Trong tháng 6/2024, ước tính giá trị xuất nhập khẩu container đường biển lần lượt đạt 19 tỷ USD và 12 tỷ USD, tăng tương ứng 10% à 6% so với cùng kỳ 2023.
Doanh thu của Tập đoàn Container Việt Nam (VSC) trong quý 2 đạt 718 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Lãi sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 68 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần cùng kỳ, chủ yếu đến từ doanh thu tài chính. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi đạt 143 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước.
Cập nhật mới đây, giá cước vận tải container đã giảm nhẹ trong tuần cuối tháng 7 khi tình trạng tắc nghẽn tại một số cảng ở Châu Á đã “nguội dần”. Theo Drewry, cung tải container dự kiến sẽ tăng 5% trong tháng 8 sao với tháng 07/2024.
Mặt khác, tại Mỹ, cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng 11/2024, Donald Trump đưa ra ý tưởng về mức thuế 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và 10% đối với hàng nhập khẩu từ khu vực khác. Điều này có thể thúc đẩy đến nhu cầu nhập khẩu của một số nhãn hàng trước thời hạn áp thuế. Do đó, giá cước vận tải vẫn sẽ duy trì ở mức cao cho đến hết mùa cao điểm.
giờ vào VSC đc ko ạ
thả tim
vào rồi nha Ad ơi
Lên thuyền VSC
Gần đây, cước vận tải biển từ Việt Nam đi châu Âu và Mỹ đã tăng mạnh, gây áp lực nặng nề lên các doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp phải chi thêm hàng chục nghìn USD cho mỗi chuyến hàng, ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.
Cụ thể, cước vận tải đi châu Âu đã tăng lên mức 4.000 - 5.000 USD/container, trong khi cước đi Mỹ là 6.000 - 7.000 USD/container. Mỗi tháng, doanh nghiệp xuất khẩu có thể chịu thêm từ 250.000 USD trở lên do chi phí vận chuyển tăng. Nguồn cung container cũng khan hiếm, khiến giá cước tiếp tục leo thang. Một số doanh nghiệp thậm chí đã phải xem xét giảm xuất khẩu hoặc chuyển thị trường.
VSC vậy là dò đáy xong chưa ad nhỉ
xong rồi nha bác ơi, vùng giá này vào đc rồi
Giá cước vận tải biển từ Việt Nam đi các châu Mỹ và châu Âu đang tiếp tục giảm mạnh, giảm đến 43% so với thời điểm tháng 7. Đến ngày 3/10, mức giá đã giảm 5% so với tuần trước, hiện gần 3.500 USD/container 40 feet. Giảm giá cước này dự báo sẽ hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng.
Nguyên nhân giảm giá chủ yếu do cuộc đình công của Hiệp hội Nhân viên bốc xếp quốc tế (ILA) tại Mỹ, bắt đầu từ ngày 1/10. Dữ liệu từ Drewry cho thấy giá cước từ châu Á đi châu Mỹ và châu Âu cũng giảm 5% trong tuần và chỉ còn 34% so với mức đỉnh đại dịch vào tháng 9/2021. Mặc dù giá cước đã giảm, tình hình tại các cảng bờ Đông và bờ Vịnh Hoa Kỳ vẫn còn phức tạp.
Viconship đang đẩy mạnh các hoạt động mua bán và sáp nhập. Doanh thu thuần trong quý II/2024 của công ty đạt gần 718 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ, lãi sau thuế công ty mẹ đạt 68 tỷ đồng, gấp 3,4 lần cùng kỳ năm ngoái.
VSC đang quyết tâm rút lui khỏi các lĩnh vực không then chốt để tập trung phát triển mảng kinh doanh cốt lõi. Công ty gần đây đã nhận chuyển nhượng gần 12,8 triệu cổ phiếu của CTCP Vận tải biển Vinaship (Vinaship, mã CK: VNA), nâng tổng tỷ lệ sở hữu lên 40,01%.
Viconship hiện chú trọng vào hai lĩnh vực chính: cảng biển và logistics. Trong mảng cảng biển, công ty sở hữu 4 cảng và đã tăng tỷ lệ sở hữu gần 100% tại cảng Nam Hải Đình Vũ. Về logistics, công ty có kế hoạch đầu tư thêm vào một cảng nước sâu tại Lạch Huyện, Hải Phòng với số tiền dự kiến lên đến 1.000 tỷ đồng.
Doanh thu trong nửa đầu năm 2024 của Viconship đạt 1.304 tỷ đồng, tăng 31%, lợi nhuận sau thuế đạt 161,5 tỷ đồng, tăng 109,4% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo cho năm 2024, doanh thu và lợi nhuận sau thuế sẽ lần lượt đạt 2.458 tỷ đồng và 257 tỷ đồng.