 thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc cần “hợp thức hóa” quyền sử dụng các diện tích đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư đô thị ổn định gắn liền với nhà ở hiện hữu.

Hai là, đánh giá tác động của dự thảo Bảng giá đất đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có nhu cầu đầu tư các dự án bất động sản, nhà ở, đô thị, công nghiệp; trong đó có các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức quốc tế về đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn ông!

1 Likes

Thế này thì VPH yên tâm nhé
Chưa áp dụng bảng giá mới
VPH hiện tại đúng là chưa ngon do DA chưa làm và bán ra DT, LN.
Tuy nhiên VPH được kỳ vọng trong thời gian tới

Mua VPH là mua cho kỳ vọng, đầu tư CK là đầu tư kỳ vọng mà.

Anh em phấn khởi lên

[Photostory] Hiện trạng dự án của Vạn Phát Hưng tại Nhà Bè

07:50 | 06/08/2024

Khu dân cư Nhơn Đức nằm tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP HCM. Dự án này do CTCP Vạn Phát Hưng làm chủ đầu tư, với quy mô dự án khoảng 40 ha.

04-08-2024Vạn Phát Hưng sắp hoàn tất thương vụ với Lotte Land

Khu dân cư Nhơn Đức nằm tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP HCM. Dự án này do CTCP Vạn Phát Hưng làm chủ đầu tư. Về vị trí, dự án có phía bắc giáp với đường số 1 theo QHCT 1/2000 hướng ra trục đường Lê Văn Lương, phía nam giáp với Rạch Tôm (Trường Đại học Thể dục Thể thao), phía tây giáp với rạch Ngọn Đình, phía đông giáp với rạch Ông Theo (Trường Đại học Tài nguyên - Môi trường).

Năm 2024, Vạn Phát Hưng sẽ tập trung triển khai san lấp, thi công dự án Nhơn Đức.

Tổng diện tích của khu dân cư Nhơn Đức vào khoảng 40 ha, bao gồm cả hai trường đại học và khu dân cư. Trong đó, diện tích khu Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao TP HCM là 22,6 ha; diện tích khu Trường Đại học Tài nguyên môi trường TP HCM là 8 ha.

Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao TP HCM. Hiện tại khu trường này đang được trường Đại học Mở TP HCM thuê lại. Theo kết quả kinh doanh quý II/2024 vừa được Vạn Phát Hưng công bố, công ty doanh thu thuần 8,8 tỷ đồng và lỗ ròng 22,3 tỷ đồng. Cộng với số lỗ ở quý I, lũy kế nửa đầu năm nay công ty lỗ ròng 37 tỷ đồng. Nguồn thu trong quý chủ yếu đến từ hợp đồng xây dựng dự án Nhơn Đức, Phú Mỹ, và dịch vụ xử lý chất thải, trong khi cùng kỳ năm ngoái công ty có hơn 30 tỷ doanh thu từ dự án CTC (quận 9 cũ).

Trường Đại học Tài nguyên môi trường TP HCM đang được thi công xây dựng hạ tầng. BCTC kỳ này công ty không thuyết minh cụ thể từng khoản mục tài chính. Tại BCTC hợp nhất 2023 của Vạn Phát Hưng do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY kiểm toán thể hiện, tồn kho lớn nhất tại dự án Khu dân cư Nhơn Đức (866 tỷ đồng), tiếp đến là Khu dân cư Phú Xuân và Khu dân cư Phú Mỹ.

Đường tiếp cận cả khu dân cư An Hưng, khu dân cư Nhơn Đức và cả hai trường đại học hiện nay.

Một tuyến đường nội bộ bên trong khu dân cư Nhơn Đức. Một số tiện ích của khu dân cư này bao gồm trường mẫu giáo; trường tiểu học; hồ cảnh quan; sân tennis; sân bóng đá mini…

Ở khía cạnh pháp lý, Vạn Phát Hưng sẽ xin phê duyệt giấy phép xây dựng dự án An Hưng; xin chấp thuận chủ trương đầu tư và duyệt quy hoạch 1/500 dự án Nhơn Đức; xin chấp thuận chủ trương đầu tư Viện Dưỡng lão tại Nhơn Đức - Nhà Bè.

Tổng diện tích khu dân cư khoảng 9,3 ha (gồm 382 nhà liên kế), mật độ xây dựng 40,5% với tầng cao: 3 - 5 tầng. Về tiến độ dự án, khu dân cư Nhơn Đức hiện đang trong quá trình hoàn thiện hạ tầng.

Dự án này có hai loại hình nhà ở bao gồm nhà liên kế điển hình 1 với tổng diện tích từ 95 - 167,5 m2; diện tích xây dựng từ 70 - 87,5m2; tầng cao xây dựng 3 tầng (1 trệt, 2 lầu, 1 mái). Nhà liên kế điển hình 2 với tổng diện tích từ 140 - 373 m2; diện tích xây dựng từ 98 - 191 m2; tầng cao xây dựng 5 tầng (1 trệt, 4 lầu, 1 mái).

Bên trong khuôn viên dự án hiện nay.

Vạn Phát Hưng sắp hoàn tất thương vụ với Lotte Land?
ĐHĐCĐ Vạn Phát Hưng: Thương vụ Lotte Land có thể ghi nhận doanh thu trong quý III và quý IV, tự tin về mục tiêu lợi nhuận 2024


Một dự án tại Nhà Bè của Vạn Phát Hưng. (Ảnh tư liệu: Hải Quân ).

CTCP Vạn Phát Hưng (mã chứng khoán: VPH) vừa công bố thông tin về việc thoái vốn tại CTCP Bất động sản Nhà Bè.

Theo đó, hiện nay Vạn Phát Hưng đang sở hữu 99 triệu cổ phần, tương ứng 99% vốn điều lệ của Bất động sản Nhà Bè. Doanh nghiệp sẽ chuyển nhượng tối đa toàn bộ phần vốn này trong vòng 30 ngày kể từ ngày 1/8, giá trị chuyển nhượng không thấp hơn giá trị đầu tư ban đầu.

HĐQT Vạn Phát Hưng ủy quyền cho Chủ tịch Võ Nguyễn Như Nguyện và ông Trương Thành Nhân quyết định việc tìm kiếm, đàm phán với đối tác và ký hợp đồng chuyển nhượng. Bất động sản Nhà Bè có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó Vạn Phát Hưng sở hữu 99% (tính đến 31/12/2023).

Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra hồi tháng 6, ban lãnh đạo Vạn Phát Hưng cho biết, kế hoạch kinh doanh năm 2024 của công ty là tập trung chuyển nhượng cổ phần tại Nhà Bè Land. Phần quan trọng nhất để hoàn thành việc chuyển nhượng phụ thuộc vào việc dự án Nhơn Đức giai đoạn 1 được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Trước đó, vào năm 2021, Vạn Phát Hưng đã trình cổ đông phương án chuyển nhượng 55% vốn tại Bất động sản Nhà Bè (liên quan đến dự án Nhơn Đức mở rộng giai đoạn 1) cho đối tác là Lotte Land (thuộc Tập đoàn Lotte). Tuy nhiên, dự án Nhơn Đức sau đó gặp vướng mắc pháp lý nên chưa thể thực hiện chuyển nhượng.

Tính đến tháng 6/2024, dự án Nhơn Đức đã đã hoàn tất chấp nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư tiến độ đạt khoảng 95% và chờ UBND TP HCM phê duyệt. Quá trình phê duyệt này phụ thuộc một phần vào hiệu lực của Luật Đất đai sửa đổi, dự kiến quý III sẽ hoàn thành và đủ điều kiện tiếp tục chuyển nhượng.

Quý II vừa qua, Vạn Phát Hưng lỗ sau thuế hơn 22 tỷ đồng, mức lỗ kỷ lục từ trước đến nay. Lũy kế nửa năm, doanh nghiệp ghi nhận 16 tỷ doanh thu và lỗ sau thuế 37 tỷ đồng.

Việc thua lỗ trong 6 tháng đầu năm là điều đã được Vạn Phát Hưng lường trước. Ban lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, doanh thu năm 2024 chủ yếu sẽ ghi nhận trong quý III và quý IV nhờ việc hoàn tất thương vụ chuyển nhượng với Lotte Land.

“Kế hoạch lợi nhuận 2024 của Vạn Phát Hưng đề ra dựa trên việc hoàn thành chuyển nhượng cổ phần Nhà Bè Land cho đối tác. Công ty khá tự tin sẽ chuyển nhượng thành công cổ phần trong năm 2024”, lãnh đạo doanh nghiệp cho hay.

Tại ngày 31/12/2023, Vạn Phát Hưng có khoản phải trả 200 tỷ đồng là khoản nhận đặt cọc từ Lotte Land về việc chuyển nhượng cổ phần của Bất động sản Nhà Bè.

1 Likes

Một doanh nghiệp địa ốc đã nhận được 200 tỷ từ Lotte Land báo “lỗ tạm thời” hơn 22 tỷ

avatar

Kẹo Mây

15:36 25/07/2024

(0)

Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý II/2024 với doanh thu thuần 9 tỷ, do chi phí lãi vay tăng nên lỗ hơn 22 tỷ, nhưng doanh nghiệp này nói chỉ lỗ tạm thời.

🌟Còn về nguồn thu chủ yếu đến từ hợp đồng xây dựng các dự án Phú Mỹ, Nhơn Đức và dịch vụ xử lý chất thải. Nửa năm đầu 2024, Vạn Phát Hưng ghi nhận 16 tỷ doanh thu và lỗ sau thuế 37 tỷ.

🔥 Theo giải trình của Vạn Phát Hưng, kết quả bị lỗ này là do trong kỳ vẫn chưa ghi nhận doanh thu hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Vạn Phát Hưng nói đây là số lỗ tạm thời trong năm.

:diamonds:Về tổng tài sản của Vạn Phát Hưng là 2.385 tỷ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là hàng tồn kho với hơn 1.073 tỷ. Bảng báo cáo đáng chú ý có nợ phải trả tính đến cuối kỳ là 1.402 tỷ, trong đó nợ vay chiếm 61% tổng dư nợ. Về dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh ghi nhận âm 137 tỷ.:diamonds:

► Doanh nghiệp địa ốc này kỳ vọng đến từ việc chuyển nhượng 55% cổ phần tại Công ty cổ phần Bất động sản Nhà Bè cho Lotte Land thuộc Tập đoàn Lotte.

🔥Thông tin việc chuyển nhượng này tại Nhà Bè Land cho Công ty Lotte Land được Vạn Phát Hưng chính thức ký hợp đồng vào năm 2021. Vạn Phát Hưng đã nhận được 200 tỷ từ Lotte Land.

Cụ này cứ hô là cổ sắp mặt nhỉ. Ho

Vph sấp thì bds ra đê hết kakkak

MỘT CÂU CHUYỆN HAY :seedling:

Một người đàn ông bị lạc giữa một sa mạc rộng lớn. Ông mệt lả và khát khô, sẵn sàng đánh đổi bất kì cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.
Đi mãi đi mãi, đến khi đôi chân của ông đã sưng lên nhức nhối, ông thấy 1 căn lều: cũ, rách nát, không cửa sổ.Ông nhìn quanh căn lều và thấy ở 1 góc tối, có 1 cái máy bơm nước cũ và rỉ sét. Người đàn ông vội vã bước tới, vịn chặt vào tay cầm, ra sức bơm. Nhưng không có 1 giọt nước nào chảy ra cả.
Thất vọng, người đàn ông lại nhìn quanh căn lều. Lúc này, ông mới để ý thấy 1 cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi cát trên bình, ông đọc được dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng cách lấy viên đá cào lên:“Hãy đổ hết nuớc trong bình này vào cái máy bơm. Và trước khi đi, hãy nhớ đổ nước đầy lại vào chiếc bình này”.
Người đàn ông bật cái nắp bình ra, và đúng thật, trong bình đầy nước mát. Bỗng nhiên, người đàn ông rơi vào 1 tình thế bấp bênh. Nếu ông uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn ông có thể sống sót. Nhưng nếu ông đổ hết nước vào cái bơm cũ gỉ, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất – rất nhiều nước.
Ông cân nhắc khả năng của cả hai sự lựa chọn: nên mạo hiểm rót nước vào máy bơm để có nguồn nước trong lành hay uống nước trong cái bình cũ và coi như không đọc được lời chỉ dẫn? Dù sao, lời chỉ dẫn không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn chính xác nữa không…

Nhưng rồi cuối cùng, ông cũng quyết định rót hết nước vào cái máy bơm. Rồi ông tiếp tục nhấn mạnh cái cần của máy bơm, một lần, hai lần ….chẳng có gì xảy ra cả! Tuy hoảng hốt, nhưng nếu dừng lại, ông sẽ không còn một nguồn hy vọng nào nữa, nên người đàn ông kiên trì bơm lên xuống, lần nữa, lần nữa …. nước mát và trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kỹ. Người đàn ông vội vã hứng nước vào bình và uống.

Rồi ông hứng đầy bình, dành cho người nào đó có thể không may mắn bị lạc đường như ông và sẽ đến đây. Ông đậy nắp bình, rồi viết thêm 1 câu dưới dòng chữ có sẵn trên bình: “Hãy làm theo chỉ dẫn. Bạn phải cho trước khi bạn nhận"
ST